MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Hai người không còn giờ!

Chúng ta không có giờ để thổi đèn cầy mừng năm 2016, tôi có cảm tưởng như vậy. Thế giới đang tìm mọi giá để chấm dứt cuộc tàn sát ở Trung Đông, dập tắt nạn di dân của người Syria, chấm dứt việc tuyển quân khủng bố của lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng, sau đó thì đập tan những người hồi giáo cực đoan một lần cho xong, đó chỉ mới một cuộc xung đột này. Phải lặp lại chuyện này cả mấy chục lần trên khắp thế giới.

Còn Kim Jong-un nóng ruột muốn tất cả mọi người phải khuất phục Bắc Hàn, chưa bao giờ ông to miệng như bây giờ, ông nói mình đã có trong tay bom nhiệt hạch mạnh nhất để diệt kẻ thù. Người Trung Quốc thì chiếm Biển Đông, muốn đặt các nước trong vùng và Mỹ trước chuyện đã rồi.

Người Palestine thì muốn bứt ngõ cụt chuyện Israel chiếm đóng vùng đất của họ, đấm đây, đấm đó để thế giới đừng dửng dưng trước việc của mình. Người Burunda thì nóng ruột, muốn mau chóng đi ra khỏi cơn khủng hoảng đang tàn phá đất nước, nhưng con đường đi ra khỏi cơn khủng hoảng thì lại nằm sát bờ vực thẳng đứng, mà chỉ một bước trệch chân nhỏ là xuống hố!

Tôi cũng thấy có hai người phải vội vàng suốt năm: Đức Phanxicô và Barack, gọi thế cho thân mật. Người đầu tiên thì lớn tuổi, muốn Giáo hội Công giáo nhúc nhích một chút. Nhưng nhanh. Người thứ nhì bóc từng ngày lịch, chỉ còn đâu đó hơn ba trăm ngày cho nhiệm kỳ của mình. Ông thật sự không còn thì giờ để mất.

Obama, năm cuối cùng

Công việc của Tổng thống Obama thì thật không dễ chút nào. Thượng Viện, Hạ Viện vẫn nằm trong tay các đối thủ cộng hòa, các ứng viên tranh cử tổng thống thì xâu xé nhau, sẽ moi móc từng chút một trong các bài diễn văn để chỉ trích nhà cầm quyền.

Dù vậy, Tổng thống cũng muốn giải quyết các hồ sơ lớn để còn lấy điểm như huy chương cho di sản nhiệm kỳ của mình. Sẽ giải quyết một lần cho xong nhà tù giam quân khủng bố ở Guantanamo, một cái gai trong gót chân đạo đức của nước Mỹ. Rồi ông cũng phải hết sức hoàn thành đạo luật Đối tác Hòa bình, một hiệp ước lớn nhất chưa từng được thương thuyết.

Rồi thế giới cũng trông chờ ở ông để ông cật lực bảo vệ thỏa hiệp về khí hậu ở Paris, một chủ đề trên tất cả các chủ đề, xem như món quà ông tặng cho các thế hệ mai sau. Rồi ông cũng phải canh để cụ thể hóa thỏa hiệp chương trình bom nguyên tử của Iran, một thỏa hiệp mà nếu làm xong thì đó là một thành công ngoại giao lớn của ông.

Đức Phanxicô, người lạ kỳ

Công việc của Đức Phanxicô thì cũng không đơn giản. Hơi thổi mới cho Giáo hội của ngài sẽ tiếp tục đụng vào bức tường kháng cự của các giám mục bảo thủ. Thượng Hội Đồng Gia đình chấm dứt vào tháng 10 vừa qua cho thấy ngài có thái độ cởi mở với người đồng tính, với người ly dị tái hôn, nhưng thái độ cởi mở này có vẻ như không phải ai cũng đồng tình.

Ngài cũng muốn tăng gấp đôi nỗ lực, tôi cũng chỉ nhắc lại lời của ông John L. Allen, chủ biên trang mạng công giáo uy tín Crux. Đức Giáo hoàng cũng sẽ làm cho nhiều người sững sờ với các giám mục ngài chọn lên hàng hồng y. Bạn muốn thấy Đức Giáo hoàng thích gì thì bạn chỉ việc nhìn vào các tân hoàng tử này của Giáo hội.

Tất cả đều mang những dấu hiệu đáng kể, Đức Giáo hoàng vừa bước qua tuổi 79, cũng như ký giả Allen, những ai ở gần ngài đều thấy ngài càng ngày càng mệt mỏi, ngài bị đau lưng nặng. Không có gì thúc đẩy ngài làm việc nhanh cho bằng thấy mình bắt đầu không còn sức.

Câu nói nổi tiếng của hai người không còn giờ:

“Có những linh mục buồn bã, họ chuyển qua thành người thích sưu tầm đồ cổ hoặc chuộng cái mới. Xin anh chị em đừng bao giờ là người buồn: một kitô hữu không bao giờ được buồn!”
Đức Phanxicô ngày 28 tháng 3-2013 ở Đền thờ Thánh Phêrô.

“Tương lai thưởng cho những người đi tới đàng trước. Tôi không có thì giờ để tội nghiệp cho số phận của tôi. Tôi cũng không có thì giờ để phàn nàn. Tôi sẽ đi đến đàng trước.”
Tổng thống Obama ngày 24 tháng 9-2011 tại Washington.

Richard Latendresse (journaldemontreal.com) / Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)