MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Nghiên cứu mới: Tôn giáo góp phần vào kinh tế Hoa Kỳ nhiều hơn Facebook, Google và Apple cộng lại

Khách hàng chờ để vào cửa hàng Toys R Us ở quảng trường Times, New York vào lễ Tạ Ơn dịp giảm giá Black Friday Nov. 26, 2015. (Yana Paskova/Getty Images)
Trong số báo ngày 15 tháng Chín vừa qua của tờ Washington Post, nữ ký giả Julie Zauzmer cho rằng tôn giáo là một doanh nghiệp lớn. Nhưng mà lớn cỡ nào? Một cuộc nghiên cứu mới do một nhóm chuyên viên gồm hai cha con công bố hôm thứ Tư, 14 tháng Chín, dưới hình thức một bài báo, cho hay: doanh nghiệp này lớn hơn cả Facebook, Google và Apple cộng lại.

Uỷ ban đối thoại Công giáo - Chính thống họp toàn thể tại Italia

Khoá họp toàn thể tại Amman (năm 2014) của Uỷ ban đối thoại Công giáo - Chính thống
WHĐ – Tại Chieti, Italia, Uỷ ban hỗn hợp Quốc tế Đối thoại thần học giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống đang tiến hành Khoá họp toàn thể từ ngày 15 đến 22 tháng Chín 2016. Khóa họp do Tổng giáo phận Chieti-Vasto và Hội đồng Giám mục Italia đứng ra tổ chức, dưới sự chủ trì của Đức hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo, và Đức Tổng giám mục Telmessos Job (Getcha), đại biểu của Toà Thượng Phụ Constantinopolis tại Hội đồng Đại kết các Giáo hội ở Geneva.

Học viện Công giáo Việt Nam: Khai giảng Khóa học đầu tiên


WHĐ – Đúng một năm sau ngày Sắc lệnh thành lập Học viện Công giáo Việt Nam được Bộ Giáo dục Công giáo của Toà Thánh ấn ký (14 tháng 9 năm 2015), Khóa học đầu tiên (Cao đẳng thần học) của Học viện đã khai giảng lúc 9 giờ sáng ngày 14-09-2016, lễ Suy tôn Thánh giá, tại trụ sở Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam – cũng là nơi đặt tạm Học viện.

Kitô hữu ở Nigeria là mục tiêu của bạo lực

Ngoại trưởng John Kerry thăm Sokoto tháng 8/2016 - AF
WASHINGTON D.C. – Trong chuyến thăm Hoa kỳ theo lời mời của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ, một tổ chức bác ái Công giáo giúp các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới, Đức cha Matthew Kukah của giáo phận Sokoto, miền bắc Nigeria chia sẻ với hãng tin CAN: bách hại không chỉ là lịch sử của Giáo hội. Nó là một thực tại mà ngài sống hàng ngày.

Lễ giỗ thứ 14 Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận


ROMA. Sáng ngày 16-9-2016, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, đã chủ sự lễ giỗ lần thứ 14 Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

Phá thai và toan tính tự tử cản trở chịu chức thánh


VATICAN. Thực hiện hoặc cộng tác vào việc phá thai có hiệu quả hoặc toan tính tự tử tiếp tục là điều bất hợp luật cản trở sự chịu chức thánh, mặc dù đương sự không phải là người Công Giáo khi thực hiện những điều đó.

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại

Người Kitô hướng tầm nhìn vào ‘ngày sau hết’, có nghĩa là không dừng lại ở đây mà nhìn hướng tới “xác loài người ngày sau sống lại”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điều này trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.

Đức Thánh Cha phát triển bài giảng dựa trên đoạn thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô. Trong thư, thánh Phaolô nói về “sự cứu chuộc trong ngày sau hết”. Đức Thánh Cha nhắc nhớ về khúc cuối của Kinh Tin Kính mà các tín hữu vẫn đọc: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.”

Thật dễ khi nói về quá khứ, vì quá khứ thì cụ thể. Cũng dễ khi nhìn về quá khứ, vì chúng ta thấy nó. Nhưng khi nhìn tới tương lai, chúng ta nghĩ rằng, “tốt hơn là không nên nghĩ”. Và không dễ chút nào để đi vào thực tại của tương lai.

Thật dễ để nhìn về quá khứ; cũng dễ khi nhìn vào hiện tại; ngay cả nhìn tới tương lai cũng dễ. Bởi lẽ, dù quá khứ, hiện tại, hay tương lai, thì tất cả đều chết. Thế nhưng, nhìn tới “ngày sau hết” thì quả là khó. Đó là điều mà thánh Phaolô nói. Điều ấy là gì và như thế nào? Sự sống lại. Chúa Kitô sống lại. Chúa Kitô đã sống lại và rõ ràng Người không phải là ma. Trong Tin Mừng, thánh Luca tường thuật về sự phục sinh: Chúa Giêsu nói “Hãy chạm vào Thầy… Ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây… Anh em có gì ăn không?”. Chúng ta lại hỏi: “Trời ở đâu?” nếu “tất cả chúng ta sẽ ở đó,” nhưng chúng ta không hiểu được điều mà thánh Phaolô nói về ‘ngày sau hết’.

Đừng quên rằng, ngay từ thế kỷ đầu, thánh Gioan tông đồ đã xác định: “Nếu ai nói Ngôi Lời Thiên Chúa không trở nên người phàm, thì đó là kẻ phản Kitô”. Để hiểu được ‘ngày sau hết’, thì quả là rất khó khăn. Thánh Phaolô nói: “Chúng ta sẽ sống lại, giống như Đức Kitô đã sống lại. Thân xác chúng ta sẽ được biến đổi thành thân xác phục sinh.” Đức tin vào sự sống lại, có căn nguyên sâu xa từ lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.

Một lần nữa, chúng ta hãy nhớ rằng, sau khi Phục Sinh, Chúa Kitô đã cùng ăn cùng uống với các môn đệ và các ông đã chạm vào Người. Những điều này rất khó hiểu và khó chấp nhận, vì đó là thực tại thuộc về ‘ngày sau hết’. Cần có một mức độ trưởng thành nào đó để có thể hiểu được quá khứ. Cũng thế, cần có một mức độ trưởng thành nào đó để hiểu được hiện tại, để hiểu tương lai. Và cần có một hồng ân lớn lao của Chúa Thánh Thần, chúng ta mới có thể hiểu được ‘ngày sau hết’. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn đức tin.

Tứ Quyết SJ

(Nguồn: Radio Vatican)

Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục thực thi lòng thương xót

VATICAN. Sáng ngày 16-9-2016, trong buổi tiếp kiến 154 giám mục thuộc Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, ĐTC mời gọi các vị trở thành những “mục tử của lòng thương xót”.

5 Phút Lời Chúa ngày 17/09/2016

17/09/16 THỨ BẢY TUẦN 24 TN
Th. Rô-be-tô Ben-la-mi-nô, giám mục, tiến sĩ HT
Lc 8,4-15
Suy niệm: Kể dụ ngôn này với các môn đệ, Chúa Giê-su bị giới lãnh đạo Do Thái chống đối ra mặt. Nhưng Người vẫn kiên trì tiếp tục sứ vụ của mình: rao giảng, dạy dỗ, chữa bệnh, trừ quỉ… Người làm việc như một người gieo hạt cần mẫn. Dẫu biết rằng có những hạt giống rơi trên vệ đường, trong bụi gai, trên đá sỏi sẽ không sống được nhưng người gieo vẫn cứ gieo vì biết có rất nhiều hạt khác rơi trên đất tốt, hứa hẹn một mùa gặt chắc chắn sẽ đến.

Mời Bạn: Bức tranh thế giới hôm nay thật ảm đạm: ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, khoảng cách giàu nghèo, khủng bố, chiến tranh, nợ nước ngoài, đại dịch HIV/AIDS. Thêm vào đó là: tham nhũng hối lộ, đạo đức suy thoái, cơ chế bất công, nội chiến triền miên, thất nghiệp, giáo phái lộng hành…. Tuy vậy người môn đệ Đức Ki-tô vẫn tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng của Nước Thiên Chúa. Cùng với Chúa Giê-su họ tham gia vào cuộc chiến chống lại ác thần, không để mình bị bóp nghẹt bởi thế lực của tội lỗi.

Sống Lời Chúa: Biết bao người đang dấn thân xây dựng xã hội công bằng bác ái. Họ là những mảnh đất tốt đang đón nhận hạt giống Lời Chúa và đang sinh hoa kết trái. Tôi vui mừng tạ ơn Chúa và quyết tâm kiên trì dấn thân cho Nước Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù cuộc sống không luôn mỉm cười với con, nhưng xin cho con luôn sống vui tươi và tín thác nơi Chúa. Khi con bị cám dỗ chùn bước hay buông thả, xin cho con biết nắm chặt bàn tay Chúa để Chúa sẽ dìu con lên. Amen.

Trong một thế giới mà con người “mồ côi”, chúng ta có Mẹ Maria chở che

Trong một thế giới đang đau khổ vì đơn côi, chúng ta có Mẹ Maria đồng hành và che chở. Đức Thánh Cha nói như thế trong thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện thánh Marta nhân ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi.

Đức Thánh Cha và các Hồng Y cứu xét việc bổ nhiệm Giám Mục

VATICAN. ĐTC và Hội đồng 9 Hồng y Cố vấn tiếp tục cứu xét các đức tính và khả năng về linh đạo và mục vụ cần thiết cho một giám mục.

Đức Thánh Cha kêu gọi bảo vệ phẩm giá con người

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 15-9-2016, dành cho 150 thành viên Hiệp Hội Kinh Thánh Italia, ĐTC kêu gọi bảo vệ phẩm giá con người chống lại nhiều thứ đe dọa.

5 Phút Lời Chúa ngày 16/09/2016

16/09/16 THỨ SÁU TUẦN 25 TN
Th. Co-nê-li-ô, giáo hoàng và Xíp-ri-a-nô, giám mục, tử đạo
Lc 8,1-3
Suy niệm: Bất chấp những luật lệ của hàng tư tế về sự thanh sạch, Chúa Giê-su tiếp xúc với những chị em bị xã hội coi là ô uế. Trong Tin Mừng hôm nay Ngài chấp nhận cho một số chị em - từng bị quỉ ám và bệnh tật - cùng đồng hành trên đường truyền giáo cùng với Nhóm Mười Hai. Quả thật, Chúa Giê-su tôn trọng phẩm giá người phụ nữ và đánh giá cao sự phần đóng góp của họ trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng.

Mời Bạn: Tôn trọng quyền lợi và phẩm giá người phụ nữ, Giáo Hội mong muốn càng ngày càng có nhiều phụ nữ có điều kiện về thời giờ và khả năng tham gia vào các sinh hoạt trong đạo cũng như ngoài đời. Đặc biệt, nơi gia đình là “Hội Thánh tại gia,” chị em là người đóng vai trò chủ chốt trong việc chuyển giao đức tin cho con cái mình.

Chia sẻ: Trong giáo xứ của tôi có tình trạng khinh miệt, bạo hành phụ nữ (vợ, người nữ giúp việc…) không? Tôi có giúp các chị em nhận thức và bảo vệ phẩm giá của mình, không cho phép biến người nữ thành “vật dụng kinh tế” hay “đồ giải trí tầm thường” không”?

Sống Lời Chúa: Trong phạm vi của mình, tôi để tâm phát hiện và chận đứng những hình thức khinh miệt, bạo hành phụ nữ.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a đầy ơn phúc, xin Mẹ cho các chị em tỏa lan ra xung quanh hương thơm đời sống thánh thiện nhân đức. Xin cho chị em dẫn đưa tha nhân về với Chúa bằng cánh tay và trái tim mẹ hiền.

Sắp mở các trường tôn giáo ở Việt Nam?


Trong tương lai, các Giáo hội và tôn giáo sẽ có thể hoạt động tích cực trong lãnh vực giáo dục. Dự án luật về tôn giáo được đưa ra vào tháng 8 vừa qua đã ghi nhận khả năng này, nhưng chỉ đưa ra một cách chung chung chứ không có các chỉ dẫn cụ thể.

Tên đường mang tên Mẹ Têrêsa Calcutta ở bang Orissa, Ấn Độ


CUTTACK-BHUBANESHWAR, ORISSA – Vào ngày 4 tháng 9, ngày Mẹ Têrêsa Calcutta, sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, được tôn phong hiển thánh tại quảng trường thánh Phêrô, một con đường mới mang tên Mẹ Têrêsa cũng được khánh thành.

5 Phút Lời Chúa ngày 15/09/2016

15/09/16 THỨ NĂM TUẦN 24 TN
Đức Mẹ Sầu Bi
Ga 19,25-27
Suy niệm: Lời tiên báo của Si-mê-on gắn liền số phận của Mẹ với số phận của con trẻ Giê-su: Con sẽ bị người ta chống đối; lòng Mẹ sẽ như bị gươm đâm thâu. Điều đó có nghĩa rằng cuộc đời của Mẹ liên đới chặt chẽ với cuộc đời của Con; số phận của Con là tương lai của Mẹ; thánh giá của Con là khổ giá của Mẹ; mẹ với con cùng chung một số phận. Người ta khó hình dung những gì xảy ra trong lòng Đức Ma-ri-a lúc ấy, khi Mẹ đứng dưới chân thập giá bên cạnh con mình trên đỉnh núi Sọ; nhưng chắc chắn có thể khẳng định rằng Mẹ luôn chia sẻ những biến cố cuộc đời của Chúa Giê-su, con của Mẹ, và sẵn sàng “xin vâng” theo ý của Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh với niềm phó thác.

Mời Bạn nhớ đến những người mẹ đang cưu mang hay nuôi nấng con của mình. Có những người mẹ đang phải lo lắng vì một người con sẽ sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn kinh tế, bệnh tật. Có những người mẹ đang ưu tư về tương lai của con cái. Có những người mẹ đang phải khốn đốn vì những đứa con hư hỏng, bê tha. Họ đang cần lời cầu nguyện và sự ủi an, chia sẻ của bạn.

Chia sẻ: Là con cái, bạn thường có tâm tình gì đối với mẹ mình?

Sống Lời Chúa: Cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ những người mẹ đang phiền muộn vì con cái, để họ bắt chước Đức Ma-ri-a vác thập giá cùng với con mình.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin cho các bà mẹ biết đón nhận sự sống của con mình và chia sẻ mọi cảnh huống của con như Mẹ đã sống với Chúa Giê-su. Amen.

Những kỷ niệm và hình ảnh: Một thoáng nhìn vào những khoảnh khắc với Mẹ Têrêsa Calcutta


Nhiếp ảnh gia chân dung Michael Colloppy đã từng làm việc với những người nổi tiếng, nhưng khi kể lại công việc chụp ảnh Mẹ Têrêsa, đã nói rằng “Tôi chưa từng gặp người nào có thể sánh với chiều sâu tâm linh về nhân cách và tình yêu vị tha mà Mẹ Têrêsa đã bày tỏ trong suốt 15 năm tôi được biết Mẹ.”

Đức Phanxicô gặp hai nạn nhân bị lạm dụng tình dục


Linh mục Dòng Tên Hans Zollner chứng nhận sự cam kết của Giáo hội trong việc chống các lạm dụng tình dục

Ngày 11 tháng 9-2016, Linh mục Hans Zollner loan báo Đức Phanxicô đã gặp hai nạn nhân của nạn ấu dâm vào ngày chúa nhật 10 tháng 9-2016. Trong một phỏng vấn của Radio Vatican, linh mục Dòng Tên thành viên của Hội đồng Giáo hoàng bảo vệ trẻ em đã nói lên sự cam kết của Giáo hội trong cuộc chiến đấu chống các vụ lạm dụng tình dục.

Cựu tù nhân cộng sản được tuyên Chân Phước tại Kazakhstan

Một linh mục Ba Lan là người đã phải trải qua 13 năm trong các trại lao động Liên Xô đã được tuyên Chân Phước tại nhà thờ chính tòa Karaganda, bên Kazakhstan vào ngày 11 Tháng Chín.

Chương trình Đức Thánh Cha viếng thăm Georgia và Azerbaigian

VATICAN. ĐTC sẽ viếng thăm Cộng hòa Georgia và Azerbaigian từ ngày 30-9 đến 2-10 tới đây.

Vượt qua sự dửng dưng, xây dựng văn hóa gặp gỡ

Chúng ta xây dựng nền văn hóa đích thực của việc gặp gỡ, để vượt thắng kiểu văn hóa dửng dưng. Đó là lời mà Đức Thánh Cha chia sẻ trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Đức Thánh Cha cảnh báo về những thói quen xấu, ngay cả trong gia đình, đó là những thói quen làm cho mọi người không còn lắng nghe nhau.

5 Phút Lời Chúa ngày 14/09/2016

14/09/16 THỨ TƯ TUẦN 24 TN
Suy tôn Thánh Giá
Ga 3,13-17
Suy niệm: Kể từ khi Đức Ki-tô chịu đóng đinh và sống lại, cây thánh giá không còn là một nhục hình kinh tởm, mà là vinh dự và tự hào của Ki-tô giáo: “Vinh quang của ta là thánh giá Đức Kitô, nơi Người ơn cứu độ của ta, sức sống của ta, phục sinh của ta...” Thánh giá hiện diện trên các cơ sở tôn giáo. Dấu thánh giá khởi đầu mọi cử hành phụng vụ và việc đạo đức. Dấu thánh giá được vạch trên mọi đồ vật tôn giáo, trên mọi ki-tô hữu. Phép lành được ban với hình thánh giá. Đấy là bên ngoài, còn bên trong tâm hồn ki-tô hữu, họ được mời gọi yêu mến, đón nhận và vác thánh giá theo Chúa. Ki-tô hữu không xin Chúa cất thánh giá đi, nhưng xin Chúa thêm sức mạnh để mình có thể vác thánh giá theo chân Chúa (Kinh Mân Côi, gẫm thứ 4 mùa Thương).

Mời Bạn: Môn đệ Chúa là người vác thánh giá theo Chúa. Dòng Mến Thánh Giá chọn châm ngôn: “Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí tôi.” Thánh Tê-rê-xa A-vi-la cầu xin Chúa rằng: “Cho con chịu đau khổ, không thì cho con chết đi.” Trước những gương sáng đó bạn cũng yêu mến và đón nhận thánh giá trong đời bạn chứ?

Chia sẻ: Đâu là thánh giá hiện nay của đời bạn? Một người, sự kiện, bệnh tật, thất bại, một điều trái ý bạn. Hãy nhìn vào cây thánh giá trước mặt bạn, và cầu xin sức mạnh của Chúa để chấp nhận.

Sống Lời Chúa: Hôm nay, bạn hãy vui tươi đón nhận mọi thánh giá bạn gặp trên đường và vác đi trong tin yêu.

Cầu nguyện: “Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giê-su Ki-tô; vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ.”

Pháp phá vỡ âm mưu khủng bố gần nhà thờ Đức Bà Paris


Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ca ngợi các lực lượng an ninh vì đã bắt giữ được vào hôm thứ Sáu một nhóm nghi phạm khủng bố đang âm mưu một cuộc tấn công lớn.

Mười điểm về Đức Giáo hoàng Phanxicô


Từ thời điểm ngài bước ra ban công Vương cung Thánh đường thánh Phêrô, khi được bầu lên ngai giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khiến cả thế giới chú ý vì thông điệp đơn sơ về tình yêu và lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa. Và đây là 10 điểm bạn cần biết về Giáo hoàng Phanxicô:

Việt Nam: Chuyện gì xảy ra khi các Giám Mục ái quốc

Các chủng sinh Việt Nam trong một buổi viếng thăm mục vụ của Hồng y Filoni ở Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2015
Lập trường dân tộc của Giáo hội đối với vấn đề dai dẳng về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có thể tạo thêm tín nhiệm từ chính quyền Hà Nội.

Người cùi, người tị nạn ở Orissa tham dự lễ tạ ơn dịp phong thánh Mẹ Têrêsa

BHUBANESWAR – Trong Thánh lễ cử hành ngày 11/09 tại nhà thờ chánh tòa Thánh Vính Sơn ở Bhubaneswar, thủ phủ của bang Orissa, Ấn Độ, đã có khoảng 2000 tín hữu đến từ nhiều nơi tham dự; trong đó cũng có các người cùi và tị nạn cư trú tại các cơ sở do các nữ tu Thừa sai bác ái điều hành.

Cầu nguyện cho ơn hiệp nhất

Sự chia rẽ đã phá hoại Hội Thánh và ma quỷ nỗ lực tấn công vào gốc rễ của sự hiệp nhất, gốc rễ của sự hiệp nhất là việc cử hành Thánh Lễ. Đó là lời mà Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Thánh Marta, nhân ngày lễ Danh thánh Mẹ Maria.

Tân Thống Phụ Dòng Biển Đức: Cha Gregory Polan

ROMA. Cha Gregory Polan người Mỹ đã được bầu làm Thống Phụ (Abate Primate) thứ 10 của Liên hiệp các chi dòng Biển Đức trên thế giới, với nhiệm kỳ 8 năm.

Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha nhóm họp

VATICAN. Hôm 12-9-2016, Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn của ĐTC đã khai mạc khóa họp thứ 16 với mục đích giúp ngài cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

5 Phút Lời Chúa ngày 13/09/2016

13/09/16 THỨ BA TUẦN 24 TN
Th. Gio-an Kim Khẩu, giám mục, tiến sĩ HT
Lc 7,11-17
Suy niệm: Người phụ nữ thành Na-in từng sống với nỗi đau của người góa bụa: mất chồng, cô đơn, thiếu người nâng đỡ, một mẹ một con, đương đầu với những gian nan khốn khó trong cuộc sống. Bao nhiêu an ủi, hy vọng bà đặt nơi người con trai duy nhất, nhất là khi cậu sắp thành người lớn. Thế nhưng chính lúc đó, tử thần cướp mất mạng sống của anh khỏi tay bà. Tâm hồn bà tan nát sầu khổ, không gì bù đắp được. Chúa Giê-su đã chạnh lòng thương xót. Ngài đến gần quan tài gọi người thanh niên chỗi dậy. Đây là một trong những trường hợp Chúa Giê-su làm phép lạ không phải vì có người đến khẩn khoản cầu xin hay bày tỏ đức tin chân thành, nhưng chỉ vì Chúa chạnh lòng thương xót. Ngài cho thấy bản tính của Thiên Chúa chính là yêu thương, đúng như thánh Gio-an đã định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tất cả cuộc sống trần gian và cái chết Chúa Giê-su cho thấy Ngài là hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa.

Mời Bạn: Nhà khoa học mong sao chế tạo một người máy có đôi chút rung cảm của con người, trong khi đó, con người lại sống vô cảm như người máy! Chúa Giê-su muốn thức tỉnh những tâm tình yêu thương, tha thứ, cảm thông trong trái tim mỗi người để chúng ta đừng thờ ơ lãnh đạm với những đau khổ của tha nhân. Chúng ta đừng quên lời Thánh Gioan Thánh Giá: “Vào lúc cuối đời chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu.”

Sống Lời Chúa: Noi gương Chúa Giê-su, tôi để tâm giúp đỡ những người cần cứu giúp về vật chất hoặc tinh thần đang sống gần bên tôi.

Cầu nguyện: Đọc kinh Thương Người Mười Bốn Mối.

Sáu bài học từ Mẹ Têrêxa mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống


Sáu bài học từ Mẹ Têrêxa mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống.

Khóa thường huấn Linh mục đoàn GP Đà Nẵng, Thánh lễ khai giảng năm học 2016-2017 tiền chủng viện Gioan

thuong-huan_06_nen

Thường huấn là một sinh hoạt bình thường và vô cùng cần thiết để ôn lại bổ sung thêm và cập nhật hiểu biết mục vụ cho các linh mục đang làm mục vụ giáo xứ trong giáo phận.

Rao giảng Tin Mừng không chỉ bằng lời nói nhưng bằng việc làm

VATICAN. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 6, ngày 09.09, tại nguyện đường thuộc nhà trọ Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến bản chất của việc rao giảng Tin Mừng: đó là một nghệ thuật và là một nguyên tắc đòi hỏi kỷ luật, chứ không bao giờ là một điều để khoe khoang hãnh diện hay là một công việc của một nhân viên công chức. Nói khác đi, việc truyền giáo hay rao giảng Tin Mừng không bao giờ giống như việc ‘dạo chơi trong công viên’.

Thiên Chúa luôn chờ đợi và tha thứ cho chúng ta

VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 11.09, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng với ba dụ ngôn trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Đức Giêsu trình bày cho chúng ta gương mặt đích thật của Thiên Chúa. Ngài là một người cha với vòng tay rộng mở, đối xử với kẻ tội lỗi bằng sự dịu hiền và lòng xót thương.

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung nhân dịp Năm Thánh: 10-9-2016

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 30 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 10-9-2016, ĐTC phê bình ảo tưởng của nhiều người ngày nay, tưởng rằng mình có thể được giải thoát nhờ sức riêng của mình.

5 Phút Lời Chúa ngày 12/09/2016

12/09/16 THỨ HAI TUẦN 24 TN
Thánh Danh Đức Ma-ri-a
Lc 7,1-10
Suy niệm: Người có đạo lâu năm không đương nhiên là có đức tin mạnh hơn các anh chị em tân tòng; những người lớn tuổi chưa chắc là có đức tin kiên cường hơn những người tuổi nhỏ, bởi vì đức tin không tùy thuộc vào tuổi tác và ngày tháng ghi trong sổ Rửa Tội. Thậm chí, đôi khi người ngoại đạo nhưng lại có lòng tin mạnh mẽ vào quyền năng và tình yêu của Chúa hơn cả những người mang danh là đạo gốc từ nhiều đời. Viên đại đội trưởng ngoại giáo hôm nay là một điển hình. Ông tin vào quyền lực của Đức Giêsu đến mức Người phải thán phục thốt lên: “Ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế.”

Mời Bạn: Nhìn lại chính lòng tin của mình và thử đánh giá xem bạn tin mạnh mẽ đến mức nào. Chẳng hạn, bạn có tin vững vàng rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, rằng Đức Giê-su là Đấng Cứu Độ cho mọi người, rằng Chúa Thánh Thần đang không ngừng hoạt động cách mầu nhiệm để dẫn dắt và thánh hoá con người và lịch sử? Bạn có tin Chúa Ki-tô hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể? Bạn có tin vào ơn tha thứ của Chúa trong bí tích Hoà Giải? Và đừng quên: muốn lượng giá đức tin, phải xem xét hành động.

Sống Lời Chúa: Căn tính của người Ki-tô hữu là lòng tin vào Đức Ki-tô; bạn hãy bảo đảm rằng mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của mình đều toả sáng lòng tin ấy.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù ở giữa những gian nan thử thách, những cô đơn tuyệt vọng, những ê chề sa ngã, xin cho con vẫn một niềm tin tưởng vào quyền năng và tình yêu của Chúa. Amen.

5 Phút Lời Chúa ngày 11/09/2016

11/09/16 CHÚA NHẬT TUẦN 24 TN – C
Lc 15,1-32
Suy niệm: Trong bối cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, ba dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay như một chùm ánh sáng làm nổi bật hình ảnh ba chiều của Lòng Thương Xót. 1/ Niềm mong ước của Lòng Thương Xót là không để mất một ai trong những tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên giống hình ảnh Ngài, cho dù nó có nhỏ bé mấy đi nữa. 2/ Lòng Thương Xót chứa đựng một quyền năng vô biên thúc đẩy Chúa ra đi tìm kiếm cho bằng được những người tội lỗi, lạc xa tình Chúa để đưa họ trở về với Ngài. 3/ Lòng Thương Xót hoá thành Niềm Vui viên mãn khi những người con cái Chúa “đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.”

Mời Bạn: Lòng Thương Xót của Chúa tuôn tràn lai láng trên chúng ta để rồi chúng ta lại trao ban lòng thương xót ấy cho anh chị em của mình. Mời bạn chiêm ngắm Đức Ki-tô chịu đóng đinh là “dung nhan Lòng Thương Xót” để mô phỏng, đồng hoá những “nét” thương xót ấy trong tâm hồn của bạn.

Chia sẻ: Tính vô cảm đã tiêm nhiễm vào lối sống Kitô hữu ngày nay như thế nào? Bạn cho một ví dụ chứng minh.

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày khắc hoạ vào tâm hồn mình một “nét” thương xót của Đức Ki-tô bằng cách thực hiện ba điều tâm niệm này: - luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho tha nhân; - sống bao dung nhẫn nại; - và tha thứ không giới hạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình, Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài bằng sự tha thứ và lòng thương xót. Xin làm cho chúng con trở thành gương mặt hữu hình của Lòng Thương Xót Chúa trên trái đất này. (theo Kinh Năm Thánh)