MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Đức Giáo hoàng, con quỷ và tổng thống Argentina


Tuần này trang mạng Vatican Insider tiết lộ tin Đức Phanxicô từ chối 16 triệu 666 000 peso tiền Argentina (tương đương với hơn 1 triệu Euro). Món tiền này do Tổng thống Mauricio Macri tặng Hiệp hội giáo hoàng Giáo dục Công giáo (Scholas Occurrentes). Đức Giáo hoàng xin Hiệp hội từ chối món tiền này, trong thư trả lời, ngài ghi “tái bút” ngài không thích con số “666”.

Đức Giáo hoàng cho rằng hầu hết hôn nhân ngày nay là vô hiệu


Hôm thứ năm 16-6, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng đa số hôn phối thời nay là vô hiệu, bởi các cặp đôi không dự phần vào bí tích với một hiểu biết đúng về sự vĩnh viễn và kết ước.

Đừng vội vã phán xét, mà hãy chừa chỗ cho người ta suy ngẫm và hoán cải

Nhẫn ngư phủ, một trong những dấu hiệu của triều giáo hoàng mà Đức Giáo hoàng nhận vào đầu triều của mình
Phải tránh kiểu ‘luân lý cứng ngắc’ và cả chủ trương lỏng lẻo lẫn khắc nghiệt. Phải đồng hành với tất cả mọi người, kể cả những người có tội, cho họ không gian để hoán cải, bởi ‘luân lý luôn là một hành động yêu thương, yêu Thiên Chúa, yêu người lân cận.’

Ngày 28-06-2016: lễ kỷ niệm 65 năm linh mục của Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI

WHĐ – Ngày 28 tháng Sáu tới đây sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 65 năm linh mục của Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI. Nhân dịp này, Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ cùng hiện diện với Đức nguyên giáo hoàng tại Hội trường Clêmentê của Dinh Tông Tòa. Đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của Đức Bênêđictô XVI kể từ khi khai mạc Năm Thánh, ngày 08-12-2015, khi ngài bước qua Cửa thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, tiếp theo sau Đức giáo hoàng Phanxicô.

Vị Linh mục cuối cùng, tù nhân của trại tập trung Dachau, đã qua đời

BONN, ĐỨC QUỐC – Cha Hermann Scheipers, Linh mục cuối cùng trong số các Linh mục tù nhân còn sống sót của Đức quốc xã tại trại tập trung Dachau đã qua đời hôm ngày 2/6 tại Ochtrup, Đức quốc, hưởng thọ 102 tuổi.

Sau 8 thế kỷ, lần đầu Thánh giá thánh Damiano được mang về lại nhà thờ thánh Damiano

ASSISI – Sau gần 8 thế kỷ, Thánh giá thánh Damiano sẽ được mang về lại nơi nguyên thủy, nhà thờ thánh Damiano, là chính nơi mà Thánh giá đã “nói chuyện” với Thánh Phanxicô thành Assisi, hay còn gọi là Phanxicô khó khăn.

Kinh Lạy Cha là nền tảng của đời sống cầu nguyện

VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng cầu nguyện không phải là những lời nói ma thuật của những Kitô hữu. Khi cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa đang dõi mắt nhìm xem chúng ta. Lời cầu nguyện này phải là nền tảng trong đời sống thiêng liêng. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Năm, 16.06, tại nguyện đường thuộc Nhà Thánh Marta.

Đức Thánh Cha kêu gọi cảm thông các gia đình gặp khó khăn

ROMA. ĐTC kêu gọi cảm thông với các gia đình gặp khó khăn và ngài cho rằng nhiều cặp hôn phối kết ước bất thành.

Vì sao Giáo hội Chính thống Nga từ chối không tham dự Công đồng

Đức Phanxicô gặp thượng phụ Kyrill ở Cuba
Ngày thứ hai 13 tháng 6, uy lực lớn lao về mặt dân số của thế giới chính thống đã từ chối không tham dự công đồng được Thượng phụ đại kết Báctôlômêô triệu tập ở Crête, Hy Lạp.

Giáo hội Chính thống Nga kêu gọi hoãn Công đồng Toàn Chính thống


WHĐ – Nếu Công đồng Toàn Chính thống diễn ra tại Kriti, Hy Lạp theo đúng lịch trình đã được tất cả các Giáo hội Chính thống đồng thuận (từ ngày 19 đến 26 tháng Sáu 2016), sẽ chỉ có 10 trong 14 Giáo hội Chính thống hiện nay tham dự. Giáo hội Nga và Đức Thượng phụ Moskva là Kirill –người có thẩm quyền trên quá nửa số tín hữu Chính thống trên toàn thế giới– sẽ không tham dự. Hội đồng ngoại thường của Giáo hội Chính thống Nga đã đi đến quyết định này trong một hội nghị được tổ chức sau khi một số Giáo hội khác tuyên bố rút lui không tham dự Công đồng trong những ngày vừa qua.

Phỏng vấn ĐHY Parolin về Hội nghị thượng đỉnh về nhân đạo tại Istanbul


Phỏng vấn ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ Khanh Toà Thánh, về hội nghị thượng đỉnh nhân đạo tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (SD 24-5-2016)

Trong hai ngày 23-24 tháng 5 vừa qua Hội nghị thượng đình về nhân đạo lần đầu tiên, do Liên Hiệp Quốc triệu tập, đã diễn ra tại Istanbul bên Thổ Nhĩ Kỳ, với 5.200 tham dự viên, trong đó có 65 quốc trưởng. Có 177 quốc gia trên tổng số 192 nước thành viên Liên Hiệp Quốc gửi phái đoàn tham dự. Hội nghị đã do ông Ban Kii-Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đề nghị hồi năm 2012, và sau 4 năm chuẩn bị đã thành hình. Phái đoàn Toà Thánh đã do ĐHY Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Toà Thánh làm trưởng đoàn.

Linh đạo phu thê và gia đình theo Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương


Trong chương IX, là chương cuối cùng của Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương”, ĐTC Phanxicô khai triển đề tài “Linh đạo hay nền tu đức phu thê và gia đình”, các số từ 313 tới 325.

Đức Thánh Cha tiếp tham dự viên Ngày Năm Thánh của dân xiếc

VATICAN. Sáng ngày 16-6-2016, ĐTC đã tiếp kiến hàng ngàn người thuộc các gánh xiếc, cũng như những người trình diễn văn nghệ lưu động, về Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho họ.

Đức Thánh Cha khuyến khích trợ giúp các Giáo Hội Đông Phương

VATICAN. ĐTC cám ơn và khuyến khích các nỗ lực trợ giúp các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, để các Giáo Hội này có thể chiếu tỏa rạng ngời khuôn mặt của Chúa Kitô.

Rao giảng Phúc Âm “kiểu Mỹ”

Họ vừa mới lập gia đình. Trên danh sách quà cưới của mình gồm chén bát, đồ dùng trong nhà là xăng nhớt, xe camping và hai chiếu khán vào Mỹ.

Thời thượng thiêng liêng, một thói tự mê của kitô giáo


Được hiểu như sự đi tìm chính mình, theo Đức Phanxicô thái độ này là tai họa chính của Giáo hội. Mùa Chay là dịp để chúng ta chống lại cám dỗ này.

Chúa Giêsu đi qua đâu ở đó luôn luôn có sự giải thoát

Các phái đoàn Việt Nam tham dự buổi tiếp kiến chúng của ĐTC Phanxicô sáng thứ tư 15-6-2016 - ANSA
Khi cho người mù thành Giêricô được sáng mắt Chúa, Giêsu cũng khiến cho dân chúng trông thấy. Cùng ánh sáng đó soi chiếu cho tất cả mọi người, và làm cho họ cùng chung lời chúc tụng. Như thế, Chúa Giêsu đổ lòng thương xót của Ngài xuống trên tất cả những người gặp gỡ Ngài: Ngài kêu mời họ, tụ tập họ, chữa lành họ và soi sáng cho họ, bằng cách tạo dựng một dân tộc mới cử hành các việc diệu kỳ của tình yêu thương xót của Ngài.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành huơng năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua.

Trong số hằng trăm đoàn hành hương cũng có 4 đoàn hành hương gồm các tín hữu Việt Nam: 3 đoàn đến từ Hoa Kỳ và một đoàn từ Đức.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa phép lạ Chúa Giêsu cho người mù thành Giêricô ăn mày bên vệ đường được sáng mắt (Lc 18,35-43). Ngài nói: Hôm nay chúng ta muốn lãnh nhận ý nghĩa của dấu chỉ này, bởi vì nó cũng trực tiếp đụng chạm tới chúng ta. Thánh sử Luca nói rằng người mù ấy ngồi bên vệ đường ăn xin (c. 35). Vào thời bấy giờ - nhưng cho tới các thời gian gần đây cũng thế - họ chỉ có thể sống nhờ của bố thí. ĐTC nói:

Gương mặt của người mù này đại diện cho biết bao nhiêu người , kể cả ngày nay nữa, bị sống bên lề vì một thiệt thòi thể lý hay thuộc loại khác. Họ bị tách rời khỏi đám đông, họ ngồi đó, trong khi người ta qua lại bận bịu công chuyện, trong tư tưởng và biết bao nhiêu chuyện. Đó là con đường có thể trở thành nơi gặp gỡ, nhưng đối với anh ta thì nó là con đường của sự cô đơn. Biết bao người đi qua… Nhưng anh ta cô đơn.

Thật là buồn hình ảnh của một ngưòi bị bạt bỏ ngoài lề, nhất là trong bối cảnh của thành phổ Giêricô, là ốc đảo phì nhiêu phong phú trong sa mạc. Chúng ta biết rằng chính tại Giêricô dân Israel đã tới sau cuộc xuất hành dài từ Ai Cập: thành phố đó trở thành cửa ngõ dẫn vào đất hứa. Chúng ta nhớ tới các lời ông Môshê nói trong dịp ấy. Ông nói: “Nếu giữa anh (em), trong một thành nào của anh (em), trên đất mà Giavê, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em), có một người anh em nghèo, thì anh (em) đừng có lòng chai dạ đá, cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng. Vì trong đất của anh (em) sẽ không thiếu người nghèo, nên tôi truyền cho anh (em): hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh (em), trong miền đất của anh (em).” (Đnl 15,7.11).

Thật là trái nghịch giữa lời nhắn nhủ trên đây của Lề Luật Chúa và tình trạng được kể trong Tin Mừng: trong khi người mù kêu van Chúa Giêsu – anh ta đã có giọng tốt phải không ? – trong khi anh lớn tiếng khẩn nài Chúa Giêsu, thì dân chúng lại la mắng cho anh ta im đi, làm như thể anh ta không có quyền nói. Họ không cảm thương anh ta, trái lại còn cảm thấy khó chịu vì tiếng kêu của anh. Biết bao nhiêu lần khi trông thấy biết bao người trên đường – những người túng thiếu, đau yếu, không có gì ăn – chúng ta cảm thấy khó chịu. Biết bao lần khi chúng ta đứng trước bao người di cư tỵ nạn, chúng ta cảm thấy khó chịu. Đó là một cám dỗ: chúng ta tất cả đều có điều đó đúng không? Tất cả, kể cả tôi nữa, tất cả mọi người. Và chính vì vậy mà Lời Chúa dậy dỗ chúng ta. Sự dửng dưng và thù nghịch khiến cho họ mù và điếc, ngăn cản họ trông thấy các anh em khác và không cho phép họ nhận ra Chúa nơi các người ấy – dửng dưng và thù nghịch. Và khi sự dửng dưng và thù nghịch này trở thành sự hiếu chiến và cả nguyền rủa nữa – “Xin làm ơn đuổi tất cả họ đi đi” – “Hãy để họ ở một nơi khác” – sự tấn kích này là điều dân chúng đã làm đối với anh mù, khi anh kêu lên. “Này anh hãy cút đi, cút đi, đừng có nói, đừng có kêu!”

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Chúng ta ghi nhận một đặc điểm hay khác. Thánh sử nói rằng một người nào đó trong đám đông giải thích cho anh mù biết lý do của đám đông người khi nói: “Có Đức Giêsu người Nagiarét đi qua” (c. 37). Biến cố Chúa Giêsu đi qua được diễn tả với cùng động từ trong sách Xuất Hành khi kể lại biến cố vượt qua của thiên thần tàn sát cứu dân Israel bên đất Ai Cập (x. Xh 12,23).

Đó là sự vượt qua của lễ phục sinh, việc khởi đầu của cuộc giải phóng: khi Chúa Giêsu đi qua, thì luôn luôn có sự giải thoát, luôn luôn có ơn cứu rỗi. Như vậy đối với anh mù, nó như thể là việc loan báo sự vượt qua giải phóng của anh. Khi Chúa Giêsu đi qua, thì luôn luôn có sự giải thoát, luôn luôn có ơn cứu độ.

Không để cho mình sợ hãi anh mù kêu to lên nhiều lần hướng tới Chúa Giêsu, bằng cách nhận ra nơi Người Con vua Đavít, Đấng Cứu Thế được trông đợi, mà theo ngôn sứ Isaia, sẽ mở mắt cho người mù (x. Is 35,5). Khác với đám đông, anh mù này trông thấy với đôi mắt đức tin. Nhờ nó lời khẩn cầu của anh có một sự hữu hiệu quyền năng.

Thật thế, khi nghe thấy anh, “Chúa Giêsu dừng lại và truyền dẫn anh đến cho Ngài” (c. 40). Khi làm như thế, Chúa Giêsu cất anh mù khỏi vệ đường và đặt anh vào trung tâm sự chú ý của các môn đệ và của dân chúng. Cả chúng ta cũng hãy nghĩ, khi chúng ta ở trong các tình trạng xấu, kể cả các tình trạng tội lỗi, đã có Chúa Giêsu cầm tay chúng ta và cất chúng ta khỏi lề đường của ơn cứu độ. Như vậy Ngài thực hiện hai cuộc vượt qua. Thứ nhất: dân chúng đã loan báo một tin vui cho anh mù, nhưng không muốn liên lụy gì tới anh cả; Giờ đây Chúa Giêsu bắt buộc mọi người ý thức rằng việc loan báo tin vui tốt bao gồm việc đặt để vào giữa con đường người đã bị loại trừ. Thứ hai, đến lần anh, người mù đã không thấy nhưng đức tin của anh mở ra cho anh con đường của ơn cứu rỗi và anh ta ở giữa những người tuốn đến trên đường để trông thấy Chúa Giêsu. ĐTC giải thích:

Anh chị em thân mến việc đi qua của Chúa là một cuộc gặp gỡ của lòng thương xót hiệp nhất tất cả chung quanh Ngài để cho phép nhận ra ai cần sự trợ giúp và an ủi. Cả trong cuộc sống chúng ta Chúa Giêsu cũng đi qua: và khi Chúa Giêsu đi qua và tôi nhận ra điều đó, nó là một lời mời gọi tôi đến gần Ngài, để trở nên tốt lành hơn, là kitô hữu tốt hơn, theo Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu hướng tới anh mù và hỏi anh: “Anh muốn ta làm gì cho anh?” (c. 41). Các lời này của Chúa Giêsu gây ấn tượng: Con Thiên Chúa giờ đây đứng trước người mù như một đầy tớ khiêm hạ. Thiên Chúa trở thành tôi tớ của người tội lỗi. Ngài, Chúa Giêsu, Thiên Chúa, nói: “Mà con muốn Ta làm gì cho con? Con muốn Ta phục vụ con như thế nào? Thiên Chúa trở thành tôi tớ của người tội lỗi. Và anh mù thưa với Chúa Giêsu, không bằng cách gọi Ngài là “Con vua Đavít”, mà bằng “Chúa”, là tước hiệu Giáo Hội áp dụng cho Chúa Giêsu phục sinh ngay từ đầu. Anh mù xin được thấy trở lại và ước mong của anh được chấp nhận. “Hãy được sáng mắt. Lòng tin của con đã cứu con” (c. 42). Anh đã cho thấy đức tin của anh, khi kêu cầu Chúa Giêsu và khi tuyệt đối muốn gặp Chúa, anh được ơn cứu độ. Nhờ đức tin giờ đây anh có thể trông thấy và nhất là anh ta cảm thấy mình được Chúa Giêsu yêu thương. Vì thế, trình thuật kết thúc bằng cách kể rằng anh mù bắt đầu đi theo Người và chúc tụng Thiên Chúa” (c. 43): anh trở thành môn đệ bằng cách bước đi theo Chúa và bước vào làm thành phần cộng đoàn của Ngài. Từ người ăn mày trở thành môn đệ, đây cũng là con đường của chúng ta: chúng ta tất cả là những người ăn xin, tất cả. Chúng ta luôn cần đến ơn cứu độ. Và tất cả chúng ta, mọi ngày phải làm bước đi này: từ ăn mày trở thành môn đệ. Và đúng như thế, người mù bước đi theo Chúa và là thành phần của của cộng đoàn.

Người mà dân chúng muốn làm cho im đi, giờ đây lớn tiếng làm chứng cho cuộc gặp gỡ của anh với Chúa Giêsu thành Nagiarét , và toàn dân, khi trông thấy đã chúc tụng Thiên Chúa” (c. 43). Xảy ra một phép lạ thứ hai: điều đã xảy ra cho anh mù cũng khiến cho dân chúng sau cùng trông thấy. Cùng ánh sáng đó soi chiếu cho tất cả mọi người, và làm cho họ cùng chung lời chúc tụng. Như thế, Chúa Giêsu đổ lòng thương xót của Ngài xuống trên tất cả những người gặp gỡ Ngài: Ngài kêu mời họ, tụ tập họ, chữa lành họ và soi sáng cho họ, bằng cách tạo dựng một dân tộc mới cử hành các việc diệu kỳ của tình yêu thương xót của Ngài. Nhưng chúng ta cũng hãy để cho Chúa Giêsu mời gọi chúng ta và chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu chữa lành, và chúng ta đi theo Chúa Giêsu bằng cách chúc tụng Thiên Chúa. Và ước gì được như vậy!

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Anh Quốc, Scotland, Ireland, Malta, Thụy Điển, Syria, Israel, Zambia, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước châu Mỹ Latinh.

Trong các nhóm Đức ĐTC chào đoàn hành hương giáo phận Trier do ĐGM sở tại hướng dẫn. Chào các nhóm hành hương Ý đến từ nhiều giáo phận khác nhau ĐTC cầu chúc Năm Thánh Lòng Thương Xót đem lại nhiều ơn lành hồn xác cho họ và cộng đoàn của họ.

Với người trẻ, các anh chị em đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC xin Chúa Giêsu là Thầy hướng dẫn họ. Ngài khích lệ người đau yếu dâng mọi khổ đau cho Chúa để cộng tác vào ơn cứu độ của thế giới. Ngài nhắn nhủ các đôi tân hôn ý thức về sứ mệnh tình yêu không thể thay thế được mà họ đã cùng nhau lãnh nhận trong đời hôn nhân.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

(Nguồn: Radio Vatican)

Cầu nguyện cho kẻ thù - sự hoàn thiện trong đời sống Kitô

VATICAN. Cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta sẽ giúp ích hơn cho họ và làm cho chính chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa là cha hơn. Với suy tư này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng trong thánh lễ sáng thứ 3, ngày 14/06, tại nguyện đường thuộc Nhà trọ Thánh Marta. Bài giảng của Đức Thánh Cha khởi đi từ bài Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, thuật lại việc Đức Giêsu khuyến khích các môn đệ hãy trở nên hoàn thiện, như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện, Đấng cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt.

Các Giám mục Hoa kỳ lên án hành động thảm sát tại Orlando

Các Giám mục Hoa kỳ lên án hành động thảm sát tại hộp đêm Pulse ở Orlando, bang Florida, miền Nam nước Mỹ, giết hại ít nhất 50 người và làm bị thương 53 người khác.

Văn kiện mới của Bộ Giáo Lý đức tin: Iuvenescit Ecclesia

VATICAN. Sáng ngày 14/6/2016, Bộ giáo lý đức tin đã công bố văn kiện xác định quan hệ thiết yếu giữa giáo quyền và các cộng đoàn, phong trào mới trong Giáo Hội.

Quý Cha giáo hạt Tam Kỳ dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn


Nhân chuyến hành hương thăm Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và gặp gỡ Đức cha Giuse, vào hồi 5 giờ sáng thứ Bảy, ngày 11 tháng 6 năm 2016, tại Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn, quý Cha thuộc Giáo hạt Tam Kỳ (Giáo phận Đà Nẵng) đã cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho việc truyền giáo tại Giáo phận.

Đại kết nuôi dưỡng việc loan báo Tin Mừng và chứng tá bác ái


VATICAN (CWN) - Hôm 10/6/2016, trong cuộc tiếp kiến các vị lãnh đạo của Hiệp thông các Giáo Hội Cải cách Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi "đại kết, cùng với đối thoại thần học nhằm giải quyết bất đồng về tín lý truyền thống giữa các Kitô hữu, có thể thăng tiến sứ mạng chung về loan báo Tin Mừng và phục vụ."

Đức Thánh Cha thăm Tổ chức Chương trình lương thực thế giới

ROMA. Trong cuộc viếng thăm sáng ngày 13-6-2016 tại trụ sở tổ chức Chương trình Lương thực thế giới, ĐTC kêu gọi bài trừ quan niệm coi nạn đói là chuyện “thường tình, tự nhiên.”

Nổ súng ở Orlando: Đức Giáo hoàng lên án vụ giết người điên cuồng

Trong đêm thứ bảy 11 tháng 6, một vụ nổ súng đã làm ít nhất 50 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong một câu lạc bộ của người đồng tính ở Orlando, Florida, Mỹ. Đây là vụ nổ súng nặng nhất của nước Mỹ kể từ ngày 11-9. Hung thủ là người Mỹ gốc Afghan đã bị cảnh sát giết chết.

Đức Thánh Cha: Sự kỳ thị đối với người khuyết tật là rất "xấu"


Không một cá nhân người nào giá trị hơn người khác, đặc biệt khi đó là những người bị thiểu năng, Đức Thánh Cha nói hôm thứ Bảy, nhấn mạnh rằng những người này có một sự phong phú cách riêng, và ngài nói rằng sự kỳ thị đối xử với họ là “một trong những điều xấu xa nhất” chúng ta có thể làm.

‘Thương tích của chúng ta, Ngài đã mang lấy’ – Bài giảng của Đức Phanxicô với người bệnh và người khuyết tật


Ngày Chúa nhật 12-6, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ nhân Toàn xá cho Người bệnh và Người khuyết tật. Đức Thánh Cha kêu gọi tình tương thân tương ái và sự đón nhận lẫn nhau trong một thế giới bị ám ảnh bởi vẻ ngoài hoàn hảo.

Thăng tiến đời sống bí tích cho người khuyết tật

ROMA – Ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ ký hiệu xúc giác, ngôn ngữ thân thể là quà tặng của Chúa Thánh Thần để giúp các Ki-tô hữu chia sẻ Tin Mừng với tất cả mọi người, cha Cyril Axelrod, dòng Chúa Cứu Thế, đã khẳng định như thế. Cha Axelrod là một người điếc bẩm sinh và khi lên 16 tuổi cha cũng đã bị mù. Theo cha, dù cho có khó khăn và phức tạp thế nào thì tất cả trẻ em có quyền và cần được giáo dục tôn giáo và đến với các bí tích.

Tổng giáo phận Aleppo cung cấp bữa ăn cho người nghèo Hồi giáo trong tháng Ramadan


WHĐ (12.06.2016) – Tháng Ramadan là tháng dành riêng để cầu nguyện và ăn chay của người Hồi giáo; năm nay tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 06 tháng Sáu dương lịch. Trong tháng này, Tổng giáo phận Aleppo của Giáo hội Chính thống Syria đã cung cấp bữa điểm tâm sáng và bữa ăn tối hằng ngày cho các gia đình Hồi giáo nghèo nhất sống ở Sulaimaniyah –thành phố thuộc khu vực của người Kurd tự trị. Các bức hình phổ biến trên trang mạng ankawa.com cho thấy người Kitô hữu đang phân phát thức ăn cho các gia đình Hồi giáo. Trung tâm cung cấp bữa ăn nằm trong khuôn viên của Tổng giáo phận, gần Nhà thờ chính toà Thánh Ephrem.

Phong chức bốn linh mục và một thầy phó tế ở Hong Kong


ĐHY Gioan Thang Hán đã phong chức cho bốn linh mục và một thầy phó tế ở Hong Kong nhân dịp kỷ niệm 800 năm ngày thành lập Dòng Đa Minh tại tu viện Dòng. Ngày 10 tháng 6-2016, hãng tin Fides cho biết, các tu sĩ này thuộc Tỉnh Dòng Đa Minh Trung quốc Đức Bà Mân Côi.

Kêu gọi thùa nhận cuộc diệt chủng tại vùng Trung Đông


ROMA: Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ kêu gọi chính quyền Italia thừa nhận cuộc diệt chủng đang xảy ra trong vùng Trung Đông.

Bài học từ ngôn sứ Ê-li-a

VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ sáng thứ Sáu, 10.06, tại nhà nguyện thuộc Nhà trọ Thánh Marta. Khởi đi từ Bài Đọc Một, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến ba thái độ làm nên đặc nét của người Kitô hữu: đứng trước nhan thánh Chúa trong thinh lặng để lắng nghe lời Người và sẵn sàng đi ra để tiến vào lòng đời nhằm công bố điều đã được nghe cho người khác biết. Đức Thánh Cha cũng cảnh giác mọi người trước nguy hiểm về một nỗi sợ hãi tê liệt trong đời sống Kitô hữu, không biết mình đang ở đâu trong cuộc hành trình với Thiên Chúa và không quan tâm đến tình trạng đời sống của mình trong Giáo hội.

Chứng từ của người sống sót từ cuộc diệt chủng

MONTREAL – Leon Celemencki, một người sống sót từ cuộc diệt chủng của Đức quốc xã đã chia sẻ với các bạn trẻ Canada ở Montreal, đang chuẩn bị đến Ba Lan tham dự đại hội giới trẻ quốc tế vào cuối tháng 7.

Đức Thánh Cha gặp 650 người dự Hội nghị về người khuyết tật

VATICAN. ĐTC kêu gọi giúp người khuyết tật hoàn toàn tham gia vào đời sống Giáo Hội một cách bình thường, đặc biệt là đời sống bí tích.

Tượng Chúa chịu nạn ở Santiago bị một số sinh viên phá hủy

SANTIAGO, CHILÊ – Hôm qua các học sinh và sinh viên của trường trung học và đại học ở thủ đô Chilê đã biểu tình yêu cầu những thay đổi trong luật hiện hành về giáo dục công ở nước này. Cuộc biểu tình do Liên hiệp sinh viên Chilê tổ chức với sự tham dự của khoảng 150 ngàn sinh viên. Vào cuối cuộc tuần hành ôn hòa, một nhóm thanh niên bịt mặt đã xông vào nhà thờ Gratitud Nacional ở trung tâm thủ đô Santiago; họ đã phá cửa và mang tượng Chúa Giê-su chịu đóng đinh ra – cao khoảng 3 mét – và đập vỡ tượng trên con đường chính của thành phố.