MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Mười cách nói có Chúa… mà không cần nói

Ai trong chúng ta đã làm việc tông đồ thì đều biết rõ: rất khó dò tìm mọi sự để chứng thực có sự hiện hữu của Chúa, và giải thích cho người khác hiểu một cách đơn giản nhất có thể. Dưới mắt chúng ta, làm cho người khác hiểu một chuyện lớn lao như chuyện có sự hiện hữu của Chúa thì không dễ. Vậy phải dùng cái đầu. Chúng ta cố gắng tìm hiểu “năm con đường” của Thánh Tôma Aquinô để kết luận rằng có Chúa. Chúng ta mờ mắt vì muốn đọc, muốn dịch các tài liệu giáo huấn, chúng ta bám vào lời các thánh, các giáo hoàng. Người nào cả gan hơn thì họ cậy vào trí tưởng tượng của mình, họ đi ra khỏi con đường quen thuộc – nhưng không phải là không hiệu quả – họ dùng video, họ chuẩn bị PowerPoint, mỗi ngày họ vào các trang mạng để tìm tài liệu mới cho nhóm giáo lý của họ dùng.

Các Giám mục là những cột trụ của Giáo hội

VATICAN. “Nhiệm vụ của Giám mục là cầu nguyện và rao truyền sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Nếu Giám mục không cầu nguyện và không rao giảng Tin Mừng mà lại tự làm mình bận rộn với những chuyện khác, thì Đoàn Dân Chúa sẽ phải khổ sở vì vị Giám mục ấy.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ sáu, ngày 22.01, tại nguyện đường thánh Marta.

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông xã hội

VATICAN. Trong sứ điệp công bố hôm 22-1-2015, nhân ngày thế giới truyền thông xã hội lần thứ 50, ĐTC kêu gọi các tín hữu hãy để cho lòng thương xót soi sáng và hướng dẫn mọi hoạt động truyền thông của mình.

Toàn văn Thông điệp của ĐGH Phanxicô gửi Diễn Đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ)

Gửi giáo sư Klaus Schwab, giám đốc Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Trước hết, tôi cảm ơn ngài đã chân thành mời tôi đến phát biểu tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos-Klosters vào cuối tháng Giêng với chủ đề: ” Giữ vững cách mạng công nghiệp lần thứ tư.” Tôi gửi đến ngài lời chúc tốt lành nhất để cuộc họp lần này sinh nhiều hoa trái. Điều cần tiếp tục khuyến khích là trách nhiệm xã hội và môi trường thông qua cuộc đối thoại mang tính xây dựng nơi chính phủ, doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo dân sự, cũng như các chính khách trong những lĩnh vực chính trị, tài chính và văn hóa .

Ghen ghét và đố kỵ - lời nói có thể giết người

VATICAN. Sáng thứ 5, ngày 21.01, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta. Phụng vụ Giáo hội dành ngày hôm nay để kính nhớ thánh Anê, trinh nữ tử đạo. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về sự ghen ghét và đố kỵ. Người ta có thể dùng lời nói mà giết hại lẫn nhau. Nhưng Thiên Chúa sẽ bảo vệ chúng ta khỏi những tội lỗi xấu xa này.

Thay đổi qui luật về việc chọn những người được rửa chân

VATICAN. Theo quyết định của ĐTC Phanxicô, từ nay nữ giới cũng có thể được chọn vào số người được rửa chân trong Thánh Lễ chiều thứ năm Tuần Thánh.

Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của việc hành hương

VATICAN. ĐTC Phanxicô đề cao tầm quan trọng của việc hành hương và kêu gọi tăng cường sự tiếp đón các tín hữu đến hành hương tại các Đền thánh.

Đức Giáo hoàng có chủ hòa không?

Chiến tranh nhân danh Chúa? Đức Giáo hoàng có chủ hòa không? Không đơn giản như thế…

Trong khuôn khổ của chủ nghĩa khủng bố, Đức Phanxicô tuyên bố nếu cần thì phải bắt người đi tấn công bất chính. Khác với các bài diễn văn của các vị tiền nhiệm của ngài ở thế kỷ 20, bài diễn văn của ngài là một suy tư về chiến tranh và về hòa bình.

Đức Thánh Cha kêu gọi giới doanh nhân và chủ xí nghiệp

DAVOS. ĐTC Phanxicô kêu gọi giới doanh nhân và chủ xí nghiệp nghĩ đến người nghèo trong cuộc “cách mạng công nghệ thứ tư”.

Cuộc ly khai của Giáo Hội Tin Lành hay Giáo Hội Cải Cách

Trong lịch sử Kitô giáo, ngoài các vụ chia rẽ có ngày từ hồi thế kỷ thứ IV cuộc ly khai lớn nhất đầu tiên xảy ra ngày 16 tháng 7 năm 1054, khi Giáo Hội Tây Phuơng và Giáo Hội Đông Phương ra vạ tuyệt thông cho nhau Tây và biến thành Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Sau đó các biến cố chính trị lịch sử như vụ các thập tự quân công giáo cuộc viễn chinh lần thứ tư đánh chiếm thành Costantinopoli, cướp bóc và tàn sát các kitô hữu chính thống năm 1204, biến cố Costantinopoli rơi vào tay quân hồi của đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ năm 1453 và chế độ cộng sản Liên Xô thống trị Nga từ năm 1917 và các nước Đông Âu từ năm 1944, đã khiến cho Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống ngày càng xa nhau. Phải đợi cho tới sau Công Đồng Chung Vaticăng II tình hình mới được cải tiến với phong trào đối thoại đại kết.

Tái khởi hành từ Bí Tích Rửa Tội, suối nguồn lòng thương xót để tìm lại sự hiệp nhất

Tất cả, công giáo, chính thống, tin lành, chúng ta làm thành một chức tư tế vương giả và một quốc gia thánh thiện. Điều này có nghĩa là chúng ta có một sứ mệnh chung là thông truyền lòng thương xót đã nhận lãnh cho những người khác, bắt đầu từ những người nghèo nàn và bị bỏ rơi nhất. Do đó phải tái khởi hành từ Bí tích Rửa Tội là suối nguồn của lòng thương xót và sự hiệp nhất.

Không vị thánh nào không có quá khứ và không người có tội nào không có tương lai

Thiên Chúa nhìn xa hơn vẻ ngoài, Ngài nhìn thấu vào tâm hồn. Đây là những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong bài giảng thánh lễ ban sáng ngày thứ ba 19-01, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta.

Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Hội đường Do Thái tại Roma: “Lòng tôi luôn canh cánh mối tương giao giữa chúng ta”

WHĐ (19.01.2016) – Chúa nhật 17-01, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Hội đường Do Thái Roma thăm cộng đồng Do Thái giáo. Ngài là vị giáo hoàng thứ ba, và là lần đầu tiên trong triều đại của mình đến Hội đường nổi tiếng này.

Đức hồng y Koch nói về Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu và các sinh hoạt đại kết sắp tới

Các giáo hội Kitô trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Bắc bán cầu vào đã bước vào Tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu, bắt đầu từ thứ Hai 18 tháng Giêng hằng năm.

ĐTC: “Rượu mới, bầu cũng phải mới!”

VATICAN. “Người Kitô hữu nào luôn ngoan cố với não trạng ‘từ trước đến nay mọi sự đều đã được làm như thế’ là một người có tâm hồn đóng kín trước sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của Thánh Thần. Với một định kiến cứng ngắc như vậy, người ấy sẽ chẳng bao giờ có thể tiến tới chân lý toàn vẹn nhưng lại có nguy cơ tôn thờ những ngẫu tượng và biến thành quân phản nghịch.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ hai, 18.01, tại nhà nguyện thánh Marta.

Đức Thánh Cha cổ võ cộng tác giữa tin hữu Công Giáo và các Kitô hữu khác

VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ các tín hữu Kitô Phần Lan “tiếp tục con đường tìm về đại kết và vượt thắng những quan niệm cũ và do dự.”

Đức Thánh Cha tiếp cảnh sát Italia cạnh Vatican

VATICAN. Sáng 18-1-2015, ĐTC đã tiếp kiến các vị chỉ huy và nhân viên của đoàn cảnh sát cạnh Vatican nhân dịp đầu năm mới.

Tầm nguyên các vụ ly khai trong lịch sử Kitô giáo: Giáo Hội Chính Thống

Trong các ngày từ ngày 18 tới 25 tháng giêng là tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các kitô hữu với đề tài “Được mời gọi để loan báo cho tất cả mọi người các kỳ công của Chúa”. Nhân dịp này kính mời quý vị cùng chúng tôi truy tầm nguồn gốc các vụ ly giáo khiến cho Kitô giáo bị chia rẽ lớn trong dòng lịch sử của mình. Có ba vụ ly giáo trầm trọng nhất: trước hết là vụ ly giáo giữa giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống năm 1054, rồi vụ ly giáo của Giáo Hội Tin Lành do Martin Luther khởi xướng năm 1517, và vụ ly khai của Anh giáo do vua Henry VIII quyết định năm 1534.

Thiên Chúa chúc lành cho hôn nhân và muốn là Phu Quân của từng người

Phép lạ hoá nước thành rượu tại tiệc cuới làng Cana là một dấu chỉ Thiên Chúa chúc lành cho hôn nhân. Tình yêu giữa một người nam và một người nữ là một con đường tốt giúp sống Tin Mừng, nghĩa là bước đi trên lộ trình của sự thánh thiện. Nhưng mỗi một người đều được mời gọi gặp gỡ Chúa như Phu Quân của cuộc đời mình.

Đức Phanxicô cổ động chiến dịch an toàn giao thông trên toàn thế giới

Ngày thứ năm 14-1-2016, Đức Phanxicô tiếp ông Jean Todt, cựu tay đua xe Công thức 1 (F1), Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế Xe hơi, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về an toàn giao thông.

“Lòng thương xót là chân tính của Chúa”

Quyển sách phỏng vấn của Đức Phanxicô “Tên của Chúa là Thương Xót” được ra mắt ngày 12 tháng 1 tại Rôma. Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và diễn viên kiêm đạo diễn người Ý Roberto Benigni cùng giới thiệu quyển sách này. Tác phẩm là thành quả cuộc phỏng vấn giữa Đức Phanxicô và ký giả Ý Andrea Tornielli, chuyên gia nổi tiếng về Vatican và là người đảm trách trang Vatican Insider của nhật báo La Stampa. Một vài trích đoạn của tác phẩm đã được đăng mấy ngày trước đây.

Lòng thương xót để cứu Giáo hội

Đức Giáo hoàng phát hành tác phẩm cá nhân đầu tiên của mình. Triển khai thần học lòng thương xót của mình, Đức Giáo hoàng sẽ đi rất xa.

Một phút để hiểu ơn toàn xá

Câu chuyện nhỏ này sẽ giúp chúng ta hiểu Năm Thánh Lòng Thương Xót và theo đó là gia sản của ơn toàn xá. Ơn toàn xá không dính gì với tiền bạc nhưng nó là một gia sản và là những hạt ngọc quý.

“Tên của Chúa là Thương xót” – Một giáo hội đi ra

Nếu quyển sách phỏng vấn giữa Đức Phanxicô và ký giả Ý Andrea Tornielli không có những vén mở lớn, thì nó cũng là quyển sách lý tưởng để hướng dẫn chúng ta sống Năm Thánh Lòng thương xót được trọn vẹn. Quyển sách được phát hành trên khắp thế giới ngày thứ ba 12 tháng 1-2016. “Tên của Chúa là Thương Xót” giúp chúng ta hiểu xác tín sâu xa của Đức Giáo hoàng, ngài luôn muốn gặp gỡ người có tội nhiều hơn. Một Giáo hội “đi ra”, chữ ngài thích lặp lại, như một “bệnh viện dã chiến,” nơi vực những người bị ngã đứng dậy. Sau đây là một số nét chính.

ĐTC: Tôn vinh Thiên Chúa là bằng chứng của lòng tin tưởng

VATICAN.“Niềm tin của tôi nơi Đức Giêsu Kitô như thế nào?” Đây là câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu lên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 6, ngày 15.01, tại nguyện đường thánh Marta. Được gợi hứng từ bài Tin Mừng theo thánh Mác-cô kể về việc Đức Giêsu đã chữa lành cho một người bại liệt, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng:

Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 ngàn công nhân Công Giáo

VATICAN. ĐTC khuyến khích các công nhân Công Giáo hoạt động liêm chính, có tinh thần chia sẻ và làm chứng tá về sự siêng nămg.

Đức Thánh Cha viếng thăm một nhà dưỡng lão ở Roma

ROMA. Chiều thứ sáu 15-1-2015, ĐTC Phanxicô đã bất ngờ đến viếng thăm Nhà dưỡng lão Bruno Buozzi, ở ngoại ô phía đông Roma.