Hội đồng ngoại vụ đã thông qua hôm 24.6.2013 “những đường hướng chủ đạo của Liên Hiệp Châu Âu về vấn đề tự do tôn giáo hay tín ngưỡng”. Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng bảo vệ quyền của “mỗi hữu thể nhân linh” tin hay không tin, và cả thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng. Và quyền này được thực thi “cách cá nhân hay cộng đoàn, công cộng hay riêng tư”. Do đó, mọi Nhà Nước phải lo sao cho các hệ thống pháp lý của mình bảo đảm cách hiệu lực và hữu hiệu sự tự do này “trên toàn bộ lãnh thổ của mình, không loại trừ không phân biệt kỳ thị”.
Ngày thứ Hai 24.6.2013 tại Luxembourg, 27 nước Châu Âu đã đồng thuận về một định nghĩa chung về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, và nhất là về các phương thế thăng tiến và bảo vệ quyền này, một cách “hợp thời, vững chắc và lô-gíc”. Được chuẩn bị từ nhiều tháng qua bởi các nhà ngoại giao, những đường hướng chủ đạo đã được Hội đồng ngoại vụ thông qua.
“Bản văn này mở rộng và củng cố chính sách của Châu Âu nhằm bảo vệ nhân quyền”
“Từ nay, cũng sẽ có một kế hoạch đúng hợp ở Châu Âu. Đó là một sự tiến bộ”, Pierre Morel, nguyên đại sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh và hiện nay là Giám đốc Đài quan sát Pharos, cho biết. Theo ông, “bản văn này mở rộng và củng cố chính sách của Châu Âu nhằm bảo vệ nhân quyền”.
“Mục tiêu là không dừng lại ở các diễn từ”, Emmanuel Decaux, giáo sư luật học ở Đại Học Paris II và là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nhân quyền, cho biết. Tuy nhiên, nhiều khó khăn đã được trình bày cho các tác giả của bản văn. “Cần phải tránh nuôi dưỡng tất cả những gì có thể được trình bày như là một cuộc đấu tranh của nền văn minh”. Ngay từ những dòng đầu tiên, bản văn đã làm rõ rằng Châu Âu “không xét các công trạng của các tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau”, nhưng trong tư thế không thiên vị.
Bản văn cũng nhắc lại sự phân biệt cần thiết giữa phê bình tôn giáo và kích thích lòng hận thù tôn giáo. Tự do tôn giáo “bảo vệ các cá nhân chứ không phải một tôn giáo hay một tín ngưỡng tự nó”.
Tý Linh (Theo La Croix)
(Nguồn: Xuân Bích Việt Nam)