+ (CWN 19/05) Bối cảnh: Ngày Thế Giới Truyền Thông
Ngày 20/05, Giáo Hội kỷ niệm Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 46. Theo thông lệ kể từ năm 1986, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã ban hành thông điệp cho Ngày nầy (“Im Lặng và Lời Nói: lối đường Rao Giảng Tin Mừng”) vào ngày 24/01, để tưởng nhớ Thánh Phanxicô Salêsiô, quan thầy các nhà báo. Trong sắc lệnh về Các phương tiện truyền thông đai chúng (Intee Mirifica,1963), các Nghị Phụ Công Đồng Vatican đã nhận định: Ngoài ra, các việc tông đồ đa dạng của Giáo Hội đối với các phương tiện truyền thông đại chúng xã hội có thể được củng cố một cách có hiệu quả, mỗi năm trong mỗi giáo phận trên thế giới, do quyết định của các giám mục, nên cử hành một ngày trong đó các tín hữu được chỉ dạy về trách nhiệm của họ trong vấn đề nầy. Họ phải được mời gọi cầu nguyện và góp quỹ cho mục đích chung nầy. Các quỹ nầy cần đươc dành riêng sử dụng cho việc xúc tiến, duy trì và phát triển các cơ sở và công việc của Giáo Hội trong lãnh vực nầy, tuỳ theo các nhu cầu của toàn thể thế giới Công giáo.
Trong “hiện tượng rộng lớn và phức tạp nầy của các phương tiện truyền thống xã hội, như là báo chí, phim ảnh, phát thanh và truyền hình”, Đức Thánh Cha Phaolô VI nhìn thấy “sự mở ra và sự thực hiện một kế hoạch tuyệt vời của Ơn quan phòng Thiên Chúa, mở ra cho tài năng con người những cách thế luôn mới mẻ để hoàn tất sự hoàn hảo của con người và để đạt được đích cuối cùng của con người”, như Người đã nói trong thông điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ I năm 1967. Người nói thêm: “Người ta không thể không biết nguy hiểm và thiệt hại mà những phương tiện nầy, cho dẫu tự chúng là cao quý, có thể gây ra cho các cá nhân và xã hội, khi chúng không được một người có tinh thần trách nhiệm dùng, với một ý hướng lương thiện và phù hợp với trật tự luân lý khách quan”.
+ ( CBN News 19/05) Iran tung ra làn sóng mới tấn công Kitô hữu.
Chính phủ Iran được cho là đang tung ra một làn sóng mới bách hại các Kitô hữu. Theo tờ Daily Caller, chế độ nầy đã ra lệnh cho mật vụ Iran trà trộn vào các nhóm Giáo Hội trong các thành phố lớn của Iran. Các nhân viên nhận diện các mục sư và các Kitô hữu khác, nhắm bắt họ và tra tấn trong ngục tù. Cựu thành viên Đội Cận Vệ Cách Mạng Iran, Reza Kahlili, đã chứng thực sự đàn áp nầy. Ông nói các thủ lĩnh Hồi giáo Siai ở Iran bị thất vọng với một số đông tín đồ Hồi giáo nay theo Kitô giáo. Kahlili là tác giả của A Time to Betray (một thời để phản bội). Ông phải trá hình để bảo vệ lý lịch khi nói chuyện với CBN News.
+ (Catholic Culture 18/05) Tờ New York Times đang bảo vệ các linh mục Công giáo bất đồng ý kiến?
Terry Mattingly, một ký giả tôn giáo xuất sắc đã ghi nhận có điều gì đó trong bài Bài tường thuật của New York Times về thái độ tôn giáo đối với hôn nhân đồng giới, khi viết: “Giáo Hội Công giáo La Mã dạy rằng hành vi đồng tính là một tội lỗi, nhưng có những linh mục Công giáo bí mật chúc lành cho những kết hợp đồng tính nam. Mattinglly bình luận:
Nếu quả thực tờ Times có tài liệu thực tế về các linh mục Công giáo chúc phúc cho các quan hệ và hôn nhân đồng tính, thì đây rõ ràng là những tin tức quan trọng nhất đang tranh thủ trong vở kịch nầy. Đây là bài tường thuật quan trọng, bị chôn sâu tromg một bản tin liên quan. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng lời tuyên bố nầy xuất hiện hoàn toàn không có bối cảnh, không có quy kết, không có manh mối nào như là nguồn của thông tin nầy. Tờ Times cũng không buồn ghi thông tin nầy dựa vào những nguồn vô danh cần được bảo vệ khỏi Vatican. Đó là điều lạ lùng nhất. Đáng tiếc là rất dễ tin rằng một số linh mục Công giáo đã ban phép lành của họ cho những đội đồng tính. Nhưng nếu là trường hợp đó, thì những linh muc nầy rõ ràng hành động bất chấp Giáo Hội, là cơ chế mà họ quả quyết phục vụ. Sự bất chấp nầy có thể cấu thành một bài tường thuật quan trọng, không chỉ là một nhận xét qua đường. Mattingly lập luận rằng tờ Times phải nói cho độc giả một điều gì đó về thông tin mà tờ báo dựa vào để đưa tin. Nhưng tờ Times tỏ ra đang bảo vệ những linh mục bất đồng khỏi kỷ luật Giáo Hội. Bất cứ ký giả tờ Times nào đã chứng kiến một linh mục Công giáo chúc lành cho một kết hợp đồng tính, hoặc đã nghe một tin trực tiếp đáng tin cậy về một sự kiện như thế, thì phải đã viết một bài tường thuật về điều đó và bài tường thuật nầy phải đã xuất hiện trên trang đầu. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Tại sao không? Có ba giải thích có thể:
1. Tờ Times kể lại một điều như là sự kiện khi không có chứng cứ vững vàng. Điều nầy khó xảy ra.
2. Tờ Times có chứng cứ chắc chắn về các linh mục ban phép lành cho những kết hợp đồng tính, nhưng dấu kín chứng cứ ấy vì các linh mục nầy đòi hỏi giấu tên. Điều nầy hoàn toàn có thể. Nhưng tờ Times thông thường thông tin cho độc giả khi một bản tin được dựa trên thông tin từ một ai yêu cầu giấu tên.
3. Tờ Times biết về các linh mục đã ban phép lành cho những kết hợp đồng tính và những linh muc ấy không yêu cầu giữ kín danh tính, song tờ Times dù vậy đã quyết định không đưa tên họ ra. Điều nầy xem ra là cách giải thích có vẻ thích hợp nhất.
+ (CWN 19/05) Đức Hồng Y người Áo cho biết có khả năng kỷ luật các linh mục bất đồng.
Đức Hồng Y Christoph Schonborn TGP Vienne đã chỉ ra rằng Ngài có thể hành động chống lại các linh muc bất đồng người Áo đã đưa ra một “Lời Kêu Gọi Bất Tuân”. Vị hồng y nói với tờ nhật báo Ý La Stampa: “Chúng tôi có thể đưa ra các biện pháp kỷ luật. Nhưng tôi hy vọng rằng điều đó không cần thiết”. Đức hồng y nói rằng dã đến lúc “làm sáng tỏ những vấn đề khác nhau” do sáng kiến của các linh mục nầy đưa lên, vốn đã khuyến khích các linh mục coi thường hàng giáo phẩm về một loạt những vấn đề gây tranh cãi, bao gồm cả luật độc thân giáo sĩ, phong chức linh mục cho nữ giới, đồng tính dục và chấp thuận cho những tín hữu Công giáo ly dị và tái hôn được rước lễ.
Đức hồng y nói Ngài đồng ý rằng Giáo Hội Công giáo đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở nước Áo, nhưng Ngài mạnh mẽ không đồng ý với những giải pháp mà nhóm nầy đề xuất. Gần một năm nay, Đức hồng y Schonborn đã tỏ ra bị đả kích trước quyết định do Sáng Kiến hành động của các linh muc đưa ra một lời kêu gọi công khai bất tuân. Nhưng Ngài kiên định tránh né hành động kỷ luật. Đầu năm nay, Đức Ông Helmut Dchuller, nguyên tổng đại diện TGP Vienne và lãnh đạo của Nhóm Sáng Kiến hành động của các linh mục nói rằng ngài không liệu trước bất cứ thương lượng nào nữa với Đức hồng y. Đức ông Schuller nói rằng ông hy vọng năm nay để thúc đẩy “Lời kêu gọi Bất Tuân” trong các quốc gia khác ngoài nước Áo.
Một số giới chức Vatican được cho là đã thúc giục các giám mục Áo đưa ra hành động cụ thể chống lại các linh mục bất đồng. Trong bài giảng lễ Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói về các linh mục công khai bất tuân các giáo huấn của Giáo Hội. Đức Giáo Tông ám chỉ Nhóm linh mục nầy.
+ (Zenit 19/05) Vụ rò rỉ mới các tài liệu kín –Tuyên bố của Toà Thánh
Toà Thánh đưa ra tuyên bố sáng nay: Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI muốn quyền đời sống riêng tư và quyền tự do thư tín của Người phải được tôn trọng. Từ ít tuần nay, những tài liệu “kín” đã bị công khai.
Tuyên bố của Văn phòng báo chí Toà Thánh:
Đợt công bố mới các tài liệu của Toà Thánh và các tài liệu riêng của Đức Thánh Cha không thể được coi là một sáng kiến nghề nhà báo gây tranh cãi nữa – và về mặt khách quan mang tính chất phỉ báng – nhưng mang những đặc điểm của một hành vi tội ác một cách tỏ tường. Đức Thánh Cha, song cả những cộng sự khác nhau và những tác giả của những thư từ gửi cho Người, thấy quyền cá nhân được giữ kín đáo và quyền thư tín của họ bị vi phạm. Toà Thánh sẽ tiếp tục đào sâu những khai triển khác nhau của những hành vi xâm phạm đời tư và phẩm giá của Đức Thánh Cha – với tư cách là con người và với tư cách là Thẩm quyền tối cao của Giáo Hội và của quốc gia -thành phố Vatican – và sẽ có những bước cần thiết hầu các tác giả của vụ trộm, lưu giữ và tung ra các thông tin mật, cũng như sử dụng với mục đích thương mại các tài liệu riêng tư, lấy và lưu giữ một cách bất hợp pháp, phải trả lẽ về những hành vi của họ trước công lý. Nếu xét thấy cần, Toà Thánh sẽ nhờ sự cộng tác quốc tế trong kế hoạch nầy [Vatican là thành viên thứ 187 của Interpol vào ngày 07/10/2010. ND]
+ Bổ nhiệm mới (*)
- (VIS 21/05) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Alessandro D’Errico làm sứ thần Toà Thánh tại Croatia. Cho tới nay Ngài là sứ thần Toà Thánh ở Bosnia – Heezegovina
- (CWN 21/05) Đại diện của Đức Thánh Cha chỉ định tân ban lãnh đạo Regnum Christi: Đức hồng y Velasio se Paolis, đại diện Đức Thánh Cha ở Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, đã chỉ định tân ban lãnh đạo cho Regnum Christi, phong trào tông đồ liên kết với Dòng Đạo Binh. Tiến sĩ Jorge Lopez, 48 tuổi, sẽ cầm đầu chi nhánh nam, với Hectore Bracho lãnh đạo phân chi nam ở Nam Mỹ và Matthew Reinhart lãnh đạo phân chi nam ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Bà Gloria Rodriguez, 37 tuổi, sẽ cầm đầu chi nhánh nữ.
- (VIS 25/05) Đức Thánh Cha bổ nhiệm Ngài Gert Melville, giáo sư Đại học Dresde (Đức) làm thành viên Uỷ Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử.
(*TU ES PETRUS chỉ chuyển tin các bổ nhiệm ở Giáo triều – Curia và những bổ nhiệm đặc biệt)
+ (AsiaNews 21/05) Diễu hành xe moto ở Mạc-Tư-Khoa chống lại nạo phá thai và bảo vệ Giáo Hội
Biểu tình đường phố ủng hộ Giáo Hội Chính Thống Nga đang tiếp tục. Sau đoàn mô tô diễu hành ủng hộ Đức Thượng Phụ Kirill Giáo phận Mạc-Tư-Khoa, ngày 20/05 một đoàn xe mô tô diễu hành khác chạy qua trung tâm thành phố đã diễn ra, lần nầy là để “ủng hộ gia đình Chính Thống chống lại nạn nạo phá thai”.
Theo hãng tin Interfax, khoảng 300 xe mô tô tham dự, nhiều xe vẫy biểu ngữ ghi: Nước Nga không có những vụ nạo phá thai” một biến thế của khẩu hiệu được phe đối lập sử dụng “Nước Nga không có Putin”, hoặc “200 thánh đường đã hứa”, nhắc lại dự án xây dựng những nơi thờ phượng mới trong thành phố, đã được phê duyệt năm ngoái.
Người tổ chức cuộc diễu hành mô tô và thủ lãnh Hội Giáo Hội Chính Thống, Kirill Frolov, nói: “Nếu người đứng đầu bất cứ chính phủ nào cấm đoán việc xây dựng một thánh đường, hãy yêu cầu người ấy từ chức”. Sự tuyên truyền tích cực công dân xã hội Nga được đổi mới, thấy rõ trong những tháng vừa qua từ những phản đối chính phủ chưa từng có trước đây, đang tìm được đối tác trong cộng đồng Chính Thống giáo. Đức Thượng Phụ Kirill đã cổ vũ các cuộc biểu tình như là ngày bảo vệ đức tin, với ít nhất 40.000 người tụ họp trước sân Nhà thờ chính toà Chúa Kitô Cứu Thế “để bảo vệ sự chính thống khỏi những người bài Nga”, như chính Đức Kirill giải thích.
+ (APIC 21/05) Giáo Hội Phái Phúc Âm Luther không còn là Giáo Hội của nước Na-Uy nữa
Ngày 21/05/2012, Quốc Hội Na-Uy bãi bỏ quyết định hiến pháp vốn biến Giáo Hội phái Phúc Âm Luther thành Giáo Hội Quốc Gia, bằng việc bỏ một truyền thống đa thế tục. Biện pháp nầy được sự ủng hộ rộng rãi của các đại biểu. Tuần trước, uỷ ban quốc hội đặc trách về hồ sơ nầy đã nhất trí tán thành sự sửa đổi nầy. Những định chế mới tiên liệu từ rày về sau Giáo Hội Na-Uy – chứ không phải là Nhà Nước nữa – sẽ bổ nhiệm các giám mục và các trưởng lão. Nhà nước không còn mang tính chất tín ngưỡng nữa và quy chế “tôn giáo công” của Giáo Hội Luther sẽ bị bãi bỏ. Cũng thế, thuế giáo hội, như đang có hiện nay, sẽ được huỷ bỏ. Cuối cùng các bộ trưởng sẽ không còn buộc phải là thành viên Giáo Hội Luther nữa.
+ (Zenit 21/05) ĐGM Fisichella trình bày các “lý do Năm Thánh Đức Tin”
ĐGM Fisichella trình bày những “lý do Năm Thánh Đức Tin” trong một suy tư về “quyền của Thiên Chúa”, được tờ Osservatore Romano cho xuất bản bằng tiếng Pháp ngày 16/05. Ngài phân tích một “khủng hoảng đức tin trầm trọng”. “Tại sao một Năm Thánh Đức Tin?”. Đức GM Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về xúc tiến công cuộc tái truyền giáo, giải thích: Câu hỏi không phải thuộc tu từ học và đáng có một câu trả lời, nhất là đối diện với sự mong đợi lớn lao mà người ta cảm nhận được trong Giáo Hội đối với biến cố nầy. Ngài nhắc lại một mục tiêu đầu tiên do Đức Biển-Đức XVI chỉ ra: “Nói về Chúa, nhắc nhớ quyền năng tuyệt đối của Người, nhắc cho mọi người, đặc biệt các Kitô hữu đã lạc mất căn tính của mình, quyền của Thiên Chúa trên nhũng gì thuộc về Người, nghĩa là cuộc sống của chúng ta”. Đức Thánh Cha muốn “đem một cái đà đổi mới cho sứ mệnh truyền giáo của toàn Giáo Hội”, nghĩa là “dẫn mọi người ra khỏi sa mạc trong đó họ thường mắc vào, hướng tới chốn sự sống, tình bạn với Đức Kitô Đấng ban cho ta sự sống tròn đầy.
Đó là lý do Đức Thánh Cha công bố một “Năm Thánh Đức Tin”. Ngoài ra, năm đặc biệt ngoại lệ nầy còn để cho “những người ý thức sự yếu đuối của mình vốn thường mặc những hình thức hờ hững nguội lạnh và của học thuyết bất khả tri”, với viễn cảnh “tìm lại được ý thức đã đánh mất và hiểu được giá trị của việc thuộc về một cộng đồng, thuốc giải độc thật sự cho sự cằn cỗi của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ trong thời đại chúng ta”. Ngài nhấn mạnh “Không một ai có thể cảm thấy mình bị loại trừ”. Ngài cũng lưu ý rằng “tự đặt cho mình câu hỏi về đức tin không có nghĩa là rút lui khỏi thế gian, nhưng đúng hơn là ý thức về tinh thần trách nhiệm đối với nhân loại ở vào thời kỳ lịch sử nầy”. Cuối cùng, đây là một năm “rrong đó lời cầu nguyện và suy tư sẽ có thể dễ dàng kết hợp với khả năng hiểu biết đức tin mà mỗi người phải cảm nhận được mức độ cấp bách và cần thiết”. Ngài nhấn mạnh cái nghịch lý của một sự đào tạo tiên tiến cho các Kitô hữu, trừ trong lãnh vực khả năng hiểu biết đức tin: một sự hiểu biết yếu kém và thiếu sót về các nội dung đức tin”. Ngài thấy ở đó một sự mất quân bình không thể tha thứ, làm cho không thể lớn lên trong căn tính cá nhân đã đành, mà còn ngăn cản không biết được lý do của sự chọn lựa của họ”.
+ (CWN 21/05) 43 Nhóm Công giáo đệ trình hồ sơ pháp lý phản đối lệnh HHS (*)
Cảnh báo rằng “các quyền căn bản đang trong tình trạng nguy ngập”, 43 giáo phận và đoàn thể tông đồ Công giáo đã trình hồ sơ các vụ kiện, lập luận rằng phạm vi được uỷ thác về ngừa tránh thai trong dự án chăm sóc y tế là bất hợp hiến. Đại học Notre Dame, Đại học Công giáo Mỹ và nhà xuất bản Our SunDay Visitor gia nhập với Tổng giáo phận New York, TGP Washington và nhiều cơ quan tổ chức Công giáo khác trong hồ sơ pháp lý nầy. Trong 12 hồ sơ kiện tụng, được nộp tại các toà án liên bang khắp nước Mỹ, các nguyên đơn đưa ra lý lẽ rằng lệnh về ngừa tránh thai là một vi phạm tự do tôn giáo của họ. Cha John Jenkins, chủ tịch ĐH Notre Dame giải thích: “chúng tôi không tìm cách áp đặt các niềm tin tôn giáo của chúng tôi lên người khác. Chúng tôi chỉ yêu cầu chính phủ đừng áp đặt các giá trị của nó trên đại học nầy khi mà các giá trị ấy mâu thuẫn với những lời giảng dạy tôn giáo của chúng tôi”. Đức hồng y Dolan TGP New York nói rằng con số đông đảo những người khiếu kiện – bao gồm các trường học giáo xứ, đại học, tổ chức từ thiện và phục vụ cũng như cá giáo phận và Tổng GP – là một “sự phô bày có sức thuyết phục về sự hiệp nhất của Giáo Hội trong việc bảo vệ tự do tôn giáo”.
(*) HHS: Health and Human Services: Bộ Y Tế và Dịch Vu Nhân Sinh, là một bộ cấp nội các của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đặc trách về việc bảo vệ sức khỏe cho tất cả người Mỹ và cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho con người. Khẩu hiệu của bộ là “cải thiện sức khỏe, an toàn và hạnh phúc của nước Mỹ”. Trước khi bộ phận đặc trách giáo dục tách ra riêng vào năm 1979 thì bộ có tên gọi là Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Hoa Kỳ. Hiên văn phòng Bộ do Bà Kathleen Sibelius đảm nhận.
+ (CWN 21/05) Đức Thánh Cha cất chức Vị giám mục ở Sicile
Giám Mục Francis Micciche giáo phận Trapani đã bị Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI chuyển khỏi chức vụ, sau điều tra những báo cáo về những sai trái tài chính bất thường trong giáo phận ở Sicile, và chỉ định Đức TGM về hưu Alessandro Plotti giáo phận Pisa làm giám quản tông toà.
Thông báo chính thức nầy không cho biết thêm chi tiết, song GM Micciche là tâm điểm một cuộc kinh lý Toà Thánh năm ngoái, sau khi các uỷ viên công tố khám phá những quỹ bị mất trong các tài khoản do giáo phận Trapani quản lý. GM Micciche nói với các tín hữu là ngài sẽ chấp hành quyết định của Đức Thánh Cha, nhưng nhấn mạnh rằng các khiếu nại chống lại quyền lãnh đạo của ngài là “chắc chắn sai lầm” và việc cất chức ngài như sét đánh ngang tai và phàn nàn là ngài không có được cơ hội để nhìn xem kết quả cùa cuộc kinh lý Toà Thánh; rằng ngài là nạn nhân của “một loạt những vu khống”, âm mưu chống lại ngài, vì ngài dám chỉ trích quyền lực của Mafia và Tam Điểm ở đảo Sicile.
Việc cất chức GM Micciche đến một năm sau ngày Đức Biển-Đức XVI làm một bước đi tương tự khi cất GM người Úc William Morris khỏi chức vị lãnh đạo giáo phận Toowoomba, do nhiều lần GM Morris nhiều lần từ chối yêu cầu ngài từ chức của Vatican, liên quan đến các tuyên bố công khai của ngài về các vấn đề gây tranh cãi như là truyền chức linh mục nữ giới và cả việc ngài cai quản giáo phận.
+ (CWN 21/05) Phi Luật Tân sẽ công nhận luật Hồi giáo ở tỉnh Mindanao (*)
Chính phủ Phi có vẻ như đã chuẩn bị để công nhận thẩm quyền luật Shari’a ở tỉnh Mindanao phía nam. Các đại diện chính quyền đã ký một tuyên bố chung với các lãnh tụ của Mặt Trận Giải Phóng Hồi giáo Moro (MILF), yêu cầu một chính quyền tự trị ở Mindanao. Tuyên bố nầy sẽ cung cấp nền tảng cho một thoả ước hoà bình, chấm dứt cuộc đấu tranh độc lập của MILF. Trong thoả ước nầy, cả hai phía hứa thừa nhận tự do tôn giáo. Nhưng hiệp ước nầy cũng công nhận thẩm quyền hệ thống toà án Shari’a. Yheo thoả ước, các toà án Hồi giáo sẽ chỉ xét xử tín đồ Hồi giáo mà thôi.
(*) Philippines: Diện tích: 299.764 km2;Dân số: 94.013.200 (12/2011);có 7.107 hòn đảo trong 3 nhóm: Luzon – Visayas – Mindanao. Thủ đô là Manila,nhưng thành phố lớn nhất là Quezon. Công giáo chiếm 83% (Thiên Chúa giáo: 92 %).Hồi giáo: 5%.
+ (CAN 22/05) Bác sĩ phá thai nói những người nữ đã nạo phá thai sống với mặc cảm tội lỗi
German Pablo Cardoso, một bác sĩ phá thai rất nỗi tiếng ở Achentina, nói rằng mọi người nữ đã trải qua một cuộc nạo phá thai, đều bị đè nặng với day dứt và mặc cảm tội lỗi. Trong một cuộc phỏng vấn với Radio MDZ, vị bác sĩ 54 tuổi nầy vốn tự xưng là “bác sĩ phá thai”, gọi việc phá thai là “một gánh nặng chất chứa, một nỗi day dứt đau buồn trong linh hồn và không có người phụ nữ nào làm điều đó mà không sống với mặc cảm tội lỗi”. Ông bị nhà cầm quyền Achentina bắt vào tháng 06/2011 do thực hiện nạo phá thai bất hợp pháp, nhưng hiện đã được một thẩm phán thả tự do. Ông thực hiện nạo phá thai từ năm 2000 và mỗi ca giá 786 USD. Trong chương trình phỏng vấn nầy, Cardoso nói ông tiếp tục thực hiện nạo phá thai mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực của nó trên các phụ nữ và đã gia nhập nhóm luật sư kêu gọi họp pháp hoá nạo phá thai ở Achentina. Ông cho biết mỗi năm có khoảng 500.000 vụ nạo phá thai ở Achentina.
+ (CWN 22/05) Vatican đúc kết các chương trình chi cuộc gặp các gia đình ở Milan
Tại cuộc họp báo ở Roma ngày 22/05, các giới chức Vatican đã phác thảo các chương trình cho Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 7 diễn ra ở Milan từ 30/05 đến 03/06/2012. ĐHY Ennio Sntonelli, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về gia đình đã tập trung vào những trù bị thực tế cho sự kiện nầy và các sáng kiến được đưa vào từ cuộc gặp gỡ như thế lần gần đây nhất diễn ra ở thành phố Mexico năm 2009. Chẳng hạn: những khoá hội thảo dạy giáo lý sẽ được dịch ra tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đáo Nha, tiếng Ba Lan, tiếng Hungary, tiếng Romania, tiếng Ả Rập và tiếng Nga. Ngài cũng tiết lộ một sách mới được xuất bản có tựa đề Enchiridon, gom các tuyên bố giảng dạy của Giáo Hội về hôn nhân và đời sống gia đình từ các triều đại giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI. ĐHY cũng giới thiệu cuốn “Gia Đình, một nguồn cung cấp cho xã hội” (The Family, A Resource for Society), một tập sách trình bày nghiên cứu mới cho thấy “những đóng góp khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà những hình thái gia đình và chung sống đa dạng đem đến cho xã hội”. ĐHY Sngelo Scola, chủ nhà của sự kiện nầy, nói Cuộc Gặp Gỡ nầy đã lôi kéo sự chú ý vì một sư công nhận ngày càng lớn rằng gia đình là “một nguồn cung cấp không thể thiếu, một ‘cái vốn xã hội” đòi hỏi phải có những chính sách đặc thù – cũng có thể do cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng mà chúng ta đang lâm vào”. Giải thích về chủ đề, ĐHY nói: Gia đình được đặt nền móng trên cuộc hôn nhân chung thuỷ giữa một ngưòi nam và một người nữ và mở ra cho sự sống, đã thế lại còn tất cả những phát triễn văn hoá đã ảnh hưởng đến nó, vẫn là con đường tốt nhất để sinh sản và nuôi dạy con cái”. Người ta kỳ vọng sẽ có hơn 1 triệu người tham dự Thánh Lễ cho Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI chủ tế.
+ (CWN 23/05) Nhìn thấy ‘sự xuất huyết” liên tục các Kitô hữu rời bỏ Thánh Địa.
Theo Thượng Phụ nghi thức Latin ở Giêrusalem: “Sự ra đi của các Kitô hữu khỏi Thánh Địa có thể mô tả như một sự xuất huyết con người thật sự”. Trong cuộc du hành sang Ý, trả lời phỏng vấn của hãng tin Zenit, Đức TGM Fouad Teai nói rằng cuộc chiến liên tục của các Kitô hữu khỏi Thánh Địa có thể gán cho “sự chiếm đóng, cho tình hình chính trị, cho các điều kiện sống khó khăn, cho sự thiếu công ăn việc làm, cho lòng tin”. Tình hình nầy không có vẻ gì là cải tiến, cho tới khi hoà bình có thể được thiết lập trong vùng nầy. Với các Kitô hữu ở lại, Đức Thượng phụ nói rằng giáo dục là một nhân tố chính trong việc chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng hơn. Lớp trẻ sẽ ở lại trong nơi chôn nhau cắt rốn nếu họ có được những triển vọng kinh tế kha khá.
+ (CWN 22/05) Tổng giáo phận Philadelphia cất chức thêm 2 linh mục
Đầu tháng nầy, TGP Philadelphia loan báo cất chức 5 linh mục, nay tuyên bố thêm 2 linh mục không còn hợp với trách nhệm mục vụ: đức ông George Mazzotta và đức ông Hugh Campbell, sau khi TGP xác định có bằng chứng chắc chắn rằng họ đã phạm tội lạm dụng tình dục. Năm ngoái, TGP đã đình chỉ 26 linh muc khỏi thừa tác vụ hoạt động tiếp sau báo cáo của bồi thẩm đoàn chỉ trích các giới chức Giáo Hội vì đã không có hành động thích hợp về các khiếu nại lạm dụng tình duc. TGP nay tiến gần đến kết luận của cuộc điều tra mới về khiếu kiện chống lại 26 linh mục nầy. Cho tới nay, 7 người đã bị tìm thấy không xứng với thừa tác vụ linh mục trong khi 3 vị đã được minh oan.
+ (CWN 23/05) Glendon giải thích tầm quan trọng sống còn của những khiếu kiện chống lại chỉ thị ngừa tránh thai
Trong trang đầu tờ Nhật Báo Wall Street, Mary Ann Glendon – giáo sư luật đại học Harvard và nguyên đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican – giải thích rằng trong các vụ kiện chống chính quyền Obama, nhắm vào việc phong toả chỉ thị ngừa tránh thai, các giám mục Hoa Kỳ đang đấu tranh vì tự do tôn giáo. Mục tiêu chính của chỉ thị nầy không như HHS tuyên bố, là nhằm bảo vệ sức khoẻ phụ nữ. Đúng hơn đó là một động thái nhằm cưỡng bách các tổ chức tôn giáo vào trong các vấn đề chính trị, ép buộc chúng phải dành mọi thuận lợi và góp tiền cho những dịch vu vốn vi phạm các niềm tin của họ, bên trong các thể chế riêng của họ. Trường hợp nầy có những bao hàm vượt qua ranh giới tôn giáo, Bà Glendon lập luận: Ở mức đô sâu xa nhất, chúng ta đang chứng kiến một cuộc tấn công các cơ chế của xã hội dân sự vốn chính yếu với chính phủ hữu hạn và là những vật đệm quan trọng giữa các công dân và một nhà nước toàn quyền.
+ (CWN 22/05) Tân linh mục tiêu biểu ở Hoa Kỳ:
Theo một điều tra 304 trong số 487 người được đề cử chịu chức linh mục ở Hoa Kỳ năm nay, thì thành viên tiêu biểu của lớp chịu chức năm 2012 là một tín hữu Công giáo sống 31 năm trong gia đình, lần hạt Mân côi và tham gia Chầu Thánh Thể trước khi vào chủng viện. Sau đây là các kết quả:
- Tuổi trung bình: 35
- Tân chức sống trong giáo phận của họ 16 năm trước khi vào chủng viện (12% sinh sống ít hơn 1 năm tai địa phận)
- 71% tân chức là da trắng; 15% gốc Nam Mỹ; 9% gốc Châu Á; 3% da đen.
- 6% trở lại Đạo
- 37% có thân nhân là linh mục hoặc tu sĩ
- 84% cả song thân là Công giáo
- 47% đã học tại một trường tiểu học Công giáo; 45% học trung học Công giáo
- 6% phục vụ trong quân đội; 21% có bố theo binh nghiệp
- 68% đều đặn lần chuỗi mân côi và 65% tham gia chầu Thánh Thể trước khi vào chủng viện.
- Các tân chức bắt đầu xem xét chức linh muc vào tuổi 17
- 68% được một linh muc khích lệ tìm hiểu ơn gọi. 41% do thân mẫu và 31% do thân phụ
- 29% sinh ở nước ngoài: 6% là người Việt; 5% người Colombia; 4% người Mexico; 3% người Ba Lan và 2% người Philippines.
- 28% có 5 anh chị em hoặc hơn; 10% có vốn anh chị em; 17% có 3 anh chị em; 25% có hai anh chị em; 16% có một anh chị em và 4% không có anh chị em.
- 45% chưa tốt nghiêp đại học trước khi vào chủng viện so với 16% có bằng sau đại học
- 53% tham gia một nhóm trẻ giáo xứ
- 22% tham dự một Đại Hội Thế Giới giới Trẻ
- 75% là chú giúp lễ và 75% đọc sách thánh trước khi vào chủng viện
+ (Fides 23/05) Cung nghinh Tượng Đức Bà She Shan trên các đường phố New York
Giữa lòng các công đồng dân Trung quốc sống ở nước ngoài rải rác trên khắp thế giới, lòng tôn sùng Đức Mẹ luôn nồng cháy trong tháng Năm, qua các sáng kiến thiêng liêng và những biểu dương công cộng hướng về ngày 24/-5, lễ kính Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh, Đức Bà Phù Hộ các Giáo Hữu, được đặc biệt tôn kính tại linh địa She Dhan,Thượng Hải và Ngày Thế Giới Cầu cho Giáo Hội ở Trung Quốc do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thiết lập năm 2007.
Tượng ảnh Đức Bà She Shan đã được cung nghinh trên các đường phố ở New York, với hơn 600 tín hữu Công giáo đi theo. Cuộc rước kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ. Đây là lần thứ tư liên tiếp Giáo xứ Thánh Gioan Vianey ở New York – còn gọi là Nhà nguyện Đức Bà Trung Quốc, được thành lập năm 1978 với hàng trăm gia đình Công giáo Trung quốc nhập cư - tổ chức rước kiệu Đức Bà She Shan hàng năm. Theo các nhà tổ chức, ngoài việc quy tụ tín hữu các giáo xứ gần nhau, cuộc rước kiệu còn cho một cơ hội truyền giáo, một lời mời gọi đến tất cả những người nhập cư.
+ (CNA 23/05) “Tua du lịch” nhắm chấm dứt nạn nạo phá thai ở Canada
Một nhóm bảo vệ sự sống Canada đang vạch lại những bước mà các nhà hoạt động phá thai đã tiến hành ở Canada trong thập niên 1970, nhưng lần nầy là với mục tiêu đẩy lùi các luật nạo phá thai địa phương.
Stephanie Gray, giám đốc điều hành Trung Tâm vì Cải Tổ y sinh học Canada –thành lập năm 2001, hiện có một đội ngũ 19 thành viên trẻ người Canada – nói: “Chúng tôi muốn chọn lấy ngôn ngữ nầy và rồi phơi bày nó ra”. Nhóm nầy có mục đích “làm cho việc nạo phá thai không thể nghĩ tới” với việc thu hút công chúng vào những thảo luận về thực tại của nạo phá thai và hứa hẹn một chiến dịch tham vọng nhất vào ngày 29/05 với tua du lịch giáo dục băng đồng. Đoàn lữ hành sẽ theo dấu các nhà hoạt động phá thai vốn đã thu hút công chúng với một chiến dịch gần như tương tự, được gọi là Đàn lữ hành phá thai (Abortion Caravan), vào mùa hè 1970, để đấu tranh tự do nạo phá thai và đẩy lùi các luật bảo vệ sự sống. Bằng việc sử dụng hình tượng gây lo lắng, việc có các phụ nữ chia sẻ những câu chuyện đầy cảm xúc về trải nghiệm của họ với nạo phá thai bất hợp pháp và trình bày hành vi nầy như một quyền căn bản của nữ giới, các luật sư phá thai dã có thể đạt tới mục tiêu của ho. Gray tin tưởng rằng tua du lịch mới nầy sẽ đóng góp vào việc người dân Canada lật đổ các luật phá thai vào năm 2030, chính xác là 18 năm nữa kể từ hôm nay. Cô nói: “Chúng tôi có thể chấm dứt nạn giết người và chúng tôi có thể chấm dứt nó khi chúng tôi còn sống”.
+ (News.VA 23/05) Sự hiệp nhất Công giáo và công cuộc tái truyền giáo
“Sự hiệp nhất Công giáo” như là “điều kiện căn bản cho sự phát triển sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội”, được Đức Thánh Cha tái khẳng định ngày 18/05 trong bài diễn văn với nhóm GM Mỹ cuối cùng đi viếng Ad Limina. Đức Thánh Cha đặc biệt vui mừng trước sự hiện diện của các GM các Hội Thánh Đông phương Hoa Kỳ, vì – Người giải thích – “chư huynh đệ và các tín hữu của chư huynh đệ là hiện thân một cách độc nhất sự phong phú chủng tộc, văn hóa và tinh thần của cộng đồng Công giáo Mỹ, trong quá khứ và trong hiện tại”. Người nhắc lại: “Quả thật, Giáo Hội ở Mỹ đã đấu tranh để nhìn nhận và kết hợp sự đa dạng nầy và đã thành công không phải dễ dàng gì khi làm nên được một sự hiệp thông trong Chúa Kitô và trong đức tin tông truyền phản ảnh Công giáo tính”. Kế đến, Đức Thánh Cha nói về tầm quan trọng trong việc bảo tồn, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự hiệp nhất Công giáo, như là điều kiện căn bản cho việc triển khai sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội ở Mỹ, bằng việc đối chiếu hai điểm đặc thù: nhập cư và các phụ nữ tận hiến (*).
(*) hai điểm nầy, Tu es Petrus đã có những tin chi tiết liên quan
+ (AsiaNews 23/05) Tín hữu Công giáo Trung Quốc thúc giục cầu nguyện cho Giáo Hội
Tín hữu Công giáo ở giáo phận Thuỷ Dương đã kêu gọi các đồng đạo khắp thế giới cầu nguyện cho họ trong Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội ở Trung Quốc và cho biết đây là thời kỳ khó khăn nhất của họ trong những thập niên vừa qua.
Theo các nguồn tin Giáo Hội, cộng đồng Công giáo vùng tự trị Nội Mông đã phải đối mặt với một loạt những hành vi đàn áp của chính quyền nhằm ép buộc hàng giáo sĩ “chui” phải gia nhập Hội Công giáo yêu nước do chính phủ kiểm soát. Để tránh bị bắt bớ, các linh mục “hầm trú” vẫn trốn tránh và không thể thực hiện công tác muc vụ bình thường, vì họ đã từ chối ủng hộ nguyên tắc Giáo Hội độc lập. Cha Joseph Khao Dương Bình, một giám quản giáo phận “hầm trú”, đã bị biệt giam tại một trung tâm tù ở Hồi Hột, thủ phủ vùng hơn 3 tháng từ khi Ngài bị bắt vào ngày 15/02/2012. Nguồn tin cho biết vị linh mục 40 tuổi nầy rất ốm yếu vì bị tra tấn và thẩm vấn liên tục. Các giới chức địa phương có thể tiếp tục giam giữ Ngài, bao lâu họ còn do dự đưa ra lời cáo buộc chính thức chống lại Ngài, “e ngại rằng ảnh hưởng của Ngài trong các tín hữu Công giáo địa phương sẽ nhân rộng hoặc họ sẽ bị dư luận quốc tế chỉ trích nếu như Ngài bị kết án. Mặt khác, nếu được thả ra, thì sẽ ảnh hưởng sự lan rộng của cộng đồng Giáo Hội ‘chính thức’”, trong khi đó Giáo Hội do nhà nước kiểm soát dần dần chiếm lấy những nhà thờ lớn trước đó do các linh mục hầm trú cai quản.
+ (CWN 23/05) Thăm dò Viện Gallup cho thấy “pro-choice” sụt giảm trầm trọng
Một thăm dò mới của Viện Gallup cho thấy sự ủng hộ đối với phá thai hợp pháp đang ở mức thấp nhất ở Mỹ kể từ 2000. Chỉ có 41% người Mỹ tụ xưng là “pro-choice”[chủ trương tự do phá thai].
Con số nầy tiêu biểu cho một sự sụt giảm trầm trọng từ 47% năm ngoái. Trong khi đó 50% những người trả lời [thăm dò] tự mô tả mình là “pro-life” ([bảo vệ sự sống], gần với con số vào 51% vào tháng 05/2009. Theo thăm dò nầy, gần ba phần tư của mọi người Mỹ ủng hộ những giới hạn pháp lý trong nạo phá thai. 20% nói rằng phá thai nên là bất hợp pháp dưới mọi tình huống. 52% khác nói rằng nạo thai chỉ nên là hợp pháp trong những hoàn cảnh nhất định (không xác định rõ). Chỉ có 25% ủng hộ khái niệm rằng phá thai nên được cho phép trong mọi tình huống.
Thăm dò này của Viện Gallup cho thấy một sự sút giảm nỗi bật 10% trong con số các đảng viên tự nhận là Dân Chủ coi mình là “pro-choice” (từ 68% còn 58%). Trong các cử tri độc lập cũng thế, vị trí “pro-choice” mất 10 điểm ủng họ, rơi từ 51% xuống còn 41%. Đảng viên Cộng Hoà chọn lập trường “pro life” với số áp đảo 72 – 22%.
+ (CWN 23/05) Giáo Hội nước Anh sẵn sàng tấn phong giám mục cho nữ giới?
Theo một tin trong nhật báo The London Daily Telegraph: Giáo Hội nước Anh đã đi một bước quyết định hướng tới việc tấn phong giám mục cho nữ giới. Tại cuộc họp tuần nầy ở York, Các giám mục Giáo Hội Anh quốc tán thành với một quy định mới sẽ cho phép có các nữ giám mục. Cuộc họp không được mở cho báo giới và không có thông báo chính thức nào được đưa ra về các kết luận. Nếu tin nầy là chính xác, thì đề xuất tấn phong giám mục cho nữ giới sẽ đươc mang ra tại một cuộc họp Tổng Hội Nghị vào tháng bảy để có quyết định cuối cùng. Sự phê chuẩn động thái nầy sẽ gây ra một khủng hoảng nữa cho các người bảo thủ, vốn kháng cự một cách cứng rắn việc tấn phong giám mục cho nữ giới.
+ (CWN 23/05) Phục hồi nhạc bình ca
Sandro Magister đưa tin trong tờ L’Espresso: Thánh Bộ Phương Tự có kế hoạch cho một nỗ lực phục hồi việc sử dụng nhạc bình ca (Gregorian), nhưng các kế hoạch đó có thể vấp phải một số kháng cự từ Quốc Vụ Khanh, ĐHY Tarcisio Bertone và chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá, ĐHY Gianfranco Ravasi. Một trận chiến lờ mờ hiện ra để kiểm soát Học Viện Giáo Hoàng Thánh Nhạc, với những bao hàm quan trọng đối vói quyền điều hành toàn diện nhạc phụng vụ Công giáo.
+ (CWN 23/05) Giáo Hội Ái Nhĩ Lan chuẩn bị cho các phó tế có gia đình đầu tiên
Giáo Hội Công giáo ở Ái Nhĩ Lan sẽ thấy các phó tế có gia đình đầu tiên được phong chức vào tháng 06.
Trong khi Giáo Hội ở các nơi khác trong thế giới Tây phương đã bắt đầu phục hồi chức phó tế vĩnh viễn trong các năm sau Công Đồng Vatican II, thì các giám muc Ái Nhĩ Lan chọn chưa truyền chức cho những người nam đã có gia đình. Chính sách đó cuối cùng đã thay đổi, phần lớn là vì sự thiếu hụt linh mục và các phó tế có gia đình sẽ sớm gia nhập hàng ngũ hàng giáo sĩ Ái Nhĩ Lan (*)
(*) Theo các chỉ dẫn của Công Đồng (trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, 29), năm 1967, Đức Phaolô VI đã ban hành tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem, phục hồi thực hành xa xưa là truyền chức phó tế cho những nam nhân không phải ứng viên chức linh mục, được gọi là phó tế vĩnh viễn, phân biệt với những người hoàn tất việc huấn luyện và được gọi là phó tế chuyển tiếp. Không có sự khác biệt về tính chất bí tích giữa hai chức nầy. Hiện tại Giáo Hội Công Giáo vẫn không phục hồi chức phó tế cho nữ giới, mặc dù Vatican khước từ tuyên bố rằng điều nầy không có thể, như trường hợp truyền chức linh mục cho nữ giới. Cho đến nay, Giáo Hội ở Việt Nam chưa có quy chế Phó Tế Vĩnh Viễn. ND]
+ (APIC 24/05) Đức Biển Đức tái khẳng định sự gắn bó với cải cách của Công Đồng Vatican II: NGHE THEO CON ĐƯỜNG CỦA CÔNG ĐỒNG
Ngày 24/05, Đức Thánh Cha tái khẳng định sự chống đối của Ngài đối với một lối giải thích Công Đồng II theo một “khoa chú giải Kinh Thánh về sự bất liên tục và gián đoạn” bị xét không thể chấp nhận được và đã cấm “một lối giải thích Kinh Thánh về tính liên tục và sự cải cách”. Trước các thành viên HĐGM Ý (CEI) họp hội nghị khoáng đại từ 21 đến 25/05, Đức Thánh Cha đã lấy làm tiếc rằng Thiên Chúa trở nên “một người vô danh vĩ đại” trong thế giới đương thời. Trước các GM Ý họp nhau trong đại sảnh Thượng Hội Đồng ở Vatican, Đức Thánh Cha nhắc lại đâu là chìa khoá cách giải thích và áp dụng Công Đồng. Người đã lập lại sự chông đối của Người đối với một sự gián đoạn, tái khẳng định một lần nữa dòng suy tư của Người trong bài diễn từ cho Giáo Triều ngày 22/12/2004, được coi như là chương trình triều đại giáo hoàng của Người. Dưới con mắt của Đức Thánh Cha, CẦN PHẢI LẮNG NGHE CÔNG ĐỒNG.
+ (APIC 25/05) Không được tuỳ tiện theo thời nhào nặn khái niệm gia đình
Đức HY Tarcisio Bertone cho rằng gia đình không phải là một của cải hay một phúc lợi mặc chúng ta muốn thế nào cũng được. Từ đó nó không thể bị làm hư hay phá bỏ cấu trúc, chứ đừng nói là bị nhào nặn theo dòng các sự kiện hoặc theo những sự nhạy cảm của thời điểm ấy. Vị Quốc vụ khanh Toà Thánh nói trong một hội thảo chuyên đề về gia đình được tổ chức tại Quốc Hội nước Ý ở Roma ngày 23/05/2012. Ngài đã khẳng định rắng giá trị của gia đình đã có “một tầm quan trọng siêu pháp lý” một cách rõ ràng. Từ đó, theo tin tờ Osservatore Romano, Đức HY Bertone đã nói lên cầu chúc rằng “hệ thống pháp lý quan tâm bảo vệ gia đình như là nó, trong chức năng cơ chế được thiết lập để nên điều thiện hảo cho tất cả mọi người.”
+ (CWN 24/05) Thời khắc quyết định đối với Giáo Hội ở Úc
Khoa trưởng của Viện Gioan-Phaolo II về Hôn Nhân và Gia Đình ở Melbourne nói rằng “Đạo Công giáo ở Úc đang ở trong một tình trạng tương tư như Đạo Công giáo ở Mỹ”, với nhiều giáo xứ nằm ngoại ô vẫn không đưa ra được lựa chọn nào khác cho phong cách linh thiêng pha dân gian của thập niên 1970.
Tracey Rowland, tác giả cuốn “Ratzinger’s Faith: The Theology of Benedic XVI” (Đức Tin của Ratzinger: Thần học của Đức Biển Đức XVI): “Tương lai của Giáo Hội ở Úc phụ thuộc mạnh mẽ vào phẩm chất của những bổ nhiêm [giám mục] ấy” – Bà nói thêm: “trong khi con số đi nhà thờ vẫn còn rất ảm đạm, và chương trình các trường học Công giáo vẫn cần những cải tổ quan trọng, ít nhất ở cấp độ giáo dục Công giáo sau trung học đã có những cải thiện đáng kể trong thập nên vừa qua vốn bắt đầu mang hoa trái vào thập kỷ tới”. Rowland trích dẫn những dấu chỉ hy vọng khác đối với Giáo Hội ở Úc, gồm cả một số bổ nhiệm giám mục, việc lập ra Giáo Hạt tòng nhân cho cựu tín đồ Anh giáo và “các cộng đoàn tôn giáo di chuyển đến các giáo xứ đang suy tàn ở ngoại ô”.
+ (CWN 25/05) Chủ tịch Ngân Hàng Vatican bị cách chức
Theo một tuyên bố do văn phòng báo chí Vatican đưa ra vào ngày 24/05: Ông Ettore Gottu Tedwschi, người tiếp quản Viên Công Trình Tôn Giáo (IOR) vào năm 2009, đã bị cách chức “vì đã không hoàn thành những chức năng chủ chốt của chức vụ” và tiếp sau việc ban giám đốc nhất trí bỏ phiếu. Ông đã hứa sẽ đưa vào IOR sự minh bạch hoàn toàn và đem Ngân Hàng Vatican vào đường lối với những tiêu chuẩn quốc tế để ngăn ngừa việc rửa tiền. Nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, cơ sở nầy vẫn chưa lấy lại được niềm tin của giới chức ngành ngân hàng Châu Âu và Hoa Kỳ. Vị chủ tịch bị cách chức nầy thường hay chọc giận một số đồng nghiệp bằng việc dùng một cách tiếp cận rất công khai với chức vụ của ông, nói toạc ý kiến mình về các vấn đề công cộng. Ông cũng bị chỉ trích vì không chú tâm đủ với ngân hàng nầy trong khi vừa cầm đầu chi nhánh Ý của Ngân hàng Santander Tây Ban Nha.
+ (CathNews 25/05) Những ông bố vắng mặt: một vấn nạn
Đức Thánh Cha Biển-Đức nói trong buổi triều yết chung hằng tuần: Những ông bố vắng mặt trong gia đình họ khiến cho gia đình con cái họ khó hiểu hơn về Thiên Chúa như một người Cha yêu thương. Có thể người thời đại không cảm nhận được vẻ đẹp, sự vĩ đại và niềm an ủi sâu xa chứa đựng trong từ “Cha” mà với từ nầy chúng ta có thể hướng về Thiên Chúa trọn kinh nguyện, vì hình ảnh người Cha thường không hiện diện một cách đầy đủ trong thế giới ngày nay và thường không phải là một sự hiện diện một cách tích cực trong đời sống mọi ngày”. Người nhấn mạnh rằng “vấn nạn của một người cha không hiện diện trong cuộc đời của đứa con là một vấn nạn lớn của thời đại chúng ta, vì nó có thể trở nên khó khăn cho những con cái ấy để hiểu sâu xa những gì có ý nghĩa với chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha. Ở Hoa Kỳ trên một phần ba tất cả trẻ em sống tách biệt hẳn với ông bố ruột.
+ (CWN 24/05) Châu Âu, mảnh đất màu mỡ đang trở thành sa mạc không ở được đối với Đức Tin
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thúc giục hàng giáo phẩm Ý nắm bắt việc “tái truyền giáo”, khi Người nói tại phiên họp khoáng đại lần thứ 64 HĐGM Ý vào ngày 24/05. Dùng những từ mạnh mẽ một cách bất thường, Đức Thánh Cha mô tả Châu Âu như “bị thương tích” do một cuộc chiến từ đức tin và nói rằng “một đất màu mỡ có nguy cơ đang trở thành một sa mạc không thể ở được”. Người lưu ý rằng “rất nhiều những người đã được rửa tội đã đánh mất căn tính và quan hệ của họ” và “họ không biết nội dung chính của đức tin, hoặc họ cho rằng mình có thể nuôi dưỡng đức tin không cần lệ thuộc vào Giáo Hội”. Đức Thánh Cha nói: “Vào một thời kỳ mà Thiên Chúa – đối với nhiều người – đã trở thành Kẻ Vô Danh vĩ đại và Đức Giêsu chỉ là một khuôn mặt quan trọng của quá khứ, thì chúng ta không thể tung ra lại hoạt động truyền giáo mà lại không canh tân chất lượng đức tin và lời cầu nguyện của riêng chúng ta”. Người giải thích rằng yêu cầu chính yếu đầu tiên của cuộc tái truyền giáo chính là một đời sống cầu nguyện mạnh mẽ và rằng “điều kiện tiên quyết để nói VỀ Thiên Chúa, chính là nói VỚI Thiên Chúa, trở nên ngày càng là những người của Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng một đời sống cầu nguyện mãnh liệt và được tiến triển nhờ ân sủng của Thiên Chúa”. Đức Giáo Tông khích lệ các giám mục giúp dân các Ngài nhận ra rằng đức tin tôn giáo của họ không làm mất tự do cá nhân của họ, nhưng làm cho tự do cá nhân phát triển rộng ra. Người nói: “Thiên Chúa là người bảo đảm,chứ không phải là đối thủ sự tự do của chúng ta”.
+ (CWN 25/05) Bách hại Giáo Hội trở nên tệ hạ và linh động hơn ở Trung Quốc
Đức Hồng Y Joseph Zen Ze Kiun, GM về hưu của Hong Kong nói: “Họ sử dụng những phương pháp ngày càng nguy hiểm và khôn khéo, bởi vì họ không còn dừng lại ở việc đe dọa dân chúng nữa. Thay vào đó, bây giờ họ dẫn dân chúng vào cám dỗ. Họ không muốn có những người tử vì đạo. Họ muốn khuyến khích những kẻ phản bội. Với Giáo Hội, điều nầy thật quá tệ hại. Họ có những phương tiện để trắc nghiệm người dân, xem ai là người tốt, xấu, yếu đuối hay rụt rè và làm cho phải tuân phục. Dụng cụ của họ là tiền bạc, song có cả thanh thế, vinh dự hoặc địa vị trong xã hội. Vị giáo phẩm cao cấp nói thêm: “Điều chúng ta cần nhất ngày nay là phải trung thành với bản chất thật của Giáo Hội – duy nhất – Công giáo – Tông Truyền, được đặt nền móng trên đá tảng Phêrô – như Đức Thánh Cha đã giải thích rõ ràng trong thư của Người năm 2007. Đức hồng y hy vọng vào ngày mà tín hữu Công giáo “nay hãy còn sống dưới tình trạng nô lệ của Hội Yêu Nước, sẽ hoà giải với các tín hữu trung thành của cộng đồng hầm trú. Về mặt con người mà xét, chúng tôi thấy chính quyền không hề có ý định nào công nhận tự do tôn giáo, nhưng Thiên Chúa, qua Đức Bà Bầu Chữa Kẻ Có Đạo, có thể làm những điều kỳ diệu”.
+ (VIS 25/05) Thủ tướng Séc viếng thăm Vatican
Ngày 25/05, Đức Thánh Cha đã tiếp Thủ tướng Séc, ngài Petr Necas, người sau đó đã hội đàm với hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh và Bộ trưởng đặc trách quan hệ với các quốc gia. Các cuộc hội đàm gợi lại chuyến tông du của Đức Thánh Cha vào năm 2009 và đề cập đến nhiều vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Đối với kế hoạch luật về tài sản giáo hội, cả hai bên hy vọng sẽ mau có kết luận công bằng, nghĩa là tính đến đóng góp của Giáo Hội cho nước Séc. Hai bên xác nhận mong muốn bình thường hoá bằng một thoả ước các tương quan Giáo Hội – Nhà nước và theo đuổi một cuộc đối thoại đều dặn và có tính xây dựng trên mọi bình diện.
+ (CWN 26/05) Người hầu phòng của Đức Thánh Cha là thủ phạm vụ rò rỉ các tài liệu
Cảnh sát Vatican đã bắt giữ người hầu phóng của Đức Thánh Cha, cho biết ông ta bị tìm thấy sở hữu các tài liệu mất và đang giữ ông ta để hỏi cung. Giám đốc văn phòng báo chí Vatican, Cha Federico Lombardi, nói với các phóng viên ngày 25/05 rằng một cuộc điều tra hàng loạt vụ rò rĩ đã dẫn cảnh sát Vatican tới một cá nhân đặc biệt, được cho là đang giữ các tài liệu mật. Mặc dù Ngài không nêu tên kẻ tình nghi, song nguồn tin Vatican sau đó đã xác nhận tin tức rằng đó chính là Paolo Gabriele, hầu phòng của Đức Thánh Cha từ 6 năm qua, vốn là một trong số ít người có thể tiếp cận với các tài liệu mật đi qua bàn làm việc của Đức Thánh Cha. Vụ bắt giữ nầy lập tức làm dấy lên những nghi ngờ rằng Gabriele đang làm việc nhân danh một ai khác và có thể làm cái bung xung để tránh sự chú ý khỏi các vị giáo sĩ cao cấp đầy quyền lực.
+( CWN 26/05) Những bổ nhiệm mới có thể thay đổi ảnh hưởng của Ý
Sandro Magister tờ L’Espresso lưu ý rằng một số giới chức có uy tín trong Giáo Triều La Mã, gồm cả một con số không cân xứng tỷ lệ các giáo sĩ cao cấp người Ý – dường như sẽ bị thay thế trong các tuần lễ sắp tới. Trong 10 giới chức thuộc Giáo Triều mà ông xem là sẽ xuống chức, Magister ghi nhận rằnh 7 vị là người Ý. Ảnh hưởng ngày càng tăng của các giáo sĩ cấp cao Ý trong triều đại giáo hoàng Biển Đức XVI thường thành đề tài trao đổi giữa các người quan sát Vatican. Đa phần những bổ nhiệm tiềm năng mà Magister thảo luận, có liên quan đến những giới chức ở cấp thẩm quyền hạng thứ trong Giáo Triều La Mã. Chính ở cấp độ nầy – với các thư ký các Thánh Bộ và chủ tịch các hội đồng giáo hoàng – mà ảnh hưởng của Ý đươc nhắc đến nhiều nhất.
(Nguồn: Xuân Bích Việt Nam)