MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Thông điệp “Pacem in Terris” hướng dẫn các nỗ lực xây dựng hoà bình thế kỷ 21

WASHINGTON (CNS) – Nhận thức được phẩm giá vốn có của mỗi người là vũ khí quan trọng nhất đối với bất kỳ ai để chống lại chiến tranh và bạo lực, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, đã phát biểu tại một hội nghị đánh dấu kỷ niệm ngũ thập chu niên Thông điệp “Pacem in Terris (“Hoà bình trên Trái đất”) của Chân phước Gioan XXIII.

Hoà bình là sự liên quan mật thiết đến việc thực thi công lý, nếu không sẽ rất khó để vượt qua bạo lực, ĐHY Turkson đã nói trong bài phát biểu của mình hôm 10-4 tại Trường Đại học Công giáo Hoa Kỳ, trước khoảng 150 đại biểu tham dự hội nghị do Catholic Peacebuilding Network tài trợ.

“Vì hoà bình không chỉ đơn thuần là sự khiếm diện của chiến tranh và xung đột, mà nó còn là sự hiện diện… như quà tặng của Thiên Chúa”, ĐHY Turkson nói.

“Hoà bình là một thuộc tính của Thiên Chúa. Thiên Chúa là sự bình an. Sự sáng tạo khao khát hoà bình”, ngài nói thêm.

Trong một cuộc phỏng vấn của Catholic News Service, ĐHY Turkson nói Thông điệp “Pacem in Terris” đối với thế giới hôm nay vẫn hết sức quan trọng như lần đầu tiên xuất hiện.

“Nếu bất kỳ nhân tố nào trong xã hội bằng bất cứ phương thức nào giẫm lên hoặc làm suy thoái giá trị hoặc tạo khó khăn cho con người để nhận thức phẩm giá của họ, phúc lợi chung để con người hưng thịnh, để con người phát triển dành cho chúng ta, thì đó là một thời điểm khủng hoảng. Nếu chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để thăng tiến sự phát triển của xã hội loài người thì đó là những gì mà chúng ta ủng hộ”, ngài nói.

Hội nghị kéo dài 2 ngày này đã lượng giá các khía cạnh khác nhau của thông điệp, đã được Chân phước Gioan XXII ban hành ngày 11-4-1963 sau cuộc khủng hoảng hoả tiễn Cuba đưa thế giới đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết cũ. Các diễn giả nhìn vào phần còn lại của thông điệp này trong số những bộ phận cấu thành quan trọng nhất của xã hội Công giáo nghĩ như thế nào.

Vào thời điểm đó, mối quan tâm của Chân phước Gioan XXIII dành cho thế giới mở rộng hơn đến việc loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi những kho vũ khí của các siêu cường. Ngài mở rộng quan điểm của Giáo Hội rằng nhân quyền và nhân phẩm phải được coi trọng đối với sự sống hoà bình như kết thúc chiến tranh trong một viễn cảnh tích cực toàn bộ dành cho nhân loại. Lời giáo huấn của ngài được xây dựng trên những nguyên tắc đã được nêu trong Tuyên ngôn Thế giới Nhân quyền được Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948.

Chân phước Gioan XXIII đã xác định những xu hướng chính trị và xã hội đang nổi lên mà sau đó di chuyển về phía trước với một tốc độ nhanh chóng, chẳng hạn như trao quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới, toàn cầu hoá kinh tế và xã hội và sự phát triển của các quốc gia mới độc lập như chủ nghĩa thực dân Âu châu bắt đầu suy giảm. Thông điêp đã thừa nhận các quyền của tất cả mọi người đối với lương thực thực phẩm, nước uống, an toàn, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ, tham gia vào đời sống công cộng và liên kết với các nhóm để thúc đẩy phúc lợi của họ, từ các công đoàn lao dộng đến các tổ chức dân sự.

Một số diễn giả lưu ý rằng việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ “phúc lợi công ích” trong Thông điệp có nghĩa là công việc đó không chỉ giải quyết cho người Công giáo mà còn cho “những người từ tâm” không có vấn đề đức tin hoặc di sản của họ.

Ông John Carr, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, Hoà bình và Phát triển Con người của Hàng Giám mục Hoa Kỳ, đã trích dẫn những đoạn từ trang 163 đến 164 của Thông điệp này như nền tảng của những nỗ lực xây dựng hoà bình trong việc kêu gọi những Kitô hữu là một “điểm sáng của ánh sáng trong thế giới, một hạt nhân của tình yêu, một chất men của cả một tập thể”.

Đó là bản chất công việc của Giáo Hội nhân danh cho đời sống và phẩm giá con người. “Chúng ta có thể hành động y như đây là một tin mừng”, ông nói.

Các buổi hội nghị kiểm tra những vấn đề chính trị cũng như xã hội ảnh hưởng đến hoà bình thế giới mà Thông điệp “Pacem in Terris đề cập từng vấn đề như thế nào. Cử toạ đã thảo luận về lý thuyết chủ chiến, sự phát triển của chính sách vũ khí hạt nhân từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, vai trò của các trường cao đẳng và đại học Công giáo cũng như các dòng tu trong việc giáo dục sinh viên thực thi hoà giải và bất bạo động, vai trò của hội đoàn trong việc giảm thiểu bạo lực và đẩy mạnh sự hiểu biết trong các vùng xung đột trên thế giới, và những chương trình của Catholic Relief Services (CRS) là cách tiếp cận tốt nhất dành cho những người có nhu cầu trên toàn thế giới.

“Bất bình đẳng giữa con người, quản trị kém cỏi, vi phạm nhân quyền, xung đột về tài nguyên và suy thoái môi trường là những cản trở đối với hoà bình mà Chân phước Gioan XXIII đã hình dung”, bà Carolyn Woo, Chủ tịch và CEO của CRS, nói.

“Hãy nhớ rằng công việc của hoà bình thì rất khó” - bà nói - “Đó là công viêc của Đức Kitô.”

Trong một phiên họp về vũ khí hạt nhân, Cha J. Bryan Hehir, một nhà thần học và là giảng viên của Trường Đại học Harvard, nói rằng thế giới tiếp tục đối phó với những nguy hiểm nhiều loại vũ khi hạt nhân đưa ra những năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Chân phước Gioan XXIII đã thấy một thế giới nơi mà ở đó hai siêu cường có thể dễ dàng can dự vào chiến tranh hạt nhân, khiến ngài phải viết Thông điệp này - Cha giải thích. Thay vì chỉ có 2 quốc gia có vũ khí hạt nhân như trước đây, thì ngày nay có đến 9 - Cha nói tiếp - và tập trung vào việc phổ biến vũ khí hạt nhân như nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ tìm kiếm các loại vũ khí như thế.

Cha Hehir thúc giục người Công giáo phải thận trọng và tiếp tục kêu gọi việc cắt giảm nhưng vũ khí mới và giới hạn phổ biến vũ khí với mục tiêu cuối cùng là “đi đến con số không”.

Jos. Tú Nạc, NMS