MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Nhật Bản có tiểu vương cung thánh đường đầu tiên

Nhà thờ Oura được xây năm 1865. Ảnh: heraldmalaysia.com
Nhà thờ Oura xây năm 1865 là nơi để nhóm “Kitô hữu bí mật” bày tỏ đức tin

Một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nagasaki, miền đông Nhật Bản, trở thành nhà thờ đầu tiên trong nước này được ban tặng tước hiệu “tiểu vương cung thánh đường”, The Asahi Shimbun đưa tin.

Đức Thượng Phụ Kirill chúc mừng tân tổng thống Hoa Kỳ


Nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga đã gởi lời chúc mừng tới Tổng thống tân cử Donald Trump của Hoa Kỳ.

Đức Phanxicô gặp các linh mục đã rời chức thánh


Ngày 11 tháng 11năm 2016, Văn phòng báo chí Tòa Thánh loan báo, Đức Phanxicô mong muốn gặp các linh mục trẻ đã rời chức thánh trong ngày “Thứ sáu lòng thương xót”, đây là lần thứ 11 và cũng là lần cuối của các ngày “Thứ sáu lòng thương xót” này.

Các tín hữu Công giáo Nam Hàn có thể phúc âm hóa Á châu không?


SEOUL, NAM HÀN – Các tín hữu Công giáo Nam Hàn có lập trường truyền giáo duy nhất; đó là nhận định của giáo sư Kirsteen Kim, một giảng viên thần học và thế giới Kitô giáo tại đại học Leeds ở vương quốc Anh.

Tình yêu của người Kitô là rất cụ thể chứ không trừu tượng

Tình yêu của người Kitô là rất cụ thể, chứ không phải là loại tình yêu “mềm” trong vở kịch, vì tình yêu Kitô bắt nguồn từ Ngôi Lời Nhập Thể. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Đức Phanxicô muốn hiểu ảnh hưởng hoạt động chính trị trên người nghèo

VATICAN – Trong bài tường thuật dài đăng trên báo Repubblica, ông Eugenio Scalfari, vị sáng lập nhật báo đề cập đến cuộc phỏng vấn mới với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 7 tháng 11 vừa qua. Chủ đề của cuộc nói chuyện là về vị tân tổng thống Hoa kỳ, ông Donald Trump - khi đó chưa đắc cử - và các lo ngại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về người di dân, cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng, sự tử đạo của các Kitô hữu.

5 Phút Lời Chúa ngày 12/11/2016

12/11/16 THỨ BẢY TUẦN 32 TN
Th. Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo
Lc 18,1-8
Suy niệm: Có lẽ Chúa Giê-su biết con người “ngại làm phiền Chúa” nên “lười” cầu nguyện chăng? Chẳng vậy mà Ngài không ngừng nhắc nhở chúng ta về việc này. Lúc thì Ngài quả quyết “Hãy xin thì sẽ được”, lúc thì chính Ngài cầu nguyện làm gương cho chúng ta. Hôm nay, Chúa “đánh” vào óc lý luận của chúng ta bằng câu chuyện một bà goá ‘lì đòn’. Chỉ với vũ khí của kẻ bé mọn là “lòng kiên nhẫn”, bà goá này đã lay chuyển được ông quan toà bất chính “coi trời bằng vung”. Vậy “chẳng lẽ…” Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương, lại không lắng nghe những ai cầu nguyện với lòng tín thác nơi Ngài? Vâng, kiên trì cầu nguyện có thể làm thay đổi được cả ý định của Thiên Chúa đấy, bạn ạ!

Mời Bạn: Bạn có biết các thánh nói gì về cầu nguyện không? Cầu nguyện! Cầu nguyện! Vâng, cầu nguyện như hơi thở, cầu nguyện là ánh mắt đơn sơ hướng nhìn lên Chúa, là tiếng kêu của lòng biết ơn và của con tim giữa cơn thử thách cũng như giữa niềm hân hoan. Sau cùng, cầu nguyện là cái gì lớn lao, siêu vời làm triển nở tâm hồn và kết hợp ta với Chúa Giê-su. (Th. Têrêxa Hài Đồng Giêsu). Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện, như chúng ta cần hít thở, hãy cảm thấy nhu cầu cầu nguyện trong ngày và hãy cố gắng cầu nguyện. Tôi coi công việc của tôi như một lời cầu nguyện.” Bạn sống và thực hành như vậy nhé!

Chia sẻ: Có lúc bạn thấy chán hoặc khô khan trong khi cầu nguyện? Bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm đó.

Sống Lời Chúa: Đừng bao giờ quên dành ít phút thật riêng để tâm sự với Chúa!

Thiệp mời: Lễ Đức Mẹ Dâng Mình và Ngày Họp Mặt Truyền Thống Xuân Bích


Các cử tri tôn giáo và cuộc thắng cử của Donald Trump


Trước ngày bầu cử 8 tháng 11, hãng tin Catholic News Agency, dù thận trọng cho rằng không thể đoán được lá phiếu Công Giáo, vẫn cho biết theo cuộc điều tra của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng về Việc Tông Đồ thuộc Đại Học Georgetown, công bố hôm Thứ Sáu, Donald Trump đang thắng lá phiếu Công Giáo với biên tế 16 điểm: 54% so với 38% (Clinton), 3% ủng hộ Gary Johnson, 4% còn lại không rõ.

Tuyên bố của Đức Tổng giám mục Joseph E. Kurtz, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống


Ngay sau khi có kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thứ Tư 9-11, Đức Tổng giám mục Joseph E. Kurtz, Tổng giáo phận Louisville, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau đây:

Đức hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh mong tân Tổng thống Donald Trump thúc đẩy hòa bình thế giới


Sau khi có kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thứ Tư 9-11, Đức hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã bày tỏ hy vọng tân Tổng thống Donald Trump sẽ được Chúa hướng dẫn để phục vụ quốc gia đồng thời thúc đầy nền hòa bình và thịnh vượng trên thế giới.

Các Giám Mục và đoàn thể Công Giáo Hoa Kỳ kêu gọi đoàn kết sau cuộc bầu cử


Các Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi người Công Giáo hãy cầu nguyện cho các quan chức được bầu và khuyến khích mọi người dồn mọi nỗ lực cho sự thống nhất và lợi ích chung.

Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc đời mẹ Antonia Brenner, thiên thần trại tù


“Thiên Chúa vẽ đường thẳng bằng những nét cong ”; dù cho chúng ta là ai hay chúng ta làm gì và ở đâu, Thiên Chúa luôn gọi chúng ta. Điều này được thể hiện rõ trong cuộc đời của Mẹ Antonia Brenner, một phụ nữ đã từng kết hôn và ly dị hai lần, có 8 người con, lại được gọi trở thành nữ tu và sáng lập một dòng tu mới.

Đức Thánh Cha giải thích sự hiệp nhất các tín hữu Kitô

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 10-11-2016 dành cho Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐTC đã minh định thế nào sự là hiệp nhất.

Giữ vững niềm hy vọng

Chúng ta phải vượt qua cám dỗ về một thứ tôn giáo theo kiểu biểu diễn luôn tiết lộ những điều mới lạ. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Ngài nói: Nước Thiên Chúa sẽ lớn mạnh nếu chúng ta biết giữ vững niềm hy vọng trong từng ngày sống.

5 Phút Lời Chúa ngày 11/11/2016

11/11/16 THỨ SÁU TUẦN 32 TN
Th. Mác-ti-nô, giám mục
Lc 17,26-37
Suy niệm: Hầu như dân tộc nào cũng có những truyền thuyết về ngày cùng tận của thế giới này; và những câu chuyện ấy được kể lại cho nhau trong sự lo lắng không biết khi nào thì “ngày ấy” sẽ xảy đến. Trong mạc khải Thánh Kinh, “ngày ấy” cũng là ngày “Triều đại Thiên Chúa đến.” Chúa Giê-su cho biết “ngày ấy” là một thời điểm kép: Trước hết, “Triều đại Thiên Chúa” đã đến rồi và ‘đang ở giữa các ông” (Lc 17,21). Thế nhưng, ngày mà triều đại đó sẽ hoàn tất, tức là ngày Ngài quang lâm, thì vẫn luôn là một bất ngờ, sẽ đến “như một tia chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia.” Để sẵn sàng cho sự bất ngờ đó, Chúa dạy chúng ta học kinh nghiệm nơi câu chuyện Lụt Hồng Thuỷ và sự huỷ diệt của thành Xơ-đôm. Mọi người, mọi chuyện vẫn diễn tiến và sinh hoạt bình thường cho đến khi ngày ấy bất ngờ xảy ra và mọi người không kịp xoay sở, không kịp trở tay.

Mời Bạn: Chuyện hôm nay cũng vậy, “ngày ấy” của mỗi người chúng ta vẫn là một bí ẩn bất ngờ mà ai nấy đều phải chuẩn bị sẵn sàng. Điều chắc chắn sẽ xảy đến trong “ngày ấy” là Chúa sẽ phán xét dựa trên cuộc sống này của chúng ta. Người lành được vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa; kẻ dữ phải “ném ra ngoài” chịu phạt muôn đời.

Sống Lời Chúa: Mỗi tối, trước khi ngủ, bạn chuẩn bị cho ngày cùng tận của đời mình bằng việc sám hối tội lỗi và phó dâng hồn xác mình cho Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dạy chúng con biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn để biết sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến với mỗi người chúng con.

Crux cả quyết ông Donald Trump thắng được là nhờ lá phiếu của Kitô hữu Mỹ


Hầu hết các cuộc thăm dò trong năm 2016, trong từng thời kỳ, đã sai. Và các cuộc thăm dò dự đoán rằng Hillary Clinton sẽ ẵm trọn số phiếu người Công Giáo chỉ là một giấc mơ viễn vong hơn là thực tại. Thực tế là dù bị vây đánh hội đồng bởi hầu hết các phương tiện truyền thông tại Mỹ, ông Donald Trump đã chiến thắng oanh liệt.

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp và ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh viếng thăm vùng lũ Hà Tĩnh


Cuộc hội ngộ không hẹn mà gặp của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh tại các giáo xứ thuộc huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã khích lệ tinh thần bà con giáo dân vùng lũ, là những nơi chịu nhiều thiệt hại nặng nề do lũ “nhân tai” – xả đập thủy điện gây ra.

Động đất không phải là hình phạt của Thiên Chúa


Hôm thứ Sáu ngày 04-11, Toà Thánh đã thẳng thừng bác bỏ và lên án nhận định của một nhà thần học người Ý cho rằng động đất là “sự trừng phạt” vì Italia đã thông qua quy chế cho phép kết hôn đồng tính.

Đức Thánh Cha tiếp kiến các tín hữu hành hương: 9-11-2016

VATICAN. Sáng thứ tư 9-11-2016, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến chung hơn 50 ngàn tín hữu hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có hàng trăm tín hữu Việt Nam.

5 Phút Lời Chúa ngày 10/11/2016

10/11/16 THỨ NĂM TUẦN 32 TN
Th. Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ HT
Lc 17,20-25
Suy niệm: Sai lầm của đám đông hôm ấy không chỉ là muốn biết bao giờ Nước Thiên Chúa đến mà họ còn đòi hỏi nước ấy phải có thể chứng nghiệm được như một thực thể mà họ nhìn thấy được. Chúa Giê-su nói cho họ biết rằng Nước Thiên Chúa không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không phải là một vật thể họ có thể nắm được trong tay, nhưng là chính con người Đức Giê-su Na-da-rét, hình ảnh Thiên Chúa vô hình. Muốn thấy Nước Thiên Chúa thì đến với Chúa Giê-su. Nhiều lần họ tiếp xúc với Chúa Giê-su, và được chứng kiến những phép lạ Ngài thực hiện, nhưng họ vẫn không nhận ra Đấng Chúa Cha sai đến và cũng không nhận ra Nước Thiên Chúa đang hiện diện nơi con người của Đức Giê-su. Vì thế, Chúa nhắn nhủ: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông,” nhờ đó họ có thể hướng về Chúa Giê-su và Nước Trời đích thực.

Mời Bạn: Đâu chỉ người Do Thái ngày xưa, có thể hôm nay chúng ta đang tìm một chúa nào khác trong khi Chúa Giê-su đang hiện diện giữa chúng ta trong bí tích Thánh Thể và các bí tích, trong Giáo Hội. Chúa nói Ngài đang ở giữa chúng ta đó bạn.

Sống Lời Chúa: Viếng nhà thờ hoặc chầu Mình Thánh Chúa và xin cho mọi tín hữu tiếp tục sống lòng thương xót sau năm thánh này.

Cầu nguyện: Xin Chúa cho con nhận ra lòng Chúa xót thương con khi hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Xin cho con nhận ra Nước Thiên Chúa đang ở giữa thế giới này trong Chúa Giê-su.

Giáo Hội thầm lặng tại Trung Quốc gần tuyệt vọng với Tòa Thánh và quay ra làm liều


Giáo Hội Công Giáo thầm lặng tại Trung Quốc gần như tuyệt vọng với chính sách của Tòa Thánh đối với Trung Quốc và đang quay ra làm liều. Đó là nhận định của Cha Bernardo Cervellera, giám đốc thông tấn xã AsiaNews, nguyên giám đốc thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và là người đã từng sống và dạy học tại Đại Chủng Viện Bắc Kinh trong nhiều năm.

Hậu bầu cử tổng thống, tín hữu Công giáo Hoa kỳ tạo hiệp nhất hay chia rẽ?


ARLINGTON, VIRGINIA – Các tín hữu Công giáo Hoa kỳ phải tìm cách kiến tạo hiêp nhất và chữa lành những hỗn độn và chia rẽ sau cuộc bầu cử.

Chúc mừng tân Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam, Lm Vinh Sơn Phạm Văn Mầm


Roma thứ sáu, 04-11-2016. Cha bề trên cả Dòng Tên, Arturo Sosa chính thức bổ nhiệm cha Vinh Sơn Phạm Văn Mầm làm Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam.

Tòa án ở Vyborg, Nga sẽ kiểm tra xem Tân Ước có nội dung cực đoan không


Vào ngày 16/11 tới đây, tại Vyborg gần Petersburg, tòa án thành phố sẽ tổ chức một buổi điều trần về một trường hợp liên quan đến việc kiểm tra bộ Kinh Thánh Tân ước và sách Thánh vịnh để quyết định xem đây có phải là loại văn chương cực đoan hay không.

Để phục vụ Thiên Chúa cách tự do, cần chối từ quyền lực và bất trung

Để có thể phục vụ Thiên Chúa cách tốt đẹp, chúng ta phải làm ngược lại những gì gian manh và không tìm kiếm quyền lực. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng chúng ta không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi thế gian.

5 Phút Lời Chúa ngày 09/11/2016

09/11/16 THỨ TƯ TUẦN 32 TN
Cung Hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô
Ga 2,13-22
Suy niệm: Tại sao Chúa Giê-su giận dữ khi vào Đền Thờ? Chúng ta biết trong những ngày lễ, khách hành hương tuôn về Giê-ru-sa-lem rất đông, không chỉ những người Do Thái ở quê nhà mà còn ở khắp nơi trên thế giới (x. Cv 2,5-12). Trong dịp này, họ phải mua chiên, bò dùng vào việc tế lễ. Còn dâng cúng thì không được dùng tiền Rô-ma mà phải dùng một thứ tiền riêng trong đền thờ: thế nên phải có bàn đổi tiền. Ở đây Chúa Giê-su không nói đến những mặt tối thường gặp trong chốn làm ăn như buôn gian bán lận, chặt chém khách hành hương hay việc phân lô, chia sạp buôn bán ưu tiên cho những người thân quen hoặc chạy chỗ với các tư tế. Điều trước tiên làm Chúa Giê-su đã phải cực lòng là nhìn thấy nơi thánh thiêng đang trở thành nơi xô bồ tục lụy, nhà cầu nguyện bị biến thành chốn chợ búa. Hành động đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ báo trước cuộc thanh tẩy bằng chính Máu của Ngài để khôi phục ý thức về sự linh thánh và xây dựng Đền Thờ mới là chính Thân Thể của Ngài và ở nơi cung lòng mỗi người.

Mời Bạn: Bạn có ý thức nhà thờ là nơi thánh không? Trang phục của bạn thế nào khi đến nhà thờ? Thái độ của bạn trong nhà thờ thế nào?

Sống Lời Chúa: Chọn trang phục lịch sự, đoan trang khi dự thánh lễ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con hiểu ý muốn của Chúa khi hành động quyết liệt tại Đền Thờ để con chuẩn bị xứng đáng khi đến gặp Chúa ở nơi thánh này.

“Nếu Chúa hy vọng, thì không ai được mất hy vọng”


Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Toàn xá dành cho các phạm nhân 06-11-2016

Trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót, Chúa nhật 6-11-2016 được dành cho các phạm nhân.

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô, vào sáng Chúa nhật 6-11 cho hơn 4.000 người, gồm những người đang thụ án tù giam, cùng với thân nhân của họ, các nhân viên nhà tù, các vị tuyên uý nhà tù và nhân viên của các hiệp hội trợ giúp tù nhân.
Các tù nhân đã phục vụ thánh lễ và bánh lễ được sản xuất trong một nhà tù ở Milano.

Sau đây là toàn văn bài giảng trong Thánh lễ của Đức Thánh Cha.

* * *

Sứ điệp Lời Chúa mang đến cho chúng ta hôm nay chắc chắn là sứ điệp của niềm hy vọng

Một trong bảy anh em bị vua Antiôcô Epiphanê kết án tử hình đã nói về “niềm hy vọng được Chúa cho sống lại” (2Mcb 7, 14). Lời này cho thấy niềm tin của những vị tử đạo, dù chịu khổ hình đau đớn vẫn kiên cường hướng về tương lai. Niềm tin của các vị tử đạo này, khi tuyên xưng Thiên Chúa là nguồn hy vọng, đã cho thấy các ngài khát khao đạt đến sự sống mới.

Trong Tin Mừng, chúng ta được nghe câu trả lời của Chúa Giêsu, đơn giản nhưng triệt để, đã làm tiêu tan tính chất ám muội tầm thường trong câu hỏi của những người phái Xađốc. Khi đưa ra câu trả lời: “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng của kẻ sống; vì tất cả đều sống cho Chúa” (Lc 20, 38), Chúa Giêsu cho thấy gương mặt đích thực của Thiên Chúa, Đấng chỉ muốn tất cả con cái của Ngài được sống. Chúng ta cũng phải hy vọng được tái sinh trong sự sống mới nếu muốn trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu.

Niềm hy vọng là hồng ân Chúa ban. Nó được khắc sâu trong trái tim mỗi người để chiếu tỏa trong cuộc sống vốn bị nhiều hoàn cảnh đáng buồn và đau đớn tác động và che mất niềm hy vọng. Chúng ta cần nuôi dưỡng cội rễ hy vọng để hy vọng được đâm chồi nẩy lộc; trước hết, là vững tin có Chúa ở bên và xót thương, dù chúng ta đã từng làm bất cứ điều xấu xa nào. Không có chỗ nào trong trái tim chúng ta tình yêu Thiên Chúa không chạm vào được. Ở đâu có lỗi lầm, ở đó càng có sự hiện diện của lòng Chúa Cha thương xót, thức tỉnh sự thống hối, tha thứ và hòa giải.

Hôm nay, việc cử hành Toàn xá dành cho các bạn và chúng tôi cùng cử hành Năm Thánh với các bạn, những anh chị em đang bị cầm tù. Lòng thương xót, sự diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, là điều chúng ta cần suy ngẫm sâu hơn nữa. Hẳn nhiên vi phạm pháp luật thì phải trả giá, và bị mất tự do là hình thức trừng phạt nặng nề nhất, tác động rất sâu sắc đến chúng ta. Tuy nhiên không được thối chí. Trả giá cho sai lầm là một đằng, nhưng đằng khác phải “hít lấy hơi thở” của hy vọng, không thể để ai hoặc điều gì bóp nghẹt hơi thở ấy. Trái tim chúng ta luôn khao khát điều thiện. Chúng ta mắc nợ lòng thương xót Thiên Chúa không ngừng thể hiện với chúng ta, vì Chúa chẳng bao giờ bỏ rơi chúng ta (x. Thánh Augustinô, Bài giảng 254, 1).

Trong Thư gửi tín hữu Roma, Thánh Phaolô nói Thiên Chúa là “Thiên Chúa của hy vọng” (Rm 15, 13). Thánh Phaolô dường như muốn nói với chúng ta cả Thiên Chúa cũng hy vọng. Điều này xem ra nghịch lý, nhưng sự thật là vậy: Thiên Chúa hy vọng! Lòng thương xót không để Ngài được nghỉ ngơi. Ngài như người Cha trong dụ ngôn, cứ nuôi hy vọng đứa con lầm đường lạc lối của mình quay về (Lc 15, 11-32). Chúa không nghỉ yên cho đến khi tìm được con chiên lạc (Lc 15, 5). Vậy nếu Chúa hy vọng, thì không ai được mất hy vọng. Vì hy vọng là sức mạnh giúp con người bước tới, là động lực thúc đẩy đi tới tương lai và thay đổi cuộc sống, tạo đà hướng đến ngày mai, để tình yêu chúng ta đã đón nhận, bất chấp mọi lầm lỡ chúng ta đã mắc phải, có thể chỉ ra cho chúng ta con đường mới. Tóm lại, hy vọng là bằng chứng ẩn sâu trong lòng chúng ta về quyền năng lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng thương xót đó mời gọi chúng ta hãy nhìn tới phía trước và thắng vượt mọi dính bén tội lỗi xấu xa nhờ đức Tin và niềm phó thác nơi Thiên Chúa.

Các bạn thân mến, hôm nay là ngày Toàn xá dành cho các bạn! Hôm nay, trước mặt Chúa, mong sao các bạn lại thắp lên niềm hy vọng. Toàn xá luôn đi kèm với việc công bố tự do (Lv 25, 39-46). Việc ban bố này không phụ thuộc vào tôi, nhưng là phận vụ không thể khước từ của Giáo hội, là thức tỉnh các bạn hãy khát khao sự tự do đích thực. Đôi khi, thói giả hình nào đó khiến người ta nhìn các bạn là những kẻ sai trái, chỉ còn cách đem nhốt vào tù. Chúng ta đã chẳng nghĩ gì đến khả năng con người có thể thay đổi đời mình. Chúng ta ít tin vào khả năng phục hồi. Và như thế chúng ta quên mất tất cả chúng ta đều có tội, và không nhận ra mình cũng là tù nhân. Có những khi chúng ta bị giam cầm trong những định kiến hoặc làm nô lệ cho thứ thần tượng lệch lạc về cuộc sống tiện nghi. Có những khi chúng ta bám chặt vào những tư tưởng của mình hoặc tuyệt đối hóa những định luật thị trường bất kể chúng đang nghiền nát con người. Những lúc như thế, chúng ta tự giam mình giữa những bức tường của chủ nghĩa cá nhân và thói tự mãn, đánh mất sự thật đem lại giải thoát cho chúng ta. Vạch tội người khác không thể trở thành chứng cớ che đậy những bất nhất của mình.

Chúng ta đều biết trước mặt Chúa không ai có thể coi mình là công chính (x. Rm 2, 1-11). Tuy nhiên không ai sống mà không tin chắc sẽ tìm được sự tha thứ! Kẻ trộm biết ăn năn, bị đóng đinh bên Chúa, được cùng Chúa vào thiên đàng (x. Lc 23, 43). Vì thế, trong các bạn, đừng có ai để mình bị quá khứ giam cầm! Quả thật, dù muốn chúng ta cũng chẳng bao giờ có thể viết lại quá khứ. Nhưng lịch sử vốn được bắt đầu từ hôm nay và hướng đến ngày mai phải được viết ra nhờ ơn Chúa và bằng trách nhiệm của bản thân các bạn. Nhờ học hỏi những sai phạm đã qua, các bạn có thể mở ra một chương mới cho đời mình. Đừng bao giờ lùi bước trước cám dỗ cho rằng mình không thể được tha thứ. Dù trái tim có thể cáo buộc chúng ta về mọi sai lầm lớn bé, nhưng “Thiên Chúa cao cả hơn cõi lòng chúng ta” (1Ga 3, 20). Chúng ta cần tín thác nơi lòng thương xót của Chúa.

Đức Tin dù nhỏ như hạt cải cũng vẫn có thể chuyển núi dời non (x. Mt 17, 20). Biết bao lần sức mạnh của đức Tin giúp chúng ta nói được lời tha thứ trong những hoàn cảnh xét về phương diện loài người thì khó lòng nói lên được. Có những người mà bản thân họ, hoặc những người thân yêu, hoặc tài sản của họ phải hứng chịu bạo lực và lạm dụng, chịu những thương tích chỉ có quyền năng, lòng thương xót của Chúa mới có thể chữa lành. Nhưng khi bạo lực được đáp lại bằng sự tha thứ, kể cả trái tim những người lầm lỗi cũng có thể được chinh phục bởi tình yêu chiến thắng mọi sự dữ. Như vậy, nơi nạn nhân và nơi chính những người đã gây thiệt hại cho họ, Chúa đã cho xuất hiện những người làm chứng và thực thi lòng thương xót đích thực.

Hôm nay chúng ta tôn kính Đức Trinh Nữ Maria nơi bức tượng này, bức tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu trên tay, còn Chúa Giêsu cầm một chiếc xích đã đứt, đó là chiếc xích nô lệ và bị giam cầm. Xin Đức Mẹ lấy lòng từ ái của người mẹ hiền đoái nhìn từng người trong các bạn. Xin Mẹ chuyển cầu cho các bạn, nhờ đó trái tim các bạn có thể cảm nghiệm sức mạnh của niềm hy vọng vào một cuộc sống mới, được xứng đáng sống hoàn toàn tự do và phục vụ tha nhân. (Theo Radio Vatican)

Thành Thi chuyển ngữ

(Nguồn: WHĐ)

Albania: 38 vị tử đạo được tôn phong Chân phước


Ngày thứ Bảy 5-11-2016 tại thành phố Shkodër ở Tây Bắc Albania đã diễn ra lễ tôn phong Chân phước cho 38 vị tử đạo bị sát hại từ năm 1945 đến năm 1974 dưới chế độ cộng sản, gồm 2 giám mục, 21 linh mục giáo phận, 7 tu sĩ dòng Phanxicô, 3 tu sĩ dòng Tên, 1 chủng sinh và 4 giáo dân, trong đó có một phụ nữ.

Nữ tu Assunta Nakade, một Phật tử trở thành nữ tu và phục vụ ở Ấn độ 40 năm


Asunta Nakade là một nữ tu Nhật bản thuộc dòng nữ tỳ Thánh tâm Chúa Giêsu, đã hoạt động ở Ấn độ trong 40 năm qua. Ngày 21/10 vừa qua, sơ đã rời tu viện ở Ấn độ để trở về quê nhà ở Nhật bản. Nữ tu Bindu Michael, người Ấn độ đã viết khi chia tay sơ Assunta: “Chúng tôi biết ơn sơ, sơ Assunta yêu quý, vì tất cả những gì sơ đã có với chúng tôi! Chắc chắn chúng tôi sẽ nhớ sự hiện diện và gương mặt tươi cười của sơ. Nhưng chúng tôi hiệp thông với sơ trong tinh thần, bởi vì chúng tôi không bao giờ quên tình thương của sơ, sự hy sinh và lòng nhiệt thành đối với sứ vụ và tình yêu dành cho Ấn độ. Tạm biệt Sr. Assunta!!!” Sơ Assunta là ai?

Những vụ gọi là truyền chức Giám Mục bất hợp pháp ở Trung Quốc


VATICAN. Hôm 7-11-2016, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Ông Greg Burke, ra thông cáo về những vụ gọi là truyền chức Giám Mục tại Trung Quốc không có ủy nhiệm của ĐTC:

Đức Thánh Cha kêu gọi gây ý thức về tệ nạn buôn người

VATICAN. ĐTC khuyến khích các tu sĩ Âu Châu tiếp tục gây ý thức sâu rộng trong xã hội về tệ nạn buôn người, một trong những vết thương trầm trọng nhất trong thế giới ngày này.

5 Phút Lời Chúa ngày 08/11/2016

08/11/16 THỨ BA TUẦN 32 TN
Lc 17,7-10
Suy niệm: Ngay từ ban đầu khi theo Chúa, các tông đồ vốn đã có nhiều tham vọng. Mẹ của các ông Gia-cô-bê và Gio-an đã đến xin Đức Giê-su cho các con mình có quyền cao chức trọng trong Nước của Ngài. Lời thỉnh cầu của họ rất “đúng qui trình.” Nhưng, Chúa Giê-su nhắc nhở những ai theo Ngài hãy nhớ rằng mình chỉ là tôi tớ của Thiên Chúa. Mà bổn phận của tôi tớ là làm theo ý của chủ mình. Vì thế, Chúa Giê-su nhắc đi nhắc lại nhiều lần hãy nghe và giữ lời Chúa. Để được như thế, Ki-tô hữu cần có lòng khiêm tốn và đức vâng phục Thiên Chúa. Thứ đến, chúng ta cần nhận thức rằng, những việc phục vụ chúng ta làm là việc bổn phận của chúng ta, chứ không phải chúng ta làm ơn cho Chúa. Thiên Chúa không hề mắc nợ chúng ta. Đúng ra, những việc phục vụ của chúng ta là những việc đáp đền ơn Chúa như thánh Phao-lô nêu ra: “Bạn có là gì mà không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7). Vì vậy, còn gì đúng đắn hơn mỗi khi thi hành lời Chúa ta nói với Chúa: “con đã chỉ làm những bổn phận đấy thôi.”

Mời Bạn xét lại tâm trạng của mình sau mỗi lần phục vụ Chúa và Giáo Hội: kiêu hãnh như một người làm ơn hay khiêm tốn và vui mừng như một người chu toàn ý muốn của Chúa?

Sống Lời Chúa: Tìm dịp để thưa với Chúa nhiều lần trong ngày: “Lạy Chúa, con đã chỉ làm bổn phận đấy thôi.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô dụng, con đã chỉ làm những bổn phận đấy thôi.

Thông Báo: Thánh Lễ Tạ Ơn Tại TTTM Trà Kiệu và Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót Tại Nhà Thờ Chính Tòa


Về ngày Bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót: Ngày 13/11/2016

+ Tại TTTM Trà Kiệu: Thánh lễ Tạ ơn vào Lúc 9 giờ 00 (Có trực tuyến tại website của Giáo phận Đà Nẵng hoặc kênh Youtube của Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Đà Nẵng)

+ Tại Nhà thờ Chính Tòa: Thánh lễ Bế Mạc vào lúc 15 giờ 00. (Ban Tổ Chức Năm Thánh gửi Thông báo đính kèm)

Kitô hữu Iraq quyết định trở về quê nhà

Đức Tổng giám mục Bashar Warda của Erbil cho biết là 100 ngàn người Iraq tản cư đã bắt đầu chuẩn bị trở về các tình thành cổ kính ở bình nguyên Ninivê. Tuy thế Đức cha Warda nhấn mạnh đến tình trạng khó khăn của các Kitô hữu khi trở về các vùng gần Mosul, nơi lực lượng nhà nước Hồi giáo vẫn chiếm giữ và ngài cho biết các tín hữu quê quán tại đây vẫn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ có thể trở về.

Tin Vui: Hầu hết các khu vực Kitô Giáo trong thành Mosul đã được giải phóng


Lực lượng đặc biệt của Iraq cho biết họ đã chiếm lại được thêm sáu quận phía đông thành phố Mosul vào hôm thứ Sáu 4 tháng 11. Bất chấp lời hô hào của trùm khủng bố Baghdadi ra lệnh cho các chiến binh thánh chiến không được rút lui, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tiếp tục rút chạy khỏi phần phía Đông sông Tigris.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân thỉnh cầu Tòa Thánh đừng "đầu hàng" Bắc Kinh


Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng, đã cảnh báo mạnh mẽ chống lại một thỏa thuận đang được đề xuất, mà ngài lo ngại rằng, sẽ khiến cho chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát và thao túng Giáo Hội Công Giáo.

Trên nền tảng suy tư của Giáo Hội Tin Lành Luthero


Ngày 31.10.1517 Linh mục Dòng Thánh Augustino Martin Luther đã công bố bản tuyên ngôn 95 đề tài ở nhà thờ Wittenberg bên Đức phản đối việc lạm dụng ơn toàn xá, và những việc vật chất hóa ơn thánh Chúa trong đời sống Giáo Hội Công Giáo, đồng thời kêu gọi cải cách trong Giáo Hội.

Trong đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?


Có thể nói, chứng lý mạnh nhất mà những người chủ trương vô thần dựa vào đó để phủ nhận hiện hữu của Thiên Chúa, là đau khổ và sự dữ.

ĐTC kêu gọi cải tiến điều kiện sống và ân xá cho các tù nhân

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua ĐTC Phanxicô đã kêu gọi cải thiện điều kiện sống của các tù nhân, không chỉ trừng phạt nhưng rộng mở cho hy vọng tái hội nhập vào cuộc sống xã hội và ân xá cho các tù nhân xứng đáng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngài cũng khích lệ thực thi thoả hiệp Paris về khí hậu tái nhóm hôm nay tại Marakech bên Marốc, và nêu bật khả năng của nhân loại có thể cộng tác để cứu vãn môi sinh, cũng như đặt để kinh tế trong tư thế phục vụ con người và xây dựng hoà bình và công lý.

Phần 2 cuộc phỏng vấn ĐTC Phanxicô dành cho các nhà báo quốc tế trên chuyến bay tử Malmoe về Roma ngày 1-11-2016

Trưa ngày 1 tháng 11 vừa qua, trên chuyến bay từ phi trường quốc tế Malmoe về Roma, ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một cuộc phỏng vấn. Sau đây là nội dung phần hai cuộc phỏng vấn này.

5 Phút Lời Chúa ngày 07/11/2016

07/11/16 THỨ HAI TUẦN 32 TN
Lc 17,1-6
Suy niệm: Càng ngày bạo lực và tội phạm càng trẻ hoá. Bên Mỹ, liên tiếp xảy ra những vụ học sinh xả súng sát hại nhiều bạn học. Tại Việt Nam, học sinh, có cả nữ sinh, đánh nhau thô bạo rồi ghi hình tung lên mạng xã hội; có những học sinh lớp 9, thậm chí mới lớp 7, trở thành kẻ sát nhân chỉ vì bị la mắng hoặc để kiếm tiền chơi game. Khỏi nói ai cũng biết đó là do ảnh hưởng của những phim ảnh, trò chơi bạo lực đầy dẫy trên mạng internet, của cuộc sống buông thả hưởng thụ vật chất, tự do quá trớn. Không ít thì nhiều những người có trách nhiệm trong việc giáo dục, có nghĩa là tất cả mọi người trưởng thành, là toàn thể xã hội. Nói thế không có ý lên án bất cứ ai, nhưng chỉ muốn gióng lên một tiếng chuông cảnh báo trước khi mọi sự trở thành quá muộn: “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá vào cổ nó mà xô xuống biển…”

Mời Bạn: Trong gia đình, cộng đoàn của bạn còn điều gì có thể làm cớ vấp phạm cho những “người bé nhỏ của Chúa” không? Những sách báo, hình ảnh, phim, nhạc khiêu dâm bạo lực? Những cách ăn nói, cư xử, cung cách làm ăn theo lối hưởng thụ vật chất, thiếu tôn trọng, thiếu công bằng, thiếu bác ái? Mời bạn “thanh lý” những thứ đó khỏi gia đình, cộng đoàn của mình.

Sống Lời Chúa: Thảo luận về những lối sống gây gương xấu cho con em trong gia đình và đưa ra một ứng xử tích cực theo tinh thần đức tin.

Cầu nguyện: Dâng một lời nguyện cầu cho gia đình/cộng đoàn của mình, hoặc đọc kinh Gia Đình.

“Chúng ta đối diện với sự khiếp sợ bằng tình thương”


Bài diễn văn của Đức Phanxicô với các phong trào bình dân

Ngày thứ bảy 5 tháng 11-2016, trước các tham dự viên lần họp quốc tế thứ ba của các phong trào bình dân, Đức Phanxicô khuyến khích họ: “Chúng ta phải đối diện với sự khiếp sợ bằng tình thương.” Trước 5000 người của trên 60 nước về Rôma tham dự cuộc họp, Đức Phanxicô lên án mãnh liệt nạn khủng bố của tiền bạc và nạn khô héo đạo đức của thế giới, ngài mời gọi thay đổi xã hội tiêu thụ bằng gương.

Đức Thánh Cha tiếp hoàng tộc Habsburg

VATICAN. Sáng 5-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến 300 người thuộc hoàng tộc Habsburg và ngài ca ngợi tấm gương chân phước Carlo của Áo thuộc dòng tộc này.

5 Phút Lời Chúa ngày 06/11/2016

06/11/16 CHÚA NHẬT TUẦN 32 TN – C
Lc 20,27-38
Suy niệm: Sinh lão bệnh tử, cái vòng sinh diệt của kiếp người. Cái nhìn của nhân loại chung chung là thế. Nhờ Lời Chúa, chúng ta được mặc khải rằng, sau cái chết còn có phán xét: hoặc chết đời đời hoặc sống mãi mãi. Ngày xưa, những người nhóm Xa-đốc không tin có sự sống lại, đến chất vấn Chúa. Chúa đã trả lời cho họ rằng: Những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết…, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Thiên Chúa là Đấng hằng sống, luôn hiện diện sống động. Thiên Chúa không phải là Chúa của sự chết. Vì thế, ngày sau, phần thưởng Chúa ban cho chúng ta là được sống lại. Phần thưởng đó dành cho những ai biết sống với Chúa và đặt niềm tín thác vào Chúa.

Mời Bạn: Có sinh ra thì ắt có chết đi. Thế nhưng, con cái sự sống lại không bao giờ chết nữa, vì họ nên một với Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh, Đấng hằng sống. Vậy, đời sống của bạn đang nên một với Chúa Giê-su đấy chứ? Nếu thế, chắc chắn bạn đang có sự sống không chỉ ở đời này mà còn đời sau.

Sống Lời Chúa: Cổ võ, bảo vệ, tham gia những chương trình phò sự sống và khuyên nhủ nhau quan tâm đến sự sống linh hồn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa ban sự sống cho chúng con. Chúa còn ban thưởng cho chúng con được sống như thiên thần trong đời sau nữa. Xin cho chúng con nỗ lực sống sự sống của Chúa ban hôm nay và nuôi dưỡng sự sống này cho đến ngày chúng con được gặp Chúa và gặp nhau trên Nước Trời. Tạ ơn Chúa.