“Các Bí tích không phải là những nghi thức, chúng là sức mạnh của Đức Kitô.” Đức Phanxicô huấn dụ về những điểm chính yếu của đức tin và sự thực hành trong các Giáo hội Châu Âu
Trong buổi tiếp kiến chung hôm Thứ tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sức mạnh của các Bí tích, trong khi nhấn mạnh và giải thích một số điểm để thổi sức sống mới vào trong những bản văn được chuẩn bị sẵn. Ngài nói các Bí tích không phải là những nghi thức; chúng là sức mạnh của Đức Kitô. Chúa Giêsu Kitô ở trong các Bí tích. Khi chúng ta dâng Thánh lễ, chính Chúa Giêsu sống động ở đó trong phép Thánh Thể. Ngài đem chúng ta lại với nhau như một cộng đoàn, để tôn thờ Chúa Cha.
Sau đó đức Bergoglio nhấn mạnh rằng “mọi cuộc gặp gỡ với Đức Kitô trong các Bí tích ban ơn cứu độ cho chúng ta, mời gọi chúng ta “ra đi” và thông truyền cho người khác một ơn cứu độ mà chúng ta có thể nhìn thấy, có thể đụng chạm, gặp gỡ, đón nhận, và điều đó thật sự đáng tin cậy vì nó là tình yêu.” ” Theo cách nầy, các bí tích đưa dẫn chúng ta thành những nhà truyên giáo, và sự dấn thân tông đồ thúc đẩy chúng ta đem tin Mừng đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, ngay cả nơi chống đối nhất, là hoa trái đích thực của một đời sống bí tích chuyên chăm, nó như là sự dự phần vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Đấng muốn trao tặng ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người.”
Đức Thánh Cha đã nói trong một nhận xét ứng khẩu rằng: “Và như thế có được sự hiệp thông là điều rất quan trọng. Quan trọng là trẻ em cần được rửa tội sớm, quan trọng là chúng được xác nhận là thành viên. Tại sao, vì đây là sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô trong chúng ta, Ngài giúp đỡ chúng ta. Quan trọng là, khi chúng ta cảm nhận rằng chúng ta đã phạm tội, chúng ta đến với Bí tích Giao hòa. ‘Không, thưa Cha, con sợ lắm, bởi vì linh mục sẽ la mắng con!’ Không, vị linh mục sẽ không la mắng bạn. Bạn có biết bạn sẽ gặp ai trong Bí tích Giao hòa không? Chúa Giêsu, Chúa Giêsu tha thứ cho bạn. Chúa Giêsu đang chờ đợi bạn ở đó, và đây là một bí tích. Nó làm nên toàn thể Giáo Hội.”
Do đó Đức Phanxicô nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc rửa tội trẻ em từ sớm và của việc có sự hiệp thông. Đức Bergoglio nhắc lại rằng Giáo Hội cần phải “tạo điều kiện” cho đức tin của người ta chứ không phải ra qui định cho nó. Đức Thánh Cha đã làm một ví dụ bằng việc rửa tội một số người trong các chuyến hành hương của ngài và những ngày lễ các thánh. Ngài luôn ban phép Rửa tội sau các bài giáo lý ngắn gọn.
Trong một cuốn sách phỏng vấn với Francesca Ambrogetti và Sergio Rubin, vị TGM của Buenos Aires hồi đó đã nói: “Có một ngày tôi đã rửa tội cho bảy em bé của cùng một người mẹ, một góa phụ nghèo vốn là một người trông coi việc nhà và đã có con với hai người đàn ông khác nhau. Tôi đã gặp bà năm vừa qua tại Lễ Thánh Cayetano. Bà ấy nói với tôi: Thưa Cha, con đã phạm một tội thật lớn, con có 7 đứa con nhưng con chưa bao giờ rửa tội cho một đứa nào cả. Đó là vì bà ấy không có tiền để trả cho những người đỡ đầu, họ vốn ở xa, để đến dự phép rửa tội, hoặc để chi tiền cho những lễ mừng sau đó, vì bà ta phải làm việc liên tục… Tôi đề nghị gặp gỡ để nói về chuyện nầy. Chúng tôi đã nói chuyện qua điện thoại, bà ấy đến gặp tôi, bà nói không bao giờ có thể tìm được tất cả những người đỡ đầu và qui tụ họ lại với nhau..Cuối cùng tôi nói với bà ấy: chỉ cần hai người đỡ đầu đại diện cho những người khác. Tất cả bọn họ đã đến đây và sau một bài giáo lý ngắn tôi đã rửa tội đám trẻ trong nhà nguyện của tòa Tổng Giám Mục. Sau nghi lễ có một ít giải khát, ít Coca và ít mì sandwich. Bà ấy nói với tôi: Thưa Cha, con không thể tưởng tượng được, Cha làm cho con cảm thấy quan trọng… Tôi đã trả lời: thưa bà không phải là tôi, đó là Chúa Giêsu, Đấng làm cho bà nên quan trọng.”
“Sau một bài giáo lý ngắn…” Điều nầy gợi nhớ đến tiến trình khai tâm Kitô giáo trong các Giáo hội Âu châu. Ban bí tích cho trẻ em, thường là một cơ hội tuyệt vời để nhắc nhở các bậc cha mẹ về sứ điệp của Tin Mừng. Có thể hiểu được rằng các khóa học có một khoảng thời gian nhất định. Trong khi các gia đình trì hoãn về phép rửa tội, các giáo phận đang gia tăng trì hoãn sự hiệp thông và xác nhận. Bằng cách làm như thế họ có nguy cơ làm cho phép bí tích có vẻ như là điểm kết thúc, mục tiêu cuối cùng của con đường chuẩn bị nầy. Và rằng nó tùy thuộc vào sự chuẩn bị của người nhận lãnh bí tích. Dĩ nhiên sự chuẩn bị là cần thiết. Nhưng điều quan trọng là đừng làm mất đi điểm nhấn trên “sức mạnh” của bí tích, như Đức Thánh Cha đã thể hiện. Hiệu quả của bí tích không tùy thuộc hoàn toàn vào chiều dài của gian đoạn chuẩn bị của ứng viên.
(XT, XBVN 07.11.2013/ Vatican Insider)