Một cuộc phỏng vấn cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời những câu hỏi của một nhóm thanh niên người Bỉ đã được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia Flemish, VRT. Những thanh niên này, những người đã cùng với Đức Giám mục Lucas Van Looy Ghent, đã đưa ra câu hỏi của họ với Đức Thánh Cha bằng tiếng Anh và ngài trả lời bằng tiếng Ý. Cuộc gặp gỡ của họ được quay phim vào ngày 31 tháng 3 bên trong Điện Tông tòa ở Vatican.
Nhóm thanh niên Bỉ này có một người không có đức tin tôn giáo, cô cho biết cô đã được truyền cảm hứng từ những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô. Họ bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi tại sao ngài chấp nhận cuộc phỏng vấn này, ngài trả lời rằng ngài coi nó có giá trị cao để nói về những ưu tư của giới trẻ. Đức Thánh Cha sau đó đã được hỏi: “Ngài có hạnh phúc không? Và tại sao?”
“Thực sự, tôi đang hoàn toàn hạnh phúc (cười)! Và đó là một hạnh phúc tĩnh lặng bởi vì ở độ tuổi này không còn chung một hạnh phúc như người trẻ tuổi, có một sự khác biệt. Có một sự bình ổn nội tâm nhất định, một ý thức mạnh mẽ của an bình, hạnh phúc, đi kèm với tuổi tác. Nhưng đó là một con đường luôn luôn có vấn đề. Ngay cả bây giờ cũng có vấn đề, nhưng hạnh phúc này không biến mất vì những vấn đề đó. Không, nó nhận thức được những vấn đề, chịu đựng vì chúng và để rồi hướng về phía trước, nó thực hiện điều gì đó để giải quyết chúng và tiến về phía trước. Nhưng thâm tâm tôi có sự bình an và hạnh phúc. Đó thực sự là một ân sủng của Thiên Chúa, ban cho tôi. Đó là một ân sủng mà không thông qua công đức của bản thân.”
Tiếp theo những bạn trẻ hỏi Đức Thánh Cha là gì lý do nào mà ngài dành tình yêu đặc biệt của mình cho người nghèo. Ngài trả lời: “Bởi tình yêu là trung tâm của Tin Mừng.”
“Đối với tôi, trọng tâm của Tin Mừng là dành cho người nghèo. Hai tháng trước, tôi nghe một người nói (nghe như thế này): ‘Nhưng Đức Giáo Hoàng này là người cộng sản!’ Nhưng không phải thế! Đây là khẩu hiệu của Tin Mừng, không phải của chủ nghĩa cộng sản: của Tin Mừng! Vì nghèo đói không có tư tưởng ... Và bắt nguồn từ lý do này mà tôi tin rằng người nghèo là trung tâm của thông điệp của Chúa Giêsu. Tất cả các bạn cần phải thực hiện là đọc nó. Vấn đề ở đây là thái độ đối với người nghèo có đôi khi trong lịch sử vần đề này được thực hiện chủ đề của ý thức hệ.”
Một bạn nữ trong nhóm là người không tín ngưỡng hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô rằng ngài có thông điệp nào dành cho giới trẻ không:
“Chúng ta tất cả đều là anh chị em. Người có niềm tin tôn giáo, không có niềm tin tôn giáo hoặc tuyên xưng tôn giáo này hay tôn giáo khác, Do Thái giáo, Hồi giáo ... chúng ta đều là anh chị em! Con người là trung tâm của lịch sử và điều này đối với tôi thực sự quan trọng: con người là trung tâm (của xã hội). Trong thời điểm lịch sử này, con người đã bị đẩy ra khỏi trung tâm, họ đã bị đẩy khỏi trung tâm - ít nhất là lúc này - có quyền lực, tiền bạc và chúng ta phải làm việc nhân danh con người, cho mọi người nam cũng như nữ là những người mang hình ảnh của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha nói tiếp, “Hôm nay, chúng ta trở thành một phần của nền văn hóa sa thải: Con trẻ bị loại bỏ, mọi người không muốn có trẻ em; hoặc thiểu số, số ít những gia đình: người già cũng bị ruồng bỏ: nhiều người già chết vì một cái chết nhân đạo mờ ám, bởi vì không ai chăm sóc họ và họ đã chết. Và giờ đây những người trẻ cũng đang bị loại bỏ.” Đức Thánh Cha lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp trong số những người ở độ tuổi dưới 25 là gần 50 phần trăm mà trong những cuộc hội kiến của ngài với một số chính trị gia trẻ tuổi người Á Căn Đình đã mang đến cho ngài hy vọng và tin tưởng.”
“Và tôi lấy làm hài lòng vì các chính trị gia trẻ tuổi này, có thể khuynh tả hoặc khuynh hữu, những họ đang nói một thứ ngôn ngữ mới, với một nền âm nhạc mới, một phong cách chính trị mới. Và điều này mang lại cho tôi lý do để hy vọng. Và tôi tin rằng giới trẻ ngày nay phải thắp lên một ngọn đèn và đi trước. Họ phải can đảm lên! Điều này mang hy vọng đến với tôi.”
Được hỏi về việc tìm kiếm Thiên Chúa, Đức Thánh Cha trả lời:
“Khi một người nam hay nữ tìm kiếm bản thân, tức họ tìm thấy Thiên Chúa. Có lẽ, họ không thành công trong việc tìm kiếm Người nhưng họ sẽ theo con đường của sự trung thực, tìm kiếm con đường của chân lý, một con đường chí thiện và một tuyệt mỹ ... họ đang bước trên con đường chính trực và điều đó nhất định họ sẽ tìm thấy Thiên Chúa! Sớm hay muộn, họ sẽ tìm thấy Người. Nhưng con đường này là con đường dài và một số người đã không tìm thấy Người trong cuộc sống của họ. Họ không tìm thấy Người một cách có ý thức. Nhưng họ rất chân thành và trung thực với chính mình, rất tốt và là những người yêu vẻ đẹp, để cuối cùng họ có một tính cách rất chín chắn, khả năng có một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, mà đó luôn là một ân sủng. Vì cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là một hồng ân.”
Một bạn nam hỏi Đức Thánh Cha rằng ngài đã học được gì từ những sai lầm của chính mình. Đức Thánh Cha trả lời và mô tả sai lầm là “người thầy quan trọng của cuộc sống.”
“Lỗi lầm là người thầy tuyệt vời, dạy cho bạn rất nhiều. Lỗi lầm cũng làm bẽ mặt bạn bởi vì người nào đó, nam lẫn nữ có thể cảm thấy mình là một siêu nhân ... nhưng sau đó bạn phạm một sai lầm và điều này phỉ báng bạn và đặt bạn trở lại với vị trí của mình. Tôi không dám nói rằng tôi đã học được từ tất cả những sai lầm của tôi: không, tôi tin rằng tôi đã không học được từ một số trong những sai lầm bởi vì tôi cứng đầu (cười) và điều đó không phải dễ dàng để tìm hiểu. Nhưng tôi đã học được từ những sai lầm nhiều và điều đó tốt cho tôi. đó cũng là một trường hợp thừa nhận những sai lầm của chúng ta. Tôi phạm sai lầm ở đây, tôi đã làm sai lầm ở kia…Và cũng thận trọng để không tái phạm và mắc phải sai lầm như thế nữa.”
Một bạn nữ đưa ra câu hỏi: “Cha có thể nêu ra một ví dụ cụ thể làm thế nào để học từ một sai lầm?”
“Một ví dụ, trong việc tiến hành đời sống của Giáo Hội: Tôi đã được tước hiệu Bề Trên (của dòng Tên ở Á Căn Đình) khi còn rất trẻ và tôi đã mắc phải rất nhiều sai lầm vì chủ nghĩa độc đoán của tôi, đó là một điển hình. Tôi đã quá độc đoán: ở tuổi 36 ... và sau đó, tôi biết được rằng con người phải đối thoại, phải lắng nghe người khác nghĩ như thế nào ... Nhưng mãi về sau tôi mới học được điều này! Đó là một chặng đường dài.”
Câu hỏi tiếp theo dành cho Đức Thánh Cha đi thẳng vào vấn đề: “Những gì làm Cha sợ?”
“Vâng, sự sợ hãi thuộc chính mình (cười) ... Nhưng đọc kỹ trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu thường xuyên lặp đi lặp lại điều này: ‘Đừng sợ! Đừng sợ!’ Và Người nói nhiều lần, đúng không? Và tại sao vậy? Bởi vì Người biết rằng nỗi sợ hãi là một cảm giác khá ‘bình thường’. Chúng ta sợ cuộc sống, chúng ta sợ khi phải đối mặt với những thử thách, chúng ta sợ trước Thiên Chúa. Chúng ta ai nấy đều sợ hãi, tất cả chúng ta. Bạn không phải băn khoăn về sự sợ hãi. Bạn phải cảm thấy điều đó nhưng không sợ hãi và sau đó tự hỏi: "Tại sao tôi phải sợ?" Và trước Thiên Chúa cũng như trước bản thân, hãy cố gắng soi sáng tình hình hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của người khác. Nhưng sự sợ hãi không phải là một cố vấn tốt vì nó mang đến cho bạn lời khuyên xấu.”
Sau đó Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích rằng có “cái sợ xấu và có cái sợ tốt.” Cái sợ tốt mang đặc tính của sự thận trọng, nó giúp chúng ta không vấp ngã. Và cũng có sự sợ xấu: cái sợ này gây trở ngại cho bạn bạn và không cho phép bạn làm bất cứ điều gì. Và bạn phải gạt bỏ nó.
Câu hỏi cuối cùng của các bạn trẻ trẻ gây cho Đức Thành Cha sự bất ngờ là: “Cha có câu hỏi nào cho chúng con không?”
“Câu hỏi mà tôi muốn hỏi các bạn không phải là câu hỏi sáng tạo. Tôi lấy nó từ Tin Mừng. Đâu là kho báu của bạn? Đó là câu hỏi của tôi. Các bạn giữ kho báu của mình ở đâu? Kho báu nào cho trái tim của các bạn được nghỉ ngơi? Bởi vì cuộc sống của các bạn sẽ là nơi kho báu của mình được lưu giữ ... Đây là câu hỏi mà tôi hỏi các bạn, nhưng các bạn sẽ cần phải tự trả lời cho nó, ở nhà của các bạn (cười).”
Jos. Tú Nạc, NMS
Jos. Tú Nạc, NMS