MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Trung Quốc lên kế hoạch chi tiết kiểm soát tôn giáo

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc hóa tôn giáo khiến các nhà quan sát Trung Quốc nghi ngờ về ý nghĩ thật sự của động thái này đối với hàng triệu tín đồ tôn giáo ở quốc gia cộng sản này. Ảnh: AFP
Tôn giáo mang đậm nét Trung Quốc làm tăng thêm quyền kiểm soát tôn giáo của đảng Cộng sản – động thái có thể làm châm ngòi cho những căng thẳng mới với Vatican

Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức quyết tâm làm cho các tôn giáo Tây phương mang đậm nét Trung Quốc hơn hay “Trung Quốc hóa”, trong cuộc họp cấp cao đầu tiên về tôn giáo trong 15 năm. Điều này nhấn mạnh quan ngại ngày càng tăng do tôn giáo ngày càng phổ biến trong nước.

Dường như mục tiêu chủ yếu tập trong vào Kitô giáo, tôn giáo có nguồn gốc phương Tây, được một số nhà quan sát ước tính có đến 100 triệu tín hữu ở quốc gia này.

Cuộc họp dự kiến ban đầu diễn ra vào tháng 12 và sẽ thông qua kế hoạch chi tiết quản lý tín đồ trong nước chặt chẽ hơn.

Kết quả cho thấy cuộc họp này nhắm thẳng vào Kitô giáo và nêu lên nỗi sợ người nước ngoài cài người vào Trung Quốc thông qua các nhóm tôn giáo.

Hầu như cả Ban thường vụ Bộ Chính trị kể cả chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường tham dự cuộc họp kín cấp cao dài hai ngày tại Bắc Kinh, nơi thường tổ chức các cuộc họp giữa các ủy viên bộ chính trị và các quan chức tôn giáo cấp cao.

Ý kiến của ông Tập tại cuộc họp nhấn mạnh quan điểm quan trọng đó là Trung Quốc vô thần sẽ tách biệt tôn giáo và chính trị, sự ảnh hưởng của “các thế lực bên ngoài” và “các tư tưởng cực đoan”. Việc này ám chỉ Vatican bị Bắc Kinh xem là đối thủ có thế lực ảnh hưởng đến 12 triệu người Công giáo ở Trung Quốc cũng như các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Chính quyền ông Tập vẫn duy trì các biện pháp an ninh nghiêm ngặt tại vùng Tân Cương xa xôi giáp biên giới Pakistan và Afghanistan, sau làn sóng tấn công ở miền tây Trung Quốc trong những năm gần đây.

Các nhà quan sát cho biết, kế hoạch Trung Quốc hóa tôn giáo của đảng Cộng sản khơi lên nhiều nghi vấn về các biện pháp chính quyền sẽ áp dụng.

Cái gọi là Trung Quốc hóa vẫn chưa rõ đối với những người không nằm trong chính quyền Trung Quốc”, Anthony Lam Suik-ki, nhà nghiên cứu lâu năm tại Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh của giáo phận Hồng Kông nói.

Cuộc họp này còn cho thấy ông Tập ngày càng thất vọng về công việc của các cơ quan nhà nước nòng cốt quản lý tôn giáo trong đó có Ban Tôn giáo Nhà nước, Lam nói thêm.

Ban đầu ông Tập đưa ra khái niệm làm cho các tôn giáo mang đậm nét Trung Quốc và tháng 5 năm 2016 tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, tổ chức của đảng Công sản giám sát tôn giáo. Việc này gây quan ngại nơi các giáo hội Kitô giáo mà Bắc Kinh dự định tăng cường kiểm soát ý thức hệ.

“Nhấn mạnh đến “hướng dẫn” đồng nghĩa với việc đảng Cộng sản thừa nhận tôn giáo là vấn đề phức tạp và hy vọng kiểm soát tôn giáo tốt hơn, Ying Fuk-tsang, Trưởng khoa Thần học Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông phát biểu.

Có dấu hiệu cho thấy chính sách này đang được thi hành.

Tại các nhà thờ ở Chiết Giang, một trong những cái nôi của Kitô giáo ở Trung Quốc, chính quyền đăng các tài liệu về chủ nghĩa xã hội lên các bản tin nhà thờ. Đây là lần mới nhất cho thấy họ cố ý đánh đồng Kinh Thánh với hệ tư tưởng của đảng Cộng sản.

Động thái này diễn ra sau chiến dịch tháo dỡ 1.800 thánh giá khỏi nhà thờ của chính quyền.

Kết quả của hội nghị nhấn mạnh khoảng cách ngày càng lớn giữa Bắc Kinh và Vatican.

Trung Quốc quyết tâm soát tôn giáo chặt chẽ hơn trong khi Tòa Thánh cam kết theo quan điểm “hội nhập văn hóa” của giáo hội Công giáo, theo một nhà bình luận Công giáo ở miền bắc Trung Quốc với bút danh Yu Xi.

“Hội nhập văn hóa là đưa văn hóa địa phương vào cho phù với giáo lý của Giáo hội trong khi ‘Trung Quốc hóa’ là thay đổi giáo lý cho phù hợp với chính trị (độc đảng) địa phương”, ông giải thích với ucanews.com.

Trong nỗ lực chống các tôn giáo nước ngoài, tôn giáo bản địa Trung Quốc là Lão giáo và triết lý Khổng giáo được phục hồi nhờ sự ủng hộ của chính quyền ông Tập.

Các nhà xuất bản nhà nước đã xuất bản sách biên soạn nhiều câu nói được ông Tập trích dẫn từ Khổng Tử. Viện Khổng Tử được xây dựng tại tỉnh Sơn Đông, nơi sinh của ông này, tiêu tốn hàng trăm triệu Mỹ kim khi ông Tập đến thăm vào năm 2013.

Nỗ lực làm cho tôn giáo mang đậm nét Trung Quốc hơn, ông Tập còn ra lệnh cấm các đảng viên theo tôn giáo lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản.

Tuy nhiên, trên thực tế khác với những chỉ dụ của đảng Cộng sản. Một khảo sát nội bộ cho thấy 90% đảng viên theo một tôn giáo khác ngoài chủ nghĩa Max, tạp chí Trend ở Hồng Kông đưa tin.

Trong khi cố gắng loại các tôn giáo, bộ máy tuyên truyền của tổ chức này cố quy tụ các lãnh đạo tôn giáo và cũng có giáo sĩ gia nhập đảng đằng sau thông điệp của ông Tập.

Bài báo trên Tân Hoa Xã hôm 25 tháng 4 trích lời các lãnh đạo tôn giáo trong đó có linh mục Paul Lei Shiyin ở giáo phận Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên nói, tầm nhìn về tôn giáo của ông Tập sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu giáo sĩ trong lúc khắc phục những khó khăn khác. Động thái này cho thấy chắc chắn số giáo sĩ được nhà nước bổ nhiệm sẽ tăng và điều này sẽ khiến Vatican khó chịu.

Ý kiến của ông Tập sau cuộc họp là bước đi mới nhất của chính sách quốc gia nhằm gia tăng lòng tin trong đảng Cộng sản. Một trong một loạt chính sách được xây dựng xung quanh ý tưởng ‘pháp quyền’ của ông, theo William Nee, nhà nghiên cứu ở Hồng Kông tại tổ chức Ân xá Quốc tế.

“Đảng Cộng sản tiếp tục phát đi thông điệp rõ ràng là phải có sự tách biệt trong thực hành tôn giáo và tham gia chính trị ngoại trừ thành phần ủng hộ đảng”, ông nói.

(Nguồn: UCANEWS)