MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Tông thư của ĐTC về Năm Đức Tin

Sáng ngày 17-10-2011, ĐTC đã cho công bố Tông thư tự sắc ngài “Porta Fidei” về Năm Đức Tin, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành Năm này. Sau đây là bản dịch nguyên văn:

“Hội Nhập Văn Hóa” và “Đối Thoại Liên Tôn” trong Tông huấn Verbum Domini

Loan Báo Tin Mừng là ơn gọi đặc biệt của Giáo Hội. Ơn gọi này thuộc về bản chất sâu xa của Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội được khai sinh từ tình yêu cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần: Chúa Cha đã sai Chúa Con vào trong thế gian để cứu độ thế gian và sai Chúa Thánh Thần đến trong Giáo Hội để tiếp tục và hoàn tất sứ mạng của Chúa Con.[1] Ba Ngôi là căn nguyên của Giáo Hội: chính vì điều này mà Giáo Hội tự bản chất có sứ mạng truyền giáo.[2] Vì thế, loan báo Tin Mừng là sứ mạng cốt yếu của Giáo Hội. Sứ mạng này không ngừng được thực hiện ngay từ khởi đầu của Giáo Hội cho đến thời đại của chúng ta. Nhưng sứ mạng này luôn luôn được thực hiện bởi những người được định vị vào trong những bối cảnh lịch sử và văn hóa, vì thế lịch sử loan báo Tin Mừng được ghi dấu bởi những mô hình khác nhau. “Hội Nhập Văn Hóa” và “Đối Thoại Liên Tôn” là hai từ then chốt đánh dấu một mô hình loan báo Tin Mừng mới sau Công Đồng Vatican II. Hai từ then chốt này cũng được Đức Bênêđitô XVI khai triển thành hai mục lớn: “Lời Chúa và Văn Hóa” (từ số 109 đến số 116) và “Lời Chúa và Đối Thoại Liên Tôn” (từ số 117 đến số 120) trong Tông Huấn Verbum Domini của ngài.

Họp báo giới thiệu ngày suy tư cầu nguyện tại Assisi

Cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo 
về hòa bình tại Assisi ngày 27-10-1986
VATICAN. Sáng 18-10-2011, ĐHY Peter Turkson, người Ghana, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã mở cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh, để trình bày về ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho công lý và hòa bình trên thế giới tổ chức tại Assisi vào ngày 27-10 tới đây.

Dấu ấn Thần Khí nơi các tôn giáo lớn

Cho đến ngày nay, thế kỷ 21 theo Tây lịch, chúng ta đang sống trong khung cảnh có nhiều tôn giáo trên thế giới. Nhiều tôn giáo đã tồn tại trên 20 thế kỷ, nay vẫn còn hiển hiện quanh cuộc sống của ta. Những người thuộc về tôn giáo khác, mỗi người có niềm tin khác ta, nhưng cuộc sống của họ ẩn tàng những sự thiêng thánh lại còn sinh những hoa trái tốt lành cho trần gian. Nếu để tâm quan sát cách hành đạo của họ, ai lại không tự nghĩ "giáo lý của họ chắc hẳn là tốt lắm, nên mới có những con người tốt cho đời như vậy". Đứng trong đức tin Công giáo, chúng ta nhìn thấy cuộc sống của họ chất chứa những giáo lý sự thật tốt lành, mà sự thật - sự thiện tuyệt đối là từ Thiên Chúa mà ra. Vì thế, nguồn gốc các giáo lý mang chân lý chí thiện đều ẩn chứa dấu ấn của Thần Khí Thiên Chúa. Với lòng tin như thế, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức tác động của Thần Khí nơi các tôn giáo, và trình bày một số tôn giáo lớn để thấy sự tác động của Thần Khí nơi các tôn giáo đó.

Tin Công Giáo Thế Giới 19/10/2011

Sự biến đổi nội tâm theo cái nhìn tâm linh

Đời sống con người trên dương thế là một hành trình đi về miên viễn . Về với Đấng đã tạo dựng nên mình. Đấng mà con người mang hình ảnh và được trở nên đồng hình tượng với Ngài. Nhưng đây cũng là một hành trình của chuyển hóa, của biến đổi không ngừng từ khi con người được hoài thai trong lòng thai mẫu cho đến lúc nhắm mắt lìa bỏ cõi đời. Trên hành trình ấy, mỗi người phải trải qua từng chặng đường, và phải vượt qua những thử thách ẩn nấp đó đây. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ tình huống nào, bất cứ môi trường nào, bất cứ địa vị nào, và bất cứ tâm thức nào, con người cũng phải phản ảnh trên mọi cách thức Thiên Chúa đang chuyển hóa mình - làm sống lại “tình thương của Thiên Chúa” như Ngài đã “đến và sống như chúng ta”.

Tranh về Thánh Luca - bổn mạng của các họa sĩ

WGPSG -- Theo truyền thuyết, Thánh Luca là tác giả của Thánh tượng (icon) "Đức Mẹ hằng cứu giúp" mà từ thế kỷ thứ XIV, từ Hy Lạp đã được đưa vào Ý, và từ giữa thế kỷ thứ XIX đến nay được trưng bày tại nhà thờ Thánh An Phong, ở Rôma. Không thể xác minh tính xác thực của truyền thuyết này. Nhưng một điều ai cũng tin chắc: Thánh Luca là người đầu tiên, đưa ra niềm tin về sự Thông công của Đức Mẹ Maria trong công cuộc Cứu chuộc của Thiên Chúa, và niềm tin đó đã trở thành chỗ dựa cho các qui phạm thần học trong việc thể hiện hình ảnh Đức Mẹ Maria cùng Chúa Hài đồng trong hội họa, ngay từ khởi thủy của nghệ thuật Công giáo kéo dài cho đến hết thời Trung cổ.

Tin Công Giáo Thế Giới 17/10/2011


Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố một “Năm Đức Tin”

WHĐ (17.10.2011) – Hôm qua, Chúa nhật 16-10-2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố thiết lập một “Năm Đức Tin” bắt đầu từ 11 tháng Mười 2012 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II –Công đồng đã phê duyệt những cải cách chính trong Giáo Hội Công giáo.

Sứ điệp của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cho Ngày Thế giới Truyền giáo 2011

Nhân dịp cử hành Năm Thánh 2000 vào đầu thiên niên kỷ thứ 3 của kỷ nguyên Kitô giáo, Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ xác nhận nhu cầu canh tân việc dấn thân để đem Tin Mừng đến cho mọi người với “niềm phấn khởi của những Kitô hữu thời đầu tiên” (Tông Thư Novo Millennio Ineunte, 58). Đây là việc phục vụ cao quý nhất mà Hội Thánh có thể cống hiến cho nhân loại và cho mọi cá nhân đang tìm kiếm những lý do sâu xa nhất để sống sung mãn đời sống của họ. Vì thế, cùng một lời mời gọi ấy được vọng lại mỗi năm khi chúng ta mừng Ngày Thế giới Truyền giáo. Thực vậy, việc không ngừng loan báo Tin Mừng cũng tái tạo sức sống cho Hội Thánh; sự nhiệt tình và tinh thần tông đồ của Hội Thánh; nó giúp đổi mới các phương pháp mục vụ của Hội Thánh để có thể luôn luôn phù hợp hơn với các hoàn cảnh mới – cả những hoàn cảnh đòi hỏi một cuộc tân Phúc Âm hóa – và được sinh động hóa bằng nhiệt tình truyền giáo: “Hoạt động truyền giáo giúp canh tân Hội Thánh, tạo sức sống mới cho đức tin và căn tính Kitô giáo, và cống hiến niềm phấn khởi mới và kích thích mới. Đức tin được kiện cường khi nó được trao ban cho người khác! Chính trong việc dấn thân cho sứ mạng phổ quát của Hội Thánh mà cuộc tân Phúc Âm hóa của dân Kitô giáo sẽ tìm được nguồn cảm hứng và nâng đỡ” (Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, 2).

ĐTGM Fisichella: Công cuộc tân Phúc âm hóa cần những nhà truyền giáo “vui tươi”

WHĐ (15.10.2011) – Hôm nay 15 tháng Mười, tại Vatican, Hội đồng Tòa Thánh cổ võ công cuộc Tân Phúc âm hóa tổ chức một hội nghị với đề tài“Nhà truyền giáo mới cho công cuộc Tân Phúc âm hóa - Lời Chúa lớn mạnh và phát triển”. Diễn ra ở hội trường mới của Thượng hội đồng giám mục, hội nghị khai mạc với bài tường trình của Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng, và sau đó sẽ tiến hành thảo luận giữa các vị lãnh đạo trong Giáo hội về đề tài “Tân Phúc âm hóa”.

Cuộc gặp gỡ tại Assisi sẽ nhấn mạnh ý nghĩa hành hương hơn là cầu nguyện

Đức hồng y Peter Turkson
WHĐ (14.10.2011) – Cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tại Assisi vào cuối tháng Mười này sẽ đặt nhẹ ý nghĩa cầu nguyện và không có việc cầu nguyện liên tôn.

Thế giới nhìn từ Vatican7/10-14/10




Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo lần thứ 85 "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con"

Loan báo Tin Mừng là “việc phục vụ quý giá nhất mà Giáo Hội có thể làm cho nhân loại và cho mỗi người đang tìm kiếm những lý do sâu xa để sống cuộc sống của mình trong sự tròn đầy”.

“Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”, đó là tựa đề của sứ điệp của Đức Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế Giới Truyền Giáo lần thứ 85 được cử hành vào ngày 23-10-2011. Dưới đây là toàn văn sứ điệp (bản dịch Pháp ngữ của hãng thông tấn Fides).