MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Chuyến đi Bôlivia của Đức Giáo hoàng, nơi Giáo hội và nông dân vẫn còn hiệp nhất với nhau

Bôlivia, nông dân và thổ dân hợp sức với nhau để giữ gìn môi sinh và để sống tinh thần Phúc Âm theo văn hóa của họ, đó là những chủ đề mà Đức Phanxicô đặc biệt gắn bó trong chuyến đi Nam Mỹ của mình.

Bonifacio Flores hãnh diện khoe giấy chứng nhận mình đã được bầu vào hội đồng thành phố San Ignacio của Velasco ngày 4 tháng 5 vừa qua, đó là một cộng đồng lớn ở Chiquitania, miền Đông Bôlivia.

Một quá trình tốt đẹp của người đàn ông đến từ vùng núi Potosi cách đây 25 năm cùng với các nông dân nghèo khác, để xây dựng cộng đồng San Martin. Ông nhớ lại, “hồi đó nơi đây chẳng có gì.”

Cùng nhau họ xây những căn nhà đầu tiên, các vụ trồng trọt đầu tiên, tự nuôi sống với những gì ngôi rừng cung cấp, cùng nấu ăn chung với nhau trước khi đất đai được cấp cho mỗi gia đình.

Năm 1989, nhờ sáng kiến của Giám mục Bonifacio Madersbacher mà Giáo phận San Ignacio, Velasco có được 50 000 hecta đất để phát lại cho thổ dân chiquita trong vùng lân cận và nông dân không có đất từ các vùng Andes, phía Tây Bôlivia đến. Vào thời đó, tổ chức Caritas Hà Lan tài trợ một phần dự án, họ giúp xây dựng nhà nguyện, trường học, một bệnh viện nhỏ và cung cấp dụng cụ nông nghiệp.

Gia tăng trồng trọt: cà phê, chuối, đu đủ, quít, chanh, xoài và thơm

Dù vậy lúc nào họ cũng gặp khó khăn. Năm 1994, nạn cháy rừng hủy rừng cà phê và giá bắp tụt xuống. Khi đó cộng đồng quyết định trồng chuối, rau, lúa, mượn quỹ của Tòa giám mục để mua dụng cụ trồng lúa.

Họ còn gặp khó khăn khi các chủ đất lân cận không có thiện cảm khi nhìn cộng đoàn tự lập này hoạt động trên tinh thần tập thể, những người này tìm mọi cách để không cho cộng đoàn vào nghiệp đoàn. Một nông dân nhớ lại, “một linh mục đã bị hạ,” dù vậy họ không nản lòng: “Ai đến đây để kiếm tiền thì ra đi. Ai không có gì hết thì ở lại.”

Năm 2006, 90 gia đình quyết định kháng cáo lên Trung tâm Centre điều tra và ủng hộ nông dân (Cipca), một tổ chức được các tu sĩ Dòng Tên Bôlivia thành lập trong những năm 1970 để giúp các cộng đoàn nông dân. Ông Bonifacio Flores nhấn mạnh, “Chính tổ chức Cipca đã giúp chúng tôi. Trước đó, một nông dân không thể nào tiếp xúc được với giới chức trách chính trị.”

Đối tác với tổ chức CCFD-Đất đoàn kết, Cipca giúp cộng đoàn thay đổi cách trồng trọt của mình. Một quyết định quan trọng ở vùng nông nghiệp Amazon đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng.

Trên miền đất đỏ không phì nhiêu và cạn sức nhanh này, cần phải phát triển một hệ thống nông lâm phù với vùng đất như cánh đồng cỏ mênh mông này. Yery Rojas, cố vấn cho tổ chức Cipca giải thích, “hệ thống này giúp giới hạn ảnh hưởng của mặt trời và giữ độ ẩm cho mặt đất”.

Được giao cho 5 hecta đất trồng theo lối canh tác nông lâm này, cùng với hàng chục gia đình khác, ông German Maturano khám phá hình thức chuyên canh: càphê, chuối, đu đủ, chanh, xoài, thơm, mỗi loại cây mang đến cho đất chất bỗ dưỡng mà loại cây kia lấy đi.

“Khi trẻ con cùng nhau đến trường, lúc đó các quan hệ được phát triển”

“Với sự thay đổi khí hậu, khi cần mưa thì không mưa, khi không cần mưa thì mưa… nếu chỉ khai thác một vụ mùa, mình có thể mất rất nhanh. Ở đây, luôn luôn có một cái gì để gặt,” anh kể với kinh nghiệm giàu có của một nông dân.

Bây giờ dự án phát triển nông lâm trên một vùng khô hơn để tái khôi phục lại và để chứng tỏ cho các gia đình khác thấy hệ thống này có thể sinh lợi. Ông Bonifacio Flores giải thích, “ở đây cách trồng theo nông lâm ít nhất bảo đảm có được lương thực, nhưng trong các cộng đoàn khác có thể còn dư để đem bán.”

Cách một giờ xe miền Nam San Martin, tổ chức Cipca cũng làm việc với cộng đoàn Santa Clara, Estrella, cộng đoàn này được thành lập cũng nhờ địa phận San Ignacio,Velasco và đã quy tụ được hàng trăm gia đình.

Ngoài canh tác nông lâm, tổ chức còn giúp đỡ cộng đoàn thổ dân chiquita quản lý 6 000 hecta rừng mà họ được công nhận là chủ nhân. Ông Melchor Manaca giải thích, “mỗi năm chúng tôi lên một dự án để dùng rừng, quyết định để những người khai thác có quyền đi ra và chúng tôi sẽ dùng tiền để làm gì,” ông Manaca là một trong những người có trách nhiệm về đất đai và cựu tộc trưởng của cộng đồng thổ dân San Ignacio, Velasco.

Và thế là cộng đồng quyết định dùng lợi tức vào việc giáo dục và y tế, hai lãnh vực quan trọng nhất, trường học và bệnh viện được cơ quan Caritas Hà Lan xây cách đây 25 năm, bây giờ cần làm thêm để đúng tiêu chuẩn.

Tổ chức Cipca làm việc để phát triển các quan hệ những các cộng đoàn nông dân và thổ dân, những cộng đoàn có văn hóa rất khác nhau. “Mới đầu chúng tôi gặp khó khăn khi tìm hiểu các cộng đồng thổ dân, dù chúng tôi đã giúp đỡ nhau để xây nhà hoặc để trồng trọt, ông Bonifacio Flores nhớ lại. Khi trẻ con đến trường thì khi đó các quan hệ mới được phát triển. Với Giáo hội cũng vậy. Bây giờ đã có những gia đình của cả hai bên.”

Chiquitania, một trong những trang đẹp nhất của phúc âm hóa ở Mỹ.

Dù các khác biệt văn hóa vẫn còn mạnh, người Chiquita ở Santa Clara gần như không còn ngôn ngữ của họ. “Không còn lễ bằng tiếng Chiquita. Gần như không ai hiểu bài giảng”, ông Melchor Manaca cười.

“Rất nhiều người trẻ quên ngôn ngữ tổ tiên của họ”, Đức ông Bonifacio Reimann ở địa phận Đuflo de Chavez bên cạnh lấy làm tiếc. Tu sĩ Dòng Phan Sinh người Đức này lo lắng gìn giữ văn hóa cho người thổ dân, ngài nâng đỡ một đài phát thanh công giáo phát tiếng Chiquita.

Nhưng việc trao truyền văn hóa làm được là nhờ trường học được xây vào thời phục hồi các nhà thờ Dòng Tên ở Chiquitania và việc văn hóa của họ được ghi vào di sản thế giới. “Trong một thời gian dài, đó là nơi đào tạo duy nhất của giáo phận”, giám đốc Eduardo Bustos Navarro xác nhận, theo ông “trong nhiều trường hợp, không có sự trợ giúp của Giáo hội thì sẽ không làm được gì”.

Trường đào tạo nhiều nhất là ngành mộc, nhấn mạnh đến nét nghệ thuật của người Chiquita về mặt này. Các học sinh cũng làm được hơn bốn mươi cây thánh giá gỗ lớn cảm hứng các hoạt động truyền giáo của Dòng Tên: các cây thánh giá này sẽ được Đức Phanxicô ban phép lành trong Thánh lễ ở Santa Cruz. Đây là những cây thánh giá lắp ráp lại được sẽ được giao cho mỗi một người có trách nhiệm về các Quỹ giáo hoàng truyền giáo để họ luân lưu trong xứ của mình trong chương trình Đại hội Truyền giáo Châu lục sẽ diễn ra vào năm 2018 ở Bôlivia.

Một cách để nhắc cho toàn Châu Mỹ nhớ trên miền đất Chiquitania này đã có một trong những trang sử phúc âm hóa đẹp nhất.

la-croix.com, Nicolas Senèze, San Ignacio de Velasco, Concepcion (Bôlivia), 2015-07-03

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)