Anh em thân mến,
Nhờ Tin Thư Gioan, tôi mới nghe được bài phỏng vấn này bằng mắt, chứ bảo đi tìm tờ CGvDT mà đọc, thấy ngại ngùng, có phần dị ứng, như không ăn cá ngừ vì sợ ngứa, mặc dù Thư Chung 1980 bảo cứ ăn đi không sao đâu, mà có sao thì cũng đồng hành cùng dân tộc, không cá ngừ thì cá gì bây giờ.
Nhờ Tin Thư Gioan, tôi mới nghe được bài phỏng vấn này bằng mắt, chứ bảo đi tìm tờ CGvDT mà đọc, thấy ngại ngùng, có phần dị ứng, như không ăn cá ngừ vì sợ ngứa, mặc dù Thư Chung 1980 bảo cứ ăn đi không sao đâu, mà có sao thì cũng đồng hành cùng dân tộc, không cá ngừ thì cá gì bây giờ.
Đọc bài phỏng vấn, tôi dừng lại ở 7 năm thần tiên, 3 năm êm đềm, và 3 năm rưỡi gian truân, rồi 7 năm lặng lẽ. Mãi đến 1990 mới chịu chức. 37 tuổi là hơi muộn. Chúa Giêsu 30 tuổi bắt đầu giảng đạo, 33 tuổi chịu chết. Phật cũng từ bỏ kinh thành hoa lệ lúc tuổi 28, xuống tóc,đi tìm chân lý, rồi đắc đạo vài năm sau đó. Người đời, tam thập nhi lập. Cầm buộc đã lâu. Đất mở, Trời mới được mở theo. DTvCG, chứ không phải CGvDT.
Sông Hương đoạn trước ĐCV Kim Long Huế rất xanh trong lờ lững, ngơ ngẩn lòng du khách; sông Thu Bồn qua Trà Kiệu, Duy Xuyên khá bình lặng, xuôi dòng; sông Tam Kỳ chả là cái đinh gì. Từ biệt Sông Hàn êm đềm, người anh em ra Đàng Ngoài, để đến với Sông Đà dữ tợn, Sông Lô lũ cuốn, và Sông Hồng thì lòng sông khó đoán như lòng người.
Tự nhiên mà tìm hiểu về GP Hưng Hóa là nói phét, nhưng nhờ có bạn cũ làm đức cha mới ở Hưng Hóa nên tôi mới lật Đại Nam Nhất Thống Chí quyển XXII, xem mục Tỉnh Hưng Hóa.
Sông Hương đoạn trước ĐCV Kim Long Huế rất xanh trong lờ lững, ngơ ngẩn lòng du khách; sông Thu Bồn qua Trà Kiệu, Duy Xuyên khá bình lặng, xuôi dòng; sông Tam Kỳ chả là cái đinh gì. Từ biệt Sông Hàn êm đềm, người anh em ra Đàng Ngoài, để đến với Sông Đà dữ tợn, Sông Lô lũ cuốn, và Sông Hồng thì lòng sông khó đoán như lòng người.
Tự nhiên mà tìm hiểu về GP Hưng Hóa là nói phét, nhưng nhờ có bạn cũ làm đức cha mới ở Hưng Hóa nên tôi mới lật Đại Nam Nhất Thống Chí quyển XXII, xem mục Tỉnh Hưng Hóa.
Khí Hậu: "các châu huyện thượng du, nhân dân ở núi, khí trời hay đổi...bắt đầu mùa nóng đã thấy nực, chưa đến muà đông đã thấy rét... núi khe và các ngọn sông phần nhiều nước độc... Hễ khi mưa nhiều, nước đọng lại, thì hoa màu sút kém ngay, bởi vì chỗ nào cũng có núi rừng ngăn trở,mà khe cừ vừa hẹp vừa nông, nên nước tiêu tiết rất chậm."
Cũng là dịp xem lại, hình như lần đầu thì đúng hơn, bản đồ các GP trong cả nước.
Tổng GP Hà Nội 10. Huế 6 và Sài Gòn 10 = 26 cả thảy.
Tất cả tên Giáo Phận đều đi đôi với tên Tỉnh Thành hiện có. Nghe là thấy, biết ở đâu, rất đồng hành, cho dù ta đi bằng nhịp điệu 1 2 3 4 5, em đi bằng nhịp điệu 6 7 8 9 10. Nhịp điệu của Ta, ngươi bảo là thuốc phiện.
Riêng cái anh Hưng Hóa này, mong cho hóa nên hưng thịnh, chẳng giống ai. Tên tỉnh có từ thời Tự Đức 1832, đến 1887 thì tách nhập ra làm Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn Tây, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.... Cái tên hành chính Hưng Hóa không còn.
Nhìn lại bản đồ, mới thấy GP Hưng Hóa trải rộng hết 9 tỉnh cánh cung Tây Bắc, diễn tả bằng màu xanh lục, nghĩa là rừng rú lắm, xanh dờn ngã nước, có cả rắn lục. Mạn ngược mà.
Đường lên Mường Lý rất xa
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh
Có lần ghé lại ĐCV Xuân Bích Huế, tôi thấy Cha Long đang tưới cây. Rất tốt. Tôi có phê bình thẳng ruột ngựa "sao bụng càng ngày càng béo ra". Với ai khác, tôi không dám nói; với đồng môn ta vẫn là Gio An, bụng nghĩ sao nói vậy.
Lúc ấy còn là cha giáo, ba năm trở lại đây, làm Cha Giám Đốc, không biết có còn tưới cây, lao động không.
Bây giờ trở đi, làm GM, cô đơn ở trên cao, tiệc tùng nhiều, chiêu đãi lắm, không cụng ly không được với ban bệ, với khách mời, với chính quyền... không cầm đũa không xong. Một bước là xe đưa rước, có khi quên cả đi bộ. Hôm nay, chỉ cần định làm vườn, tưới cây,là bao nhiêu người chạy đến đỡ, thầy thư ký làm giúp, người Nhà Đức Chúa Trời mà.
Tôi mỉm cười khi đọc phỏng vấn đoạn "nhập gia tùy tục ". Ngoài ấy, Đàng Ngoài, rất lệ làng. Phong tục, tập tục thì quí, đậm đà bản sắc mấy cũng được, nhưng cũng lắm hủ tục, có khi trần tục nữa.
Tôi mỉm cười khi đọc phỏng vấn đoạn "nhập gia tùy tục ". Ngoài ấy, Đàng Ngoài, rất lệ làng. Phong tục, tập tục thì quí, đậm đà bản sắc mấy cũng được, nhưng cũng lắm hủ tục, có khi trần tục nữa.
- Ông trùm, trùm chính, trùm phó nghe rất nôm na. Hội đồng giáo xứ là hán tự. Viết chứ không nói. Phép vua là Hội đồng giáo xứ, lệ làng cứ Ông trùm.
Vừa rồi, bên cạnh Mũ, Áo và Gậy vật chất, anh Nguyễn Sỹ phóng bút một bài phát biểu vừa rất Gio An tâm tình gói gọn đồng môn, lại vừa rất Vatican rộng mở toàn cầu. Lớp Phaolô, có 3 anh Nhượng Nghĩa: Sỹ, Hộ và Phụng. Cả ba đều đá bóng rất hay, chạy bền, luôn luôn có trong đội tuyển hoặc Tôma Thiện hoặc Giuse Túc. Mãi sau này tôi mới biết tại sao, vì ngay gần Nhà thờ Nhượng Nghĩa, phường Nại Hiên Đông có một sân cỏ. Trẻ con, thanh niên ra đá bóng cả ngày. Hèn chi, họ đá giỏi. Luyện tập hàng ngày.
Thỉnh thoảng, từ Hưng Hóa xa xôi, Đức Cha Long nên tự khám sức khỏe "Nếu bây giờ về sân An Thượng đá bóng lại, mình có chạy kịp mấy anh Nhượng Nghĩa này không?" Luyện tập hàng ngày. Đeo bám cho kịp Sỹ, Hộ, Phụng chứ.
Đức Tổng Kiệt ở Đan Viện Châu Sơn, ngày nảo cũng đi bộ từ nội vi ra núi đá, lên đài Đức Mẹ chừng 300 bậc, làm lễ, cầu nguyện, rồi xuống. Ai lên xứ Lạng. Đọc để thấy một con người, một cây bút, vẻ đẹp vẻ sáng.
Tôi mơ Đức Tổng Long mai ngày. Ai bảo rằng không. Đức Tổng Long về Thăng Long, được quá đi chứ. Nên nhớ Đức Tổng Kiệt sinh năm 1952, hơn Đức Cha Long một tuổi. Lễ lạt, kèn trống, chúc tụng, bông hoa, diễn văn rồi cũng qua đi, quên đi. Ai về nhà nấy. Hôm qua, tôi đã thấy chữ ký hữu long, thay mặt Đức Cha Vũ Tất trong thư hiệp thông với GX Mỹ Yên, GP Vinh của các giám mục thuộc TGP Hà Nội. Vào cuộc, nhập cuộc. Mang vào mình mùi chiên.
Hai tuần vừa rồi, Nguyễn Phái gửi đi tràn ngập ảnh lễ Tấn Phong, đại gia đình Gio An tại Sơn Tây. Phải nói Nguyễn Phái hăng hái. Hình như Vatican vừa có thông báo bổ nhiệm, chưa ráo mực, địa điểm, ngày giờ là lão đăng ký vé máy bay ĐN-HN liền. Nhanh nhẹn sắn sàng đèn và dầu như 5 cô khôn ngoan. Nhìn mấy tấm ảnh thấy tấm lòng. Tấm lòng hơn tấm ảnh.
Hôm qua, tôi xuống Thanh Bình cho Chú Đạt cắt tóc. Chú như chụp được tôi, một tên tử tội, vừa cắt tóc vừa vặn hỏi - Sao cậu không đi ? Anh em vui biết mấy - Đông đủ nhất từ trước đến giờ - Sau đó còn đi Sở Kiện, được ơn Toàn Xá - BĐD Trường lo cho anh em hết thảy, xe, ăn, ở... Cảm động nhất là Thầy Luận, Thầy Tuyền cũng đi. Tùng ViXi, không thấy đường, mà còn đi được, cậu không đi là uổng quá.
Vừa rồi, bên cạnh Mũ, Áo và Gậy vật chất, anh Nguyễn Sỹ phóng bút một bài phát biểu vừa rất Gio An tâm tình gói gọn đồng môn, lại vừa rất Vatican rộng mở toàn cầu. Lớp Phaolô, có 3 anh Nhượng Nghĩa: Sỹ, Hộ và Phụng. Cả ba đều đá bóng rất hay, chạy bền, luôn luôn có trong đội tuyển hoặc Tôma Thiện hoặc Giuse Túc. Mãi sau này tôi mới biết tại sao, vì ngay gần Nhà thờ Nhượng Nghĩa, phường Nại Hiên Đông có một sân cỏ. Trẻ con, thanh niên ra đá bóng cả ngày. Hèn chi, họ đá giỏi. Luyện tập hàng ngày.
Thỉnh thoảng, từ Hưng Hóa xa xôi, Đức Cha Long nên tự khám sức khỏe "Nếu bây giờ về sân An Thượng đá bóng lại, mình có chạy kịp mấy anh Nhượng Nghĩa này không?" Luyện tập hàng ngày. Đeo bám cho kịp Sỹ, Hộ, Phụng chứ.
Đức Tổng Kiệt ở Đan Viện Châu Sơn, ngày nảo cũng đi bộ từ nội vi ra núi đá, lên đài Đức Mẹ chừng 300 bậc, làm lễ, cầu nguyện, rồi xuống. Ai lên xứ Lạng. Đọc để thấy một con người, một cây bút, vẻ đẹp vẻ sáng.
Tôi mơ Đức Tổng Long mai ngày. Ai bảo rằng không. Đức Tổng Long về Thăng Long, được quá đi chứ. Nên nhớ Đức Tổng Kiệt sinh năm 1952, hơn Đức Cha Long một tuổi. Lễ lạt, kèn trống, chúc tụng, bông hoa, diễn văn rồi cũng qua đi, quên đi. Ai về nhà nấy. Hôm qua, tôi đã thấy chữ ký hữu long, thay mặt Đức Cha Vũ Tất trong thư hiệp thông với GX Mỹ Yên, GP Vinh của các giám mục thuộc TGP Hà Nội. Vào cuộc, nhập cuộc. Mang vào mình mùi chiên.
Hai tuần vừa rồi, Nguyễn Phái gửi đi tràn ngập ảnh lễ Tấn Phong, đại gia đình Gio An tại Sơn Tây. Phải nói Nguyễn Phái hăng hái. Hình như Vatican vừa có thông báo bổ nhiệm, chưa ráo mực, địa điểm, ngày giờ là lão đăng ký vé máy bay ĐN-HN liền. Nhanh nhẹn sắn sàng đèn và dầu như 5 cô khôn ngoan. Nhìn mấy tấm ảnh thấy tấm lòng. Tấm lòng hơn tấm ảnh.
Hôm qua, tôi xuống Thanh Bình cho Chú Đạt cắt tóc. Chú như chụp được tôi, một tên tử tội, vừa cắt tóc vừa vặn hỏi - Sao cậu không đi ? Anh em vui biết mấy - Đông đủ nhất từ trước đến giờ - Sau đó còn đi Sở Kiện, được ơn Toàn Xá - BĐD Trường lo cho anh em hết thảy, xe, ăn, ở... Cảm động nhất là Thầy Luận, Thầy Tuyền cũng đi. Tùng ViXi, không thấy đường, mà còn đi được, cậu không đi là uổng quá.
Trong bụng tôi định nói, sẵn cái tông đơ, anh cạo trọc đầu tôi đi rồi bôi vôi, bắt quì ở sân đình là đúng rồi. Tôi có lỗi với lớp, với trường.
Nhưng không, Chú Đạt vẫn cắt tóc cho tôi ân cần, điệu nghệ như Thầy rửa chân cho các môn đệ.
Vặn hỏi là vì tình bạn, chứ không lên án. Tôi lại thấy một tấm lòng ít nói ra.
Chú Đạt còn khoe tôi Tin Thư Gioan số 10. Mở ra, mới biết đây là tập của Bình neuf để lại cho chú, có ghi tên đàng hoàng. Bình 9 đọc rất kỹ, gạch dưới những câu quan trọng, ý chính như thầy giáo tận tâm chấm bài học trò. Nhìn tập Tin Thư được đọc kỹ, tôi thấy một người bạn.
Tin Thư Gioan, niềm vui cầm tay, đến đươc những anh em, chị em, gia đình không i-meo, i-miếc. Tôi bùi ngùi dừng lại ở nhật ký vui buồn gia đình Gioan, xem ai còn ai mất. Tôi thấy sự ân cần chu đáo của Ban Đại Diện dặn dò cho chuyến hành phương bắc, cẩn thận trìu mến chi tiết như ngày xưa các Sơ nhà giặt xếp thứ tự áo quần sạch sẽ, thơm phức đặt ở cuối Phòng Ngủ cho các chú đến nhận. Áo quần thêu số danh bạ vào cho khỏi nhầm.
Chú Đạt còn khoe tôi Tin Thư Gioan số 10. Mở ra, mới biết đây là tập của Bình neuf để lại cho chú, có ghi tên đàng hoàng. Bình 9 đọc rất kỹ, gạch dưới những câu quan trọng, ý chính như thầy giáo tận tâm chấm bài học trò. Nhìn tập Tin Thư được đọc kỹ, tôi thấy một người bạn.
Tin Thư Gioan, niềm vui cầm tay, đến đươc những anh em, chị em, gia đình không i-meo, i-miếc. Tôi bùi ngùi dừng lại ở nhật ký vui buồn gia đình Gioan, xem ai còn ai mất. Tôi thấy sự ân cần chu đáo của Ban Đại Diện dặn dò cho chuyến hành phương bắc, cẩn thận trìu mến chi tiết như ngày xưa các Sơ nhà giặt xếp thứ tự áo quần sạch sẽ, thơm phức đặt ở cuối Phòng Ngủ cho các chú đến nhận. Áo quần thêu số danh bạ vào cho khỏi nhầm.
Mục Thư Giãn trang 82, 83, rất thư và rất giãn, vui.
Có mặt là có lòng, ai cũng biết. Tôi vắng mặt, nhưng không dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng. Tôi có lỗi, nói mấy cho vừa. Không đi Sơn Tây, nhưng tôi đã đến được nhờ Tin Thư Gioan.
Mea culpa.
16. TQ Công
Có mặt là có lòng, ai cũng biết. Tôi vắng mặt, nhưng không dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng. Tôi có lỗi, nói mấy cho vừa. Không đi Sơn Tây, nhưng tôi đã đến được nhờ Tin Thư Gioan.
Mea culpa.
16. TQ Công