Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người dấn thân để nhân loại thắng vượt được các biên giới thù nghịch và thờ ơ, xây dựng các cây cầu hiểu biết và đối thoai để làm cho thế giới trở thành một gia đình các dân tộc hỏa giải với nhau, huynh đệ và liên đới, trong đó không ai bị bách hại và giết chết vì niềm tin và tôn giáo của mình.
Ngài đã gióng lên lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hươmg trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô nhân ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano và kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ.
Nhắc tới ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma, được truyền thống định nghĩa là “mẹ của mọi nhà thờ trong thành Roma và trên toàn thế giới”, Đức Thánh Cha nói:
Với từ “mẹ” người ta quy không quy chiếu về dinh thự thánh của Vương cung thánh đường cho bằng công trình của Chúa Thánh Thần, là Đấng tự biểu lộ trong đền thánh, bằng cách sinh hoa trái qua chức thừa tác của Giám Mục Roma, trong tất cả các cộng đoàn hiệp nhất với Giáo Hội mà người chủ sự. Vì thế, với lễ này chúng ta tuyên xưng, trong sự hiệp nhất đức tin, rằng mối dây hiệp thông mà tất cả các Giáo Hội địa phương, rải rác trên trái đất có với Giáo Hội Roma và với Giám Mục của nó, là Người kế vị thánh Phêrô.
Việc cử hành sự dâng hiến một thánh đường nhắc nhở cho chúng ta biết một sự thật nòng cốt: đền thờ vật chất làm bằng gạch là dầu chỉ của Giáo Hội sống động trong lịch sử, nghĩa là của “đền thờ tinh thần”, mà Chúa Kitô là “viên đá sống động, bị loài người loại bỏ nhưng được lựa chọn và quý giá trước mặt Thiên Chúa, như tông đồ Phêrô nói (x. Pr 2,4-8). Trong Phúc Âm của phụng vụ hôm nay, khi nói về đền thờ, Chúa Giêsu đã vén mở một sự thật gây đảo lộn: đó là đền thờ của Thiên Chúa không phải là đền đài làm bằng gạch, nhưng là thân mình Người, được làm bằng các viên đá sống động. Nhờ sức mạnh của bí tích Thánh Tẩy, mỗi kitô hữu là phần “đền thờ của Thiên Chúa”, như thánh Phaolô nhắc nhở (1 Cr 3,9). Còn hơn thế nữa, họ trở thành Giáo Hội của Thiên Chúa. Đền thờ tinh thần, Giáo Hội, cộng đoàn của những người được thánh hiến bởi máu Chúa Kitô và Thần Khí của Chúa phục sinh, xin từng người trong chúng ta trung thực trong cuộc sống đức tin và chứng tá, mà chúng ta phải bước đi và sống mỗi ngày. Đó là một kitô hữu, không phải bằng điều mình nói, nhưng bởi điều mình làm, bởi cung cách hành xử của mình. Sự trung thực trao ban sự sống cho chúng ta là một ơn đến từ Chúa Thánh Thần mà chúng ta phải xin mỗi ngày. Giáo Hội, trong nguồn gốc sự sống và sứ mệnh của nó trong thế giới, không là gì khác hơn là một cộng đoàn được thành lập để tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ con người, một lòng tin hoạt động bác ái. Cả ngày nay nữa Giáo Hội được mời gọi là cộng đoàn đâm rễ sâu nơi Chúa Kitô qua bí tích Rửa Tội, tuyên xưng niềm tin nơi Người với lòng khiêm tốn và can đảm và làm chứng cho niềm tin ấy trong tình bác ái. Các yếu tố cơ cấu và các tổ chức mục vụ cũng phải được hướng tới các mục tiêu chính yếu này.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ:
Ngày lễ cung hiến Vương cung thánh đường Laterano hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về sự hiệp thông của tất cả mọi Giáo Hội, nghĩa là của cộng đoàn kitô dấn thân để nhân loại thắng vượt được các biên giới của thù nghịch và thờ ơ, xây dựng các cây cầu hiểu biết và đối thoai để làm cho thế giới trở thành một gia đình các dân tộc hòa giải với nhau, huynh đệ và liên đới. Giáo Hội chính là dấu chỉ diễn tả trước nhân loại mới này, khi sống và phổ biến, với chứng tá của mình, Tin Mừng sứ điệp hy vọng và hòa giải cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử cả Mẹ Maria Rất Thánh, để Mẹ giúp chúng ta trở thành “nhà của Thiên Chúa” như Mẹ, là đền thờ sống động của tình yêu Người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin, nhắc đến biến cố kỷ niệm 25 năm sụp đổ của bức tường Berlin, biểu tượng của sư ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới, Đức Thánh Cha nói: Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ dấn thân lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khỗ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Gioan Phaolô II đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, ngày càng được phổ biến một nền văn hóa gặp gỡ, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh những người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có con tim đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.
Đức Thánh Cha cũng nhắc tới Ngày Tạ Ơn cử hành tại Italia với đề tài “Nuôi sống hành tinh. Năng lực cho sự sống”, nhắm tới cuộc triển lãm quốc tế Milano năm 2015. Ngài hiệp ý với các Giám Mục cầu mong mọi người tái dấn thân để đừng ai thiếu thực phẩm hằng ngày, mà Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người. Ngài cũng gần gũi thế giới nông nghiệp và khích lệ các nông dân vun trồng trái đất trong tình liên đới và chừng mực. Tại Roma là Ngày giáo phận giữ gìn thụ tạo nhằm cổ võ các kiểu sống tôn trọng môi sinh, tái khẳng định liên minh giữa con người, thụ tạo và Đấng Tạo Hóa. Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu hiện diện và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Linh Tiến Khải
(Nguồn: Radio Vatican)