MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Vài trò và trách nhiệm của các tôn giáo trong việc phòng ngừa các tội phạm tàn ác


Ngày 20 tháng 9 văn phòng quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc bên New York đã triệu tập một cuộc họp hàng lãnh đạo các tôn giáo về đề tài: “Xác nhận trách nhiệm che chở: vai trò của giới lãnh đạo tôn giáo trong việc phòng ngừa các tội phạm tàn ác”. Cuộc họp này đã được Văn phòng quan sát viên thường trực của Toà Thánh tổ chức cùng với Văn phòng đặc trách về Phòng ngừa diệt chủng của Liên HIệp Quốc. Phát biểu trong dịp này có ĐHY Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, và các vị lãnh đạo Hồi giáo, Do thái và các tôn giáo thiểu số, cũng như các giới chức liên hệ của Liên Hiệp Quốc liên quan tới trách nhiệm che chở người dân.

Lễ an táng Cha Gioan Baotixita Lê Quý Đức – Mục Tử “Nặng Mùi Chiên” Tiên Phước


Từ nhiều nguồn tư liệu, Tôi được biết Cha Gioan Baotixita (GB) là tấm gương trọn vẹn tình Chúa và tình người….

“Chúng ta không có quyền lên án nhưng có bổn phận đồng hành”


WHĐ – “Chúng ta không có quyền lên án người anh em lầm lỗi của chúng ta, (…) nhưng có bổn phận (…) đồng hành với người ấy trên con đường hoán cải của họ”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư 21-09-2016 vừa qua.

Tòa Thánh tham gia Hiệp Ước chống tham nhũng

NEW YORK. Tòa Thánh tham gia hiệp ước của LHQ chống tham nhũng.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ

Có sự lo lắng đến từ Chúa Thánh Thần và có sự lo lắng đến từ cái tâm gian ác. Khi có tâm gian ác thì bên ngoài là cái hư danh ảo vọng và bên trong là tâm hồn trống rỗng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.

5 Phút Lời Chúa ngày 24/09/2016

24/09/16 THỨ BẢY TUẦN 25 TN
Lc 9,43b-45
Suy niệm: Ai cũng mong thông báo cũng như đón nhận tin vui, tin mừng, chẳng ai muốn tin xấu, tin dữ cả. Thầy Giê-su cũng thế, Ngài đã trải qua kinh nghiệm khó khăn ấy khi báo cho các môn đệ biết Người “sắp bị nộp vào tay người đời.” Không chỉ một, mà đến ba lần tiên báo. Tuy nhiên, các môn đệ thật sự không hiểu, bởi vì làm sao hiểu được khi các ông đang chứng kiến bao việc kỳ diệu Thầy làm (x. Lc 9,43)? Làm sao các ông có thể chấp nhận “đầu hàng,” trong khi ông nào cũng muốn được ngồi hai bên tả hữu của Thầy? Chỉ sau biến cố Phục Sinh, khi tưởng chừng như Thầy đã “thất bại,” song hóa ra thành công vinh quang, các ông mới sáng mắt ra với cái lý của việc Thầy chọn con đường “bị trao nộp vào tay người đời.”

Mời Bạn: Con đường thập giá của Đức Giê-su luôn là thách đố gay go với các môn đệ. Thái độ thông thường của bạn là không hiểu, tránh né, muốn “thắng”, chứ không chịu “thua.” Giáo Hội được thế quyền ưu đãi vẫn sướng hơn là tách biệt khỏi thế quyền và bị ăn hiếp! Bạn vẫn quen nhìn nhiều biến cố xảy đến như một loại “tai nạn” cho Giáo Hội, chứ ít khi nhận ra Chúa Thánh Thần đang thanh luyện Giáo Hội. Bạn thích chưng diện, trang hoàng thập giá nhưng lại ngao ngán và từ chối vác nó!

Chia sẻ kinh nghiệm trong đời bạn về thập giá nở hoa, khi thập giá ấy được đón nhận cách tích cực.

Sống Lời Chúa: Tập kết hợp với Đấng chịu đóng đinh trong mọi nghịch cảnh.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dạy con lẽ khôn ngoan của con đường thập giá, để con trung kiên bước theo Ngài và làm cho thập giá nở hoa. Amen.

Công bố qui chế mới Bộ Thông Tin của Tòa Thánh

VATICAN. Hôm 22-9-2016, ĐTC đã cho công bố Quy chế Bộ Truyền Thông (Segreteria per le comunicazioni) của Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha kêu gọi ký giả tôn trọng sự thật

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các ký giả tôn trọng sự thật, phẩm giá con người và góp phần làm tăng trưởng chiều kích xã hội của con người.

5 Phút Lời Chúa ngày 23/09/2016

23/09/16 THỨ SÁU TUẦN 25 TN
Th. Pi-ô Pi-ét-ren-xi-na, linh mục
Lc 9,18-22
Suy niệm: Vào một ngày tháng 11 năm 2014, tại trạm tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, có một người đàn ông mặc chiếc áo với dòng chữ “Bao cát thịt người, giá 10 tệ một cú đấm” và xin người khác đánh vào mình. Người đó là Hạ Quân, anh có đứa con trai mắc bệnh máu trắng hiểm nghèo. Sau khi bán hết tài sản và vay mượn số tiền lớn để chữa trị cho con nhưng không đủ, anh không còn cách nào khác bèn nghĩ ra cách này để mong có tiền chữa bệnh cho con. Tấm lòng của người cha yêu thương con vô bờ đã khiến nhiều người rớt nước mắt. Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, đã yêu thương con người vô hạn và luôn làm mọi cách để cứu độ con người, ngay cả việc phải hy sinh chính mạng sống Con Một của mình.

Mời Bạn: “Đức Giêsu Na-da-rét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người” (Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 1). Cao điểm lòng thương xót ấy chính là cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giê-su. Bạn được mời gọi nhận ra dung mạo của lòng thương xót nơi con người Đức Giê-su và sống lòng thương xót ấy nơi cuộc đời mình. Bằng cách đi con đường thập giá với Đức Ki-tô, là đón nhận những đau khổ, bạn góp phần cứu độ mình và cứu độ người khác.

Sống Lời Chúa: Làm việc hy sinh trong ngày để cầu nguyện cho một người nào đó, hoặc làm việc chia sẻ với một người đang gặp đau khổ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết đón nhận những đau khổ trong cuộc đời mình bằng sự kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa, vì phần rỗi của con và của người khác. Amen.

Giáo Phận Đà Nẵng Dâng Thánh Lễ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới, 20-9-2016


Hiệp thông với Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, trong ngày Ngài Chủ tọa cuộc hội thảo Liên tôn tại Tu viện Thánh Phan-xi-cô, thành phố Assisi, tỉnh Perugia, vùng Umbria, nước Ý. Đây là dịp kỷ niệm 30 năm, cuộc gặp gỡ Liên tôn đầu tiên do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II khởi xướng vào tháng 10.1986.

Mohammad Sammak: “Đức Phanxicô là lãnh đạo tinh thần của toàn nhân loại”

Ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi - OSS_ROM
“Đức Giáo hoàng Phanxicô đươc xem như nhà lãnh đạo tinh thần cho toàn thể nhân loại khi ngài nói rằng không có tôn giáo tội ác, nhưng có tội ác trong mọi tôn giáo.” Ông Mohammad Sammak, cố vấn chính trị cho Đại giáo trưởng Hồi giáo của Liban và Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, đã phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị quốc tế về con người và tôn giáo được bắt đầu chiều Chúa nhật 18/09/2016.

Tình yêu thương xót tha thứ và trao ban diễn tả sự toàn thiện của Thiên Chúa

ĐTC Phanxicô hôn một em bé trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 21-9-2016 - AFP
Sự toàn thiện của Thiên Chúa là ở nơi tình yêu thương xót. Tình yêu thương xót đó được diễn tả ra bằng việc tha thứ và cho đi, là hai cột trụ của Kitô giáo. Không phán xét lên án, nhưng tìm phục hồi phẩm giá là con Thiên Chúa cho người anh em làm lỗi và quảng đại giúp đỡ họ trong mức độ có thể.

5 Phút Lời Chúa ngày 22/09/2016

22/09/16 THỨ NĂM TUẦN 25 TN
Lc 9,7-9
Suy niệm: Hê-rô-đê tưởng rằng chém đầu ông Gio-an Tẩy Giả – người dám kết án hành vi loạn luân của vua – là đã bịt miệng được kẻ chống lại mình. Thế nhưng, vua chỉ có thể bịt miệng kẻ lên án mình, chứ không bao giờ có thể bịt miệng được sự thật. Các bạo chúa như Hê-rô-đê có thể tiêu diệt được những kẻ lên tiếng bảo vệ sự thật, nhưng chính sự thật thì không bao giờ tiêu diệt được. Trái lại, sự thật ấy luôn trở nên nỗi ám ảnh cho kẻ gây tội ác. Không lạ gì khi nghe tin Chúa Giê-su xuất hiện, Hê-rô-đê cảm thấy bất an. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rõ sự xâu xé nơi nội tâm mình: những hành vi đen tối của ông không thể nào chịu nỗi trước sức ép của ánh sáng sự thật. Đúng như lời Chúa Giê-su đã nói: “Kẻ làm điều ác, thì không đến cùng ánh sáng” (Ga 3,20).

Mời Bạn: Theo tâm lý bình thường, chẳng ai muốn tội lỗi của mình bị phanh phui, nên tìm cách che đậy, như kiểu A-đam và E-và kết lá vả che thân. Nhưng như một thứ ung nhọt, tội lỗi càng che đậy thì càng trở nên nguy hiểm và khó chữa lành hơn. “Duy sự thật mới có thể giải thoát chúng ta mà thôi” (Ga 8,32).

Sống Lời Chúa: Bí tích Hòa Giải không chỉ đem lại ơn tha tội mà còn là phương thế chữa lành hữu hiệu nhất về mặt nội tâm. Tôi siêng năng đến với bí tích hòa giải để tâm hồn được bình an.

Cầu nguyện: Lạy Chúa là Chân Lý, là Ánh Sáng chiếu soi trần gian, xin dùng Sự Thật mà thánh hiến chúng con. Amen.

Cầu nguyện cho hòa bình

Chúng ta hãy cùng nhau quỳ gối cầu nguyện cùng Thiên Chúa của hòa bình. Không phân biệt tôn giáo, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho tới khi có thể cảm thấy được “sự xấu hổ” về chiến tranh và không “bịt tai” trước tiếng kêu than thảm thiết của những người cùng khổ. Đức Thánh Cha đã diễn tả như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đây cũng là tinh thần Ngài muốn gửi gắm trong cuộc thăm viếng Assisi hôm nay.

Tuyên ngôn hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo tại Assisi

ASSISI. Các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới bày tỏ quyết tâm dấn thân xây dựng hòa bình, đồng thời lên án mọi hình thức lạm dụng tôn giáo để biện minh cho khủng bố, bạo lực và chiến tranh.

Ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi

ASSISI. 30 năm sau cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới ở Assisi để cầu nguyện cho hòa bình, ĐTC Phanxicô đã đến nơi này hôm 20-9-2016 để cùng hơn 500 vị đại diện các tôn giáo để cầu cho hòa bình thế giới đồng thời chống lại những lạm dụng tôn giáo để khủng bố và thi hành bạo lực.

5 Phút Lời Chúa ngày 21/09/2016

21/09/16 THỨ TƯ TUẦN 25 TN
Th. Mát-thêu, tông đồ
Mt 9,9-13
Suy niệm: Khi gọi người thu thuế và tội lỗi là “bọn” là “quân,” nhóm Pha-ri-sêu cho thấy họ khinh rẻ hai hạng người này như thế nào. Đối lại thái độ kiêu căng khinh người này, Chúa Giê-su đáp trả bằng một câu trả lời đậm tình yêu thương: “Ta muốn lòng nhân từ.” Lòng nhân từ là chiếc chìa khóa mở toang lồng ngực cho thấy Trái Tim Chúa yêu dấu loài người quá bội, một Trái Tim yêu thương thực sự có sức thu hút và hoán cải những tâm hồn cứng cỏi, nguội lạnh. Việc ngồi đồng bàn với những người bị xã hội coi là tội lỗi càng cho thấy Chúa muốn chia sẻ niềm vui với những con người sám hối. Niềm vui Tin Mừng là niềm vui của hoán cải đổi đời. Đó chính là mục tiêu ưu tiên của Chúa Giê-su khi đến thế gian này.

Mời Bạn: Nhiều khi bạn và tôi cũng có những thắc mắc tương tự khi nhìn thấy ông kia bà nọ ngồi ăn với những kẻ bị mang tiếng là tội lỗi. Có thể những ông bà, anh chị đó chưa đủ mức độ thánh thiện như Chúa Giê-su, ta lo họ bị kẻ xấu cám dỗ, lợi dụng. Điều này không sai, nhưng cũng cần có những cơ hội như thế để bắt nhịp cầu thống hối đổi đời. Hãy bao dung hơn trong cách nhìn nhận và phê phán của mình.

Sống Lời Chúa: Tôi sẽ suy niệm và nỗ lực thực hiện câu Lời Chúa sau đây: “Hãy học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế…”.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa cho thấy Trái Tim đầy xót thương của Chúa khi kêu gọi thánh Mát-thêu và đồng bàn với những kẻ tội lỗi. Xin dạy con biết sống quảng đại như Chúa từng quảng đại với con là kẻ tội lỗi, biết bao dung như Chúa đã bao dung với con. Amen.

Ánh sáng Đức tin

Hãy giữ vững ánh sáng đức tin và làm cho ánh sáng ấy tiếp tục bừng cháy. Đừng để cho ánh sáng ấy bị che phủ. Đức Thánh Cha nói như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha cảnh báo những hành vi làm lu mờ ánh sáng đức tin, như cạnh tranh trong ghen tỵ, chậm trễ làm việc thiện. Đức Thánh Cha cũng nói, những kế hoạch đen tối thì tựa như “mafia”, và “mọi kiểu mafia” đều đen tối.

Cầu nguyện cho hòa bình ở Ấn Độ - hiệp thông với Đức Thánh Cha ở Assisi

NEW DELHI – Ngày 20 tháng 9, các nhà thờ và các cộng đoàn Công giáo ở Ấn Độ sẽ cầu nguyện cho hòa bình, hiệp thông với Đức Thánh Cha tham dự buổi cầu nguyện “Khao khát hòa bình” tại Assisi.

5 Phút Lời Chúa ngày 20/09/2016

20/09/16 THỨ BA TUẦN 20 TN
Th. An-rê Kim, Phao-lô Chung và các bạn tử đạo
Lc 8,19-21
Suy niệm: Thuở còn sinh thời, thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II được một tờ báo Ý viết dí dỏm rằng Chúa Giê-su chỉ có một bài giảng trên núi, còn ngài thì có cả một ‘núi’ bài giảng. Thật ra, không riêng chi Đức Gio-an Phao-lô II, các giáo sĩ, tu sĩ, và giáo dân ngày nay cũng viết lách, sáng tác rất nhiều. Tình hình xuất bản sách báo Công giáo ‘trăm hoa đua nở’ đến nỗi nhiều tác phẩm mới trình làng thì đã sớm chìm vào quên lãng. Văn kiện này chưa kịp triển khai, văn kiện khác đã xuất hiện. Về khả năng ăn nói và viết lách, Giáo Hội ngày nay chẳng nghèo chút nào. Tạ ơn Chúa! Thế nhưng, để trở thành “mẹ và anh em” của Chúa Giê-su, giàu phần ‘lý thuyết’ mà thôi thì chưa đủ, còn phải biết “đem ra thực hành” nữa.

Mời Bạn: Thánh Gia-cô-bê nhắc chúng ta rằng đức tin không có việc làm là đức tin chết! Đạo Ki-tô giáo là đạo thực hành, chứ không phải là lý thuyết.

Chia sẻ: Có người nói rằng niềm tin Ki-tô giáo không chỉ được gói ghém trong kinh Tin Kính, nhưng cả trong kinh Hòa Bình; cũng như không chỉ nguyên nơi việc đọc hai kinh đó, mà nhất là thực hành chúng nữa. Bạn nghĩ sao?

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày, như tiêu đề của tập sách này, bạn dành 5 phút để đọc và suy niệm Lời Chúa. Và nhất là bạn hãy dành 24 giờ để SỐNG LỜI ấy.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con muốn được Chúa coi như anh em, chị em của Chúa. Xin cho chúng con không chỉ bằng lòng với việc đọc suông, nhưng còn biết suy niệm Lời Chúa; và nhất là tìm mọi cách áp dụng Lời ấy vào đời sống của chúng con. Amen.

Chương trình Đức Phanxicô đi Axixi cầu nguyện cho Hòa Bình ngày 20 tháng 9-2016


20 tháng 9, một ngày bận rộn của Đức Phanxicô: 9 tiếng đồng hồ đến Axixi nhân Ngày Thế Giới cầu nguyện cho Hòa Bình.

Con người khác biệt với mọi tạo vật

Đức Phanxicô hỏi thăm một tù nhân từ Trại giam Eboli, nước Ý
“Suy ngẫm về cách chúng ta được tạo thành, được thành hình theo hình ảnh và giống như Đấng Tạo Hóa, chúng ta khác biệt quan thiết với các tạo vật khác và với mọi tạo vật.

Điều này giúp chúng ta hiểu được phẩm giá mà tất cả chúng ta đều có, phẩm giá bắt rễ từ nơi Đấng Tạo Hóa.”

Đức Bênêđictô XVI ngạc nhiên trước “niềm vui mới” là Giáo hoàng Phanxicô

Giáo hoàng danh dự Biển Đức XVI năm 2010. Ảnh: L’Osservatore Romano
Đức Giáo hoàng danh dự Bênêđictô XVI cho biết, ngài hài lòng với triều giáo hoàng của Đức Phanxicô và thấy “không có gì mâu thuẫn” giữa hai triều giáo hoàng.

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 18-9-2016

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 18-9-2016, ĐTC mời gọi các tín hữu xa tránh lối sống trần tục. Ngài cũng kêu gọi các tín hữu Công Giáo hiệp ý cầu nguyện cho hòa bình thế giới vào ngày 20-9-2016 tới đây.

5 Phút Lời Chúa ngày 19/09/2016

19/09/16 THỨ HAI TUẦN 25 TN
Th. Gia-nu-a-ri-ô, giám mục, tử đạo
Lc 8,16-18
Suy niệm: Nắm một bài thuốc gia truyền thật hay, nhưng ‘sống để bụng, chết đem đi’, biến nó thành… thất truyền! Mua một quyển sách thật hay rồi đem về cất kỹ trong tủ, không bao giờ đọc! Miệt mài nghiên cứu nhiều năm để có được phát minh mới, nhưng chẳng bao giờ đưa nó vào ứng dụng cả! Những chuyện trên đây cũng vô lý và vô nghĩa như chuyện “đốt đèn rồi để dưới gầm giường.” Đức Ki-tô và Lời của Người là ánh sáng cho trần gian. Sẽ thật vô lý và vô nghĩa nếu ta bảo rằng mình ‘có’ ánh sáng này nhưng lại vô tâm cất kỹ cho riêng mình và không buồn chia sẻ cho người khác.

Mời Bạn: Nhìn những panô và hộp đèn quảng cáo rực rỡ ở các khu trung tâm, quảng trường, sân vận động…, bạn nghĩ gì? Tại sao người ta chấp nhận bỏ ra những khoản tiền rất lớn để được đặt các bảng quảng cáo ở những vị trí có nhiều người nhìn thấy nhất? Đành rằng đây là một phần tất yếu của việc kinh doanh, dĩ nhiên; nhưng cái ‘lý’ của hành động trên chính là: người ta tin rằng sản phẩm của mình rất tốt, rất có giá trị, và rất đáng phổ biến cho nhiều người. Bạn có tin rằng Đức Ki-tô và Tin Mừng của Người rất tốt, rất có giá trị, và rất đáng phổ biến cho nhiều người không?

Sống Lời Chúa: Trong những cuộc gặp gỡ, những câu chuyện hằng ngày…, bạn tế nhị nhưng tích cực đưa chất Tin Mừng vào, để chia sẻ ánh sáng mà bạn xác tín cho (những) người mà bạn đang tiếp xúc.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp con biết mạnh dạn chứ không nhút nhát, để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

Đức Phanxicô: Thế giới quá mệt mỏi với các linh mục và các giám mục sống theo “thời thượng”

“Thế giới quá mệt mỏi với những người bỏ bùa mê thuốc chú dối trá. Và tôi có thể nói như thế với các ‘linh mục theo thời’ hay ‘các giám mục theo thời’, Đức Phanxicô đã ứng khẩu nói trước khoảng 150 tân giám mục trên khắp thế giới về Vatican ngày 16 tháng 9-2016.

Hội nghị thượng đỉnh liên tôn của Đức Giáo Hoàng tại Axixi là một cuộc cách mạng đang tiếp diễn

ĐGH Gioan Phaolô II tham dự cuộc họp hòa bình liên tôn tại Axixi, Ý ngày 27 tháng 10 năm 1986. (Ảnh: CNS / Osservatore Romano)
Khi Đức Phanxicô đến Axixi vào ngày thứ ba 20 tháng 9 để tham dự cuộc họp với các nhà lãnh đạo tôn giáo cầu nguyện cho hòa bình, có khả năng sẽ có hai phản ứng khác biệt về các vấn đề khác nhau, mỗi phản ứng đều có nguy cơ mất trọng điểm.

Tự sắc của Đức Thánh Cha thay đổi bộ Giáo Luật cho hài hòa với các Giáo Hội Đông Phương


Trong tự sắc được công bố hôm thứ Năm 15 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo Rôma nhằm hài hòa với giáo luật dành cho các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.

Công nghệ mới - phương tiện loan truyền đức tin cho người trẻ

JAKARTA – Hội nghị quốc gia Indonesia về giáo lý với chủ đề “Đức tin trong gia đình: nền tảng của xã hội Indonesia đang biến chuyển”, đã được tổ chức tại Makassar, miền nam Sulawesi trong 5 ngày, với sự tham dự của các thần học gia, Giám mục, Linh mục và giáo lý viên giáo dân đến từ 37 Giáo phận. Hội nghị được tổ chức với sự cộng tác của Ủy ban Giáo lý thuộc Hội đồng Giám mục Indonesia, đã thảo luận về mối liên hệ giữa gia đình, các phát minh kỹ thuật và loan truyền đức tin.

Đức Phanxicô: người tị nạn không khác với các thành viên trong gia đình chúng ta

Sáng ngày 17 tháng 9, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tiếp các thành viên của Liên đoàn châu Âu và Liên minh thế giới các sinh viên dòng Tên về Roma tham dự Hội nghị trong tuần này về đề tài “cuộc khủng hoảng di dân và tị nạn toàn cầu: Thời gian suy tư và hành động”.

Đức Thánh Cha gặp gỡ và nhắn nhủ các Đại diện Tòa Thánh

VATICAN. Sáng 17-9-2016, ĐTC đã đồng tế thánh lễ với 106 vị Đại diện Tòa Thánh và sau đó đã gặp gỡ các vị để nhắn nhủ về việc chu toàn sứ mạng được ủy thác.

5 Phút Lời Chúa ngày 18/09/2016

18/09/16 CHÚA NHẬT TUẦN 25 TN – C
Lc 16,1-13
Suy niệm: Một sợi tơ mỏng manh nhỏ bé dường như chẳng làm nên tích sự gì. Nhưng bạn nên nhớ rằng tấm lụa mượt mà kia đã được dệt bằng những sợi tơ như thế. Cuộc đời chúng ta được kết dệt bằng biết bao việc nho nhỏ được trải đều trong khắp cả đời sống thường ngày. Từng giây, từng phút trong đời, một cử chỉ yêu thương, một lời nói dịu dàng, một hy sinh kín đáo, một cái nhìn cảm thông, một ý tưởng ngay lành, tất cả những điều đó, từng chút chút một, sẽ dệt nên cuộc sống tươi đẹp, hào hùng thấm đầy ơn phúc của Thiên Chúa. Chúa Giê-su đã nhắc nhở chúng ta: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ thì cũng trung tín trong việc lớn, ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn” (Lc 16,10).

Mời Bạn: Hãy nhìn ngắm Chúa Giê-su tại Na-da-rét, Ngài đã trung tín với bổn phận hằng ngày để chu toàn thánh ý Chúa Cha. Chúa cũng mời bạn, hôm nay và trong cả cuộc đời, hãy làm những việc bổn phận dù là rất đỗi tầm thường, nhưng hãy làm với lòng yêu mến Chúa.

Chia sẻ: Bạn có cảm nhận được niềm hạnh phúc cao thượng khi bạn có một việc giúp ích nho nhỏ để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân?

Sống Lời Chúa: Để sống Lời Chúa mời gọi hôm nay tôi sẽ cố gắng chu toàn bổn phận hằng ngày, bổn phận đối với Chúa và đối với những người thân yêu của tôi.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su đáng mến, xin cho con biết trung thành với Chúa khi làm những việc tầm thường nhỏ bé trong đời sống hằng ngày để chứng tỏ lòng con yêu mến Chúa.