Đức Phanxicô gặp thượng phụ Kyrill ở Cuba |
Ngày thứ hai 13 tháng 6, uy lực lớn lao về mặt dân số của thế giới chính thống đã từ chối không tham dự công đồng được Thượng phụ đại kết Báctôlômêô triệu tập ở Crête, Hy Lạp.
Jean-François Colosimo, nhà trí thức chính thống và sử gia các tôn giáo, xem lại phối cảnh đã làm Giáo hội này khất lại không chịu quay về, sau 70 năm đông đá trong chế độ xô viết.
Vào giờ chót, Giáo hội chính thống Nga loan báo không tham dự công đồng liên chính thống do Thượng phụ Báctôlômêô của Constantinople triệu tập ở Crête.
Làm thế nào để hiểu thái độ này
Jean-François Colosimo: Xét cho cùng, phải xem bối cảnh lịch sử này qua một thời gian dài. Sự kình địch giữa hai ghế thượng phụ có từ thế kỷ 15 với việc người Ottoman chiếm Constantinople (1453).
Nhìn sự thất bại này như hình phạt cho các tội lỗi của Constantinople, từ đó giáo hội chính thống Nga cảm thấy mình có nhiệm vụ trong việc cứu đức tin của đạo chính thông. Đúng là lúc đó Moskova đại diện cho một giáo hội chính thống tự do. Và từ đó họ nung nấu một ý tưởng Rôma Thứ Ba.
Đầu tiên hết là bắt chước nhưng sau sự kình địch này mang tính địa chính trị. Lịch sử Giáo hội Nga không thể tách rời được với các quan hệ giữa nga hoàng và đế chế Thổ. Chính trị Nga tiến về các vùng biển nóng và sự tan rã của đế chế Thổ (Crimée, Caucase…) từ thời Nữ hoàng Catherine II cho đến Vladimir Poutine, đã nuôi dưỡng cho sự khinh miệt và thù địch của người Nga đối với Tòa Thượng Phụ.
Và cũng đúng, dưới đế chế Thổ là nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, nơi Thượng phụ đại kết – đặt trụ sở ở Istanbul, chỉ còn một nhúm người Hy Lạp-chính thống ở – là tù nhân của một tình trạng không do mình lựa chọn.
Và rồi, sự kình địch giữa hai ghế này mang tính giáo hội. Được thấy qua sự kiện từ lâu người Nga giúp các tín hữu kitô Ả Rập của Tòa Thượng Phụ Antioche thoát khỏi sự bảo trợ của Tòa Thượng Phụ Hy Lạp Constantinople. Và như thế ở thế kỷ 19, dấy lên trục Damas-Moskova, được duy trì trong thời kỳ xô-viết và vẫn còn hoạt động ngày nay, qua sự hỗ trợ tài chánh và kỹ thuật giữa hai tòa thượng phụ.
Vì thế, Constantinople luôn hưởng vị thế hàng đầu tuợng trưng cho toàn thể chính thống…
Đó là vấn đề ẩn dưới sự kình địch qua nhiều thế kỷ này: mà thực chất đích thực là quyền lực? Chính vì vậy mà từ thế kỷ 15, Constantinople mất sức mạnh sứ mệnh truyền giáo. Chính nước Nga đã gởi các sứ vụ đi Bắc Mỹ qua Alaska, và cũng qua cả Trung quốc, Nhật và toàn Á châu…
Vậy vấn đề chủ chốt: ai là chủ? Constantinople, có nghĩa là Giáo hội Mẹ của tất cả các Giáo hội, hay Giáo hội đang đích thực có sứ mệnh?
Như vậy Moskova chứng tỏ cho thấy mình có quyền lực?
Được khơi lại sau khi khối cộng sản bị sụp đổ, mối kình địch cũ chống Constantinople không cho phép Moskova đặt lại vấn đề uy quyền của tòa thượng phụ đại kết. Moskova cũng đánh ván bài về sức nặng dân số của mình.
Với 150 triệu tín hữu chắc chắn là đã chiếm một nửa giáo hội chính thống thế giới, nhưng lại là ông khổng lồ đứng trên đất sét: một nửa giáo dân ở Ukraina, nơi chiến tranh tàn phá hai năm nay và Giáo hội chính thống Ukraina có nguy cơ bị nổ tung…
Với bối cảnh này, cộng thêm một vấn đề khác thuộc thứ trật thần học. Chúng ta đừng quên Giáo hội chính thống Nga trước cách mạng năm 1917 là giáo hội tiến bộ của thế giới chính thống. Chính Giáo hội này, qua sự lưu vong của những nhà trí thức như Vladimir Lossky và sự gặp gỡ của họ với các tư tưởng gia lớn công giáo (như Lubac, Daniélou…), đã sinh sôi nẩy nở ở Pháp truyền thống thần học lớn và đại kết Phương Tây, qua đó Công đồng Vatican II mới có thể thành hình. Chỉ chừng đó, thoát thân từ chiếc nôi lâu đời Nga, Giáo hội chính thống Nga là Giáo hội phản ứng với các phản xạ máy móc.
Như thế chúng ta chứng kiến một sự đảo ngược lịch sử kinh khủng: tinh thần cởi mở ngày nay của người Hy Lạp bị người Nga tố cáo, trong khi trước đây họ là những người sáng tạo…
Giáo hội Nga sẽ được gì trong việc tẩy chay này?
Trên thực tế, vị thế xây dựng dựa trên sức mạnh che giấu một sự suy yếu về thể chế. Nghịch lý thay, việc Thượng phụ Kirill của Moskova không đến họp công đồng là hệ quá của việc ngài gặp Đức Phanxicô. Sự kiện này từ lâu bị hoãn lại để không làm cho cánh hữu siêu chủ nghĩa quốc gia giận, vì có thể tạo nên sự chia rẽ, cuối cùng đã kết tinh lại thành chiến dịch chống Thượng phụ Kirill trong chính thượng hội đồng của ngài (hội đồng các giám mục).
Và thế là Giáo hội Nga ở trên bờ vựa tri thức, quên đi bài học cởi mở của chính mình, buộc phải đi theo yêu sách thụt lui và theo chủ nghĩa quốc gia của những Giáo hội nhỏ như Bulgaria và Georgia, để bù lại cho các mong manh nội bộ của mình.
Điều này dẫn đến ghế trống dành cho Giáo hội Nga, một Giáo hội được xem là vô địch cho một giáo hội chính thống thiểu số và không nhân nhượng. Khi làm ra vẻ chống quyền lực nhất thời này, Giáo hội chính thống Nga chơi ván bài duy nhất mà họ còn trong tay để tồn tại, để khỏi gấp mình trước Thượng phụ Báctôlômêô. Chơi ván bài này, họ càng cho thấy mình ở bên lề hơn là làm cho mình được củng cố.
Samuel Lieven (la-croix.com) | Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
(Nguồn: phanxico.vn)