MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Luật trợ giúp tự tử làm người già sợ hãi bệnh viện

Thủ tướng Canda nói về luật trợ giúp tự tử - AP
EDMONTON, ALBERTA - Bóng ma của sự trợ giúp tự tử làm cho các người già “sợ một tổ chức lẽ ra nếu phải sợ, thì đó là điều cuối cùng họ nên sợ, đó là bệnh viện.” Đức Tổng Giám mục Richard Smith của Edmonton nhận định như thế.

Trong một buổi nói chuyện tại nhà thờ Corpus Christi Đức Tổng Giám mục nói: “Nhưng cảm giác mạnh mẽ là ‘nếu tôi không thể tự nói, nếu tôi chỉ có một mình và không có người thân, họ sẽ giết tôi?’” Đó là câu hỏi xuất phát cách tự nhiên từ quyết định của Tòa án Tối cao hồi tháng 1 cho phép các vụ tự tử được trợ giúp bởi bác sĩ trong một số điều kiện nào đó. Đức Tổng Giám mục nói: “quyết đinh này lật ngược mối liên hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ, giữa bệnh nhân và bệnh viện, nó làm xói mòn niềm tin đáng ra phải có trong các mối liên hệ này.” Một loạt các buổi nói chuyện trên khắp Tổng Giáo Phận Edmonton đã thu hút đám đông lớn và đặt ra những câu hỏi sâu sắc về an tử và tự tử được bác sĩ hỗ trợ.

Trước đó, trong một buổi tiếp xúc với người lớn tuổi, Đức Tổng Giám mục Richard Smith đã nghe cảm tưởng của những người già trước áp lực không trở thành gánh nặng cho con cái và xã hội. Đức cha nói: “đó là nơi mà “quyền được chết” biến thành “nghĩa vụ phải chết”. Đức cha cho biết, trong những vùng pháp lý mà vấn đề tự tử với sự hổ trợ của bác sĩ đã trở thành hợp pháp, trong các lý do trả lời cho câu hỏi tại sao lại tìm đến tự tử, lý do để tránh đau đớn chỉ đứng ở cuối danh sách, trong khi lý do để không trở thành gánh nặng đứng hàng đầu.

Alicja Chandra, một tình nguyện viên ở trung tâm khủng hoảng thai nghén Edmonton cho biết là dễ dàng nhận thấy người ta quan tâm đến vấn đề tự tử được trợ giúp. Bà Chandra cũng lo lắng về những người trẻ: cách các gia đình bị phân xé khi áp lực của luật pháp đặt lên người ta ý tưởng “đừng là gánh nặng” cho con cái hay những người trẻ bị cám dỗ với viễn ảnh được thừa hưởng gia tài sớm: “Nó có thể xảy đến. Tôi không cần cha mẹ tôi nữa. Nếu họ chết sớm tôi sẽ được thừa hưởng gia tài.”

Đã đi đến gần cuối đương đời của mình, bà Chandra cho biết bà đã chủ động trong việc chuẩn bị di chúc và bảo đảm chắc chắn là gia đình của bà sẽ không chỉ bảo vệ quan điểm của bà nhưng cả giá trị của việc bảo vệ sự sống của bà. Bà hỏi: “ nếu sức khỏe thể lý của tôi không có hy vọng, tại sao không để Thiên Chúa can thiệp bất cứ khi nào Người muốn đưa tôi đi?” (CNS)

Hồng Thủy OP

(Nguồn: RadioVatican)