MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Gần 4 triệu tín hữu tham dự các hoạt động của Đức Thánh Cha

VATICAN. Trong năm 2016, có gần 4 triệu tín hữu đã tham gia các buổi tiếp kiến, các buổi lễ và các buổi đọc kinh với ĐTC tại Vatican.

Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản toàn diện bắt đầu hoạt động

VATICAN. Từ chúa nhật 1-1-2017, Bộ Phục vụ phát triển nhân bản toàn diện bắt đầu hoạt động, chiếu theo quyết định của ĐTC, trong tự sắc công bố ngày 31-8-2016.

5 Phút Lời Chúa ngày 31/12/2016

31/12/16 THỨ BẢY - NGÀY THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT GS
Th. Xin-vét-tê I, giáo hoàng
Ga 1,1-18
Suy niệm: Tin Mừng của thánh Gio-an được gọi là Tin Mừng của mắt phượng hoàng. Người ta tin rằng phượng hoàng là sinh vật duy nhất có thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không bị chói mắt. Gio-an cũng nhìn thẳng vào những mầu nhiệm và sự thật muôn đời của Thiên Chúa, được bày tỏ qua Đức Giê-su Ki-tô, Đấng là Ngôi Lời Thiên Chúa, đã mặc lấy xác phàm, cư ngụ giữa con người. Gio-an mạnh dạn làm chứng rằng mình đã ở với Ngài, đụng chạm đến Ngài, tận mắt nhìn thấy những dấu lạ Ngài làm cho thấy chân tướng Thiên Chúa của Ngài. Ông mở đầu Tin Mừng bằng cách giới thiệu Ngài là sự sống, ánh sáng, ân sủng và sự thật; rồi sẽ khéo léo triển khai những đặc tính ấy trong suốt sách Tin Mừng của mình.

Mời Bạn: “Lời, dĩ nhiên, là thứ thuốc mạnh nhất được con người sử dụng” (nhà văn R. Kipling). Thánh Gio-an đã dùng lời trong Tin Mừng để làm chứng Đức Giê-su là Thiên Chúa làm người. Noi gương thánh nhân, bạn cũng có thể dùng lời của mình để giới thiệu Ngài cho người đương thời. Giới thiệu bằng lời nói xác tín về Ngài, đi kèm với lời được diễn đạt bằng đời sống tốt đẹp, yêu thương và chia sẻ của bạn.

Sống Lời Chúa: Tôi sẽ không ngại ngùng trình bày Đức Giê-su, Tin Mừng của Ngài, cho một người bạn, hay cho một người thân chưa biết Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa rất đáng mến, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng với uy linh Ngài, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu không ngại thương tích, biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào ngoài việc chu toàn Thánh Ý Chúa. Amen.

Đức giáo hoàng Phanxicô gửi sứ điệp cho Đại hội Giới trẻ châu Âu của Cộng đoàn Taizé

Khoảng 15.000 bạn trẻ từ khắp châu Âu, và cả châu Á và châu Phi, đã đến Riga (Latvia) để tham dự Đại hội Giới trẻ châu Âu hằng năm lần thứ 39 do Cộng đoàn đại kết Taizé tổ chức từ ngày 28-12-2016 đến ngày 01-01-2017. Nhân dịp này Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp qua Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, cho các bạn trẻ tham dự Đại hội.

Sứ điệp Giáng sinh của Tổng Giám mục Canterbury và của Thượng Phụ Moskva

Nhà thờ chính toà Chúa Kitô Cứu Thế ở Moskva
Trong khi Giám mục của Giáo hội Anh giáo, tiến sĩ Justin Welby, kêu gọi “đại kết bằng hành động” trước nạn bạo lực tấn công các nhóm Kitô giáo thiểu số trên thế giới, Thượng phụ Kirill của Moskva nhắc đến cuộc cách mạng Bolshevik với các cuộc bách hại trong thế kỷ XX.

10 sự kiện Công Giáo nổi bật trong năm 2016


1. Vụ giết hại Cha Jacques Hamel tại một nhà thờ ở Normandy (Pháp)

Hồi Tháng Bảy, đang khi Cha Hamel (86 tuổi) cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ St Etienne-du-Rouvray tỉnh Normandie (Pháp) thì hai kẻ tấn công thuộc ISIS xông vào nhà thờ. Các nhân chứng kể lại rằng vị linh mục đã thốt lên: “Satan hãy cút đi!” trước khi chúng cắt cổ ngài.

5 Phút Lời Chúa ngày 30/12/2016

30/12/16 THỨ SÁU - NGÀY THỨ SÁU TUẦN BÁT NHẬT GS
Kính Thánh Gia Thất
Mt 2,13-15.19-23
Suy niệm: “Khi mọi sự trở nên như hỏa ngục, có những người đứng bên cạnh bạn mà chẳng hề nao núng – họ là gia đình của bạn” (J. Butcher). Khi tính mạng Hài Nhi bị bạo chúa Hê-rô-đê đe dọa tựa như “ngàn cân treo sợi tóc,” thánh Giu-se đang đêm đã đưa hai mẹ con trốn sang Ai Cập. Khi bạo chúa qua đời, thánh nhân lại đưa Hài Nhi trở về quê quán. Thế nhưng, biết Ác-khê-lao là người bạo ngược lên kế vị cha mình, thánh nhân đã cẩn trọng đem Hài Nhi về Na-da-rét, xa lãnh thổ của Ác-khê-lao. Sự sống Hài Nhi được bảo vệ nhờ người cha nuôi công chính. Đời sống Thánh Gia Thất hạnh phúc, an bình nhờ việc mọi thành viên gia đình đồng tâm, đồng thuận và đồng lao cộng khổ trong việc sống tình con thảo với Chúa và sống vẹn nghĩa với nhau.

Mời Bạn: Có nơi chốn để đi về là nhà; có những người để yêu là gia đình. Cả hai đều là phúc lành của Chúa. Bạn hạnh phúc vì có một mái ấm gia đình, hãy tạ ơn Chúa. Bạn buồn phiền vì gia đình chưa là tổ ấm, đừng ngồi nguyền rủa “bóng tối,” nhưng cố gắng xây dựng hạnh phúc dựa trên Lời Chúa dạy.

Sống Lời Chúa: Tôi cố gắng ít nhất mỗi tuần đọc kinh chung gia đình với nhau một lần trước khi đi ngủ. Tôi xác tín gia đình hạnh phúc là gia đình sống đạo đức theo gương Thánh Gia.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã tôn kính, vâng lời Mẹ và cha nuôi dưới mái nhà Na-da-rét. Xin cho những người con biết nhìn vào mẫu gương ấy để sống hiếu thảo với cha mẹ mình. Xin cho những bậc cha mẹ biết noi theo mẫu gương thánh thiện, tốt lành của Đức Mẹ và thánh Giu-se. Amen.

2017: Năm bảo vệ sự thánh thiêng của tuổi thơ


Biến có Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa nhập thể giáng sinh làm người bao gồm nhiều ý nghĩa và gợi lên rất nhiều thực tại quan trọng, trong đó có tình yêu thương, gia đình và phẩm giá cao quý của ơn gọi làm người. Chính vì thế Giáng Sinh vẫn thường được coi như lễ của hạnh phúc gia đình và tình liên đới. Và trong dịp lễ Giáng Sinh có rất nhiều sáng kiến nhằm thể hiện các điều này.

Noi gương tổ phụ Abraham biết nhìn cuộc sống với đôi mắt đức tin

Để tin thác phải biết nhìn với con mắt đức tin như tổ phụ Abraham đã tin vào điều không thể được, và hy vọng vượt quá các lý luận của con người, của sự khôn ngoan, cẩn trọng của thế gian,và điều thường được coi là lẽ phải.

5 Phút Lời Chúa ngày 29/12/2016

29/12/16 THỨ NĂM - NGÀY THỨ NĂM TUẦN BÁT NHẬT GS
Th. Tô-ma Béc-két, giám mục, tử đạo
Lc 2,22-35
Suy niệm: Để được một lần ẵm lấy Chúa Giê-su Hài Nhi, nhà tiên tri già Si-mê-on đã phải chờ đợi suốt cả một đời người đằng đẵng, mà là một cuộc đời công chính và đạo đức. Chắc hẳn đền thờ Giê-ru-sa-lem phải là nơi ông thường xuyên lui tới, bởi vì Con Thiên Chúa sẽ xuất hiện ở nơi nao nếu không phải là nơi chính nhà của Cha Ngài? Rồi còn nữa, một lần gặp Đức Ki-tô, lập tức ông đã nói tiên tri, làm chứng cho Ngài. Và bạn có thấy không, được bồng ẵm Chúa Hài Nhi ông tràn trề mãn nguyện và không thể không thốt lên lời chúc tụng tạ ơn: “Giờ đây xin để tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ…”?

Mời Bạn: Chúng ta phải học mẫu gương của cụ Si-mê-on trong cách chúng ta rước Chúa Thánh Thể: – Cụ chuẩn bị cả đời để được ẵm Chúa một lần; còn bạn dọn lòng thế nào mỗi khi rước Chúa? – Được ẵm Chúa, cụ sung sướng như đạt được hạnh phúc nhất đời và tạ ơn Chúa bằng những tâm tình sốt sắng; bạn đã cám ơn sau khi rước Chúa thế nào? – Vừa gặp Đức Ki-tô, ngay lập tức cụ đã loan báo về Người; còn bạn, bạn đã bắt đầu loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô chưa nhỉ?

Chia sẻ: Điều gì đánh động tâm hồn bạn nhất trong cách cụ Si-mê-on trông đợi và đón tiếp Chúa Hài Nhi?

Sống Lời Chúa: Trong tuần bát nhật giáng sinh, bạn đi lễ ngày thường và rước lễ sốt sắng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đến viếng thăm hồn con, và làm cho cõi lòng khô khan nguội lạnh của con được ấm lên bằng tình yêu mến Chúa nồng nàn.

5 Phút Lời Chúa ngày 28/12/2016

28/12/16 THỨ TƯ - NGÀY THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT GS
Các Thánh Anh Hài, tử đạo
Mt 2,13-18
Suy niệm: Bạo vương Hê-rô-đê “đùng đùng nổi giận” bởi vì đằng sau việc bị “quả lừa” của các đạo sĩ, ông còn tiềm ẩn một mối lo: lời tiên tri về một vị Vua cứu thế chào đời lại trùng khớp với điềm lạ ánh sao dẫn đường cho ba nhà đạo sĩ từ phương xa tìm đến. Một trẻ sơ sinh tưởng chừng vô hại nay lại là mối đe doạ cho ngai vàng của ông: Sẽ không còn thâu tóm trong tay mọi quyền lực. Sẽ không còn ung dung phè phỡn hưởng thụ lạc thú. Thế là… Hê-rô-đê đã “hỏi han cặn kẽ”, đã tính toán rất kỹ: Thà giết lầm hơn bỏ sót!!! Và ông đã xuống tay thực hiện tội ác!!!

Mời Bạn: Hẳn bạn cảm thấy rùng mình ghê sợ trước sự tàn bạo của Hê-rô-đê. Thế nhưng, bạn có rùng mình khi biết rằng hiện nay trên thế giới, mỗi ngày hàng triệu thai nhi bị tàn sát bằng những kỹ thuật tân kỳ? Phải chăng sự xuất hiện của những trẻ thơ ấy sẽ làm xáo trộn cuộc sống bình yên của chúng ta? Phải chăng vì chúng ta đã chỉ muốn hưởng thụ, thậm chí hưởng thụ một cách vô độ và ích kỷ nhưng lại không dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm?

Chia sẻ: Dưới ánh sáng Lời Chúa, bạn cùng phân định những nguyên nhân và hệ quả của việc phá thai.

Sống Lời Chúa: Mời bạn tham gia cầu nguyện và cộng tác -nếu có thể- với các chương trình “Bảo Vệ Sự Sống”, các nhóm chôn cất thai nhi, ở nơi bạn đang sống.

Cầu nguyện: Lạy thánh Giê-ra-đô, bổn mạng các thai phụ và thai nhi, xin dạy chúng con biết tôn trọng sự sống.

Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư uỷ lạo và kêu gọi cứu trợ các nạn nhân lũ lụt Miền Trung

Đức Thánh Cha nhớ các vị tử đạo và chia buồn với dân tộc Nga

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 26-12-2016, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương thánh Stephano tử đạo, trung thành tới Tin Mừng của Chúa Kitô và chống lại não trạng trần tục, chia buồn với dân nước Nga.

5 Phút Lời Chúa ngày 27/12/2016

27/12/16 THỨ BA - NGÀY THỨ BA TUẦN BÁT NHẬT GS
Th. Gio-an, tông đồ, tác giả sách Tin Mừng
Ga 20,2-8
Suy niệm: Người ta không chạy khi người ta có thể nhẩn nha bước đi. Người ta chỉ chạy khi có một áp lực từ bên ngoài hay từ bên trong mình. Nghĩa là, người ta chỉ chạy khi người ta cảm thấy cần phải… chạy! Có phải vì Gio-an trẻ khoẻ hơn Phê-rô mà ông chạy mau hơn đến mộ của Thầy không? Chưa chắc. Cứ xem Gio-an nhường cho Phê-rô bước vào mộ trước, ta sẽ thấy người môn đệ trẻ này vẫn còn ý tứ giữ lễ ‘kính trên nhường dưới’ đó chứ. Thế tại sao Gio-an đã chạy mau hơn, dù chỉ là để ‘đến trước vào sau’? Hẳn là vì trong lòng Gio-an có một sức thúc giục rất mạnh. Gio-an thấy cần phải chạy thật nhanh, để xem thực hư thế nào về chuyện mộ thầy trống rỗng. Sức thúc giục ấy chính là tình yêu. Gio-an yêu mến Thầy tha thiết, vì ông biết mình là “người môn đệ Chúa yêu.”

Mời Bạn: Chúng ta có thể đo lường lòng mến của mình đối với Chúa Giê-su đấy bạn ạ. Cách nào? Bằng cách xem mình có ‘chạy’ tìm Chúa hay không khi lỡ lạc mất Người. Bằng cách xem mình có cảm nhận được Người thúc giục để ‘chạy’ đến gặp Người nơi những anh chị em bé mọn nhất ở chung quanh đời mình hay không.

Chia sẻ: Hình ảnh Gio-an ‘chạy’ ra mộ Thầy cho thấy trong trái tim người môn đệ này có một ngọn lửa bùng cháy. Bạn nghĩ người tông đồ hôm nay có thể nhẩn nha bước đi hay thậm chí có thể bình chân như vại vì quá ‘dư thời giờ’ được không?

Sống Lời Chúa: Yêu Chúa bằng cả trái tim, thể hiện nơi sự tận tình khi cầu nguyện cũng như khi thi hành sứ vụ.

Cầu nguyện: Xin đốt nóng trong con ngọn lửa Tình Yêu của Chúa. Amen.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 50 (01-01-2017): “Phi bạo lực: Một Đường Lối Chính Trị Vì Hoà Bình”


Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô
cho Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 50
1 tháng 1 năm 2017
“Phi bạo lực: Một Đường Lối Chính Trị Vì Hoà Bình”

Buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới

Lúc 12 giờ trưa ngày 25 tháng 12, lễ Giáng Sinh, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho dân thành Roma và toàn thế giới từ bao lơn chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô.

Hưởng nếm ý nghĩa đích thực của lễ Giáng Sinh

VATICAN: ĐTC Phanxicô mời gọi mọi người hưởng nếm ý nghĩa đích thực của lễ Giáng Sinh bằng cách chiêm ngắm dấu chỉ sự đơn sơ giòn mỏng, khiêm tốn và yêu thương hiền dịu của một trẻ sơ sinh.

5 Phút Lời Chúa ngày 26/12/2016

26/12/16 THỨ HAI – NGÀY THỨ HAI TUẦN BÁT NHẬT GS
Th. Tê-pha-nô tử đạo tiên khởi
Mt 10,17-22
Suy niệm: Đang trong bầu khí tưng bừng của đại lễ Giáng Sinh, vậy mà Hội Thánh lại mừng kính thánh Tê-pha-nô, vị tử đạo tiên khởi. Hội Thánh muốn nhắc nhở ta: (1) Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người chính là sự sống vĩnh cửu; đón nhận Ngài là đón nhận sự sống ấy; (2) mầu nhiệm Giáng Sinh đi liền với mầu nhiệm thập giá, ngày Chúa ra đời cũng là ngày các thánh Anh Hài lìa đời. Tê-pha-nô, vị phó tế nhiệt thành, đã can đảm đối chất với Thượng Hội Đồng Do Thái về niềm tin vào Đức Ki-tô. Chính việc tuyên xưng đức tin cách công khai này đã đưa ông đến cái chết tử đạo, triều thiên vinh quang của sự sống vĩnh cửu. Tin Đức Giê-su thì phải làm chứng cho Ngài, một việc làm chứng đòi ta phải vác thập giá mỗi ngày theo chân Ngài.

Mời Bạn: Bí quyết để Tê-pha-nô can đảm đóng vai chứng nhân là nhìn thấy Chúa Giê-su đang chờ đợi chào đón mình ở thiên đàng. Ông mong muốn nên giống vị Chúa của mình nên đã xin tha thứ cho kẻ ném đá mình. Can đảm làm chứng không chút khoan nhượng, nhưng với quả tim mềm mại tha thứ. Đó có thể là điều bạn rút ra từ cuộc đời chứng nhân của thánh nhân để rồi áp dụng trong đời sống hằng ngày của bạn.

Sống Lời Chúa: Tôi quyết tâm giới thiệu Ki-tô giáo, đạo yêu thương, cho một người thân hay một người quen, như một cách bắt đầu vai trò chứng tá của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Hài Đồng, xin ban thêm sức mạnh và lòng can đảm cho con để con dám tuyên xưng, giới thiệu Chúa, Tin Mừng Chúa cho những người chưa biết, hay đang muốn tìm hiểu đạo Chúa. Amen.

Thư gởi các sinh viên, học sinh công giáo dịp lễ Giáng Sinh 2016

Thư Chúc Mừng Giáng Sinh 2016 Và Năm Mới 2017 Của Đức Cha Giáo Phận Đà Nẵng

Đức Hồng Y Turkson: rất cần thông điệp mới về hòa bình

VATICAN. ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, cho rằng một thông điệp mới của ĐTC về hòa bình là điều rất cần thiết ngày nay.

5 Phút Lời Chúa ngày 25/12/2016

25/12/16 CHÚA NHẬT ĐẠI LỄ MỪNG CHÚA GIÁNG SINH
Lc 2,15-20
Suy niệm: Bầu khí ngày lễ Giáng Sinh rộn ràng khắp nơi với âm vang rộn rã của những ca khúc mùa Giáng Sinh, cùng với đủ mọi sắc mầu tươi vui nơi phố xá, nhà thờ. Những hang đá nơi nhà thờ hay tư gia được trang trí lộng lẫy và xa hoa với những đèn màu nhấp nháy, kim tuyến lấp lánh. Nhưng cánh đồng Bê-lem năm ấy thì khác hẳn. Một đêm như mọi đêm. Vạn vật chìm trong tĩnh lặng. Con người say ngủ trong sự bình thản thờ ơ. Chỉ có những người chăn chiên khiêm hạ mới nhìn thấy ánh sáng kỳ diệu từ trời, và mới nghe được “tin mừng trọng đại”: “Một Đấng Cứu độ đã sinh ra… Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa.” Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng đón nhận (Ga 1,11); chỉ những ai nghèo hèn, bé nhỏ, có quả tim rộng mở mới có thể nhận biết và đón tiếp Ngài.

Mời Bạn: Bạn thấy mình đang đóng vai trò nào trong mầu nhiệm Giáng Sinh: bạn là mục đồng, đạo sĩ, hay bạn là dân chúng, là Hê-rô-đê? Mời bạn mặc lấy tâm tình của các mục đồng vội vã lên đường “xem sự việc xảy ra như Chúa đã tỏ cho biết”, nghĩa là biết khám phá những dấu chỉ sự hiện diện và lời mời gọi của Chúa được bày tỏ cách này hay cách khác trong cuộc sống của mình. Và dưới ánh sáng đó, bạn hãy đáp lại bằng thái độ mau mắn dấn thân phục vụ tha nhân. Hãy cảm nghiệm mối tương quan rất riêng tư giữa bạn và Hài Nhi nằm trong máng cỏ, bạn sẽ cảm nhận một điều gì rất mới trong tâm hồn mình.

Sống Lời Chúa: Dành ít phút lắng đọng trước hang đá, cảm nghiệm tình thương Chúa trong đời bạn.

Cầu nguyện: Hát bài ca Giáng Sinh.

12 ca khúc Giáng Sinh đặc sắc


Đây là tuyển tập 12 ca khúc Giáng Sinh từ khắp nơi trên thế giới. Đây là những ca khúc rất khác biệt nhau: một số là ca khúc mới, một số là ca khúc đã quen thuộc; một số hừng hực bốc lửa, một số thư thả nhẹ nhàng; một số đã rất nổi tiếng, một số xem chừng quý bạn chưa từng nghe bao giờ cả. Thế nhưng, tất cả chúng đều được sáng tác ra để ứng cảm lại với cuộc hạ sinh của Đấng Kitô tại Bethlehem. Các ca khúc này đem đến cho chúng ta một bầu khí thật tuyệt vời, thật lễ hội, bởi vì trọng tâm mà tất cả các ca khúc này hướng tới chính là một biến cố đã biến đổi cuộc đời của tất cả chúng ta – cũng như tất cả mọi người trên trần đời này – một cuộc biến đổi vĩnh cửu, mãi mãi!

Thư Chúc Mừng Giáng Sinh, Năm Mới và Lễ Thánh Quan Thầy Gioan Tông đồ của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri


Nhân Mùa Giáng Sinh, Năm Mới và Lễ Thánh Quan Thầy Gioan Tông đồ, xin kính chúc Đức Cha Phaolô, Đức Cha Anphong, quý Cha giáo, quý Cha anh em và Đại Gia Đình TCV Thánh Gioan muôn ơn lành hồn xác trong Hài Nhi Giêsu. Đặc biệt xin Thánh Gia luôn nâng đỡ bảo vệ từng gia đình nhỏ của anh em, cùng với lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tông đồ.

Khắp nơi trên thế giới đón mừng Chúa Giáng Sinh


Một lần nữa, Giáng Sinh đang về với toàn thế giới, mang bầu khí hân hoan mừng vui bao trùm lên mọi người mọi vật.

Trung Quốc “dịu giọng” với tòa Thánh


BẮC KINH. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Bắc Kinh, Bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) tuyên bố rằng “Trung Quốc thành thực muốn cải tiến quan hệ với Vatican.”

5 Phút Lời Chúa ngày 24/12/2016

24/12/16 THỨ BẢY TUẦN 4 MV
Lc 1,67-79
Suy niệm: Sống ở đời, con người thường bị đe doạ bởi nhiều sợ hãi: sợ đói, sợ lạnh, sợ già, sợ xấu, sợ bệnh, sợ cô đơn, sợ thất bại…, và còn sợ những “khách không mời mà tới” như thiên tai, khủng bố, tai nạn… Tất cả sợ hãi này phát xuất từ nỗi sợ lớn nhất: đó là sợ chết. Sợ chết vì ham sống, vì muốn hưởng thụ cuộc sống, dù cuộc sống “méo mó”, nhưng “méo mó có hơn không”. Vì bất lực, nên sợ rồi tìm cách chạy trốn, lẩn tránh cái chết, nhưng “nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử”…? Thiên Chúa “đã viếng thăm cứu chuộc dân Người” chính là để giải thoát ta khỏi mọi nỗi sợ hãi như thế. Ngoài Ngài ra, không ai có thể cứu thoát chúng ta, vì chỉ có Ngài là Chúa của Sự Sống, không những sự sống đời này, mà nhất là sự sống đời đời.

Mời Bạn: Bạn đang sợ hãi những gì? và Bạn làm gì trước những nỗi sợ đó? Chạy trốn lẩn tránh hay phó mặc cuộc đời như “bèo dạt mây trôi”? Bạn không tin rằng mình thuộc về “dân của Người” ư? Chúa sinh xuống làm người để trở thành Em-ma-nu-en, là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Bạn chẳng còn phải sợ!

Chia sẻ: Cái sợ nào đáng sợ nhất đang ám ảnh bạn, cộng đoàn của bạn?

Sống Lời Chúa: Bạn dành vài phút trước hang đá giáo xứ để chiêm ngắm mầu nhiệm “Chúa viếng thăm và cứu chuộc dân Người” và cầu xin cho Bạn, cũng như mọi người đừng sống trong sợ hãi, nhưng được can đảm TIN và SỐNG như “dân” của Người.

Cầu nguyện: Đọc lại cả đoạn Phúc Âm hoặc những câu Phúc Âm trên đây và tâm sự với Chúa.

Chương Trình Thánh Lễ Mẹ Thiên Chúa, Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới – Hành Hương Giáo Phận


Thông báo số 02 – tháng 12-2016

“Giáng Sinh với Anh em” chia sẻ Giáng sinh với người nghèo


SANTIAGO, CHILE – Trong căn nhà ở khu khá giả của thành phố Santiago, Maria Jose Griffin và chồng là Juan Carlos Cornejo đang chuẩn bị 3 hộp quà Giáng sinh cho 3 gia đình mà họ chưa từng gặp. Năm nay các gói quà này sẽ được gửi đến 3 gia đình thuộc giáo xứ Đức Maria Nữ vương Hòa bình ở Cerro Navia, một trong những cộng đồng dân cư đông đúc và nghèo nhất ở Santiago.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Hang Đá Bê-Lem


Biến cố lịch sử Chúa Giáng Sinh và Hang đá Bê-lem là hai sự kiện luôn gắn liền với nhau, đến nỗi người kitô hữu không thể mừng Lễ Chúa Giáng Sinh mà lại không có một Hang đá nào được dựng nên tại các Giáo xứ hay tại các gia đình công giáo. Chỉ có một điều làm chúng ta tự hỏi, có phải mọi người đều hiểu rõ ý nghĩa của Hang đá Bê-lem và những tượng mà chúng ta đặt trong đó không?

Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo triều Roma

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến giáo triều Roma sáng ngày 22-12-2016, ĐTC đã trình bày về việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

5 Phút Lời Chúa ngày 23/12/2016

23/12/16 THỨ SÁU TUẦN 4 MV
Th. Gio-an Kê-ty, linh mục
Lc 1,57-66
Suy niệm: Một đôi vợ chồng trẻ mang thai đứa con đầu lòng, khi khám thai bác sĩ chẩn đoán thai nhi có khả năng dị tật và được khuyên nên phá bỏ để bảo đảm hạnh phúc gia đình. Họ đã rất hoang mang và khóc rất nhiều. Sau nhiều ngày suy nghĩ và cầu nguyện, họ quyết định giữ lại đứa bé và mong chờ ngày sinh. Khi được hỏi tại sao, họ trả lời: “Hạnh phúc gia đình chúng con có được từ những gì Chúa ban cho. Con cái chúng con dù thế nào, chúng con vẫn sẵn sàng đón nhận và yêu thương chúng.” Đó là một chứng từ của đức tin. Chuyện gia đình ông Da-ca-ri-a trong ngày lễ cắt bì và đặt tên con, cũng vỡ òa trong niềm vui nhận vì ra thánh ý Chúa đã được thực hiện, điều mà ông đã nghi ngờ và đã bị “câm lặng” để nghiền ngẫm trong chín tháng vợ ông mang thai.

Mời Bạn: Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” viết: “Nhan Thiên Chúa cư ngụ trong các gia đình cụ thể, với mọi rắc rối và đấu tranh, mọi vui tươi và hy vọng hàng ngày của họ. Sống trong một gia đình khiến chúng ta khó mà giả vờ hay gian dối được... Nếu tính chân thực này được lòng yêu thương gợi hứng, thì Chúa ngự trị ở đó, cùng với niềm vui và sự bình an của Người” (số 315). Bạn có sẵn sàng để tìm kiếm và thực hiện Thánh Ý Chúa; qua những thử thách trong chính gia đình của mình không?

Sống Lời Chúa: Suy nghĩ về một thử thách gia đình bạn đang gặp, và cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho mình phải biết đón nhận điều đó để sống Tình Yêu trong gia đình thế nào.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sẵn sàng để đón nhận những đau khổ và thử thách trong gia đình để biết sống yêu thương hơn. Amen.

Nhìn lại Giáo Hội Hoàn Cầu năm 2016


Ký giả Inés San Martín của tờ Crux tiếp tục loạt bài của cô về Giáo Hội Công Giáo trong năm 2016. Lần này, cô đề cập tới các biến cố thế giới dưới cái nhìn của người Công Giáo. Các biến cố này bao gồm hiệp ước hòa bình tại Colombia, Ủy Ban Tòa Thánh Bảo Vệ Vị Thành Niên, chiến tranh Syria, việc Anh rút chân khỏi Liên Hiệp Âu Châu (Brexit), việc bách hại các Kitô hữu gia tăng, và các tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục vẫn tiếp tục.

Giáng sinh sớm ở Gaza


GAZA – Chúa nhật 18 tháng Mười Hai 2016, một phái đoàn của Toà Thượng Phụ Latinh đã đến Gaza để cử hành Thánh lễ mừng Giáng sinh trước với các Kitô hữu địa phương. Đây là khoảnh khắc để sống niềm vui của ngày lễ, và cũng là dịp khai trương các dự án phát triển sẽ được hoàn thành trong năm nay tại giáo xứ.

Lịch các cử hành phụng vụ & lễ hội Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2016


Lễ Chúa Giáng Sinh chính thức được cử hành vào ngày 25/12 hằng năm là lễ Trọng (buộc) của Giáo hội Công Giáo. Theo truyền thống Giáo hội, vào đêm 24/12 có một Thánh lễ được cử hành – gọi là Lễ Vọng – cùng với phần diễn nguyện nhắc lại lịch sử ơn cứu độ dẫn vào mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Các cử hành kèm theo lễ Vọng này được gọi là Canh Thức với những hình thức diễn đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật: ca, múa, hoạt cảnh, v.v…hướng lòng tín hữu cảm nhận trọn vẹn ơn cứu chuộc của Đấng Cứu Thế. Ngoài ra, tại các giáo xứ, trong chính ngày đại lễ (25/12) còn có thêm các hoạt động cộng đồng mang tính lễ hội như: hoan ca Giáng Sinh, lễ hội ẩm thực, hội trại sinh hoạt tùy theo truyền thống mục vụ của mỗi giáo xứ. Website giáo phận Đà Nẵng xin kính giới thiệu lịch các cử hành phụng vụ & lễ hội Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2016 này tại một số giáo xứ thuộc thành phố Đà Nẵng & tỉnh Quảng Nam, để cùng chung mừng trọn vẹn đại lễ Chúa Giáng Sinh. Kính chúc mùa Giáng Sinh an vui, thánh đức và Năm Mới hạnh phúc!

Sứ điệp Giáng sinh của ĐHY Chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ


WASHINGTON – Hôm 19/12, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Tổng giáo phận Galveston-Houston, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, đã gửi sứ điệp Giáng sinh Video đến người Công giáo Hoa kỳ. Trong sứ điệp, ĐHY DiNardo khuyến khích các tín hữu Công giáo viếng các hang đá và suy tư về cách thế trao tặng chính mình trong Năm Mới.

Chúa Giêsu giáng sinh đem niềm hy vọng vào lòng thế giới

Với việc nhập thể của Con Thiên Chúa niềm hy vọng đã bước vào trong thế giới. Qua tiếng “xin vâng” Đức Maria đã mở cửa thế giới cho Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuẩn bị lễ Giáng Sinh của Chúa. Sẽ là một lễ đích thực, nếu chúng ta tiếp đón Chúa Giêsu, hạt giống hy vọng mà Thiên Chúa gieo vào lòng đất của lịch sử cá nhân và cộng đoàn chúng ta.

5 Phút Lời Chúa ngày 22/12/2016

22/12/16 THỨ NĂM TUẦN 4 MV
Lc 1,46-56
Suy niệm: Cuộc gặp gỡ giữa Đức Ma-ri-a và bà Ê-li-sa-bét là cuộc gặp gỡ của hai người biết ơn Chúa bằng việc lên tiếng ngợi khen Ngài. Khi được bà Ê-li-sa-bét chúc mừng, Đức Ma-ri-a đã dâng lời ngợi khen Thiên Chúa: ngợi khen Ngài đoái thương nhìn tới “phận nữ tỳ hèn mọn”; ngợi khen Chúa với tấm lòng khiêm nhường vì Ngài đã làm cho mình những điều cao cả. Đức Ma-ri-a không chỉ tạ ơn và ngợi khen cho riêng mình; Mẹ còn nhận ra lòng thương xót Chúa trải dài “từ đời nọ đến đời kia” từ khởi đầu nơi các tổ phụ và cho cả con cháu đến muôn đời. Khi đặt mình trong mối tương quan “liên vị” đó, Mẹ càng nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô biên và chương trình cứu của thật khôn ngoan khôn dò thấu. Ai biết đặt mình trong mối tương quan “liên vị” như thế, người ấy sẽ cất lời ngợi khen không ngừng, dù đời họ gặp nhiều niềm vui hay lắm nỗi buồn.

Mời Bạn: Khắp nơi đang tưng bừng chuẩn bị mừng Đại lễ Giáng Sinh. Nhưng ít người sống tâm tình ngợi khen qua sự kiện trọng đại này. Liệu bạn có vinh dự thuộc về “số ít” này không?

Sống Lời Chúa: Nhớ đến những anh chị em đang đau khổ vì thiên tai hay vì áp bức bất công, tôi hy sinh vài món chi tiêu để chia sẻ với đồng bào mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô, Chúa đã làm người để trở nên một người trong chúng con. Xin cho chúng con trở nên người của Chúa, để cái nhìn của chúng con được khoáng đạt hơn, hầu có thể ngợi khen Chúa không ngừng. Amen.

Hang đá Giáng Sinh năm nay tại Vatican có ý nghĩa gì?


Cây thông Noel và hang đá trong Giáng sinh năm nay tại Vatican sẽ có thiết kế độc đáo và trang trí làm nổi bật một số vấn đề gần gũi với Đức Thánh Cha Phanxicô, bao gồm việc chăm sóc môi sinh, chăm sóc những người bệnh tật cũng như những người di cư.

Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ đại diện các tôn giáo


Hội đồng giám mục Việt Nam (HĐGMVN) nhận được thư của Ban Tôn giáo Chính phủ, ký ngày 9-12-2016, mời đại diện HĐGM đến dự “Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với chức sắc cấp cao của các tổ chức tôn giáo”. Hội nghị được tổ chức vào ngày 19-12-2016, tại Hội trường Thống Nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Đức Thánh Cha chia buồn và lên án vụ khủng bố tại Berlin


VATICAN. ĐTC xúc động, chia buồn với các nạn nhân và lên án vụ khủng bố tại Berlin, thủ đô Cộng hòa Liên bang Đức, tối ngày 19-12-2016.

5 Phút Lời Chúa ngày 21/12/2016

21/12/16 THỨ TƯ TUẦN 4 MV
Lc 1,39-45
Suy niệm: Người đời thường nói “phúc bất trùng lai,” nghĩa là phúc không đến hai lần. Nhưng điều đó lại xảy ra đối với Đức Mẹ: Mẹ vừa được thiên sứ kính chào là người “đầy ơn phúc”, mà người con Mẹ đang cưu mang cách lạ lùng cũng “được chúc phúc” vì người con đó chính là Con Thiên Chúa, nguồn phúc lành cho Mẹ và cho cả nhân loại. “Phúc trùng lai” ấy xuất phát từ việc Mẹ đã dám tin vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa. Tin rằng Ngài đầy quyền năng “không có gì là không thể làm được,” và tin Ngài yêu thương nhân loại đến nỗi ban tặng chính Con Một Ngài. Trên bình diện tự nhiên, mầu nhiệm nhập thể là điều không tưởng, nhưng trong niềm tin, mầu nhiệm đó đã và đang trở thành nguồn an ủi và hạnh phúc cho nhân loại đến muôn đời. Khi cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng ta cũng được như Mẹ, được hưởng “phúc trùng lai” mà Chúa dành cho những ai biết đón nhận Lời Ngài qua lời dạy của Chúa Giê-su.

Mời Bạn: Mẹ Ma-ri-a thực hạnh phúc vì Mẹ đã “tin rằng lời Chúa phán với Mẹ sẽ được thực hiện.” Bạn có cảm thấy mình được hạnh phúc vì tin vào Chúa không? Quả thật, đạo Chúa chính là con đường giúp bạn dẫn bạn đến hạnh phúc đích thực và viên mãn khi bạn đặt trọn niềm tin vào Chúa và sống theo Lời Ngài truyền dạy.

Sống Lời Chúa: Bạn hãy rà soát lại mình để tìm thấy cái “được” của bạn khi làm người Ki-tô hữu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con luôn vững tin vào công trình Chúa đã làm trong lịch sử để đem lại hạnh phúc thật sự cho chúng con. Amen.

Đức Thánh Cha tiếp các thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia

VATICAN. Sáng ngày 19-12-2016, ĐTC đã tiếp kiến 70 thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia và ngài trao cho các em nhiệm vụ “nói và nghe các ông bà nội ngoại của các em”.

5 Phút Lời Chúa ngày 20/12/2016

20/12/16 THỨ BA TUẦN 4 MV
Lc 1,26-38
Suy niệm: Mặc dù nhân quyền vốn là đề tài được bàn luận hằng ngày và ai vi phạm quyền này thì dễ bị người khác lên án, nhưng cứ coi mình có quyền này, quyền nọ mà bỏ qua việc vâng lời sẽ là một tai hoạ khôn lường. Cuộc sống xã hội chỉ vận hành được khi người ta cùng chấp nhận tuân thủ mệnh lệnh của một người trọng tài chung đứng bên trên tất cả. Vị trọng tài mà mọi người đều phải vâng lời đó là lương tâm, lề luật, lẽ phải, bề trên, và trên hết là chính Thiên Chúa vì mọi quyền bính trên đời này đều xuất phát từ Ngài. Vâng lời không phải là lệ thuộc, càng không phải là sự hạ nhục. Vâng lời không là nô lệ mà là cách thế giải phóng cho thứ tự do chủ nghĩa hàm hồ, và nếu lạm dụng tự do ấy sẽ gây nên nhiều chuyện trớ trêu trong xã hội và Giáo Hội.

Mời Bạn: Chuẩn bị mừng lễ Chúa giáng sinh, mời bạn chiêm ngắm “Đấng vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá”, và cũng chiêm ngắm Đức Ma-ri-a, “Đấng có phúc hơn mọi người nữ” vì đã tin và nói lời “Xin vâng”. Bạn kiểm điểm lại cuộc sống xem mình đã phản ứng, hành động ra sao khi được kêu gọi vâng lời.

Chia sẻ: Vì sao sự vâng lời – đặc biệt sự vâng lời của Đức Ma-ri-a, và của Chúa Giê-su – không làm phẩm giá bị hạ thấp mà trái lại được nâng cao ?

Sống Lời Chúa: Tập mau mắn nghe theo lời khuyên dạy của những người có trách nhiệm hướng dẫn bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết noi gương Mẹ Ma-ri-a: mau nghe và chóng làm theo Lời Chúa dạy bảo mỗi ngày khi con nghe đọc Sách Thánh.

Thư ĐGM Giáo phận Qui Nhơn xin cứu trợ các nạn nhân lũ lụt


Giáo phận Qui Nhơn gồm 3 tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, ở miền trung nước Việt Nam, nơi hằng năm thường xảy ra thiên tai như bão lũ và hạn hán mất mùa. Trong những ngày vừa qua, những trận mưa tầm tã đã liên tiếp đổ xuống trên 3 tỉnh của giáo phận, tạo nên một trận lũ lụt còn lớn hơn trận lũ năm 2013, nhận chìm nhiều diện tích của giáo phận trong biển nước, phần lớn tại các vùng quê nghèo, như mọi người đều có thể nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Daniel Maria Piras, từ thanh niên nghiện ngập trở thành tu sĩ Phanxicô

Daniel Maria Piras là một thầy dòng Phanxicô trẻ thuộc tỉnh dòng Umbria, nước Ý. Ơn gọi tu trì của thầy Daniel là câu chuyện được đánh dấu bởi đau khổ, đức tin và quyền năng của Thiên Chúa. Nó là câu chuyện của Tin Mừng: Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, đã sống lại. Người yêu tôi và trao ban chính Người cho tôi. Thầy Marie kể lại cuộc đời mình:

Tiếp nhận Chúa Giêsu là cộng tác vào công trình cứu chuộc

Khi tiếp nhận Chúa Giêsu và tìm theo Ngài mỗi ngày như Mẹ Maria, chúng ta có thể cộng tác vào chương trình cứu chuộc của Chúa đối với chúng ta và thế giới. Cử chỉ vâng lời và khiêm tốn của thánh Giuse dậy cho chúng ta biết luôn luôn tín thác nơi Thiên Chúa và để cho Chúa hướng dẫn cuộc sống. Chúng ta hãy tìm bước vào lễ Giáng Sinh đích thật của Chúa Giêsu để đón nhân ơn thánh của ngày lễ là ân huệ của tình yêu, lòng khiêm tốn và sự hiền dịu.

5 Phút Lời Chúa ngày 19/12/2016

19/12/16 THỨ HAI TUẦN 4 MV
Lc 1,5-25
Suy niệm: Ông Da-ca-ri-a cầu xin và Chúa đã nhậm lời. Thế nhưng khi Ngài hứa ban cho ông một người con trai theo lòng ước nguyện thì ông lại hoang mang, sợ hãi và đòi Chúa cho một dấu lạ. “Dựa vào đâu mà tôi biết được các điều ấy vì tôi đã già...”. Hoá ra, giữa lời cầu và niềm tin là một khoảng cách xa vời vợi: con người có thể cầu nguyện nhưng chưa hẳn đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa hoạch định chương trình của Ngài. Điệp khúc “Đừng sợ” xuất hiện 365 lần trong Kinh Thánh và hầu hết để gửi cho những người được coi là công chính, một lần nữa như gởi đến cho mỗi người chúng ta trong Mùa Vọng này.

Mời Bạn: Giữa biển đời trần gian, những phong ba bão tố của thất bại, mất mát, bệnh tật, thù oán và ghen tương... lắm phen làm cho bạn hoảng sợ, bạn có tìm đến Chúa để cầu nguyện và nội tâm của bạn đã thật sự được giải toả để ký thác hoàn toàn vào tình yêu Chúa chưa? Hay những lý luận và phân tích tự nhiên đã cản trở niềm tin của bạn? Cha Teilhard de Chardin ví đức tin như một cú nhảy: Tin là nhảy tới lao vào khoảng không mà biết rằng đó không phải là khỏang không hun hút bất tận, nhưng chắc chắn trong khoảng không ấy sẽ có bàn tay Thiên Chúa đón đỡ lấy mình!

Chia sẻ: Hiện tại, điều gì đang làm bạn sợ hãi? Chỉ trong niềm tin bất tận vào quyền năng Chúa, bạn mới được giải thoát. Hãy dành ít phút thinh lặng trong ngày để gặp gỡ Chúa.

Sống Lời Chúa: Năng tâm niệm: “Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chỉ trong Chúa con mới có BÌNH AN. Xin cho con ĐỨC TIN cứng cáp qua những cọ sát đau thương của phận người. Amen.

Vì lòng lành của Chúa, xin cha đừng về hưu. Thế giới đang cần cha.

Hình: Đức Phanxicô ở Công hòa Trung Phi tháng 11 năm 2015. Lần đầu tiên trong lịch sử, các hồng y châu Âu bị áp đảo bởi phần còn lại của thế giới trong Hồng y đoàn. Ảnh: Jérôme Delay / AP
Hôm nay Đức Phanxicô 80 tuổi, một tuổi mà các kẻ thù của ngài ở Vatican muốn ngài biến mất. Nhưng sứ điệp Tin Mừng lòng thương xót của ngài thiết yếu hơn bao giờ hết.