MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Phỏng vấn ông Ken Hackett, đại sứ Hoa Kỳ cạnh Toà Thánh

Phần một nội dung bài phỏng vấn ông Ken Hackett, Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Toà Thánh, về một số vấn đề thời sự, tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh và chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô

Trong các ngày tử 22 đến 27 tháng 9 tới đây ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Hoa Kỳ sau khi viếng thăm Cuba. Hai chuyến viếng thăm này khiến cho giới truyền thông quốc tế rất chú ý. Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị phần đầu bài phóng viên Vaticăng Gerard O’Connell phỏng vấn ông Ken Hackett, đại sứ Hoa Kỳ cạnh Toà Thánh, ngày mùng 5 tháng 8 vùa qua, về tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh, cũng như một số vấn đề quốc tế và chuyến viếng thăm của ĐTC.

Ông Ken Hackett năm nay 67 tuổi, đã được tổng thống Barack Obama chỉ định làm Đại sứ cạnh Toà Thánh năm 2013. Ông đã từng theo học tại các trường và dại học của dòng Tên, kể cả đại học Boston. Là người nổi tiếng trong các hoạt động nhân đạo, trong 40 năm trời ông đã từng là cộng sự viên của tổ chức bác ái Hoa Kỳ, là tổ chức phối hợp hoạt động bác ái tại 100 nước trên thế giới. Với tư cách là đại sứ cạnh Toà Thánh trong thời gian qua ông đã dấn thân trong việc chuẩn bị cho chuyến công du của ĐTC Phanxicô tại Mỹ vào tháng 9 tới đây.

Hỏi: Thưa ông đại sứ, trong tư cách là Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, đại sứ đang nắm giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô. Đại sứ có nhận xét gì liên quan tới chuyến viếng thăm này, với các khả thể và các vấn đề chìa khóa của nó?

Đáp: Vâng, có nhiều khả thể khác nhau và các vấn đề chìa khóa cũng vẫn còn để mở, chưa nhất định. Nhưng để hiểu nó một cách rõ ràng cần phải trở về với chuyến tổng thống Barack Obama viếng thăm ĐGH ngày 27 tháng 3 năm 2014. Nó đến sau quyết định của ĐTC viếng thăm Philadelphia trong cuộc gặp gỡ quốc tế của các gia đình. ĐTC Phanxicô chỉ lấy lại dấn thân của ĐTC Biển Đức XVI và thực hiện nó. Nhưng chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ đã làm nhiều hơn là việc chỉ ăn khớp với dấn thân ấy.

Hỏi: Tổng thống Mỹ đã có mời ĐTC Phanxicô viếng thăm Hoa Kỳ không?

Đáp: Có, tổng thống đã mời ĐTC, và một cách quan trọng hơn, trong bối cảnh của lời mời đó, sự năng động, hành động giao thoa cá nhân đã hơn là nồng nhiệt. Nó nóng lên vì số các vấn đề bao gồm, tôi nghĩ tới các vấn đề như nạn di cư, nạn nghèo túng, nạn bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, và cảnh dân chúng thất bại qua các đổ vỡ. Đó là các điều mà tôi nghĩ là hai người đã kín đáo thảo luận riêng tư với nhau. Sau đó, khi chúng tôi được vào gặp ĐTC, thì bạn có thể cảm nhận được bầu khí rất là tích cực trong phòng. Như vậy một cách nào đó ĐTC dã có cái nhìn rất tích cực đối với tổng thống Obama và điều ông đang làm, và hai vị tâm đầu ý hiệp. Và tôi nghĩ đây là điều đã khiến cho ĐTC quyết định viếng thăm Hoa Kỳ.

Rồi vào tháng 9 năm 2014 tôi chuyển lời mời của ông John Boehner, chủ tịch Quốc hội, mời ĐTC phát biểu trước quốc hội Mỹ. Hồi đó tôi nói đây là một “cú bắn dài”, nhưng ĐTC đã nhận lời, và thế là xong. Việc viếng thăm Liên Hiệp Quốc đã không có trong chương trình, bởi vì chúng tôi nghe nói rằng đây là chuyến viếng thăm mục vụ. Và đúng là ĐTC sẽ viếng thăm Toà Bạch Ốc và Quốc Hội. Nhưng bất thình lình ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, bước vào và móc chặt Liên Hiệp Quốc vào chương trình viếng thăm, bởi vì có nhiều người nói rằng đây là dịp kỷ niệm 50 năm Đức Phaolô VI viếng thăm Liên Hiệp Quốc, và ĐTC Phanxicô có thể nói về khí hậu và các mục đích phát triển có thể chịu đựng nổi, và thế là họ tạo ra môi trường để ĐTC phát biểu tại Liên Hiệp Quốc. Nhưng mà tôi tin rằng việc tổng thống tới thăm Đức Phanxicô khiến có sự khác biệt liên quan tới việc ĐTC đến Washington.

Hỏi: Điều gì khiến cho hai người ý hợp tâm đầu thưa ông Đại sứ? Đại sứ đã tháp tùng tổng thống đến thăm Vaticăng, và đợi ở phòng ngoài và sau đó được vào gặp ĐTC sau khi hai vị đã đàm đạo riêng. Tôi quan sát và tôi thấy ngôn ngữ của thân thể đánh động tôi rất rất là tích cực, đó là dấu chỉ cuộc gặp gỡ của hai người đã diễn ra rất tốt đẹp, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, nó đã rất là tích cực. Lời tôi khuyên tổng thống đó là hãy nói về gia đình ông để bắt đầu cuộc hội kiến, nói về cái gì rất là nhân bản, và tôi nghĩ tổng thống đã làm điều này. Phu nhân tổng thống và các con đã không đến với tổng thống, vì họ đang ở bên Trung Quốc. Tôi không biết điều gì đã xảy ra, nhưng tôi có mạnh mẽ khích lệ họ bắt đầu cuộc đàm đạo bằng một nối kết nhân bản.

Hỏi: Tổntg thống đã phản ứng ra sao sau đó?

Đáp: Như quý vị biết, cuộc đàm đạo riêng đã kéo dài rất lâu. Và sau khi gặp ĐTC ra, tổng thống đã rất là tươi mát. Ông đã rất hạnh phúc.

Hỏi: Đại sứ có kỷ niệm riêng tư nào về cuộc gặp gỡ này không?

Đáp: Đó đã là hai người bạn nói chuyện với nhau về các vấn đề, cả khi trước đó họ chưa gặp nhau. Và như tôi trông thấy, cuộc gặp gỡ đã rất là nồng ấm và tích cực, và tất cả những gì tôi nghe được từ Toà Bạch Ốc từ khi tổng thống trở về, đó là tổng thống quá vui mừng về cuộc gặp gỡ.

Hỏi: Từ đó đến nay Hoa Kỳ và Cuba đã nối lại tương quan ngoại giao với nhau, và tôi hiểu rằng ĐTC Phanxicô đã nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo thuận tiện cho sự kiện này. Nhưng trên chuyến bay từ Paraguay về Roma hồi tháng 7, khi được hỏi về điều này, thì Đức Phanxicô đã thực sự hạ thấp vai trò của ngài. Khi đại sứ đọc điều ngài nói, đại sứ đã nghĩ gì?

Đáp: Tôi nghĩ ngài tuyên bố khiêm nhường thế thôi! Tôi không biết một cách chính xác điều gì đã xảy ra, nhưng tôi có biết là cộng thêm với những gì xảy ra ở hậu trường ở đây và bên Canada đã có các cú điện thoại. Tôi nghĩ nó đã lọt ra trên báo chí liên quan tới vụ ĐHY Ortega của Cuba đã sang Toà Bạch Ốc. Tất cả đã được sắp xếp trước. Tôi muốn nói là ĐHY Ortega đến Roma và một tháng sau ngài có mặt tại Tòa Bạch Ốc, và đã có mọi điều như thế xảy ra.

Hỏi: Tổng thống Obama và ĐTC Phanxicô có nói chuyện điện thoại với nhau sau cuộc hội kiến tại Vaticăng không thưa ông đại sứ?

Đáp: Tôi không thể nói điều đó, nhưng có vài điều đã xảy ra chỉ cho thấy đã có một cú diện thoại – hãy nói rằng chúng tôi đã không lên chương trình gọi điện thoại. Tôi nghĩ trước khi ông Raul Castro đến Roma, ĐTC Phanxicô đã gọi điện thoại gọi cho ông Raul, còn ĐTC có gọi điện thoại cho Toà Bạch Ốc hay không thì tôi không biết.

Hỏi: Như thế thì có thể là ĐTC cũng đã điện thoại cho tổng thống Obama trong cùng thời gian đó chứ?

Đáp: Chúng tôi đã không khuyến khích tổng thống Obama làm nhiều hơn cho Cuba. Tôi nghĩ các vị đã soạn thảo ra các tham số liên quan tới điều này trong cuộc gặp gỡ của các vị ngày 27 tháng 3 năm 2014. Nhưng nói chung, vì có nhiều mối dây phải thắt liên quan tới chuyện này trước khi có thể đi xa hơn từ đó. Đã đạt được một mục tiêu lớn và tôi nghĩ ĐTC chúc lành cho điều này. ĐHY Parolin cũng liên can tới việc này, và có nhiều người khác nữa.

Hỏi: Liên quan tới các lãnh vực có sự đồng ý giữa tổng thống Obama và ĐTC Phanxicô đại sứ đã nhắc tới nạn di cư. Thế đâu là các vấn đề khác thưa đại sứ?

Đáp: Các lãnh vực này liên quan tới nạn nghèo đói, tự do tôn giáo, sự kiện các kitô hữu và các nhóm thiểu số bị bách hại, và việc đạt tới một nền hoà bình thực sự. Thế rồi, dĩ nhiên còn có vấn đề khí hậu nữa, và điều mà tông thống Obama loan báo ngày mùng 4 tháng 8 vừa qua liên quan tới chương trình khí hậu thay đổi rất là lớn. Tôi muốn tin – tôi không thể nói chắc chắn là ngài chúc lành cho điều này, nhưng tôi cảm thấy tôi có thể tin điều ấy.

Hỏi: Đâu là các khác biệt giữa tổng thống Obama và ĐTC Phanxicô, thưa đại sứ?

Đáp: Có các khác biệt trên bình diện đối nội. Cám ơn Chúa là chúng tôi không đối phó với toàn bộ các khác biệt ấy. Tôi nghĩ hai vị sẽ không tìm ra sự đồng nhất ý kiến trên vài vấn đề liên quan tới các người đồng phái. Nhưng hai vị không thảo luận về các khác biệt ấy. Tôi không thể tin là hai vị đi vào trong các khác biệt này. Tổng thống Obama muốn làm điều gì đó liên quan tới việc cải tổ lương bổng tối thiểu, hệ thống công lý tội phạm, và trên vấn đề khí hậu thay đổi. Chúng tôi chấp nhận các khác biệt liên quan tới hôn nhân của người đồng phái, nhưng không có nhiều vấn đề như thế.

Hỏi: Tổng thống Obama và ĐTC Phanxicô có ở trong cùng quan điểm liên quan tới vùng Trung Đông hay không, thưa ông đại sứ?

Đáp: Tôi có thể nói với quý vị rằng trước khi các cuộc thương thuyết giữa chính quyền Israel và chính quyền Palestina thất bại vào cuối tháng 4 năm 2014, ngoại trưởng Kerry đã tới Vaticăng hai lần, và tổng thống Obama và ĐTC Phanxicô có cùng quan điểm trên bình diện chiến thuật cũng như trên bình diện ước mong và hy vọng đối với Israel và Palestine.

Liên quan tới nhà nước Hồi và Đông phương ISIL, cũng còn gọi là ISIS, chúng tôi đã có nhiều người tới đây giải thích rằng người ta đang thử làm gì để chống lại vài hùng biện tưởng tượng cho rằng có một âm mưu ở đó. Và điều này đến từ vùng Trung Đông, nơi Hoa Kỳ đã dấn thân vào âm mưu nào đó. Sự kiện đó là Nhà nước Hồi ISIS DAESH đang trở thành điều đáng ghét. Nó đang đuổi các kitô hữu ra khỏi vùng Trung Đông với một bước mau lẹ hơn mọi điều khác, đặc biệt là ra khỏi Libăng, và đây là điều gây âu lo lớn đối với Tòa Thánh Vaticăng và với chúng tôi. Sự sụp đổ chung quanh mới bắt đầu. Như thế tôi nghĩ là có sự đồng nhất ở đây.

ĐTC có thích sự kiện chúng tôi đang dùng máy bay bỏ bom không? Tôi không biết, nhưng ngài đã không nói gì cả. Xin quý vị nhớ tới điều ngài đã nói, khi từ Đại Hàn trở về. Vâng tôi nhớ. Đó là trên máy bay. Ngài đã rất thận trọng trong điều ngài nói, nhưng các nhận xét của ngài đã bị thổi lên trong một cách thức khác.

Hỏi: ĐTC có nói gì liên quan tới việc chúng ta cần Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An dấn thân hay không?

Đáp: Có, ngài đã nói rằng một quốc gia không thể quyết định làm thế nào để ngăn cản một kẻ gây hấn bất công. Vấn đề phải được đưa ra cho Liên Hiệp Quốc quyết định liên quan tới các cách thức làm tốt nhất. Nhưng chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có được sự chấp thuận đó tại Liên Hiệp Quốc. Nó đã không xảy ra vói Nga hay có lẽ với Trung Quốc. Vì thế chúng tôi đã đem người tới đây để giải thích cách thức giải quyết của chúng tôi: đó là thành lập một liên minh hiện bao gồm vài chục nước thành viên. Tôi không nhớ con số chính xác. Như thế chúng tôi đã không tiến bước một mình, nhưng chúng tôi đã không đến Hội Đồng Bảo An cũng không được sự hậu thuẫn của họ, bởi vì chúng tôi đã biết là mình sẽ không có được sự hậu thuẫn đó.

Hỏi: Thưa đại sứ, Tòa Thánh Vaticăng đã bầy tỏ hài lòng với thoả hiệp Hoa Kỳ và vài nước khác ký với chính quyền Iran, có đúng thế không?

Đáp: Ban đầu Tòa Thánh đã có phản ứng tích cực. Nhưng trong bài phỏng vấn dành cho báo điện tử Vatican Insider ngày mùng 4 tháng 8 vùa qua, ĐTGM Richard Gallagher, ngoại trưởng Toà Thánh, đã bầy tỏ phản ứng rất là tích cực. Trong các ngày trước đó thì các vị đã không chắc chắn điều này sẽ tiến triển như thế nào. Các quốc gia khác trong vùng cũng nói rằng phản ứng ban đầu của chúng tôi nói chung đã tích cực và bây giờ có ý nghĩa nữa. Nói chung họ ủng hộ thoả hiệp.

Hỏi: ĐTC Phanxicô sẽ là vị Giáo Hoàng đầu tiên nói chuyện trước Quốc Hội Hoa Kỳ, đại sứ đọc sự kiện này như thế nào?

Đáp: Tôi thấy thật kinh qúa! Ông Boehner, chủ tịch Quốc hội Mỹ là người công giáo, và ông nói tôi đang mời ĐGH, và Đức Phanxicô là vị Giáo Hoàng của các ngạc nhiên đã nói tôi sẽ làm điều đó.

Hỏi: Đức Phanxicô đã đợi lâu mới đáp lại lời mời hay sao?

Đáp: Không, ngài không đợi lâu tí nào! Thật đã là một bất ngờ đối với tôi, nhưng tôi tin rằng – và bây giờ ông biết ngài hơn tôi – bản năng của ngài đã là: đây là kiểu tôi sẽ nói với nhân dân Hoa Kỳ. Khi tôi nói với các Giám Mục, thì tôi chỉ nói chuyện với các Giám Mục thôi, chứ tôi không nói chuyện với nhân dân Hoa Kỳ. Nhưng đây là kiểu tôi nói với nhân dân Hoa Kỳ. Nó sẽ là cả hai: gia tài và kết quả, mà người ta sẽ tìm giải thích và giải thích sai.

Hỏi: Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu rộng trên bình diện chính trị, và Quốc Hội phản ánh việc cực hóa này. Nếu đại sứ phải cố vấn cho Đức Phanxicôi đi qua sự cực hóa này, thì đại sứ sẽ nói gì với ngài?

Đáp: Kêu gọi các dân biểu Quốc Hội và nhân dân Hoa Kỳ nêu cao các mục đích của đất nước chúng tôi, nêu cao điều chúng tôi đã và hiện đang đứng lên để bảo vệ. Quý vị có lý, khi chúng tôi nhìn vào vài ứng cử viên, sự hiếu chiến mà chúng tôi thấy nơi vài thành phần của Mỹ lôi cuốn, nhưng đồng thời người Mỹ cũng động lòng trắc ẩn, họ đi ra, họ lo lắng cho người khác, họ làm việc rất vất vả để tìm cách tự lo liệu lấy, và điều này thường trong một cách thức tư bản. Họ làm việc vất vả và họ không ăn trộm nhiều. Vì thế tôi nghĩ rằng ĐTC sẽ kêu gọi Quốc Hội như là các đại diện của nhân dân Hoa Kỳ đạt tiềm năng của họ, và nói với họ rằng quý vị cao cả và quý vị có thể trở thành cao cả hơn, quý vị có thể cảm thương, mức độ tinh thần thiện nguyện trong các cộng đoàn của quý vị lớn hơn bất cứ đâu trên thế giới này. Quý vị làm nhiều hơn, quý vị trợ giúp dân chúng vòng quanh thế giới, quý vị có thể động lòng trắc ẩn với những người thăm quý vị, và quý vị là một quốc gia của những người di cư. Quý vị biết có ít dân biểu Ai len và Italia quên rằng ông bà họ đã sang Hoa Kỳ bằng thuyền. Vì thế tôi nghĩ ĐTC sẽ kêu gọi Quốc Hội và nhân dân Hoa Kỳ về điều đó.

Hỏi: Đại sứ muốn nói ngài sẽ kêu gọi các bản năng tốt hơn của họ?

Đáp: Vâng, kêu gọi các băn năng tốt hơn của họ. Và ngài sẽ ghi một bàn thắng.

Hỏi: Có vài lời tuyên bố của ĐTC trong Thông điệp “căn nhà chung của chúng ta” và trong diễn văn nói với các Phong Trào Nhân Dân, cũng như trong chuyến viếng thăm Bolovia, đã là các chỉ trích mạnh mẽ chống lại kiểu điều hành kinh tế. Nhiều người tại Hoa Kỳ đọc chúng như là một chỉ trích mạnh mẽ chống lại chế độ tư bản. Đại sứ nói gì về các lời chỉ trích này?

Đáp: Tôi đã không đọc chúng như là lời mạnh mẽ chỉ trích mọi hình thái của chế độ tư bản. Tôi nghĩ một cách nòng cốt ĐTC đang nói những điều mà các vị tiền nhiệm của ngài đã nói. Nhưng ngài làm điều đó với sự tinh tế latinh thôi. Ngài nói về các thái qúa của chế độ tư bản, và khi tôi đọc báo và thấy ai đã bị bỏ tù nơi này nơi kia vì vài vụ xì căng đan nhà băng, thì tôi thấy là có các thái qúa thật. Tôi không thể tin rằng ngài đang nói là hệ thống tư bản tưởng thưởng công việc mệt nhọc, các quyết định tốt, là hoàn toàn sai lầm. Chắc chắn là ngài không đang nói rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa là câu trả lời! Ngài chỉ nói rằng đừng lạm dụng các sự vật, đừng lạm dụng chế độ tư bản của quý vị. Chắc chắn là Đức Phanxicô đã nói lên nỗi lo lắng này tại nhiều khu vực khác nhau, liên quan tới việc phân chia tầng lớp của xã hội chúng ta; rằng có ít người trên chóp đỉnh đã thu tích chồng chất của cải nhiều đến như thế, và đã gạt ra ngoài hoàn toàn ba hay bốn tầng lớp khác, chứ không phải chỉ gạt những người nghèo nhất, nhưng gạt cả những người chiến đấu để có được 30.000 mỹ kim hằng năm với 3 đứa con phải nuôi – điều đó là duới mức nghèo túng tại vài thành phố. Ngài thừa nhận các kết quả, và tôi nghĩ rằng những người chỉ trích ĐTC là “bài tư bản” đang đi quá xa. Có lẽ tôi sai, nhưng đó là kiểu tôi đọc hiểu các lời tuyến bố của ĐTC.

Hỏi: Trong chuyến viếng thăm của ĐTC đại sứ có chờ đợi hay đại sứ có muốn cố vấn ngài dịu giọng hơn trong các tuyên bố của ngài liên quan tới chế độ tư bản, nạn nghèo đói, tệ nạn di cư và khí hậu hay không?

Đáp: Không! Hạ giọng xuống? Không! Tôi hy vọng rằng ngài sẽ lắng nghe dân chúng đang nói bạn có thể nói lên điều đó làm sao, bởi vì chúng tôi không có các khu xóm ổ chuột bên Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi có các vùng ngoại ô nghèo rất xấu, nhưng không phải là các khu xóm ổ chuột. Và bạn có thể nói điều đó một cách khác. Người Mỹ trung bình đi nhà thờ, làm việc mệt nhọc, tìm lo lắng cho gia đình, có thể là họ ly dị, và có cả một bó các đặc tính khác nữa. Nó không giống như lớp người trung bình bên châu Mỹ Latinh. Tôi hy vọng là họ cũng khuyên ngài nói với thực tại của Hoa Kỳ, và nó là một thực tại phức tạp. Tôi không nghĩ rằng ngài tháo lui trước vấn đề di cư, tôi không nghĩ rằng ngài tháo lui trước vấn đề nghèo túng. Ngài có thể nói về hệ thống công lý tội phạm.

Hỏi: ĐTC sẽ viếng thăm một nhà tù tại Philadelphia, và tôi tưởng tượng ra là ngài sẽ không bỏ qua cơ hội nói vài điều, đại sứ có nghĩ vậy không?

Đáp: Quý vị biết hệ thống công lý tội phạm của chúng tôi là duy nhất và kinh khủng.

Hỏi: Tôi biết là bên Hoa Kỳ có 2,2 triệu tù nhân. Đã không có nước nào trên thế giới có nhiều tù nhân như vậy, kể cả Trung Quốc?

Đáp: Quý vị có lý, và đó là điều thật kinh khủng. Và nó nhắm tới các người da đen và những người nói tiếng Tây Ban Nha, và nó cũng là điều kinh khủng, và vì thế chúng tôi phải làm cái gì liên quan tới nó. Như vậy nếu ngài nói với Quốc Hội và ngài nêu các vấn để khiến cho ngài lưu tâm như vấn đề di cư, bỏ cấm vận Cuba, vấn đề khí hậu, nghèo túng, vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, rồi tôi nghĩ dân chúng sẽ rút tiả từ chuyến viếng thăm của ngài là: ”ĐGH đã nói gì về điều đó?” Tôi cũng có đang nghĩ tới điều đó không?”. Tôi nghĩ là ngài sẽ để lại câu hỏi ấy, nghi vấn ấy. Và có lẽ họ sẽ trở lại và đọc Thông điệp này của ngài.

Hỏi: ĐTC Phanxicô là người thích tiếp xúc với dân chúng. Ngài muốn gần gũi người dân và tới với người dân. Điều này dấy lên vấn đề an ninh. Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều súng, vì thế đại sứ lượng định nguy cơ đối với sự an toàn của ĐTC như thế nào?Liệu ngài có thể tiếp xúc với dân chúng như ngài thích hay không?

Đáp: Đã có một việc chuẩn bị dài cho chuyến viếng thăm này. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã sớm dấn thân trong việc chuẩn bị. Họ rất tốt và họ lập đi lập lại rằng: chúng tôi có thể đối phó với bất cứ chuyện gì liên quan tới an ninh cho ĐTC, miễn là chúng tôi biết trước. Vì thế nếu chúng tôi biết ngài sẽ cho dừng xe díp để nhoài người ra cho đứa bé kia, chúng tôi có thể đối phó. Nếu ngài muốn đến thăm nhà tù và gặp các tù nhân, chúng tôi có thể đối phó. Chỉ cần cho chúng tôi biết trước! Vì thế đã có nhiều chuẩn bị đang tiếp tục. Lực lượng mật vụ cùng với các cảnh sát Washington, New York và Philadelphia sẵn sàng cho chuyến viếng thăm của ĐTC.

Hỏi: Như thế là không có gì phải sợ cho an ninh của ĐTC?

Đáp: Ô, có sợ hãi chứ! Có sợ hãi, nhưng các lực lượng này đã có chương trình cho từng phút một, và họ sẵn sàng cho những gì họ phải sẵn sàng.

Hỏi: Khi nhìn vào chương trình chuyến viếng thăm này của ĐTC, ngoài việc nói chuyện tại Quốc Hội có các biến cố nào khác nổi bật đối với đại sứ?

Đáp: Tôi thấy có hai biến cố khác, ngoài việc thăm Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội là hai biến cố lớn. Thứ nhất là việc ĐTC nói chuyện tại Liên HIệp Quốc sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới, vì người ta sẽ dồn sự chú ý vào những chuyện như: việc phát triển có thể chịu đựng được, khí hậu, môi sinh toàn vẹn, là nhiệm vụ mà thế giới phải chu toàn nhiều hơn trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào cuối năm nay. Thế rồi, nếu ngài nói với Liên Hiệp quốc về Liên Hiệp quốc, như là một cơ thể có lẽ đã “hơi kẽo kẹt” rồi và cần phải được trở thành tươi mát hơn để có thế chu toàn vai trò của nó trên thế giới.

Thứ hai, tôi nghĩ rằng điều ngài nói trong cuộc gặp gỡ của các gia đình thế giới sẽ vô cùng quan trọng. Tôi không nghĩ là ngài sẽ để mình bị lôi cuốn vào hôn nhân đồng phái hay những chuyện vớ vẩn như thế. Tôi nghĩ ngài sẽ nói về tầm quan trọng của gia đình, cả khi nó bị gẫy đổ, dân chúng đang chiến đấu, nó là điều giữ chúng ta lại với nhau và nó quan trọng như thế nào. Và tôi hy vọng rằng ngài có thể nhấn mạnh và khích lệ các chị em phụ nữ đã không trông thấy chồng cả một năm rưỡi, vì họ sang Syria và để vợ và con cái ở lại và hứa sẽ gửi tiền nhưng đã không gửi. Mọi thứ tình trạng như thế, người dân sống trong chiến tranh, người dân sống trong rối loạn, các vụ hôn nhân ly dị và đổ bể. Và rồi quý vị hãy nhớ là ĐTC trở lại Roma và bước thẳng vào Thưọng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình nhé. Vì thế tôi nghĩ nó sẽ lớn lao, nhưng ngài diễn đạt và làm dịu nó. Nó sẽ lớn lao.

Hỏi: Đại sứ đã bắt đầu chức vụ ở đây hồi tháng 9 năm 2013, tức 6 tháng sau khi Đức Phanxicô làm Giáo Hoàng. Từ đó đến nay đại sứ có hay gặp ngài không?

Đáp: Không nhiều đâu, và tuy tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý của tôi không hay, tôi đã rất xúc động mỗi khi gặp ĐTC. Ngài chân thực lắm! Chẳng hạn khi ngài đến Trường Bắc Mỹ ngày mùng 2 tháng 5 năm nay, cha giám đốc đưa ngài tới chào tôi, khi ngài đi xuống lối đi giữa các ghế nhà nguyện trước khi dâng thánh lễ, tôi đã trông thấy tay áo dòng sờn rách của ngài. Ngài thật là người chân thực! Gây kinh ngạc.

Hỏi: Đại sứ dã có thể nói chuyện với ĐTC về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ngài chưa?

Đáp: Chưa, nhưng tôi hy vọng sẽ có cơ hội này trước khi ngài sang Hoa Kỳ.

Hỏi: Trong Vaticăng ai là những người đang cùng với đại sứ chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này, và đại sứ đang tìm truyền thông cho họ những gì?

Đáp: Có nhiều đối tác khác nhau. Phủ Quốc vụ Khanh có vai trò đặc biệt, nhưng cũng có nhiều người khác nữa. Tôi không chắc là mình biết tất cả mọi người. Nhưng điều mà tôi đang lo lắng đó không phải là những gì ĐTC phải nói, tức nội dung, nhưng cách ngài nói. Thế rồi ngài nhìn ai và ngài nhận ra ai trong cách thế chung chung. Chẳng hạn như – tôi không phải nói cho quý vị biết điều này – nữ giới nắm giữ một vai trò chìa khóa bên Hoa Kỳ và họ không còn sẵn sàng ở địa vị phụ thuộc cho ai về bất cứ điều gì. Không phải vì họ là những người duy nữ quyền, nhưng vì đó là kiểu chúng tôi sống như là một quốc gia. Vậy bây giờ nếu quý vị nhìn vào các cơ cấu lớn của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, quý vị có một phụ nữ là giám đốc tổ chức bác ái, có một phụ nữ là chủ tịch các tổ chức bác ái của Giáo Hội, một phụ nữ là chủ tịch các hiệp hội sức khoẻ công giáo. Nhiều đại học có viện trưởng là phụ nữ. Họ sẽ ở đó để gặp ĐTC với người nghèo cũng như với người tàn tật và những người khác.

Hỏi: Sẽ có xảy ra điều đó không?

Đáp: Tôi không biết, nhưng điều mà tôi đang tìm thông qua, và cũng có nhiều điều khác nữa đó là không phải chỉ gặp các chủng sinh và nữ giới mặc tu phục, nhưng gặp nữ giới và nam giới đã ra ngoài cũng ở đó. Ngài có thể gặp nữ giới có lẽ tại South Lawn của Tòa Bạch Ốc hay tại Philadelphia.

Hỏi: Như thế có nghĩa là đại sứ muốn ĐTC gặp mọi thành phần xã hội Mỹ?

Đáp: Vâng. Có nhiều loại chuyện. Đối với ĐGH đó không phải là nói vài điều thế nào. Nhưng đừng nói theo kiểu quý vị nói tại châu Mỹ Latinh, nó sẽ không chạy đâu.

Hỏi: Tôi hiểu là ĐTC sẽ nói tiếng Tây Ban Nha tại Liên Hiệp Quốc và tôi đoán ngài sẽ nói tiếng Anh trước Quốc Hội. Có đúng thế không thưa đại sứ?

Đáp: Vâng, có lẽ là như thế. Nhưng ngài cũng có thể nói vài điều bằng tiếng Tây Ban nha trong Quốc Hội vì có khá nhiều dân biểu nói tiếng Tây Ban Nha. Nhưng họ sẽ có văn bản bằng tiếng Anh. Đó sẽ là biến cố lịch sử tại Quốc Hội, và chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm, và tìm xem Đức Gioan Phaolô II và Đức Biển Đức XVI đã nói gì trong diễn văn của các vị, vì người ta không nhớ nhiều. Nhưng họ có nhớ biến cố Đức Gioan Phaolô II dâng thánh lễ tại sân vận động Yankee ở New York. Đó đã thật là vĩ đại. Nhưng chuyến viếng thăm Quốc Hội lần này sẽ là dấu mốc trong cuộc sống của dân chúng. Đó là gia tài mà ĐTC Phanxicô sẽ để lại cho nhân dân Hoa Kỳ.

Hỏi: Thế còn việc viếng thăm Ground Zero, dấu vết kỷ niệm Tháp Song Sinh, nó sẽ lớn lao chừng nào thưa đại sứ?

Đáp: Nó là biến cố đại kết. Tôi nghĩ nó cũng to lớn, đáng ghi nhớ và quan trọng, nhưng không quan trọng cho bằng việc ĐTC phát biểu trước Quốc Hội Hoa Kỳ và tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. (SD 8-8-2015)

Linh Tiến Khải

(Nguồn: RadioVatican)