MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Sức tàn phá nguy hiểm của các máy bay không người lái

Phỏng vấn Linh mục Luciano Larivera

Ngày 12-9-2013, Pakistan đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một đề nghị ngăn chặn các cuộc tấn công của các máy bay không người lái của Hoa Kỳ trên lãnh thổ của mình. Chính quyền Pakistan cho rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là một đe doạ đối với quyền tối thượng của họ. Đây là dịp để cộng đoàn quốc tế thảo luận về việc dùng thứ vũ khí tối tân này.

Hồi cuối tháng Giêng năm 2013, theo lời yêu cầu của nhiều nước đặc biệt là Nga, Trung Quốc và Pakistan, uỷ ban tường trình đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu một cuộc điều tra liên quan tới khung cảnh pháp lý cho phép chính quyền Hoa Kỳ biện minh cho việc dùng các máy bay vũ trang không có người lái hay các hình thức khác để giết các tay khủng bố. Uỷ ban cũng điều tra về ảnh hưởng của chúng trên thường dân và các hậu quả của việc sử dụng này. Mục đích cuộc điều tra này là trả lời cho các lo âu ngày càng gia tăng đối với việc vi phạm các luật lệ quốc tế, đặc biệt là các vi phạm quyền con người. Ngoài ra cũng là để yêu cầu Hội đồng Liên Hiệp Quốc can thiệp làm sao để các hành động vũ trang đó có thể chấp nhận được trên bình diện luân lý đạo đức và tôn trọng công quyền quốc tế.

Trong các năm qua người ta đã biết nhiều tin liên quan tới việc sử dụng các máy bay không người lái vũ trang để tấn công hay loại trừ các tay tội phạm khủng bố, cũng như các sai lầm của chúng khiến cho nhiều thường dân bị thiệt mạng.

Từ "drone" dùng để gọi loại máy bay không ngừơi lái này phát xuất từ tiếng bay vo ve của ong đực. Các máy bay không người lái có thể bay trong thinh lặng hơn 20 giờ trong một vùng đất khá rộng lớn để thu thập các tin tức đủ loại, cũng như thu thập các mẫu mây núi lửa, hoá học hay nguyên tử. Có nhiều loại máy bay không người lái khác nhau, nặng từ 1 kg tới vài tấn như Global Hawk của Hãng Northrop Grumnan, có thể bay cao 40.000 mét trong bất cứ điều kiện khí hậu nào, từ Langhey bên Virginia, là trung tâm tổng hành dinh của lực lượng tình báo CIA, cho tới Afghanistan và bay trở về mà không dừng chân ở đâu hết.

Các máy bay không người lái nhỏ nặng vài chục kg được điều khiển từ xa bởi một máy nhỏ bỏ túi. Trong khi các loại kớn hơn được điều khiển từ các trung tâm trên đất liền, nhưng qua hệ thống vệ tinh, giống như trong các phòng lái máy bay.

Nhiệm vụ của các loại máy bay này tuỳ thuộc nơi các thứ máy móc và cấu trúc của chúng, ngoài các máy thu thanh và thu hình đủ loại, chúng có thể được trang bị vũ khí, khi đó là phi vụ quân sự. Một chiếc trực thăng nhỏ nặng một kí chạy bằng pin có thể ở suốt ngày trước một cửa sổ để ghi các hình ảnh, quay phim và ghi các cuộc nói chuyện bằng điện thoại của người ở trong nhà. Các khả năng đa diện này khiến cho các máy bay không người lái có thể thu thập rất nhiều tin tức, sau đó được phân loại và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trên lý thuyết, kể cả các dich vụ chống lại luật lệ. Trong các năm qua, ngành tình báo quân đội đã tận lực khai thác các tiềm năng to lớn này. Và các máy bay không người lái đang cách mạng các đường lối chính trị tự vệ và tấn công. Chúng rất công hiệu tại những vùng đất không thể gửi quân đội tới được vì địa thế hiểm trở. Chẳng hạn tại Afghanistan chúng đã nắm giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại các lực lượng Taliban. Các máy bay không người lái này có thể kiểm soát các trại đóng quân, kiểm soát biên phòng và ngăn chặn các vụ di cư bất thơp pháp, hay đánh cá lậu trong vùng hải phận của một nước.

Các loại máy bay này cũng được sử dụng cho các mục tiêu dân sự và được gọi là các xe không gian không người lái. Thực ra chúng đã hiện hữu từ lâu như trong hệ thống các tàu điện ngầm hay vài phương tiện tàu ngầm. Trong các năm qua, Âu châu sản xuất nhiều loại rất tốt, và hiện nay cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng sản xuất các máy bay không người lái. Hoa Kỳ và châu Âu rất ý thức được tiềm năng khổng lồ của các phương tiện này, nên có chương trình nội trong năm 2016 sẽ phát triển các kỹ thuật tối tân và đáng tin cậy hơn nữa để chế tạo xe hơi không người lái.

Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vi và các bạn một số nhận định của Linh mục Luciano Larivera, nhà báo của nguyệt san "Văn minh Kitô" của Dòng Tên, là người mới viết một bài về đề tài máy bay không người lái.

Hỏi: Thưa cha, cha nghĩ gì về sự kiện chính quyền Pakistan đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn các máy bay không người lái này?

Đáp: Nước Pakistan yêu cầu Liên Hiệp Quốc kiểm thực xem việc Hoa Kỳ dùng các máy bay không người lái có trang bị khí giới tấn công trên lãnh thổ của mình có phải là thiếu tôn trọng đối với quyền tối thượng của Pakistan hay không, bởi vì chính quyền Pakistan đang tìm cách ký thỏa hiệp hòa bình với các lực lượng Taliban Palistan. Và các lực lượng này yêu cầu ngưng các cuộc tấn công bằng máy bay vũ trang không người lái. Thời gian ở Liên Hiệp Quốc rất dài, vì thế có thể xảy ra là trong khi đó thì song song Hoa Kỳ rời Pakistan nội trong năm 2014 và họ cũng sẽ thay đổi đường lối chính trị với các máy bay không người lái.

Hỏi: Còn vấn đề luật lệ quốc tế liên quan tới các máy bay không người lái thì sao. Các tổ chức quốc tế có động thái nào?

Đáp: Trong nền tảng thì người ta có thảo luận đấy. Khi người ta ở trong tình trạng chiến tranh thì các máy bay không người lái cũng được coi như là các vũ khí khác, vì thế chúng phải tôn trọng các luật lệ liên quan tới các quyền con người. Vấn đề đó là nếu chúng có thể giết người trong vùng đất không có chiến tranh. Hoa Kỳ cho rằng họ đang có chiến tranh chống lại tổ chức Al Qaeda, người Taleban Afghan và nói tổng quát hơn, nơi đâu các tổ chức khủng bố hoạt động. Trong kiểu này thì họ cảm thấy luật lệ bên trong Hoa Kỳ cho phép thi hành các vụ giết người được nhắm tới đó bằng cách tôn trọng một loạt các nghi thức.

Hỏi: Thưa Cha Luciano, vấn đề các vụ giết người được nhằm tới đưa chúng ta tới một sự phân biệt giữa các máy bay không người lái thám thính và các máy bay không người lái vũ trang tấn công. Thế thì có các khác biệt pháp lý liên quan tới các loại máy bay không người lái này hay không?

Đáp: Trong nòng cốt không có các luật lệ chuyên biệt liên quan tới các vũ khí này, khi một chiếc máy bay được nhận diện trên một quốc gia khác. Sự kiện này không được coi như là một tấn công hay một hành động chiến tranh. Trái lại, có một khía cạnh khác: đó là các máy bay không người lái có vũ trang luôn luôn ngày càng có các nhiệm vụ được điều khiển tự động. Nhưng với các tiến triển của ngành người máy, và nhất là của sự thông minh nhân tạo, các nhiệm vụ sẽ được thi hành một cách ngày càng tự động hơn. Con người điều khiển và ra lệnh cho các vũ khí này, ít nhất là không bắn, nhưng người ta có thể cho máy bay tự động bắn hay là không. Thật ra có các binh sĩ canh gác trong vài vùng biên giới nóng bỏng nào đó có khả nắng bắn, khi trông thấy địch, một cách tự động.

Hỏi: Việc Hoa kỳ và Israel dùng các máy bay không người lái nhằm kiểm soát dân chúng trong nước có phải thế không, thưa cha?

Đáp: Đúng thế. Đây là một vấn đề khác nữa, bởi vì ai giữ trật tự công cộng thì phải tôn trọng các luật lệ. Vì thế, các tin tức mà họ có không được dùng để bêu xấu các cá nhân, chẳng hạn. Như đã xảy ra với các máy thu hình trong các nơi làm việc, cả chúng nữa cũng phải tôn trọng các luật lệ bảo toàn bí mật riêng tư cho các cá nhân, và vì thế điều này cũng sẽ phải có các luật lệ. Nguy cơ là phải luôn luôn sống trong một tình trạng bị kiểm soát qúa đáng trong tất cả mọi chuyện. Hiệu chứng này hơi theo kiểu "đại ca" một chút, không phải là một điều tốt đối với cuộc sống dân sự.

Hỏi: Thưa cha, trở lại với khía cạnh luân lý đạo đức, sự kiện "một cuộc chiến kiểu trờ chơi video" sau cùng có thể ảnh hướng trên tâm lý của một chiến sĩ phải bóp cò súng để bắn như thế nào?

Đáp: Một đàng nếu các binh sĩ cùng chiến đấu với các người máy trên chiến địa, thì họ có thể có cùng các thái độ hành xử của các người máy. Và sự thực là trong khi chiến đấu họ mất đi sự nhạy cảm luân lý đạo đức, sự cảm thương, việc tìm giảm các thiệt hại cho kẻ thù. Nhất là các cuộc tấn công từ xa gây ra cho các binh sĩ các hiệu chứng lo lắng trầm cảm, bởi vì họ biết họ đã bắn trúng đích, và nếu có các thường dân là nạn nhân... Điều tệ hại nhất là cho các nạn nhân, trong nghĩa ai sống trong các vùng bị tấn công đó luôn luôn phải âu lo có thể bị giết lầm. Nếu tôi biết rằng có các người khủng bố phá hoại ở nhà tôi, trong thành phố Roma này chẳng hạn, tôi mong rằng nhà tôi không bị bỏ bom, nhưng nếu có một hàng quán có các tay bắn sẻ, nhà tôi sẽ không bị bỏ bom bởi một máy bay không người lái. Trong khi ở đó họ biết là không được che chở. Đây là một điều tuyệt đối vô luân. Vì thế, việc dùng các vũ khí như vậy diễn tả một cái gì tàn phá, chiến đấu, bởi vì người ta phải sống đưới con mắt liên lỉ này: là sự đe doạ bị giết lầm. (RG 19-9-2013)

Linh Tiến Khải

(Nguồn: Radio Vatican)