ASSISI. Hôm 27-10-2011, tại Assisi, ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cùng với hơn 300 vị lãnh đạo các tôn giáo đến từ hơn 50 quốc gia, cho công lý và hòa bình, nhân kỷ niệm đúng 25 năm cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới do Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 đã triệu tập.
Ngày suy tư này có chủ đề “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.
Trong số các tham dự viên, có 30 phái đoàn của các Giáo hội Kitô, gồm 17 phái đoàn từ các Giáo hội Đông phương, đứng đầu là Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople. Về phía các Cộng đồng Giáo hội Kitô ở Tây Phương, có 13 phái đoàn, đứng đầu là ĐTGM Robert Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo. Thêm vào đó, có Phái đoàn của Ủy ban quốc tế tham khảo liên tôn thuộc tòa Đại Rabbi trưởng của Israel do Rabbi David Rosen hướng dẫn, các tổ chức quốc tế Do thái giáo; Do thái giáo Italia do Rabbi Trưởng Cộng đoàn Do thái ở Rôma, tiến sĩ Riccardo Di Segni đại diện.
Có 176 người không thuộc Kitô và Do thái giáo. Trong số này, người ta ghi nhận lần đầu tiên có một phái đoàn Phật giáo từ Trung Quốc. Sau cùng, cũng có 4 nhân vật không tín ngưỡng cũng đến tham dự cuộc gặp gỡ ở Assisi, trong đó có bà giáo sư Julia Kristeva, 70 tuổi, sinh tại Bulgari nhưng sống tại Pháp từ 45 năm nay. Bà là một nhà ngữ học, phân tâm học, triết gia và văn sĩ của Pháp và là tác giả của khoảng 30 cuốn sách. Trong số 3 người còn lại có 2 triết gia và 1 nhà kinh tế.
ĐTC và các vị lãnh đạo tôn giáo đã khởi hành từ nhà ga Vatican. Khi xe hỏa tiến qua các nhà ga của các thành phố Terni, Spoleto và Foligno, xe chạy chậm lại với vận tốc 10 cây số 1 giờ, để các giám mục và đông đảo tín hữu thuộc các Giáo hội địa phương chào mừng ĐTC và các vị lãnh đạo, bày tỏ sự tham gia và tình liên đới với sáng kiến của các vị.
Đến nơi vào lúc 10 giờ, ĐTC đã được Đức Giám mục sở tại Domenico Sorrentino, cùng với vị đại diện chính quyền trung ương Italia, ông Gianni Letta, thứ trưởng tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cùng với các quan chức chính quyền địa phương, chào đón. Đặc biệt là 4 LM Bề trên Tổng quyền của 4 ngành dòng nam Phanxicô đã đón tiếp ĐTC ngay tại thềm Vương cung thánh đường. Và đến lượt ĐTC, ngài đón tiếp các vị thủ lãnh phái đoàn các tôn giáo do 3 vị Hồng Y chủ tịch các cơ quan liên hệ của Tòa Thánh giới thiệu.
Trong số những người ngồi chật Thánh đường, còn có 25 Hồng y và hơn 50 Giám mục Công giáo.
Sau lời chào mừng của ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý Hòa bình và cũng là trưởng ban tổ chức, mọi người đã xem chiếu lại một video kỷ niệm cuộc gặp gỡ cách đây 25 năm và các sinh hoạt kế tiếp. Rồi Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, cũng là Giáo chủ danh dự chung của Chính thống Giáo đã lên tiếng phát biểu. Sau đó là các bài phát biểu của Đức TGM Rowan Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo, Đức TGM Norvan Zakarian, TGM giáo phận Arméni Tông truyền tại Pháp..
Rồi đến các bài của Mục Sư Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo hội Kitô ở Genève, Rabbi David Rosen Đại diện tòa Đại Rabbi của Israel, cùng một số vị khác, đặc biệt là Hòa Thượng Ja-Seung, Chủ tịch Hội phật giáo Jogye của Hàn Quốc. Sau cùng là bài của bà giáo sư Julia Kristeva, người Pháp gốc Bulgari, Đại diện cho những người không tín ngưỡng.
Cứ sau 3 bài phát biểu lại có một lúc tạm ngưng với một bản nhạc vĩ cầm do một cha dòng Phanxicô thực hiện. Các vị phát biểu bằng tiếng Pháp, Anh, cũng có vị bằng tiếng Hàn quốc và Arập.
Bài phát biểu của ĐTC
Sau cùng là bài phát biểu của ĐTC. Ngài nói bằng tiếng Ý nhưng văn bản bài này được phát cho các tham dự viên không rành ngôn ngữ này để các vị theo dõi, qua đó ĐTC mạnh mẽ phê bình việc lạm dụng tôn giáo để thi hành bạo lực, những hành vi khủng bố dựa vào tôn giáo, và những chủ trương loại trừ tôn giáo. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Thưa quí vị trưởng đoàn và đại diện các Giáo hội và các cộng đoàn Giáo hội, và các tôn giáo thế giới, các bạn thân mến!
25 năm đã trôi qua từ khi lần đầu tiên, Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 mời các đại diện tôn giáo thế giới đến Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Điều gì đã xảy ra từ đó? Chính nghĩa hòa bình ngày nay ra sao rồi? Hồi đó đe dọa lớn cho hòa bình trên thế giới xuất phát từ sự phân chia trái đất thành hai khối đối nghịch nhau. Biểu tượng tỏ tường của sự phân chia đó chính là bức tường Berlin; bức tường này xuyên qua giữa thành phố, xác định biên giới giữa hai thế giới. Năm 1989, tức là 3 năm sau cuộc gặp gỡ tại Assisi, bức tường đó sụp đổ mà không có đổ máu. Đột nhiên, những kho võ khí khổng lồ ở đàng sau bức tường đó không còn ý nghĩa nữa. Chúng đánh mất khả năng làm cho người ta kinh hoàng sợ hãi. Ý muốn của các dân tộc mong được tự do mạnh mẽ hơn những kho võ khí của bạo lực. Câu hỏi về những nguyên do gây ra sự đảo lộn ấy thật là phức tạp và không thể tìm được một câu trả lời đơn giản. Nhưng bên cạnh các sự kiện kinh tế và chính trị, nguyên nhân sâu xa nhất của biến cố ấy là yếu tố tinh thần: đàng sau quyền lực vật chất không còn xác tín tinh thần nào nữa. Ước muốn được tự do rốt cuộc mạnh mẽ hơn nỗi lo sợ trước bạo lực, thứ bạo lực vốn không có sự sắc thái tinh thần nào cả. Chúng ta biết ơn vì chiến thắng ấy của tự do, trước tiên đó cũng là một chiến thắng của hòa bình. Và cũng cần nói thêm rằng trong bối cảnh đó không phải chỉ có tự do tin tưởng như nguyên nhân chủ yếu, tuy rằng trong đó cũng có tự do tín ngưỡng. Vì thế, chúng ta có thể liên kết tất cả những điều đó, một cách nào đó, với việc cầu nguyện cho hòa bình.
Thưa quí vị trưởng đoàn và đại diện các Giáo hội và các cộng đoàn Giáo hội, và các tôn giáo thế giới, các bạn thân mến!
25 năm đã trôi qua từ khi lần đầu tiên, Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 mời các đại diện tôn giáo thế giới đến Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Điều gì đã xảy ra từ đó? Chính nghĩa hòa bình ngày nay ra sao rồi? Hồi đó đe dọa lớn cho hòa bình trên thế giới xuất phát từ sự phân chia trái đất thành hai khối đối nghịch nhau. Biểu tượng tỏ tường của sự phân chia đó chính là bức tường Berlin; bức tường này xuyên qua giữa thành phố, xác định biên giới giữa hai thế giới. Năm 1989, tức là 3 năm sau cuộc gặp gỡ tại Assisi, bức tường đó sụp đổ mà không có đổ máu. Đột nhiên, những kho võ khí khổng lồ ở đàng sau bức tường đó không còn ý nghĩa nữa. Chúng đánh mất khả năng làm cho người ta kinh hoàng sợ hãi. Ý muốn của các dân tộc mong được tự do mạnh mẽ hơn những kho võ khí của bạo lực. Câu hỏi về những nguyên do gây ra sự đảo lộn ấy thật là phức tạp và không thể tìm được một câu trả lời đơn giản. Nhưng bên cạnh các sự kiện kinh tế và chính trị, nguyên nhân sâu xa nhất của biến cố ấy là yếu tố tinh thần: đàng sau quyền lực vật chất không còn xác tín tinh thần nào nữa. Ước muốn được tự do rốt cuộc mạnh mẽ hơn nỗi lo sợ trước bạo lực, thứ bạo lực vốn không có sự sắc thái tinh thần nào cả. Chúng ta biết ơn vì chiến thắng ấy của tự do, trước tiên đó cũng là một chiến thắng của hòa bình. Và cũng cần nói thêm rằng trong bối cảnh đó không phải chỉ có tự do tin tưởng như nguyên nhân chủ yếu, tuy rằng trong đó cũng có tự do tín ngưỡng. Vì thế, chúng ta có thể liên kết tất cả những điều đó, một cách nào đó, với việc cầu nguyện cho hòa bình.
ĐTC đặt câu hỏi:
“Nhưng điều gì đã xảy ra sau đó? Rất tiếc là chúng ta không thể nói rằng từ đó tình hình được tự do và hòa bình. Tuy chúng ta không thấy có sự đe dọa của cuộc đại chiến, nhưng rất tiếc là thế giới đầy những bất hòa. Đây không phải chỉ là sự kiện đây đó vẫn có chiến tranh xảy ra - bạo lực như thế vẫn luôn hiện diện và là thân phận của thế giới chúng ta. Tự do là một điều thiện hảo lớn lao. Nhưng thế giới tự do phần lớn tỏ ra không có định hướng, và nhiều người hiểu lầm tự do là tự do gây bạo lực. Sự bất hòa mang những khuôn mặt mới mẻ và đáng sợ; và cuộc chiến đấu cho hòa bình phải kích thích tất cả chúng ta một cách mới mẻ.
Chúng ta hãy tìm cách xác định rõ hơn những khuôn mặt mới của bạo lực và bất hòa. Theo ý tôi, nói một cách tổng quát, người ta có thể vạch rõ hai loại khác nhau của bạo lực mới, chúng hoàn toàn đối ngược nhau về động lực và được biểu lộ rất khác nhau về chi tiết. Trước tiên là nạn khủng bố, trong đó thay vì đại chiến, có những cuộc tấn công nhắm mục tiêu rõ ràng, đánh vào những điểm quan trọng của đối phương, để tàn phá, mà không để ý gì tới những sinh mạng vô tội bị sát hại dã man hoăc bị thương trong cuộc khủng bố như thế. Dưới mắt những kẻ trách nhiệm, đại chính nghĩa gây thiệt hại cho kẻ thù là điều biện minh được cho mọi hình thức tàn ác. Người ta loại bỏ tất cả những gì trong công pháp quốc tế vốn được mọi người nhìn nhận và phê chuẩn như giới hạn bạo lực. Chúng ta biết rằng nhiều khi nạn khủng bố được thúc đẩy bằng lý do tôn giáo và chính tính chất tôn giáo của những cuộc tấn công được coi như một sự biện minh cho tành trạng tàn ác vô nhân đạo, người ta cho rằng có thể gạt bỏ những qui luật của công pháp để đạt tới cái gọi là ”điều thiện ích” mà họ theo đuổi. Tôn giáo ở đây không phục vụ cho hòa bình nhưng để biện minh cho bạo lực.
”Sự phê bình tôn giáo, từ thuyết soi sáng, vẫn thường chủ trương rằng tôn giáo chính là nguyên nhân gây ra bạo lực và vì thế họ xách động sự thù nghịch đối với tôn giáo. Sự kiện tôn giáo trong thực tế gây ra bạo lực là điều phải làm cho chúng ta lo âu sâu xa. Theo một thể thức tinh tế hơn, nhưng luôn tàn ác, Chúng ta thấy tôn giáo như nguyên nhân gây ra bạo lực, một cách tinh vi hơn, nhưng luôn tàn ác, khi bạo lực ấy được những người bảo vệ tôn giáo sử dụng để chống lại những người khác. Các vị đại diện các tôn giáo tụ tập tại Assisi năm 1986 tại Assisi muốn khẳng định - và chúng ta muốn mạnh mẽ cương quyết lập lại- rằng: đó không phải là bản chất chân thực của tôn giáo. Trái lại đó là sự xuyên tạc tôn giáo và nó góp phần tiêu diệt tôn giáo. Chống lại lời khẳng định này, người ta nêu vấn nạn: nhưng từ đâu mà bạn biết đó là bản chất đích thực của tôn giáo? Phải chăng lập trường của quí vị không xuất phát từ sự kiện nơi quí vị sức mạnh của tôn giáo đã bị tắt lịm? Và có những người khác cũng vặn lại: phải chăng có một bản chất chung của tôn giáo, được diễn tả trong tất cả các tôn giáo và vì thế có giá trị đối với tất cả các tôn giáo? Những câu hỏi này chúng ta phải trả lời nếu chúng ta muốn chống lại một cách thực tiễn và đáng tin việc sử dụng bạo lực vì những lý do tôn giáo. Ở đây có nghĩa vụ cơ bản của việc đối thoại liên tôn - một nghĩa vụ cần phải được tái nhấn mạnh trong cuộc gặp gỡ này.
”Về điểm này, trong tư cách là tín hữu Kitô, tôi muốn nói rằng: đúng vậy, trong lịch sử, người ta cũng đã nhân danh đức tin Kitô để sử dụng bạo lực. Chúng ta rất xấu hổ mà nhìn nhận điều đó. Nhưng một điều tuyệt đối rõ ràng, đó là đức tin Kitô bị lạm dụng, một cách trái ngược rõ ràng với bản chất đích thực của đức tin này. Thiên Chúa là Đấng mà các tín hữu Kitô chúng tôi tin, chính là Đấng Tạo Hóa và Cha của tất cả mọi người, do đó mọi người là anh chị em với nhau và họp thành một gia đình duy nhất. Thập giá của Chúa Kitô đối với chúng tôi chính là dấu hiệu của vị Thiên Chúa, thay vào bạo lực, Ngài đặt sự đau khổ với người khác và yêu thương tha nhân. Danh xưng của Ngài là ”Thiên Chúa của tình thương và hòa bình” (2 Cr 13,11). Nghĩa vụ của tất cả những người có trách nhiệm nào đó đối với đức tin Kitô là phải liên tục thanh tẩy tôn giáo của các Kitô hữu từ chính trung tâm của mình, để mặc dù có những yếu đuối của con người, Kitô giáo thực sự là dụng cụ hòa bình của Thiên Chúa trong thế giới.
Chúng ta hãy tìm cách xác định rõ hơn những khuôn mặt mới của bạo lực và bất hòa. Theo ý tôi, nói một cách tổng quát, người ta có thể vạch rõ hai loại khác nhau của bạo lực mới, chúng hoàn toàn đối ngược nhau về động lực và được biểu lộ rất khác nhau về chi tiết. Trước tiên là nạn khủng bố, trong đó thay vì đại chiến, có những cuộc tấn công nhắm mục tiêu rõ ràng, đánh vào những điểm quan trọng của đối phương, để tàn phá, mà không để ý gì tới những sinh mạng vô tội bị sát hại dã man hoăc bị thương trong cuộc khủng bố như thế. Dưới mắt những kẻ trách nhiệm, đại chính nghĩa gây thiệt hại cho kẻ thù là điều biện minh được cho mọi hình thức tàn ác. Người ta loại bỏ tất cả những gì trong công pháp quốc tế vốn được mọi người nhìn nhận và phê chuẩn như giới hạn bạo lực. Chúng ta biết rằng nhiều khi nạn khủng bố được thúc đẩy bằng lý do tôn giáo và chính tính chất tôn giáo của những cuộc tấn công được coi như một sự biện minh cho tành trạng tàn ác vô nhân đạo, người ta cho rằng có thể gạt bỏ những qui luật của công pháp để đạt tới cái gọi là ”điều thiện ích” mà họ theo đuổi. Tôn giáo ở đây không phục vụ cho hòa bình nhưng để biện minh cho bạo lực.
”Sự phê bình tôn giáo, từ thuyết soi sáng, vẫn thường chủ trương rằng tôn giáo chính là nguyên nhân gây ra bạo lực và vì thế họ xách động sự thù nghịch đối với tôn giáo. Sự kiện tôn giáo trong thực tế gây ra bạo lực là điều phải làm cho chúng ta lo âu sâu xa. Theo một thể thức tinh tế hơn, nhưng luôn tàn ác, Chúng ta thấy tôn giáo như nguyên nhân gây ra bạo lực, một cách tinh vi hơn, nhưng luôn tàn ác, khi bạo lực ấy được những người bảo vệ tôn giáo sử dụng để chống lại những người khác. Các vị đại diện các tôn giáo tụ tập tại Assisi năm 1986 tại Assisi muốn khẳng định - và chúng ta muốn mạnh mẽ cương quyết lập lại- rằng: đó không phải là bản chất chân thực của tôn giáo. Trái lại đó là sự xuyên tạc tôn giáo và nó góp phần tiêu diệt tôn giáo. Chống lại lời khẳng định này, người ta nêu vấn nạn: nhưng từ đâu mà bạn biết đó là bản chất đích thực của tôn giáo? Phải chăng lập trường của quí vị không xuất phát từ sự kiện nơi quí vị sức mạnh của tôn giáo đã bị tắt lịm? Và có những người khác cũng vặn lại: phải chăng có một bản chất chung của tôn giáo, được diễn tả trong tất cả các tôn giáo và vì thế có giá trị đối với tất cả các tôn giáo? Những câu hỏi này chúng ta phải trả lời nếu chúng ta muốn chống lại một cách thực tiễn và đáng tin việc sử dụng bạo lực vì những lý do tôn giáo. Ở đây có nghĩa vụ cơ bản của việc đối thoại liên tôn - một nghĩa vụ cần phải được tái nhấn mạnh trong cuộc gặp gỡ này.
”Về điểm này, trong tư cách là tín hữu Kitô, tôi muốn nói rằng: đúng vậy, trong lịch sử, người ta cũng đã nhân danh đức tin Kitô để sử dụng bạo lực. Chúng ta rất xấu hổ mà nhìn nhận điều đó. Nhưng một điều tuyệt đối rõ ràng, đó là đức tin Kitô bị lạm dụng, một cách trái ngược rõ ràng với bản chất đích thực của đức tin này. Thiên Chúa là Đấng mà các tín hữu Kitô chúng tôi tin, chính là Đấng Tạo Hóa và Cha của tất cả mọi người, do đó mọi người là anh chị em với nhau và họp thành một gia đình duy nhất. Thập giá của Chúa Kitô đối với chúng tôi chính là dấu hiệu của vị Thiên Chúa, thay vào bạo lực, Ngài đặt sự đau khổ với người khác và yêu thương tha nhân. Danh xưng của Ngài là ”Thiên Chúa của tình thương và hòa bình” (2 Cr 13,11). Nghĩa vụ của tất cả những người có trách nhiệm nào đó đối với đức tin Kitô là phải liên tục thanh tẩy tôn giáo của các Kitô hữu từ chính trung tâm của mình, để mặc dù có những yếu đuối của con người, Kitô giáo thực sự là dụng cụ hòa bình của Thiên Chúa trong thế giới.
Tiếp tục bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ liên tôn sáng hôm qua tại Assisi, ĐTC nói:
”Nếu một thứ bạo lực cơ bản ngày nay được thúc đẩy bằng tôn giáo, và qua đó đặt các tôn giáo đứng trước vấn đề về bản chất của tôn giáo và buộc tất cả chúng ta phải thanh tẩy, thì một loại bạo lực thứ hai, đa diện, có động lực hoàn toàn ngược lại: đó là hậu quả của sự chối bỏ Thiên Chúa: sự phủ nhận Ngài và đánh mất nhân loại tính đi song song với nhau. Những kẻ thù của tôn giáo - như chúng ta đã nói - coi tôn giáo là một nguồn mạch chính gây ra bạo lực trong lịch sử nhân loại và vì thế họ chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Nhưng sự phủ nhận Thiên Chúa đã tạo nên sự tàn ác và bạo lực vô độ, điều ấy có thể xảy ra là vì con người không còn nhìn nhận một qui luật hoặc vị thẩm phán nào ở trên mình, trái lại họ coi mình là qui luật. Những kinh hoàng trong các trại tập trung chứng tỏ thật rõ ràng những hậu quả của sự chối bỏ Thiên Chúa.
“Nhưng ở đây tôi không muốn dừng lại chủ thuyết vô thần do Nhà Nước áp đặt; đúng hơn tôi muốn nói về sự ”sa đọa” của con người, do hậu quả sự chối bỏ Thiên Chúa mà người ta âm thần thực hiện và nó nguy hiểm hơn, đó là một sự thay đổi bầu không khí tinh thần. Sự tôn thờ tiền bạc, của cải và quyền lực thực là một sự chống tôn giáo, trong đó con người không còn đáng kể nữa, mà chỉ có tư lợi mới đáng kể. Chẳng hạn, ước muốn hạnh phúc biến thành một sự ham hố vô độ và vô nhân đạo được biểu lộ trong sự thống trị của ma túy với những hình thức khác nhau của nó. Có những người lớn, buôn bán ma túy, rồi bao nhiêu người bị nó cám dỗ và hư hỏng, trong thể xác và trong tâm hồn. Bạo lực trở thành một điều bình thường và đe dọa hủy hoại giới trẻ của chúng ta tại một số nơi trên thế giới. Vì bạo lực trở thành điều bình thường, nên hòa bình bị tàn phá và trong sự thiếu hòa bình ấy, con người tự hủy diệt chính mình.
“Nhưng ở đây tôi không muốn dừng lại chủ thuyết vô thần do Nhà Nước áp đặt; đúng hơn tôi muốn nói về sự ”sa đọa” của con người, do hậu quả sự chối bỏ Thiên Chúa mà người ta âm thần thực hiện và nó nguy hiểm hơn, đó là một sự thay đổi bầu không khí tinh thần. Sự tôn thờ tiền bạc, của cải và quyền lực thực là một sự chống tôn giáo, trong đó con người không còn đáng kể nữa, mà chỉ có tư lợi mới đáng kể. Chẳng hạn, ước muốn hạnh phúc biến thành một sự ham hố vô độ và vô nhân đạo được biểu lộ trong sự thống trị của ma túy với những hình thức khác nhau của nó. Có những người lớn, buôn bán ma túy, rồi bao nhiêu người bị nó cám dỗ và hư hỏng, trong thể xác và trong tâm hồn. Bạo lực trở thành một điều bình thường và đe dọa hủy hoại giới trẻ của chúng ta tại một số nơi trên thế giới. Vì bạo lực trở thành điều bình thường, nên hòa bình bị tàn phá và trong sự thiếu hòa bình ấy, con người tự hủy diệt chính mình.
ĐTC nói thêm rằng:
“Sự chối bỏ Thiên Chúa đưa tới sự sa đọa con người và nhân loại. Nhưng Thiên Chúa ở đâu? Chúng ta có biết Ngài không và chúng ta có thể tái bày tỏ ngài cho nhân loại để thiết lập một nền hòa bình chân thực hay không? Trước tiên chúng ta hãy tóm tắt những suy tư cảu chúng ta cho đến nay. Tôi đã nói rằng có một quan niệm và một sự lạm dụng tôn giáo qua đó, tôn giáo trở thành một nguồn bạo lực, trong khi sự qui hướng con người về Thiên Chúa, được sống ngay chính, là một sứ mạnh hòa bình. Trong bối cảnh đó, tôi tái khẳng định sự cần thiết phải đối thoại, và tôi nói về sự cần phải luôn luôn thanh tẩy tôn giáo được sống thực. Đàng khác tôi đã quả quyết rằng sự chối bỏ Thiên Chúa làm băng hoại con người, khiến con người không còn mẫu mực nữa, và dẫn họ đến bạo lực.
Bên cạnh hai thực tại tôn giáo và phản tôn giáo ấy, trên thế giới có sự bành trướng chủ thuyết bất khả tri (agnosticismo), và có một hướng đi cơ bản khác: những người không được ơn để tin nhưng họ đang tìm chân lý, đang tìm kiếm Thiên Chúa. Những người ấy không nói rằng: ”Chẳng có Thiên Chúa nào cả”. Họ đau khổ vì sự vắng bóng của Thiên Chúa, và khi tìm kiếm sự thật và sự thiện, trong nội tâm họ, họ đang hành trình tiến về Ngài. Họ là ”những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”. Họ đặt câu hỏi cho phía này hay phía khác. Họ tước bỏ sự chắc chắn giả tạo của những người vô thần đấu tranh, những người xác quyết mình biết là không có Thiên Chúa. Thay vì bút chiến, họ mời gọi những người vô thần trở thành những người tìm kiếm; họ không đánh mất niềm hy vọng rằng có chân lý và chúng ta có thể và phải sống theo chân lý ấy. Tuy nhiên họ cũng gọi hỏi tín đồ các tôn giáo, để đừng coi Thiên Chúa như một tài sản thuộc về họ đến độ cảm thấy được phép thi hành bạo lực đối với người khác. Những người ấy tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa thực, tìm hình ảnh của Chúa nhiều khi bị mai một trong các tôn giáo, vì cách thức mà tín đồ thực hành các tôn giáo ấy. Sự kiện họ không tìm thấy Thiên Chúa cũng tùy thuộc các tín hữu, vì tín hữu thu hẹp hình ảnh về Thiên Chúa và làm biến thái hình ảnh ấy. Như thế cuộc chiến đấu nội tâm của họ và sự tự hỏi của họ cũng là một lời kêu gọi các tín hữu hãy thanh tẩy chính đức tin của mình, để Thiên Chúa, Thiên Chúa chân thật, trở nên gần gũi mọi người. Chính vì thế, tôi đã cố ý mời đại diện của nhóm người thứ ba này tham dự cuộc gặp gỡ của chúng ta ở Assisi. Đây không phải chỉ là cuộc hội các vị đại diện của các tôn giáo. Đúng hơn đây là cuộc họp nhau trên hành trình tiến về chân lý, với sự dấn thân quyết liệt cho phẩm giá con người, và cùng nhau đảm nhận chính nghĩa hòa bình chống lại mọi hình thức bạo lưc phá hủy công pháp. Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành ”Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.
Bên cạnh hai thực tại tôn giáo và phản tôn giáo ấy, trên thế giới có sự bành trướng chủ thuyết bất khả tri (agnosticismo), và có một hướng đi cơ bản khác: những người không được ơn để tin nhưng họ đang tìm chân lý, đang tìm kiếm Thiên Chúa. Những người ấy không nói rằng: ”Chẳng có Thiên Chúa nào cả”. Họ đau khổ vì sự vắng bóng của Thiên Chúa, và khi tìm kiếm sự thật và sự thiện, trong nội tâm họ, họ đang hành trình tiến về Ngài. Họ là ”những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”. Họ đặt câu hỏi cho phía này hay phía khác. Họ tước bỏ sự chắc chắn giả tạo của những người vô thần đấu tranh, những người xác quyết mình biết là không có Thiên Chúa. Thay vì bút chiến, họ mời gọi những người vô thần trở thành những người tìm kiếm; họ không đánh mất niềm hy vọng rằng có chân lý và chúng ta có thể và phải sống theo chân lý ấy. Tuy nhiên họ cũng gọi hỏi tín đồ các tôn giáo, để đừng coi Thiên Chúa như một tài sản thuộc về họ đến độ cảm thấy được phép thi hành bạo lực đối với người khác. Những người ấy tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa thực, tìm hình ảnh của Chúa nhiều khi bị mai một trong các tôn giáo, vì cách thức mà tín đồ thực hành các tôn giáo ấy. Sự kiện họ không tìm thấy Thiên Chúa cũng tùy thuộc các tín hữu, vì tín hữu thu hẹp hình ảnh về Thiên Chúa và làm biến thái hình ảnh ấy. Như thế cuộc chiến đấu nội tâm của họ và sự tự hỏi của họ cũng là một lời kêu gọi các tín hữu hãy thanh tẩy chính đức tin của mình, để Thiên Chúa, Thiên Chúa chân thật, trở nên gần gũi mọi người. Chính vì thế, tôi đã cố ý mời đại diện của nhóm người thứ ba này tham dự cuộc gặp gỡ của chúng ta ở Assisi. Đây không phải chỉ là cuộc hội các vị đại diện của các tôn giáo. Đúng hơn đây là cuộc họp nhau trên hành trình tiến về chân lý, với sự dấn thân quyết liệt cho phẩm giá con người, và cùng nhau đảm nhận chính nghĩa hòa bình chống lại mọi hình thức bạo lưc phá hủy công pháp. Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành ”Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.
Suy tư và cầu nguyện
Sau bài phát biểu của ĐTC, các vị lãnh đạo tôn giáo cùng với ngài tiến vào nhà ăn của tu viện Phanxicô, để cùng dùng bữa trưa thanh đạm lúc 1 giờ trưa. Bữa ăn đơn sơ này này diễn tả sự liên kết với nhau trong tình huynh đệ, đồng thời chia sẻ nỗi đau khổ của bao nhiêu người không được hưởng hòa bình.
Ngồi cạnh ĐTC trong bữa ăn là Đức Thượng Phụ Bartolomaios và Đức TGM Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo. Cùng bàn còn có 12 vị lãnh đạo tôn giáo khác. Thực đơn chỉ có cơm, rau, xà lách và trái cây, còn đồ uống thì có nước trái cây.
Sau bữa ăn, từ 1 giờ 45 đến 3 giờ rưỡi là thời giờ thinh lặng, suy tư và cầu nguyện của mỗi người. Mỗi vị đại diện tôn giáo được một phòng riêng trong nhà trọ cạnh tu viện Đức Mẹ các Thiên Thần.
Lúc gần 2 giờ chiều, các bạn trẻ đã khởi sự đi bộ từ Vương cung Đức Mẹ các Thiên Thần tiến về quảng trường thánh Phanxicô cách đó 4 cây số, ở phía trước Thánh đường nơi có mộ thánh nhân.
Lúc 3 giờ 15 đến lượt phái đoàn các vị lãnh đạo tôn giáo đi xe minibus đến quảng trường và an tọa tại nơi được dành cho họ, trong khi đó các ca đoàn của Phong trào Gen xanh và Gen đỏ cũng như ca đoàn Liên Phan Sinh và ca đoàn giáo phận Assisi trình diễn các bài thánh ca và các hoạt cảnh.
Sau cùng, ĐTC và 10 vị thủ lãnh các phái đoàn đã đi bộ từ Đền thờ Đức Mẹ các Thiên Thần đến quảng trường Los Angeles, và từ đây các vị đi xe đến Quảng trường thánh Phanxicô để tham dự cuộc gặp gỡ kết thúc. Hơn 2 ngàn người đã hiện diện tại đây, trong đó có nhiều người trẻ.
Mở đầu là các bài ca và hoạt cảnh do các bạn trẻ thuộc phong trào Focolari Gen xanh và Gen đỏ trình diễn, tay cầm đèn sáng, nói lên niềm hy vọng hòa bình.
Tiếp đến, sau lời dẫn nhập của ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, đến phần long trọng lập lại quyết tâm dân thân cho hòa bình.
Giữa tiếng nhạc đệm, bằng các thứ tiếng khác nhau, các vị lãnh đạo tôn giáo, bắt đầu là Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, rồi đến các trưởng phái đoàn của Tin Lành Luther, đạo Sikh, Tòa Thượng Phụ Chính thống Mascơva, Tin Lành Baptiste, Hồi giáo, Chính thống Siri, Khổng giáo, Phật giáo, Do thái giáo, Tin Lành Cải Cách, và giáo sư Guillermo Hurtado, đại diện những người không tin, lần lượt long trọng bày tỏ quyết tâm xây dựng hòa bình, bênh vực quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác của mọi người. Sau cùng đến lượt ĐTC kết thúc bản quyết tâm dân thân cho hòa bình và ngài mời gọi mọi người giữ một phút thinh lặng, cầu nguyện và quyết tâm.
Cuộc gặp gỡ được tiếp nối với một cử chỉ tượng trưng: đó thắp lên những ngọn đèn và trao cho các vị trưởng phái đoàn.
Rồi ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô ngỏ lời với mọi người trước khi các đại biểu và các tham dự viên chúc bình an cho nhau. Một số chim bồ câu cũng được thả ra trong dịp này.
ĐTC đã ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người, từ thành Assisi, cho đến giáo phận Assisi sở tại, các cộng đoàn con cái thánh Phanxicô, cho đến các bạn trẻ đã hành hương đi bộ, nói lên quyết tâm của các thế hệ trẻ dấn thân xây dựng hòa bình.
Cuộc gặp gỡ kết thúc với bài thánh ca của “các thụ tạo” do ca đoàn giáo phận Assisi trình bày. Rồi ĐTC và một số vị trưởng phái đoàn đã vào Vương cung Thánh đường và dừng lại trước mộ Thánh Phanxicô.
Sau cùng lúc gần 7 giờ, các vị trở lại nhà ga xe hỏa Assisi để đáp xe hỏa giờ về Rôma vào lúc gần 9 giờ tối.
G. Trần Đức Anh OP
(Nguồn: vietvatican)