MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Bế mạc Năm Thánh : 1000 tù nhân trên thế giới về Vatican dự lễ


Nhân dịp bế mạc Năm Thánh, cuối tuần này, 1000 tù nhân, có cả người bị tù chung thân, cùng với 3000 thân nhân của họ sẽ tham dự một thánh lễ tại Tòa Thánh Vatican do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế. Tham dự thánh lễ cũng có thêm nhân viên cai quản nhà tù và các thiện nguyện viên.

Giới thiệu Tông huấn “Niềm vui của Tình yêu”, bản Việt ngữ


Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp kết thúc, nhưng việc sống Lòng Thương Xót vẫn luôn là động lực nền tảng, là cách thế và cũng là đích điểm của Dân mới của Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu. Các Đức giám mục Việt Nam mời gọi: “Ước mong anh chị em tiếp tục sống tinh thần đó trong suốt cuộc đời, để xứng đáng là con cái của Cha trên trời, Đấng giàu lòng thương xót” (Thư Chung 2016). Và các Đức giám mục tiếp tục kêu gọi, trong khi vẫn chia sẻ “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng” của anh chị em nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trong xã hội ngày nay” bằng cách loan báo Tin mừng qua các thực tại xã hội, mời gọi chúng ta lưu tâm đặc biệt đến Gia đình, như là chủ thể sống đức tin và loan báo Tin mừng, và mục vụ Gia đình, như là chiều kích kết nối mọi kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận” (Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa 2010, 43). 

Hội ngộ Liên tôn 2016

“Phúc cho người biết xót thương”, chủ đề này đã được triển khai trong suốt buổi Hội ngộ Liên Tôn 2016 - được tổ chức vào chiều thứ Năm 27.10.2016 tại Trung Tâm Mục Vụ (TTMV) Tổng Giáo phận (TGP) Sài Gòn, số 6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận I, TPHCM.

Đức Thánh Cha chủ sự lễ cầu nguyện cho các Hồng Y, Giám Mục

VATICAN. Trưa ngày 4-11-2016, ĐTC đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời trong 12 tháng qua.

Ý cầu nguyện tháng 11 của Đức Thánh Cha: Cầu cho người di cư và tị nạn

VATICAN. Trong tháng Mười Một, Đức Thánh Cha đặc biệt cầu nguyện cho người di cư được các quốc gia đón nhận. Ngài chia sẻ trong đoạn Video rằng:

5 Phút Lời Chúa ngày 05/11/2016

05/11/16 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN
Lc 16,9-15
Suy niệm: Người ta thường dùng chỉ số tăng trưởng GDP hằng năm 6-7% như một dấu chỉ của một nền kinh tế phát triển hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng lợi ích kinh tế không thể bù đắp nổi những thiệt hại môi trường do sự phát triển vội vàng, vì lợi ích phe nhóm gây ra. Vụ nổ giàn khoan dầu tại vịnh Mexico năm 2010 làm ô nhiễm cả một vùng biển rộng lớn khiến công ty BP phải chi hơn 29 tỷ đô la để đền bù thiệt hại và phục hồi môi trường. Hồi tháng 4/2016, công ty Formosa xả chất thải ra biển khiến hơn 200km bờ biển miền Trung bị nhiễm độc mà các chuyên gia cho rằng hệ luỵ có thể kéo dài đến 50 năm sau. Người ta sẵn sàng đánh đổi tôm cá lấy sắt thép với những khoản lợi nhuận khổng lồ chảy vào túi những nhà đầu tư mà phớt lờ các giá trị đạo đức và huỷ hoại môi trường và cuộc sống của con người nhiều thế hệ. Chúa Giê-su dạy ta dùng tiền của để “tạo lấy bạn bè.” Kinh tế phải phục vụ con người chứ không ngược lại.

Mời Bạn: Trong hoàn cảnh xã hội chạy theo chủ nghĩa hưởng thụ vật chất ngày nay, Lời Chúa càng thúc bách chúng ta kính trọng thiên nhiên là ngôi nhà chung mà Chúa tạo dựng cho con người, và kính trọng con người là con cái Chúa và là anh chị em với nhau. Ai cũng phải kiếm tiền và tiêu tiền, nhưng chúng ta không thể chấp nhận những mánh khoé gian xảo và bất công để hưởng lợi với bất cứ giá nào.

Sống Lời Chúa: Sống công bằng và bác ái ngày nay đòi chúng ta phải quan tâm bảo vệ môi trường sống của con người.

Cầu nguyện: Hát Kinh Hòa Bình.

Đức Thánh Cha: Giáo Hội Công Giáo không bao giờ có thể phong chức cho phụ nữ

Đức Thánh Cha Phanxicô đang trả lời các câu hỏi của các nhà báo đi cùng ngài trên chuyến bay từ Malmo, Thụy Điển về Rome vào ngày 01 tháng Mười Một. Bên trái là cha Mauricio Rueda Beltz, người lên kế hoạch chuyến đi của Đức Thánh Cha; bên phải là ông Greg Burke, phát ngôn viên Tòa Thánh (CNS photo/Paul Haring)
Sự kiên định của Giáo Hội Công Giáo trong việc không thể tấn phong phụ nữ làm linh mục và giám mục là giáo huấn vốn có thể tồn tại vĩnh viễn, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết.

Phần đầu cuộc phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay từ Malmoe về Roma

Trưa ngày 1 tháng 11 vừa qua trên chuyến bay từ Malmoe về Roma ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một giờ phỏng vấn về chuyến viếng thăm Thụy Điển và một vài vấn đề khác. Sau đây là nội dung phần đầu bài phỏng vấn.

Ngày Năm Thánh dành cho tù nhân và người vô gia cư

VATICAN – Ngày 6/11 tới đây, ngày năm thánh đặc biệt dành cho các tù nhân sẽ được cử hành tại Vatican với sự tham dự của đông đảo tù nhân và gia đình họ từ khắp nước Ý cũng như các quốc gia lân cận.

Đức Thánh Cha tiếp kiến 200 đại diện các tôn giáo

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 200 vị đại diện các tôn giáo sáng 3-11-2016, ĐTC cổ võ sự gặp gỡ an bình giữa tín đồ các tôn giáo và một nền tự do tôn giáo đích thực.

5 Phút Lời Chúa ngày 04/11/2016

04/11/16 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN
Th. Ca-rô-lô Bo-rô-mê-ô, giám mục
Lc 16,1-8
Suy niệm: Người ta thường nói có “an cư” rồi mới “lạc nghiệp.” Thế nên điều tốt nhất cho công việc của người quản gia không phải là nắm giữ nhiều tay hòm chìa khoá cho bằng trước tiên được ở trong nhà của chủ. Chính vì thế, khi bị phát giác là phung phí tài sản của chủ, cầm chắc mình sẽ mất việc, tên quản gia bất lương không bận tâm tìm việc làm khác cho bằng tìm một nơi ở khác. Bởi vậy anh suy nghĩ tính toán và nói với lòng mình: “Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ.”

Điều đó còn đúng hơn nữa đối với những ai được gọi là con cái Chúa. Không còn gì bất hạnh hơn khi bị đuổi ra khỏi nhà của Thiên Chúa vì đã bất trung trong việc quản lý tài sản của Ngài.

Mời Bạn: Chúng ta được Chúa thương ban cho ân huệ làm con Chúa, được ở trong nhà Chúa. Nhờ đó Ngài giao cho chúng ta “chức quản gia” để làm quản lý ân huệ Chúa ban như tài năng, sức khoẻ, thời gian... và để chăm sóc những người con cái khác của Chúa. Mời bạn xét mình: Tôi đã sử dụng ơn Chúa với lòng biết ơn và trung thành như “người quản gia trung tín và khôn ngoan” biết “coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc” chưa?

Sống Lời Chúa: Sử dụng thời giờ, tiền bạc, khả năng cách tiết kiệm và để phục vụ tha nhân và cầu nguyện cho các đẳng linh hồn sớm được hưởng hạnh phúc trong nhà Cha trên trời.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa cho chúng con hạnh phúc làm con cái và được ở trong nhà Chúa. Xin cho chúng con biết luôn trung thành với Chúa để được ở trong nhà Chúa mãi mãi.

“Phúc thay ai hiền lành”


Bài giảng của Đức giáo hoàng Phanxicô trong Thánh lễ tại Sân vận động Swedbank ở Malmö, Thụy Điển

Ngày thứ hai của chuyến tông du hai ngày đến Thuỵ Điển nhân lễ kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành, Đức giáo hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh lễ cho cộng đoàn tín hữu Công giáo nhỏ bé tại Sân vận động Swedbank ở Malmö lúc 9g30.

“Chỉ có Chúa mới là vị thẩm phán của chúng ta”


Bài giảng của Đức giáo hoàng Phanxicô trong buổi Cầu nguyện đại kết tại Lund, Thuỵ Điển 31-10-2016

Trong ngày đầu tiên của chuyến tông du hai ngày đến Thuỵ Điển nhân lễ kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành, Đức giáo hoàng Phanxicô đã tham dự buổi Cầu nguyện đại kết lúc 14g30 ngày 30-10 tại Nhà thờ chính toà Luther ở Lund. Tại buổi cầu nguyện này, Đức giáo hoàng có bài giảng sau đây:

Các di sản lịch sử bị thiệt hại nặng trong các vụ động đất ở Ý


Các di sản lịch sử của miền Trung nước Ý bị thiệt hại nặng trong các tuần vừa qua. Tháp chuộng bị sập, nhà thờ bị hủy, mặt tiền bị nứt: một loạt vụ động đất xảy ra ở nước Ý từ hai tháng nay đã phá hủy di sản xưa cổ của vùng này, một trong những vùng phong phú nhất của nước Ý. Linh mục Luciano Avenati cho biết: “Có thể chúng tôi sẽ xây dựng lại, nhưng không bao giờ chúng tôi sẽ có những di sản này giống như trước”, cha Avenati là cha xứ họ đạo Preci, một trong những nơi bị thiệt hại nặng nhất trong vụ động đất chúa nhật vừa qua. Đan viện Sant’Eutizio, một trong những đan viện cổ nhất nước Ý, nơi chỉ mấy ngày trước cha còn dâng lễ ở đó, nay đã bị hủy hoàn toàn. Cha nói tiếp: “Đó là sự mất mát không thể đo lường được, cả vùng khó mà khôi phục lại như trước, các thế hệ sau chúng tôi chỉ biết vùng này qua các hình ảnh của quá khứ.”

Giới hạn trong việc chia sẻ Thánh Thể giữa Công giáo và Tin lành Luther

MALMO, THUỴ ĐIỂN – Trong chuyến viếng thăm Thụy điển của Đức Giáo hoàng Phanxicô từ ngày 31/10-01/11 vừa qua, Đức Hồng y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ Hiệp nhất Kitô hữu đã nói về những giới hạn trong việc chia sẻ Bí tích Thánh Thể giữa các tín hữu Công giáo và Tin lành Luther.

5 Phút Lời Chúa ngày 03/11/2016

03/11/16 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN
Th. Mác-ti-nô Po-rét, tu sĩ
Lc 15,1-10
Suy niệm: Theo Thánh Kinh, mục tử vừa là thủ lãnh, vừa là người bạn đồng hành với đàn chiên. Mục tử vừa là người hùng mạnh có sức gìn giữ đàn chiên, vừa là người biết chăm sóc đàn chiên, biết bồng ẵm chúng trên tay, biết đem chiên đến đồng cỏ non, đến chỗ nghỉ ngơi, nhất là biết băng bó cho chiên bị thương tích. Nhiệm vụ của mục tử là qui tụ đàn chiên chứ không loại trừ, vì thế, dù chỉ một con chiên lạc người mục tử cũng phải đi tìm cho kỳ được. Hội Thánh được mạc khải và nhận ra Chúa Giê-su chính là mục tử mẫu mực, mục tử như lòng Chúa Cha mong ước. Ngài chăm lo qui tụ mọi hạng người, vượt ra khỏi quan niệm hẹp hòi về “đàn chiên” của người đương thời. Nhà của những người bị loại trừ, bị xa lánh, lại là địa chỉ Ngài thường hay lui tới để đưa họ về trong đàn chiên của Thiên Chúa. Nhiệm vụ này đòi hỏi mục tử Giê-su phải hy sinh lớn lao, kể cả mạng sống.

Mời Bạn: Mọi Ki-tô hữu đều là những mục tử: mục tử cha, mục tử mẹ, mục tử anh, mục tử chị, mục tử linh mục, mục tử giáo dân. Vai trò này chúng ta nhận được từ Chúa Giê-su và tiếp nối Ngài để sống hôm nay. Chỉ một tên gọi “mục tử” này có gợi lên trong chúng ta nhiều việc phải làm hay không?

Sống Lời Chúa: Nhìn lại “đàn chiên” Chúa giao cho bạn và kiểm điểm vai trò mục tử của bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa là mục tử nhân lành, những lỗi lầm của con trong vai trò mục tử đã làm đàn chiên Chúa tan tác, bị bỏ bê. Xin giúp con biết yêu thương và phục vụ họ tận tụy hơn.

Giới thiệu Logo chính thức cho Năm Mục vụ Gia đình 2017: “Chuẩn bị cho Người trẻ bước vào Đời sống Hôn nhân”

Trong “Thư Chung gửi Cộng đồng Dân Chúa” ngày 7 tháng 10 năm 2016, các giám mục Việt Nam tham dự Đại hội XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề nghị chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm (2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm như sau: Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân; Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ; Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

Nên thánh là ơn gọi của tất cả mọi kitô hữu

Nên thánh là ơn gọi của tất cả mọi kitô hữu. Các Mối Phúc Thật diễn tả gương mặt của Chúa Giêsu và là con đường nên thánh, trong đó có sự hiền dịu diễn tả tình yêu thương của Ngài, làm cho chúng ta giống Ngài và loại bỏ tất cả những gì chia rẽ khiến cho chúng ta chống đối nhau, để tiến bước trên con đường hiệp nhất

Đức Thánh Cha tham dự cuộc gặp gỡ đại kết tại Malmoe

MALMOE. Chiều ngày 31-10-2016, ĐTC Phanxicô đã cùng với 10 ngàn người tham dự buổi gặp gỡ đại kết tại Malmoe, phần 2 của ngày tưởng niệm cuộc cải cách của Tin Lành Luther.

5 Phút Lời Chúa ngày 02/11/2016

02/11/16 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN
Cầu cho các tín hữu đã qua đời
Lc 23,33.39-43 (Lễ II)
Suy niệm: Chúng ta có kinh nghiệm về hạnh phúc và đau khổ, nhưng không ai có kinh nghiệm về sự chết, trừ một mình Chúa Giê-su, Đấng sống lại từ cõi chết. Vì thế những lời hứa của Ngài làm cho ta tin tưởng và hướng dẫn đời sống ta mỗi ngày. Những ai có kinh nghiệm gần kề cái chết (trải qua một cơn bệnh thập tử nhất sinh, hay một thảm hoạ, thien tai, khủng bố…) có thể cho ta biết sự chết đáng sợ biết bao.

Mời Bạn: Ai là người cứu chúng ta trong ngày sau hết? Số phận những người đã ra đi nói gì với bạn? Những câu hỏi đại loại như thế đã từng ám ảnh biết bao nhà hiền triết chứ không riêng gì bạn và tôi. Nếu con đường nên thánh của ngày hôm qua xem ra dễ dàng đến bất ngờ, thì con đường đưa đến sự sống cũng bất ngờ không kém. Mời bạn nghe anh “trộm lành” cùng bị đóng đinh với Chúa bày tỏ niềm tin vào Chúa Giê-su - một Chúa Giê-su không còn hình tượng con người - và nghe lời khẳng định ‘chắc nịch’ của Ngài: “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” Nỗi sợ hãi giờ chết sẽ tiêu tan khi ta có điểm tựa nơi chính Chúa Giê-su. Bên kia thập giá là ngôi mộ trống của ngày phục sinh. Ước gì những hình ảnh đó luôn nhắc ta ‘bớt sợ’ giờ chết, và cũng luôn tra vấn ta về cách sống đức tin hiện tại của mình.

Sống Lời Chúa: Đừng quên cầu nguyện và dâng những hy sinh để cầu cho các đẳng linh hồn.

Cầu nguyện: Hôm nay khi đọc kinh “Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, cho các linh hồn được lên chố nghỉ ngơi”, chúng ta đọc thêm: “Xin cũng cho chúng con, những người sẽ chết, được mạnh tin vào Chúa, Đấng không hề bỏ rơi những ai trông cậy vào Ngài.

Clip Youtube giải thích “Các yếu tố trong Thánh lễ Công Giáo”


Viện Phụng vụ của Đại học Saint Mary of the Lake ở bang Illinois, Hoa Kỳ vừa hoàn tất một loạt video clip trên Youtube mới và sâu sắc nhằm trả lời các câu hỏi nhiều người đặt ra liên quan đến các thành phần trong một Thánh Lễ Công Giáo.

Thư Kêu Gọi Cầu Nguyện Và Giúp Đỡ của Đức Giám mục Giáo phận Đà Nẵng

Cha Roberto Fiscer, một ex-DJ, dùng âm nhạc để loan báo Tin Mừng


Cha Roberto Fiscer là một Linh mục trẻ say mê âm nhạc. Trước khi trở thành Linh mục, cha là DJ trong một vũ trường. Với lòng say mê âm nhạc, cách đây vài năm cha đã lập một đài phát thanh ở Genova với tên gọi “Fra le note” (giữa các nốt nhạc). Giới trẻ yêu thích đến với cha Roberto vì cha là người vui vẻ và năng động, có thể nói về Thiên Chúa và Tin Mừng bằng các tài năng và lòng nhiệt thành mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người. Cha Roberto đã mang lời của Chúa và loan báo Tin mừng bằng âm nhạc, lôi kéo nhiều người trẻ đến với sáng kiến của mình. Các đây vài năm cha còn thành lập một vũ trường Công giáo. Cha đã kể lại hành trình ơn gọi của mình trong chương trình “Chứng từ đức tin” như sau:

Thánh nhạc - dụng cụ tuyệt vời để loan báo Tin Mừng


THƯƠNG CHÂU – Từ 25-27/10, tại giáo phận Thương châu đã diễn ra ngày hội Phụng vụ Công giáo và Thánh nhạc với chủ đề “Tham dự, Hiệp thông và Cầu nguyện”.

Tuyên ngôn chung Công Giáo và Tin Lành Luther

LUND. ĐTC và ĐGM Chủ tịch Liên Hiệp Tin Lành Luther thế giới đã ký tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm tìm về hiệp nhất trọn vẹn giữa hai Giáo Hội.

Đức Thánh Cha tham dự lễ tưởng niệm 500 năm cuộc Cải Cách

LUND. Ngày 31-10-2016, ĐTC đã đến thành phố Lund, Thụy Điển, để cùng với Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới tưởng niệm 500 năm cuộc cải cách của Martin Luther.

5 Phút Lời Chúa ngày 01/11/2016

01/11/16 THỨ BA TUẦN 31 TN
Các Thánh Nam Nữ
Mt 5,1-12
Suy niệm: Người ta rất thiếu công bằng, nếu không muốn nói có ác ý, khi chỉ thông tin một vài gương xấu của một số phần tử trong Giáo Hội nhằm bôi xấu Giáo Hội. Nói cách khác, người ta chú ý tiếng ồn do một vài gương xấu mà nhắm mắt làm ngơ trước sức sống đang vươn lên của toàn thể Giáo Hội giữa thế giới thế tục này. Sách Khải Huyền cho chúng ta cái nhìn quân bình khi loan báo con số các thánh “không thể nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Số các thánh đó không chỉ gồm những vị được đưa vào sổ bộ, mà gồm những người thiện tâm và những người lành bí tích Rửa Tội mọi thời, từ Cựu Ước đến Tân Ước, từ các chứng nhân Ki-tô hữu tiên khởi và cho đến hôm nay. Đó là những vị đã “trải qua cơn thử thách lớn lao… giặt sạch và tẩy áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14), là những vị theo Chúa đến mức bỏ mình, vác thập giá mà theo Chúa chẳng khác gì số phận của hạt lúa mì rơi xuống đất và thối đi, nhưng sẽ trổ sinh nhiều bông hạt trong cánh đồng truyền giáo. Các ngài hớn hở vui mừng dám sống như thế chỉ vì khám phá phần thưởng lớn lao các ngài lãnh nhận là chính Thiên Chúa. Lẽ nào người ta không thấy con số đông đảo đáng khâm phục này?

Mời Bạn: Thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã khuyên nhủ chúng ta đừng sợ sống thánh. Sống thánh là ơn gọi của chúng ta. Vậy, đời sống của bạn hôm nay thế nào?

Sống Lời Chúa: Xin ơn sống thánh hằng ngày.

Cầu nguyện: Đọc kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Mười điểm trong cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô về Cải cách và về đại kết

Đức Phanxicô gặp đoàn hành hương đại kết Luther ngày 13/10/2016
Trong một cuộc phỏng vấn được tạp chí Dòng Tên La Civiltà Cattolica và nhật báo Đan Mạch Dagens Nyheter đăng ngày 28 tháng 10-2016, hai ngày trước khi đi Thụy Điển, Đức Phanxicô nói lên những mong chờ của mình và cái nhìn của ngài về Cải cách tin lành.

Các Giám mục Ấn Độ gửi thông điệp chúc mừng nhân dịp Lễ Deepavali của Ấn giáo


Xin cho một đất nước không còn tham nhũng, bạo lực và chia rẽ: đó là điều các giám mục Công giáo ở Ấn Độ cầu mong nhân dịp Lễ Deepavali (Lễ hội Ánh sáng) của Ấn giáo được tổ chức vào ngày 30 tháng Mười 2016. Trong Thông điệp chúc mừng “các anh chị em tín đồ Ấn giáo trên khắp thế giới”, các Đức giám mục Ấn Độ gửi lời chào và chúc mừng nồng nhiệt nhất, đồng thời nhắc lại rằng Lễ này tượng trưng cho chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, của sự thiện trước cái ác.

Ngày Hội ngộ Sinh Viên Công Giáo Đà Nẵng – Năm 2016

gap-mat-dau-nam-svdn_2016_nen

Lúc 14h30 ngày thứ Bảy, 29/10/2016, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Đà Nẵng đã diễn ra ngày hội gặp mặt sinh viên công giáo với chủ đề “Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Sinh Viên”. Đồng hành với các bạn sinh viên công giáo trong ngày hôm nay có Cha Phanxico Salêsiô Lê Văn La Vinh – Đặc trách Giáo dục Công giáo và sinh viên của giáo phận. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã hiện diện với các bạn sinh viên trong ngày đặc biệt này, cũng là lần đầu tiên của niên học mới 2016-2017 giới sinh viên công giáo qui tụ gặp gỡ nhau và chào thăm các chủ chăn của mình.

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: Chúa nhật 30-10-2016

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin với 70 ngàn tín hữu tụ tập đầy Quảng Trường Thánh Phêrô, trưa Chúa nhật 30-10-2016, ĐTC đã rút những bài học từ cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với Ông Zakêu.

5 Phút Lời Chúa ngày 31/10/2016

31/10/16 THỨ HAI TUẦN 31 TN
Lc 14,12-14
Suy niệm: Tục ngữ Việt Nam nói: “Có qua có lại, mới toại lòng nhau”. Dẫu biết rằng có cái gì đó không ổn nhưng thói đời vẫn thường đem luật công bằng giao hoán đó để áp dụng vào tương quan giữa người với người. Nhưng để sống trong thế giới của “những người lành trong ngày sống lại”, Chúa dạy ta phải vượt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn vay-trả trả-vay đó. Thế nên “đặt tiệc” mà “mời những người nghèo khó,” những người “không có gì đáp lễ” nghĩa là biết sống cách vô vị lợi; cho đi mà không mong đền đáp; cho cách quảng đại với tất cả tình thương mến và tôn trọng.

Mời Bạn: Phải chăng Lời Chúa dạy không thực tế? Có thể lắm, nhưng vẫn có những người như bà Roberta Langtry, giáo viên tiểu học ở Toronto, phục vụ trẻ khuyết tật trong 55 năm, sống âm thầm đạm bạc để sau khi lìa đời, tặng số tiền để dành 3,8 triệu USD cho hội bảo tồn thiên nhiên Canada. Borden, người thực hiện di chúc của bà nói: “Lantry sống rất đạm bạc, nhưng sẵn sàng âm thầm gửi ngân phiếu ‘nặng đô’ cho những người bà nghĩ là đang rất cần tiền” (Báo Tuổi Trẻ 3/10/06). “Đặt tiệc” bằng cả cuộc đời cống hiến cách vô vị lợi như bà quả là một gương sống Lời Chúa thật đẹp phải không bạn? Vậy bạn hãy đưa Lời Chúa vào cuộc sống của bạn đi.

Chia sẻ: Lời Chúa và gương sống đó đã khơi lên trong bạn lòng trắc ẩn nào? Bạn sẽ làm gì trước lời mời gọi này?

Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái một cách âm thầm, vô vị lợi.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết sống đẹp và ý nghĩa qua việc sống quảng đại và vô vị lợi với mọi người.

Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta, đây là nền tảng của đời sống chúng ta

Nền tảng đời sống của người Kitô hữu chúng ta là: Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, từng chọn lựa, từng cử chỉ của Chúa Giêsu, ngay cả những giây phút cuối đời trên thập giá của Chúa, đều được ghi dấu bằng việc cầu nguyện. Do dó, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã cầu nguyện suốt đêm và đầy vất vả để có thể lựa chọn các môn đệ.

Công giáo có thể học từ Tin lành Luther hai điều: cải cách và Kinh Thánh


VATICAN – Trước chuyến viếng thăm Thụy điển vào các ngày 31/10-01/11 để tưởng niệm 500 năm cuộc Cải cách của Luther, vào ngày 24/09, Đức giáo hoàng Phanxicô đã trả lời cuộc phỏng vấn của cha Ulf Jonsson, giám đốc của tạp chí Signum” của dòng Tên. Nội dung cuộc phỏng vấn được đăng bằng tiếng Anh và tiếng Ý trên tạp chí dòng Tên La Civilta Cattolica (Văn minh Công giáo). Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô đã nói về những mong đợi của ngài và về sự hiệp nhất Công giáo và Tin lành Luther.

Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, tân Tổng Giám Mục Huế

VATICAN. Hôm 29-10-2016, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Phanxicô đã nhận đơn từ chức Tổng Giám mục giáo phận Huế của Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, và bổ nhiệm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, lên kế nhiệm.

5 Phút Lời Chúa ngày 30/10/2016

30/10/16 CHÚA NHẬT 31 TN – C
Lc 19,1-10
Suy niệm: Từ xa xưa cho tới thời Chúa Giê-su, Giê-ri-khô vẫn luôn là một thành phố lớn, nhờ vị trí nằm trên tuyến giao thông huyết mạch từ Giê-ru-sa-lem đi qua đồng bằng sông Gio-đan trù phú, nối với vùng bên kia sông, nơi tập trung mọi con đường buôn bán của toàn thế giới cận đông thời ấy. Giê-ri-khô, thành phố giàu có, buôn bán sầm uất mà sử gia Joseph Flavius mô tả là “mập béo nhất miền Pa-lét-tin”. Chúa Giê-su đang đi ngang đó, giữa một đám đông cuồng nhiệt xô bồ. Thế mà Chúa vẫn biết đấy! Chúa biết “có một người tên là Da-kêu”, đang vắt vẻo trên một cành cây chờ Ngài đi ngang qua, chỉ để nhìn thấy Ngài một chút xíu… Ngài đã gọi đúng tên ông, và còn lưu lại nhà ông nữa chứ. Thế là Ngài đã tìm lại được những gì đã mất.

Mời Bạn: Ngày nay, tình trạng đô thị hoá đang nở rộ với tốc độ phi mã. Đồng ruộng trước đây, nay trở thành phố xá. Càng ngày sẽ càng hiếm cảnh “nhà nàng ở cạnh nhà tôi; cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn”! Thay vào đó là những ngôi nhà kín cổng cao tường. Ngay trong các chung cư, từ căn hộ này sang căn hộ kia có khi là cả một thế giới khác biệt. Da-kêu đại diện cho những người đang bị chìm mất trong khung cảnh đô thị ngày nay: những người đi học xa, những người ở quê nhập cư lên thành phố làm việc… Bạn có nhận ra họ không? Họ cần được nhận biết, cảm thông, hội nhập…

Sống Lời Chúa: Bạn có người quen lên thành phố làm việc? Bên cạnh bạn có người láng giềng ở quê mới lên? Bạn làm một việc gì đó tốt đẹp cho họ đi chứ.

Cầu nguyện: Đọc một kinh Lạy Cha cầu nguyện cho những người nhập cư.