1. Giáo Hội chẳng được lợi gì từ những khuôn mặt buồn như đưa đám của các tín hữu
Trong một số nền văn hóa nhất định, người ta khích lệ các tín hữu phải có một khuôn mặt đạo mạo, thậm chí là rầu rĩ trong trạng thái của một hối nhân đau buồn trước tội lỗi của mình. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội chẳng được lợi gì từ những khuôn mặt “buồn như đưa đám” của các tín hữu.
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 14 tháng 2 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói một Kitô hữu chân chính phải là người tiến bước giữa thế giới này tung tăng hớn hở như một chiên con của Chúa.
Đề cập đến bài đọc thứ nhất trong ngày, trích từ sách Công Vụ Tông Đồ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những nét chính yếu trong căn tính Kitô giáo, và nhấn mạnh rằng một Kitô hữu trước hết phải được hiểu như là một người được Chúa “sai đi vào thế giới để rao giảng Tin Mừng”. Như thế, Kitô hữu phải là một môn đệ “luôn chuyển động, luôn tiến về phía trước”. Một Kitô hữu đứng yên là một người “mắc bệnh”, bởi vì, nét đặc thù đầu tiên của căn tính Kitô là khả năng “tiến bước ngay cả trong những khó khăn, để vượt qua những trở ngại này”.
Là một Kitô hữu có nghĩa “là một con chiên, và phải giữ cho được bản sắc này”. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô đó là đặc điểm thứ hai của căn tính Kitô giáo. Ngài nói: “Chúa sai chúng ta ra đi như chiên con giữa bầy sói”. Một số người đề nghị sử dụng sức mạnh chống lại những con sói, nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng chúng ta phải nhớ đến bài học của Đa-vít khi ông chiến đấu với quân Phi-li-tinh. Người ta muốn mặc cho Đa-vít tất cả các áo giáp của Sau-lô, nhưng như thế Đa-vít không thể di chuyển được, “Đa-vít không còn là mình nữa, ông không còn nhanh nhẹn nữa.” Vì thế, cuối cùng Đa-vít cởi phăng mọi thứ và cầm lấy cái ná của mình và đã thắng trận.
Đôi khi chúng ta bị cám dỗ suy nghĩ rằng: ‘Trường hợp này thật là khó khăn. Những con sói này quỷ quyệt và ta phải quỷ quyệt hơn chúng’. Nhưng chừng nào anh chị em vẫn là những chiên con, Chúa sẽ bảo vệ anh chị em, nếu anh chị em là sói, Chúa sẽ bỏ mặc anh chị em.
Tính chất đặc thù thứ ba của căn tính Kitô, là "phong cách Kitô giáo", đó là niềm vui. “Kitô hữu là những người hân hoan vì họ biết Chúa và mang Chúa đến cho thế gian.” Không thể tiến bước trong tư cách là Kitô hữu với một khuôn mặt đưa đám. Ngay cả khi phải đối mặt với những thử thách, những gian truân, hay với cả những sai lầm và tội lỗi của chúng ta, anh chị em hãy vui lên vì niềm vui trong Chúa Giêsu, Đấng luôn tha thứ và phù giúp chúng ta.
"Những Kitô hữu với 'phong cách sống' rầu rĩ, phàn nàn quanh năm suốt tháng chẳng giúp gì được cho Chúa và cho Giáo Hội của Ngài: đó không phải là phong thái người môn đệ Chúa Kitô."
Đức Thánh Cha kết luận rằng “trong ngày lễ kính hai môn đệ Chúa là hai thánh Xyrilô và Mêthôđiô, chúng ta cần phải suy tư trên căn tính người môn đệ Ngài. Một Kitô hữu phải là một người nam hay người nữ không bao giờ đứng chết trân một chỗ nhưng tiến bước và tiến bước hớn hở như chiên con. Nhờ lời cầu bầu của hai vị thánh bổn mạng của châu Âu, xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tung tăng tiến bước như chiên con."
2. Các tín hữu có thể đánh mất đức tin vì những đam mê và cuộc sống phù hoa
Trong thánh lễ sáng thứ Năm 13 tháng 2 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói các Kitô hữu có thể mất niềm tin vì những đam mê và cuộc sống phù hoa của họ, trong khi một người ngoại giáo lại trở thành một tín hữu nhờ sự khiêm tốn của mình.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên bài Tin Mừng trong ngày thuật chuyện một phụ nữ dân ngoại đã được Chúa chữa cho con gái bà vì niềm tim của bà.
Một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người. Bà là người Hy Lạp, gốc Phênixi thuộc xứ Xyria. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. Người nói với bà: “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con.” Bà ấy đáp: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn cũng có thể được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con.”
Cảm động trước lòng tin của bà, Người nói với bà: “Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi.” Về đến nhà, bà thấy đứa bé nằm trên giường và quỷ đã xuất.
Đức Thánh Cha giải thích rằng người phụ nữ này "không xấu hổ" khi bày tỏ niềm tin nơi Chúa Giêsu và, vì vậy, bà đã được Chúa nhậm lời.
Trong khi đó, lại có những kẻ như vua Solomon được tường trình trong bài đọc Một như là một người khôn ngoan và nhận được nhiều ân sủng to lớn từ Thiên Chúa. Thế nhưng, ông lại bao quanh mình với các phi tần ngoại giáo. Vì thế, đức tin của ông yếu dần và con tim ông bị băng hoại vì cuộc sống phù hoa của mình.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng: “Vâng, đúng là Solomon có thể đọc Kinh Tin Kính, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra là một người miệng vẫn mấp máy đọc kinh mà lòng thì đã thiếu đi niềm tin.”
Hạt giống nhơ nhớp của đam mê đã dẫn Solomon đến chỗ sùng bái ngẫu tượng.
Để kết luận, Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta phải đi theo con đường người phụ nữ ngoại giáo được nêu trong bài Phúc Âm, là người đã đón nhận Lời Chúa, là Lời dẫn chúng ta đến ơn cứu rỗi.
3. Trong thánh lễ đồng tế với các Hồng Y cố vấn, Đức Thánh Cha nói: Sự kiên nhẫn của dân Chúa giúp Giáo Hội tiến bước.
Dân Chúa chịu đựng những thách thức của cuộc sống hàng ngày với niềm tin và sự kiên nhẫn. Đó là những gì giúp cho Giáo Hội tiến bước.
Sáng thứ Hai 17 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã đồng tế với các Hồng Y cố vấn tại nhà nguyện Santa Marta. Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét về Thư Thánh Giacôbê, trong đó có đoạn viết: “Bất cứ khi nào anh em phải đối mặt với các thử thách đủ loại, hãy coi đó đơn thuần chỉ là một niềm vui”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng sự kiên nhẫn không có nghĩa là thối lui; và đó là điều làm chúng ta trưởng thành khi chúng ta can đảm đối mặt với các thử thách bằng đức tin của chúng ta.
Ngài nói:
“Những ai muốn có mọi sự ngay lập tức, những kẻ không biết đến sự khôn ngoan của đức nhẫn nại và sự bền đỗ thì không khác gì một đứa trẻ hư hỏng. Loại người như thế chưa trưởng thành, và không có khả năng đối mặt với cuộc sống đang diễn ra trong thực tế.”
Một cám dỗ khác cho những ai không có đức nhẫn nại là sự lung lay đức tin hay thái độ bất tín khi họ không có được những gì họ muốn ngay lập tức, như trong trường hợp của những người Biệt Phái là những kẻ đã xin Chúa Giêsu cho một dấu lạ trên trời: họ muốn Thiên Chúa thực hiện một điềm lạ để cho thấy rằng Thiên Chúa đã sai Ngài đến.
"Họ nhầm lẫn cách hành xử của Thiên Chúa với cách thức của một thầy phù thủy. Nhưng Thiên Chúa không hành xử giống như một thầy phù thủy, Thiên Chúa có cách riêng của Ngài. Và Thiên Chúa rất kiên nhẫn. Mỗi lần chúng ta nhận Bí Tích Hòa Giải là chúng ta hát một bài thánh ca tán tụng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Chúa vác chúng ta trên vai Ngài đầy kiên nhẫn! Kitô hữu phải sống cuộc đời mình với âm nhạc của sự kiên nhẫn, vì đó là âm nhạc của cha ông chúng ta, của dân Thiên Chúa, của những kẻ tin vào Lời Người, là những người giữ trọn điều Chúa đã truyền cho tổ phụ Abraham của chúng ta: ‘hãy tiến bước thiên nhan Ta không chút tì ố’"
Trích dẫn Thư Thánh Giacôbê gửi tín hữu Do Thái, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Dân Thiên Chúa đã phải chịu đựng và đã bị bách hại - nhưng họ có niềm vui khi trông đợi những lời hứa của Thiên Chúa. Đây là một hình thái của sự kiên nhẫn mà chúng ta phải có khi phải đối mặt với thử thách và gian truân: đó là sự kiên nhẫn của một người trưởng thành, sự kiên nhẫn khi Thiên Chúa mang vác chúng ta trên vai Ngài.”
Đức Thánh Cha đã hướng suy nghĩ của ngài đến những người ngài đã gặp gỡ khi thăm các giáo xứ, những người phải đối mặt với các vấn đề và chịu đựng. Những người có con em tàn tật, hoặc đau yếu, những người đang tiến về phía trước trong cuộc sống của họ với sự kiên nhẫn.
"Họ không đòi dấu lạ nào cả. Họ biết cách đọc các dấu chỉ thời đại: họ biết khi cây vả nở hoa thì mùa xuân đang đến. Những người muốn có một dấu lạ từ trời không biết làm sao đọc được các dấu chỉ thời đại, đó là lý do tại sao họ không nhận ra Chúa Giêsu".
Kết luận bài giảng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi những người "đau khổ nhưng không héo hắt nụ cười đức tin, những ai vẫn đang hân hoan trong đức tin: đó là dân Thiên Chúa, trong các giáo xứ , trong các tổ chức của chúng ta - rất nhiều trong số họ đang giữ cho Giáo Hội tiếp tục tiến bước với sự thánh thiện hàng ngày của họ. Hỡi anh em bất cứ khi nào anh em phải đối mặt với các thử thách đủ loại, hãy coi đó đơn thuần chỉ là một niềm vui
vì anh em biết rằng thử thách đức tin sản sinh sự bền đỗ. Hãy kiên trì hoàn thành công việc của mình để anh em có thể trưởng thành và hoàn thiện, không chút tì ố. "
4. Chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa
Dưới bầu trời nắng đẹp và ấm áp, hơn 50,000 tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về quảng trường Thánh Phêrô để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc Kinh Truyền Tin và nhận phép lành của ngài.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã đề cập đến Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu trong đó Chúa nói rằng: “Các con đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật hay Lời các Ngôn Sứ; Thầy không đến để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Đồng thời, Chúa cảnh cáo các môn đệ Ngài rằng “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và kinh sư, các con sẽ chẳng thể vào được Nước Trời" (Mt 5,20)
Đức Thánh Cha nói:
“Sự ‘kiện toàn Lề Luật’ này có nghĩa là gì? Và sự công chính trỗi vượt hơn bao hàm điều gì? Chính Đức Giêsu đã trả lời chúng ta bằng một vài ví dụ, khi so sánh luật cũ với luật mới của Ngài. Đức Giêsu rất thực tế, Ngài luôn giải thích bằng những ví dụ để dân chúng dễ hiểu. Bắt đầu từ điều răn thứ 5 trong Mười Điều Răn: ‘Anh em đã nghe luật người xưa dạy rằng: Chớ giết người;... còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: hễ ai giận ghét anh em mình, người đó đáng bị đưa ra xét xử rồi’ (cc 21-22). Về điều này, Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng lời nói cũng có thể giết người! Vì thế, chưa cần nói đến việc xâm phạm mạng sống người thân cận, việc trút lên họ sự căm phẫn và những lời hàm oan cũng đã là phạm tội rồi.”
Đức Thánh Cha dừng lại đôi chút, và chia sẻ với mọi người về những điều xấu xa do chuyện ngồi lê đôi mách mang lại. Sau đó, ngài chia sẻ tiếp:
“Đức Giêsu đề xuất với những ai theo Ngài về một tình yêu hoàn hảo: một tình yêu mà thước đo duy nhất là chẳng có thước đo, là đi xa vượt trên mọi tính toán. Tình yêu dành cho người thân cận là một thái độ sâu sắc đến độ Đức Giêsu đã đến để xác nhận rằng tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thành nếu chúng ta không sống trong hòa bình với người anh em: ‘Vì thế, nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ là đang có điều bất hòa với người anh em, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã’ (cc. 23-24). Thế nên, chúng ta được mời gọi để làm hòa với anh chị em của chúng ta trước khi biểu lộ lòng sùng kính của chúng ta với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.”
Từ những gì đã chia sẻ ở trên, Đức Thánh Cha đi đến chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa. Ngài nhấn mạnh rằng điều hệ trọng không phải là những gì ta thể hiện bên ngoài, nhưng là ý hướng thâm thúy bên trong, vì đó là nơi sẽ quyết định những gì ta làm là tốt hay xấu.
Đức Thánh Cha nói:
“Từ những điều vừa nói, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu không coi trọng chỉ đơn thuần những việc tuân thủ quy luật hay những hành vi bên ngoài. Ngài đi đến tận cội rễ của Luật, chú ý trước hết đến ý hướng và con tim của con người, nơi phát sinh những hành vi tốt hay xấu của chúng ta. Để có được lối hành xử tốt đẹp và chân thực, những quy định của lề luật thôi thì chưa đủ, nhưng cần động lực bên trong, diễn tả một sự khôn ngoan ẩn tàng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà chỉ có thể nhận được nhờ Thánh Thần. Về phía chúng ta, nhờ đức tin nơi Đức Kitô, chúng ta có thể mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, Ngài có thể giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa.”
“Dưới ánh sáng những lời giáo huấn của Đức Kitô, mỗi điều luật đều cho thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó như là đòi hỏi của tình yêu và tất cả nối kết với nhau trong một giới răn cao cả nhất: yêu mến Thiên Chúa với trọn con tim và yêu mến người thân cận như chính mình.”
5. Chước cám dỗ đến từ đâu?
Sáng thứ Ba 18 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta cùng với tám vị Hồng Y trong Hội Đồng Tư Vấn.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nói về cám dỗ từ việc nhận ra nó đến cách thức chống lại nó.
Đức Thánh Cha nói:
Cám dỗ đến từ đâu? Nó hoành hành trong chúng ta như thế nào? Thánh Tông Đồ nói với chúng ta rằng cám dỗ không phải là từ Thiên Chúa, nhưng từ những đam mê của chúng ta, từ những điểm yếu bên trong của chúng ta, từ những vết thương để lại trong chúng ta bởi tội nguyên tổ: Đó là những nơi xuất phát những cám dỗ.
Cám dỗ có ba đặc điểm: nó phát triển, lây nhiễm và được biện minh. Nó bắt đầu với một không khí yên tĩnh, và phát triển. Chính Chúa Giêsu đã nói về dụ ngôn lúa và cỏ lùng. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện vì kẻ thù đã làm ra. Và nếu ta không ngăn chặn, nó sẽ lấp đầy mọi thứ.
Và như vậy, khi chúng ta bị cám dỗ, chúng ta không nghe Lời Chúa, chúng ta bịt tai không nghe và chúng ta không hiểu. Cám dỗ đóng kín chúng ta, nó tước đi bất kỳ khả năng hướng về phiá trước, nó đóng kín mọi chân trời và vì thế dẫn chúng ta đến với tội lỗi. Khi chúng ta bị cám dỗ chỉ có Lời Chúa, Lời của Chúa Giêsu mới cứu được chúng ta, mới mở chúng ta thấy được chân trời. Chúa luôn sẵn lòng dạy chúng ta cách thoát ra khỏi chước cám dỗ và Ngài thật vĩ đại vì không những đưa chúng ta ra khỏi các chước cám dỗ, Ngài còn làm cho chúng ta được tự tin.
Đức Thánh Cha đã khích lệ chúng ta khi phải chước cám dỗ hãy hướng mắt nhìn lên, đừng đóng kín vào chính mình, lắng nghe Lời Chúa là Lời sẽ cứu chúng ta khỏi rơi vào tội lỗi.
Trong một số nền văn hóa nhất định, người ta khích lệ các tín hữu phải có một khuôn mặt đạo mạo, thậm chí là rầu rĩ trong trạng thái của một hối nhân đau buồn trước tội lỗi của mình. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội chẳng được lợi gì từ những khuôn mặt “buồn như đưa đám” của các tín hữu.
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 14 tháng 2 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói một Kitô hữu chân chính phải là người tiến bước giữa thế giới này tung tăng hớn hở như một chiên con của Chúa.
Đề cập đến bài đọc thứ nhất trong ngày, trích từ sách Công Vụ Tông Đồ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những nét chính yếu trong căn tính Kitô giáo, và nhấn mạnh rằng một Kitô hữu trước hết phải được hiểu như là một người được Chúa “sai đi vào thế giới để rao giảng Tin Mừng”. Như thế, Kitô hữu phải là một môn đệ “luôn chuyển động, luôn tiến về phía trước”. Một Kitô hữu đứng yên là một người “mắc bệnh”, bởi vì, nét đặc thù đầu tiên của căn tính Kitô là khả năng “tiến bước ngay cả trong những khó khăn, để vượt qua những trở ngại này”.
Là một Kitô hữu có nghĩa “là một con chiên, và phải giữ cho được bản sắc này”. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô đó là đặc điểm thứ hai của căn tính Kitô giáo. Ngài nói: “Chúa sai chúng ta ra đi như chiên con giữa bầy sói”. Một số người đề nghị sử dụng sức mạnh chống lại những con sói, nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng chúng ta phải nhớ đến bài học của Đa-vít khi ông chiến đấu với quân Phi-li-tinh. Người ta muốn mặc cho Đa-vít tất cả các áo giáp của Sau-lô, nhưng như thế Đa-vít không thể di chuyển được, “Đa-vít không còn là mình nữa, ông không còn nhanh nhẹn nữa.” Vì thế, cuối cùng Đa-vít cởi phăng mọi thứ và cầm lấy cái ná của mình và đã thắng trận.
Đôi khi chúng ta bị cám dỗ suy nghĩ rằng: ‘Trường hợp này thật là khó khăn. Những con sói này quỷ quyệt và ta phải quỷ quyệt hơn chúng’. Nhưng chừng nào anh chị em vẫn là những chiên con, Chúa sẽ bảo vệ anh chị em, nếu anh chị em là sói, Chúa sẽ bỏ mặc anh chị em.
Tính chất đặc thù thứ ba của căn tính Kitô, là "phong cách Kitô giáo", đó là niềm vui. “Kitô hữu là những người hân hoan vì họ biết Chúa và mang Chúa đến cho thế gian.” Không thể tiến bước trong tư cách là Kitô hữu với một khuôn mặt đưa đám. Ngay cả khi phải đối mặt với những thử thách, những gian truân, hay với cả những sai lầm và tội lỗi của chúng ta, anh chị em hãy vui lên vì niềm vui trong Chúa Giêsu, Đấng luôn tha thứ và phù giúp chúng ta.
"Những Kitô hữu với 'phong cách sống' rầu rĩ, phàn nàn quanh năm suốt tháng chẳng giúp gì được cho Chúa và cho Giáo Hội của Ngài: đó không phải là phong thái người môn đệ Chúa Kitô."
Đức Thánh Cha kết luận rằng “trong ngày lễ kính hai môn đệ Chúa là hai thánh Xyrilô và Mêthôđiô, chúng ta cần phải suy tư trên căn tính người môn đệ Ngài. Một Kitô hữu phải là một người nam hay người nữ không bao giờ đứng chết trân một chỗ nhưng tiến bước và tiến bước hớn hở như chiên con. Nhờ lời cầu bầu của hai vị thánh bổn mạng của châu Âu, xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tung tăng tiến bước như chiên con."
2. Các tín hữu có thể đánh mất đức tin vì những đam mê và cuộc sống phù hoa
Trong thánh lễ sáng thứ Năm 13 tháng 2 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói các Kitô hữu có thể mất niềm tin vì những đam mê và cuộc sống phù hoa của họ, trong khi một người ngoại giáo lại trở thành một tín hữu nhờ sự khiêm tốn của mình.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên bài Tin Mừng trong ngày thuật chuyện một phụ nữ dân ngoại đã được Chúa chữa cho con gái bà vì niềm tim của bà.
Một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người. Bà là người Hy Lạp, gốc Phênixi thuộc xứ Xyria. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. Người nói với bà: “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con.” Bà ấy đáp: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn cũng có thể được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con.”
Cảm động trước lòng tin của bà, Người nói với bà: “Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi.” Về đến nhà, bà thấy đứa bé nằm trên giường và quỷ đã xuất.
Đức Thánh Cha giải thích rằng người phụ nữ này "không xấu hổ" khi bày tỏ niềm tin nơi Chúa Giêsu và, vì vậy, bà đã được Chúa nhậm lời.
Trong khi đó, lại có những kẻ như vua Solomon được tường trình trong bài đọc Một như là một người khôn ngoan và nhận được nhiều ân sủng to lớn từ Thiên Chúa. Thế nhưng, ông lại bao quanh mình với các phi tần ngoại giáo. Vì thế, đức tin của ông yếu dần và con tim ông bị băng hoại vì cuộc sống phù hoa của mình.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng: “Vâng, đúng là Solomon có thể đọc Kinh Tin Kính, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra là một người miệng vẫn mấp máy đọc kinh mà lòng thì đã thiếu đi niềm tin.”
Hạt giống nhơ nhớp của đam mê đã dẫn Solomon đến chỗ sùng bái ngẫu tượng.
Để kết luận, Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta phải đi theo con đường người phụ nữ ngoại giáo được nêu trong bài Phúc Âm, là người đã đón nhận Lời Chúa, là Lời dẫn chúng ta đến ơn cứu rỗi.
3. Trong thánh lễ đồng tế với các Hồng Y cố vấn, Đức Thánh Cha nói: Sự kiên nhẫn của dân Chúa giúp Giáo Hội tiến bước.
Dân Chúa chịu đựng những thách thức của cuộc sống hàng ngày với niềm tin và sự kiên nhẫn. Đó là những gì giúp cho Giáo Hội tiến bước.
Sáng thứ Hai 17 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã đồng tế với các Hồng Y cố vấn tại nhà nguyện Santa Marta. Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét về Thư Thánh Giacôbê, trong đó có đoạn viết: “Bất cứ khi nào anh em phải đối mặt với các thử thách đủ loại, hãy coi đó đơn thuần chỉ là một niềm vui”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng sự kiên nhẫn không có nghĩa là thối lui; và đó là điều làm chúng ta trưởng thành khi chúng ta can đảm đối mặt với các thử thách bằng đức tin của chúng ta.
Ngài nói:
“Những ai muốn có mọi sự ngay lập tức, những kẻ không biết đến sự khôn ngoan của đức nhẫn nại và sự bền đỗ thì không khác gì một đứa trẻ hư hỏng. Loại người như thế chưa trưởng thành, và không có khả năng đối mặt với cuộc sống đang diễn ra trong thực tế.”
Một cám dỗ khác cho những ai không có đức nhẫn nại là sự lung lay đức tin hay thái độ bất tín khi họ không có được những gì họ muốn ngay lập tức, như trong trường hợp của những người Biệt Phái là những kẻ đã xin Chúa Giêsu cho một dấu lạ trên trời: họ muốn Thiên Chúa thực hiện một điềm lạ để cho thấy rằng Thiên Chúa đã sai Ngài đến.
"Họ nhầm lẫn cách hành xử của Thiên Chúa với cách thức của một thầy phù thủy. Nhưng Thiên Chúa không hành xử giống như một thầy phù thủy, Thiên Chúa có cách riêng của Ngài. Và Thiên Chúa rất kiên nhẫn. Mỗi lần chúng ta nhận Bí Tích Hòa Giải là chúng ta hát một bài thánh ca tán tụng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Chúa vác chúng ta trên vai Ngài đầy kiên nhẫn! Kitô hữu phải sống cuộc đời mình với âm nhạc của sự kiên nhẫn, vì đó là âm nhạc của cha ông chúng ta, của dân Thiên Chúa, của những kẻ tin vào Lời Người, là những người giữ trọn điều Chúa đã truyền cho tổ phụ Abraham của chúng ta: ‘hãy tiến bước thiên nhan Ta không chút tì ố’"
Trích dẫn Thư Thánh Giacôbê gửi tín hữu Do Thái, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Dân Thiên Chúa đã phải chịu đựng và đã bị bách hại - nhưng họ có niềm vui khi trông đợi những lời hứa của Thiên Chúa. Đây là một hình thái của sự kiên nhẫn mà chúng ta phải có khi phải đối mặt với thử thách và gian truân: đó là sự kiên nhẫn của một người trưởng thành, sự kiên nhẫn khi Thiên Chúa mang vác chúng ta trên vai Ngài.”
Đức Thánh Cha đã hướng suy nghĩ của ngài đến những người ngài đã gặp gỡ khi thăm các giáo xứ, những người phải đối mặt với các vấn đề và chịu đựng. Những người có con em tàn tật, hoặc đau yếu, những người đang tiến về phía trước trong cuộc sống của họ với sự kiên nhẫn.
"Họ không đòi dấu lạ nào cả. Họ biết cách đọc các dấu chỉ thời đại: họ biết khi cây vả nở hoa thì mùa xuân đang đến. Những người muốn có một dấu lạ từ trời không biết làm sao đọc được các dấu chỉ thời đại, đó là lý do tại sao họ không nhận ra Chúa Giêsu".
Kết luận bài giảng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi những người "đau khổ nhưng không héo hắt nụ cười đức tin, những ai vẫn đang hân hoan trong đức tin: đó là dân Thiên Chúa, trong các giáo xứ , trong các tổ chức của chúng ta - rất nhiều trong số họ đang giữ cho Giáo Hội tiếp tục tiến bước với sự thánh thiện hàng ngày của họ. Hỡi anh em bất cứ khi nào anh em phải đối mặt với các thử thách đủ loại, hãy coi đó đơn thuần chỉ là một niềm vui
vì anh em biết rằng thử thách đức tin sản sinh sự bền đỗ. Hãy kiên trì hoàn thành công việc của mình để anh em có thể trưởng thành và hoàn thiện, không chút tì ố. "
4. Chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa
Dưới bầu trời nắng đẹp và ấm áp, hơn 50,000 tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về quảng trường Thánh Phêrô để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc Kinh Truyền Tin và nhận phép lành của ngài.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã đề cập đến Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu trong đó Chúa nói rằng: “Các con đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật hay Lời các Ngôn Sứ; Thầy không đến để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Đồng thời, Chúa cảnh cáo các môn đệ Ngài rằng “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và kinh sư, các con sẽ chẳng thể vào được Nước Trời" (Mt 5,20)
Đức Thánh Cha nói:
“Sự ‘kiện toàn Lề Luật’ này có nghĩa là gì? Và sự công chính trỗi vượt hơn bao hàm điều gì? Chính Đức Giêsu đã trả lời chúng ta bằng một vài ví dụ, khi so sánh luật cũ với luật mới của Ngài. Đức Giêsu rất thực tế, Ngài luôn giải thích bằng những ví dụ để dân chúng dễ hiểu. Bắt đầu từ điều răn thứ 5 trong Mười Điều Răn: ‘Anh em đã nghe luật người xưa dạy rằng: Chớ giết người;... còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: hễ ai giận ghét anh em mình, người đó đáng bị đưa ra xét xử rồi’ (cc 21-22). Về điều này, Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng lời nói cũng có thể giết người! Vì thế, chưa cần nói đến việc xâm phạm mạng sống người thân cận, việc trút lên họ sự căm phẫn và những lời hàm oan cũng đã là phạm tội rồi.”
Đức Thánh Cha dừng lại đôi chút, và chia sẻ với mọi người về những điều xấu xa do chuyện ngồi lê đôi mách mang lại. Sau đó, ngài chia sẻ tiếp:
“Đức Giêsu đề xuất với những ai theo Ngài về một tình yêu hoàn hảo: một tình yêu mà thước đo duy nhất là chẳng có thước đo, là đi xa vượt trên mọi tính toán. Tình yêu dành cho người thân cận là một thái độ sâu sắc đến độ Đức Giêsu đã đến để xác nhận rằng tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thành nếu chúng ta không sống trong hòa bình với người anh em: ‘Vì thế, nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ là đang có điều bất hòa với người anh em, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã’ (cc. 23-24). Thế nên, chúng ta được mời gọi để làm hòa với anh chị em của chúng ta trước khi biểu lộ lòng sùng kính của chúng ta với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.”
Từ những gì đã chia sẻ ở trên, Đức Thánh Cha đi đến chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa. Ngài nhấn mạnh rằng điều hệ trọng không phải là những gì ta thể hiện bên ngoài, nhưng là ý hướng thâm thúy bên trong, vì đó là nơi sẽ quyết định những gì ta làm là tốt hay xấu.
Đức Thánh Cha nói:
“Từ những điều vừa nói, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu không coi trọng chỉ đơn thuần những việc tuân thủ quy luật hay những hành vi bên ngoài. Ngài đi đến tận cội rễ của Luật, chú ý trước hết đến ý hướng và con tim của con người, nơi phát sinh những hành vi tốt hay xấu của chúng ta. Để có được lối hành xử tốt đẹp và chân thực, những quy định của lề luật thôi thì chưa đủ, nhưng cần động lực bên trong, diễn tả một sự khôn ngoan ẩn tàng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà chỉ có thể nhận được nhờ Thánh Thần. Về phía chúng ta, nhờ đức tin nơi Đức Kitô, chúng ta có thể mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, Ngài có thể giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa.”
“Dưới ánh sáng những lời giáo huấn của Đức Kitô, mỗi điều luật đều cho thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó như là đòi hỏi của tình yêu và tất cả nối kết với nhau trong một giới răn cao cả nhất: yêu mến Thiên Chúa với trọn con tim và yêu mến người thân cận như chính mình.”
5. Chước cám dỗ đến từ đâu?
Sáng thứ Ba 18 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta cùng với tám vị Hồng Y trong Hội Đồng Tư Vấn.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nói về cám dỗ từ việc nhận ra nó đến cách thức chống lại nó.
Đức Thánh Cha nói:
Cám dỗ đến từ đâu? Nó hoành hành trong chúng ta như thế nào? Thánh Tông Đồ nói với chúng ta rằng cám dỗ không phải là từ Thiên Chúa, nhưng từ những đam mê của chúng ta, từ những điểm yếu bên trong của chúng ta, từ những vết thương để lại trong chúng ta bởi tội nguyên tổ: Đó là những nơi xuất phát những cám dỗ.
Cám dỗ có ba đặc điểm: nó phát triển, lây nhiễm và được biện minh. Nó bắt đầu với một không khí yên tĩnh, và phát triển. Chính Chúa Giêsu đã nói về dụ ngôn lúa và cỏ lùng. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện vì kẻ thù đã làm ra. Và nếu ta không ngăn chặn, nó sẽ lấp đầy mọi thứ.
Và như vậy, khi chúng ta bị cám dỗ, chúng ta không nghe Lời Chúa, chúng ta bịt tai không nghe và chúng ta không hiểu. Cám dỗ đóng kín chúng ta, nó tước đi bất kỳ khả năng hướng về phiá trước, nó đóng kín mọi chân trời và vì thế dẫn chúng ta đến với tội lỗi. Khi chúng ta bị cám dỗ chỉ có Lời Chúa, Lời của Chúa Giêsu mới cứu được chúng ta, mới mở chúng ta thấy được chân trời. Chúa luôn sẵn lòng dạy chúng ta cách thoát ra khỏi chước cám dỗ và Ngài thật vĩ đại vì không những đưa chúng ta ra khỏi các chước cám dỗ, Ngài còn làm cho chúng ta được tự tin.
Đức Thánh Cha đã khích lệ chúng ta khi phải chước cám dỗ hãy hướng mắt nhìn lên, đừng đóng kín vào chính mình, lắng nghe Lời Chúa là Lời sẽ cứu chúng ta khỏi rơi vào tội lỗi.