Sau khi tiết lộ rằng chủ nghĩa tiêu thụ sẽ là chủ đề chính trong tông thư sắp tới, giáo hoàng Phanxicô đã có bài diễn văn lên án sự lãng phí thức ăn và sự hờ hững của các nhà nước trước vấn nạn thiếu đói
Nói với các thành viên của Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc FAO, Giáo hoàng lên tiếng, ‘Thống kê về sự lãng phí đang rất đáng bận tâm: 1/3 sản phẩm thực phẩm bị thải loại.
Thật đứng ngồi không yên khi biết rằng một phần lớn các sản phầm nông nghiệp bị dùng cho các mục đích khác, dù có thể là tốt, nhưng lại không phải là cho nhu cầu cấp bách của nạn thiếu đói.’
Đây là những lời của giáo hoàng tại hội nghị thường niên của FAO ở Roma, từ 06 đến 13 tháng 6 này.
Mới cách đây 5 ngày, giáo hoàng đã nói với các nhà báo trên chuyến bay từ Sarajevo về Roma rằng chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa tiêu thụ sẽ là các lĩnh vực trọng tâm trong tông thư sắp đến về môi sinh, dự kiến ban hành vào ngày thứ năm, 18 tháng 6 này.
Trả lời cho câu hỏi về máy tính và công nghệ, giáo hoàng than rằng ‘các chương trình rỗng tuếch, không có ngôn từ, chạy theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa khoái lạc, và chủ nghĩa tiêu thụ’ lại thường được cổ xúy.
‘Chúng ta biết rằng chủ nghĩa tiêu thụ là khối ung thư của xã hội, chủ nghĩa tương đối là khối ung thư của xã hội, và tôi sẽ nói về điều này trong tông thư sắp đến.’
Trở lại bài nói chuyện với các thành viên FAO, giáo hoàng Phanxicô nói rằng việc giảm bớt sự lãng phí toàn cầu, là điều ‘tiên quyết’ và kêu gọi từng cá nhân hãy có những thay đổi nhỏ trong đời sống hằng ngày của mình để giảm bớt lượng tài nguyên tiêu thụ.
‘Chúng ta hãy có sự tận tâm kiên quyết hơn trong việc thay đổi lối sống, và có lẽ chúng ta cần ít tài nguyên hơn,’ ngài giải thích rằng sự tiết chế ‘không đối lập với phát triển’ nhưng ‘là một điều kiện cho phát triển.’
Giáo hoàng cũng cảm thán rằng, khi đối mặt với chủ đề thiếu đói, dường như có một sự ‘rút lui, bàng quan chung, thậm chí ngay cả các nhà nước cũng vậy.’
‘Đôi khi có cảm giác rằng nạn đói là một chủ đề không được hưởng ứng, một vấn đề không thể giải quyết được, không thể có được giải pháp nhờ các sắc luật từ tổng thống hay pháp chế, và bởi người ta nghĩ thế, nên chẳng ai chấp thuận cả.’
Giáo hoàng kêu gọi các lãnh đạo thế giới hãy phát triển một ngôn từ mới dựa trên ‘chính sách của người khác,’ nghĩa là thúc đẩy sự đoàn kết giữa các quốc gia.
‘Con người chúng ta có khuynh hướng trốn tránh khi phải đối mặt với các vấn đề khó khăn, và đây là lời giải thích cho thái độ của nhiều người, cho dù họ vẫn đều đặn dự các buổi họp, hội nghị hay chuẩn bị văn kiện.
Nhưng, chúng ta phải đáp lời với một điều buộc phải có là, tất cả mọi người đều có quyền có đủ thức ăn cần thiết. Quyền con người không chấp nhận sự loại trừ điều này!’
Giáo hoàng cũng đưa ra chủ đề biến đổi khí hậu, nói rằng điều này quan hệ đến ‘việc nhiều người buộc phải di dời, và nhiều thảm kịch nhân đạo’ đang diễn ra vì thiếu các tài nguyên, nhất là nước.
‘Sẽ không đủ khi xác nhận rằng đang tồn tại cuộc chiến vì nước, mà lại không hành động gì để tạo nên một mức tiêu thụ cung ứng được và hạn chế sự phí phạm.’ Đức Phanxicô nói với FAO rằng họ có thể đóng một vai trò then chốt trong việc bảo đảm sẽ có đủ nước cho nhu cầu căn bản của con người và nông nghiệp trong tương lai.
Ngài cũng lên tiếng nói về nhu cầu bảo đảm ‘các điều kiện môi trường lành mạnh hơn,’ nhưng phải làm việc này mà ‘không được loai trừ một ai.’
Cần phải có một nhận thức ngày càng tăng toàn cầu về dinh dưỡng, và điều này sẽ tốt cho tất cả các quốc gia.
Tuy nhiên, giáo hoàng lưu ý rằng, cả chất lượng và số lượng dinh dưỡng phải được tính toán dựa trên sự bảo đảm khí hậu, và đây là một đòi hỏi ngày càng cao và không chắc được.
‘Biến đổi khí hậu khiến chúng ta lo lắng là đúng, nhung chúng ta không thể quên chuyện đầu cơ tài chính, vì tình trạng thị trường có tác động tốt hoặc xấu đến nạn đói toàn cầu.’
Giáo hoàng lưu ý rằng, theo các nghiên cứu của FAO, giá thực phẩm đã tăng một nửa kể từ năm 2008, rồi đứng yên, nhưng ‘luôn luôn cao hơn trước đó.’
‘Giá cả quá dao động là rào cản đối với những người nghèo nhất có được một mức dinh dưỡng tối thiểu hay muốn tăng thêm chút ít, và có rất nhiều người nghèo như vậy.’
An ninh lương thực là một chuyện phải thành tựu bất chấp người ta có ở trong những vị trí địa lý, tình trạng kinh tế, hay văn hóa ẩm thực khác biệt đi chăng nữa.
Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế phải thắng được sự hờ hững và hợp nhất các nỗ lực với nhau, đồng thời nhận định sự bất nhất trong định nghĩa về dinh dưỡng, ở một số nước, dinh dưỡng nghĩa là ‘hạn chế béo phì và cải thiện tập thể dục’ trong khi ở những nước khác lại là ‘lo cho có được một bữa ăn mỗi ngày.’
Giáo hoàng Phanxicô kết luận bằng lời cam kết rằng Giáo hội đang đồng hành với FAO, với nhận thức rằng ‘tài nguyên của trái đất là có hạn, và việc sử dụng cho cân đối là điều tuyệt đối cấp bách đối với sự phát triển nông nghiệp và thực phẩm.
Bởi vì điều này, Giáo hội tận tâm dấn thân thăng tiến một sự đảo chiều trong thái độ, vốn cần phải có vì lợi ích của các thế hệ tương lai.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
(Nguồn: Phanxicô Việt Nam)