MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

ĐTC Phanxicô: Nói về hòa bình thôi thì không đủ, bạn phải kiến tạo hòa bình


Trên chuyến bay từ Sarajevo về Roma, Đức Phanxicô tuyên bố quyết định sắp đến về những cuộc hiện ra ở Medjugorje. Về chủ đề nhưng điểm tiêu cực của các chương trình truyền hình, ngài nói rằng chủ nghĩa tiêu thụ là một ‘khối u’ của xã hội.

Chúng ta đang sống trong một ‘thế chiến thứ ba phân mảnh’ ‘bầu khí chiến tranh’ đang tồn tại trên thế giới, và ‘có những người tìm cách tạo ra cũng như nuôi dưỡng nó’ qua các cuộc va chạm giữa những nền văn hóa và văn minh, đồng thời còn bằng cách bán vũ khí, bởi ‘một số cường quyền thế giới nói về hòa bình, nhưng rồi lại đi bán vũ khí kiếm tiền.’ Nhưng hòa bình là chuyện có thể, hòa bình là ‘kế hoạch của Thiên Chúa.’ Từ Sarajevo, một thành phố đã trở nên biểu tượng cho chiến tranh huynh đệ tương tàn ở châu Âu, Giáo hoàng Phanxicô nói rằng ngài nhìn thấy những dấu chỉ hi vọng. Các vết thương do cuộc xung đột hồi thập niên 1990 vẫn còn hằn sâu. Đức Phanxicô thấy các trẻ em đủ mọi sắc tộc và tôn giáo đang vẫy chào ngài trên đường, và ngài đã nói với các giới chức chính trị Bosnia-Herzegovina rằng: ‘Trẻ em là hi vọng mà chúng ta ta phải đặt cược vào.’

Nói với các nhà báo trên chuyến bay từ Sarajevo về Roma, Đức Phanxicô giải thích việc ngài chọn những nước nhỏ làm đầu trong các chuyến công du châu Âu, là bởi ‘họ đã phải chịu khổ nhiều,’ ‘đây là một dấu chỉ.’ Và ngài cũng ra một dấu khi tuyên bố trước các cầm quyền chính trị đất nước này rằng, Bosnia-Herzegovina là ‘một phần nội tại của châu Âu.’ Sau đây là các câu hỏi và trả lời của Giáo hoàng với các nhà báo trên chuyến bay.

Cha có nói về các cường quyền trên thế giới, đang nhúng tay vào việc buôn bán vũ khí và những người xúc giục bầu khí chiến tranh. Cha có thể nói rõ hơn được không?

‘Luôn luôn có sự giả nhân giả nghĩa, và đây là lý do vì sao tôi nói rằng, chỉ đơn thuần nói về hòa bình thôi thì không đủ, bạn phải kiến tạo hòa bình. Những người chỉ đơn thuần nói về hòa bình mà không kiến tạo hòa bình, là đang mâu thuẫn với bản thân. Những người nói về hòa bình mà lại nuôi dưỡng chiến tranh, bằng cách bán vũ khí chẳng hạn, thì là những kẻ giả nhân giả nghĩa.’

Mọi người chú ý nhiều đến hiện tượng những cuộc hiện ra ở Medjugorje. Cha có thể nói cho chúng con biết đôi điều về việc này?

Khi Đức Bênêđictô XVI đương vị, ngài đã lập một ủy ban về Medjugorje, đứng đầu là hồng y Runini, cùng với các hồng y và thần học gia khác. Họ đã xem xét nghiên cứu, và hồng y Ruini đã trao biên bảo cho tôi sau vài tuần làm việc. Họ đã làm tốt. Hồng y Muller (trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin) bảo toi rằng ngài đang chuẩn bị tổ chức buổi họp thánh bộ về việc này, và tôi nghĩ là sẽ vào ngày thứ tư cuối tháng này. Chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra các quyết định, và sẽ được thông cáo. Cho đến bây giờ, các giám mục vẫn chỉ ước đoán mà thôi.

Cha nói với các người trẻ rằng cần phải có sự cẩn trọng khi xem tivi và dùng máy tính, cha nói về sự ‘tục tĩu’ ‘những tưởng tượng xấu.’ Chính xác ý của cha là gì?

Có hai yếu tố khác nhau ở nhau: phương pháp và nội dung. Về phương pháp, hay cách thực hiện mọi sự, có một điều xấu đối với tâm hồn con người, và đó là sự gắn chặt quá đáng vào máy tính. Điều này xấu đối với tâm hồn và nó cướp đi tự do của bạn, bạn trở nên nô lệ của máy vi tính. Đây là chuyện đáng chú tâm, nên rất nhiều ông bố bà mẹ đã nói với tôi rằng: khi ở bàn ăn, đám trẻ chăm chăm vào điện thoại, và như thể các con của chúng con đang ở trên một hành tinh khác vậy. Ngôn ngữ ảo là một dạng tiến bộ của nhân loại, nhưng khi nó đẩy chúng ta xa rời gi, xa rời đời sống xã hội, và nghệ thuật, khiến chúng ta bị dán dính vào nó, thì ngôn ngữ ảo trở thành một chứng bệnh tinh thần. Thứ hai, về nội dung. Đúng, có nhiều thứ tục tĩu đủ loại, từ văn hóa phâm khiêu dâm đến các nội dung bán khiêu dâm, cho đến các chương trình rỗng tuếch, không có giá trị. Chính chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa tiêu thụ đã dấy lên tất cả những điều này. Và chúng ta biết rằng chủ nghĩa tiêu thụ là khối ung thư của xã hội, chủ nghĩa tương đối là khối ung thư của xã hội, và tôi sẽ nói đến điều này trong tông thư sắp đến. Có những bậc cha mẹ rất quan tâm, họ không để con cái mình dùng máy vi tính trong phòng riêng, nhưng ở không gian chung trong nhà. Nhưng việc nhỏ như thế này thật hữu ích.

Và một câu hỏi cuối về khả năng công du nước Pháp, và ‘các vấn đề’ đang tồn tại (ý chỉ việc Vatican không mấy tán đồng việc bổ nhiệm ông Laurent Stefanini làm đại sứ Pháp ở Tòa Thánh. Báo chí quốc tế đã công bố về tình trạng đồng tính luyến ái của ông Stefanini nhiều tuần trước.) Và Đức Phanxicô nói rằng, ‘Các vấn đề nhỏ không phải là vấn đề.’ Ngài cho biết sẽ đến thăm Pháp, bởi ‘đã hứa với các giám mục rồi.’

Andrea Tornielli (Vatican Insider)

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

(Nguồn: Phanxicô Việt Nam)