Suy nghĩ hậu-Brexit và sự phá sản chính trị và đạo đức của những Quốc gia Âu châu.
Thế nào là một Quốc gia đang suy sụp?
Một Quốc gia không thể nào bảo đảm được an toàn cho những người có quốc tịch mình vì họ không có phương tiện vật chất, tài chính và pháp luật để phạt và ngăn chặn những kẻ phạm tội.
Một Quốc gia không còn tìm cách để làm cho người dân tôn trọng luật trong một vài vùng thành thị và ngoại vi-thành thị, mà trên thực tế đó là những vùng xung đột mạnh như dưới thời Chế độ cũ.
Một Quốc gia không còn cổ động được cho việc làm, cho tình đoàn kết quốc gia, cho sự thịnh vượng vì rõ ràng nó đã bỏ việc cổ động cho việc làm nhân danh cạnh tranh, từ bỏ đoàn kết nhân danh mất điều hòa chung và từ bỏ thịnh vượng chung nhân danh luật thị trường, Quốc gia đó muốn rằng trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, có kẻ thắng người thua.
Một Quốc gia chính mình cắt đứt sự trao truyền những gì là văn hóa và căn tính quốc gia: ngôn ngữ, lịch sử, ký ức, văn hóa – nó san bằng kiểu tự đánh roi trước công chúng một cách có hệ thống.
Một Quốc gia từ bỏ thi hành các đặc quyền tối thượng của mình, có nghĩa là đóng vai trò của mình: độc quyền dùng bạo lực một cách hợp pháp để chống lại những người phạm tội và cổ động cho lợi ích chung để chống lại các lợi ích cá thể (vận động hành lang tài chánh và nghiệp đoàn, các tổ chức nghiệp đoàn công chúng, các kiểu cộng đoàn chủ trương ăn nói phải hợp lòng dân và thiếu ý thức công dân).
Chính trong bối cảnh của một Quốc gia đang suy sụp mà làn sóng người di dân đến hàng loạt, đó là những gia đình kitô hữu bị bách hại, những gia đình hồi giáo cũng bị bách hại và cả những người khủng bố trà trộn nhảy vào, những thanh niên trẻ mạnh cũng là những người di dân kinh tế, họ cố gắng hết sức, đôi khi họ phải để đàng sau cha me, vợ con mình để ra đi.
Như thế chúng ta có thể hiểu phản ứng phẫn nộ của những người Pháp – nhất là người công giáo – với ý tưởng là họ phải gánh làn sóng người di dân không rõ hành tung này vào một đất nước đã bị thất nghiệp, không an ninh, suy thoái, nghèo khổ và gần như không có viễn cảnh gì cho chính họ và cho con cái họ.
Sự phẫn nộ của họ đạt tới cao điểm khi những người được bầu có khuynh hướng tự do-vô chính phủ dạy cho họ bài học và đe dọa luân lý: các ký giả và tầng lớp chính trị gia, những người sát cánh nhau từ bao nhiêu năm nay. Theo nghĩa đen của chữ: người dân không còn trông ở những ký giả nổi tiếng, họ đã vào phe hay sống với các chính trị gia…
Nhưng vì đơn thuần lo lắng cho sự nhất quán và tính trung thực, người ta không thể nào gán cho Đức Phanxicô trách nhiệm của các vụ từ nhiệm liên tiếp nhau của những nhà cầm quyền chúng ta… từ bốn mươi năm nay.
Các chính trị gia cầm quyền không còn đóng vai trò của họ nhưng Đức Phanxicô, ngài đóng vai trò của ngài.
Điểm chung giữa Đức Giáo hoàng và các chính trị gia cầm quyền – ít nhất là về mặt lý thuyết – là họ phục vụ vì lợi ích chung, mỗi người ở tầm mức của mình: người thì ở tầm mức hoàn vũ, các người khác thì ở tầm mức quốc gia.
Trên quan điểm này, lẽ tự nhiên, Đức Giáo hoàng nhắc phải yêu thương người anh em mình, yêu thương người đang ở đó, đang ở trong tầm tay của chúng ta.
Yêu thương người anh em là yêu thương người mà Chúa đã đặt trên đường đi của chúng ta, chứ không phải người mà bỗng nhiên mình chọn. Yêu thương người anh em như Chúa yêu thương chúng ta, đó là yêu thương tha nhân không phải vì họ xứng đáng – tôi không xứng đáng tình yêu của Chúa – nhưng yêu thương tha nhân bởi vì họ đang thiếu thốn. Yêu thương tha nhân như Chúa yêu thương, đó là lấy sáng kiến yêu thương. Nếu không, đây không phải là tình yêu của Chúa, nhưng do cảm tính chúng ta và chúng ta không hành động thuận theo ý Chúa nhưng thuận theo ý chúng ta. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Kitô đã dạy chúng ta đọc “xin Nước Chúa trị đến” chứ không phải “xin ý tôi được trọn”. Hợp lẽ, Đức Phanxicô không thể nào làm khác hơn là lên tiếng những gì ở trọng tâm đức tin của chúng ta: một Thiên Chúa của tình yêu đòi chúng ta phải yêu thương người khác như Chúa đã yêu thương chúng ta.
Ngược lại, điều không bình thường là nước Pháp và các nước Âu châu đã tuyên bố đảm trách đặc quyền tối thượng của mình là kiểm soát biên giới, quyền tối thượng quốc gia là kiểm soát các làn sóng đi vào và có những chọn lựa thận trọng được sắp xếp vì lợi ích chung.
Nhưng các Quốc gia và tầng lớp chính trị gia đã không làm công việc của mình từ bốn mươi năm nay và đã dồn chúng ta vào những tình huống không thể chịu đựng được, đó không phải là lỗi của Đức Phanxicô! Ước mong tất cả những ai đã bầu cho hiệp ước Maastricht, cho dự thảo Hiến pháp châu Âu, cho đảng Xã hội, cho Liên hiệp Phong trào Bình dân, cho đảng Xanh, cho Trung tâm và các nghị viện bị mổ não bởi các vận động hành lang làm cho họ tỉnh thức lương tâm. Nhưng họ đừng bất lương đổ cho Đức Giáo hoàng trách nhiệm về các trọng tội riêng của họ!
Đức Giáo hoàng không được ủy nhiệm, cũng không có phương tiện để thế các chính trị gia từ nhiệm của chúng ta và các Quốc gia Âu châu suy sụp. Ngài cũng không được ủy nhiệm và cũng không có phương tiện để giải quyết các vấn đề gần đây của các nước Âu châu. Thật thất vọng nhưng cũng không phải mới: cách đây 2000 năm, Chúa Kitô cũng làm cho nhiều người Do Thái thất vọng khi Ngài nói, Nước Ngài không ở thế gian này. Đức Phanxicô, đồ đệ của Chúa cũng không thể hơn Thầy mình, Chúa Giêsu!
Và cũng là bình thường, không phải chỉ duy nhất, cũng không phải trước hết những chuyện mất quân bình nội bộ là do nguy cơ làn sóng người tị nạn gây ra. Trước nhất là vì mạng sống con người đang gặp nguy hiểm. Sau đó vì các người tị nạn là những nạn nhân đầu tiên của các tình trạng địa chính trị do sự thúc đẩy của Mỹ và các đồng minh Âu châu – ít nhất cũng đừng là chư hầu của họ – và người ta không thấy nhân danh gì cho các nước Âu châu này. Chúng tôi, chúng tôi chỉ là thành phần thứ nhì của nạn nhân. Chúng tôi không (hay chưa?) còn là những người than phiền họ. Vậy, ưu tiên của những ưu tiên.
Các làn sóng người di dân là kết quả của 15 năm của nền chính trị Mỹ ở Trung Đông, qua đó các chính quyền Âu châu chỉ đồng minh để có thể bán vũ khí, và để buôn bán với các đồng minh địa phương của Mỹ, mà cũng là những người ủng hộ và những người tiếp tay cho nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng: Ả Rập Saudi, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.
Rằng Đức Giáo hoàng xem số phận của những người tị nạn thì ít bi thảm hơn số phận của chúng ta, và số phận của họ thì ưu tiên hơn mọi trạng huống nào, thì không dễ chịu để nghe nhưng cũng bình thường. Ngày mà người Pháp và người Âu châu bỏ hết tất cả mọi sự sau lưng mình để cứu mạng sống mình, để di dân, dù một cách bất hợp pháp, qua Syria hay Irak, thì khi đó chúng ta sẽ ở thành phần thứ nhất. Nói vậy, tôi không chắc sự thay đổi thể loại này thật sự là một sự cổ động.
Dù ngài cho tình trạng khẩn cấp phải đặt lên hàng đầu và ưu tiên phải đi thẳng vào thảm kịch chứ không phải chỉ nhắm vào việc làm nhân đạo mà thôi, nhưng nhân đạo cũng là bình thường.
Dù ngài cho rằng, các quân bình nội bộ riêng, sự nhất quán riêng của chúng ta bị suy yếu, đối với chúng ta thật khó mà chấp nhận, nhưng không phải là bất hợp pháp.
Dù ngài cho rằng: dù giáo hoàng không phải là chủ tịch của một câu lạc bộ của các nước hậu hiện đại của cựu kitô nhưng là vị đại diện của Chúa Kitô cho toàn thế giới.
Cho toàn thế giới chứ không phải duy nhất cho tín hữu kitô. Có phải vì muốn loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới mà ưu tiên là bắt đầu bằng yêu thương những người mình muốn loan báo. Loan báo một Chúa của tình yêu mà không thể cung cấp một mẫu tình yêu thì không thuyết phục được ai. Các tín hữu kitô chỉ có thể loan báo Chúa Kitô: họ không có đóng góp nào mang đến. Họ còn phải loan báo theo phương cách tốt. Vì loan báo Chúa Kitô là loan báo Tin Mừng, chứ không phải ưu tiên là hoạt động cộng đoàn. Để làm khả tín cho tình yêu của Chúa đối với chúng ta, phải bắt đầu bằng chính mình, rọi sáng sự dịu dàng, lòng nhân hậu, lòng hy vọng mà Chúa thổi cho chúng ta.
Rằng, Đức Phanxicô cho rằng số phận của những nước Âu châu thì đáng mong muốn hơn số phận của những người di dân là chuyện bình thường. Ưu tiên là con người, vì chính con người mà Chúa Kitô đến để cứu. Chứ không phải các quốc gia. Các quốc gia đi qua và sẽ không sống lại, ngược với con người.
Một cách cụ thể chúng ta phải làm gì?
Một cách cụ thể, lần sau chúng ta sẽ bầu cho một đảng chủ trương bênh vực quyền tối thượng của một quốc gia, và chúng ta bầu cho họ, biết vì sao mình bầu, không hứng khởi cũng không bịt mũi.
Chính khi Quốc gia tái tạo được sự kiểm soát lãnh phận và biên giới của mình, thì nó mới có thể lọc giữa những người di dân, ai là người di dân thật, ai là người đi vì cơ hội và họ có thể ở lại nhà họ.
Để làm được vậy, Quốc gia phải tìm lại các dụng cụ lèo lái của mình, tìm các phương tiện để phân tích tình trạng, độc lập với các vận động hành lang ở Bruxelles, chung quanh các thể chế Âu châu, và trở thành những người đưa ra chỉ dẫn các chuẩn mực cho quốc gia.
Cho đến khi nào sự lưu động dòng vốn và nhân công – ít mê hoặc hơn là nói tự do đi và đến, nhưng đích thực hơn – được dựng lên thành giáo điều không thể xâm phạm mà Quốc gia và các nhà cầm quyền chưa bao giờ có được trong tay.
Chưa bao giờ người Pháp cũng như người Syria, sẽ có thể hy vọng sống lại, làm việc lại trong nước, dù đó chỉ là khát vọng của những người chỉ đơn giản muốn sống, sống một cách đơn giản. Sống và làm việc ở nước mình, đó là ước muốn tự nhiên của đa số, dù cho họ ở châu lục nào. Đó là một cái gì được ghi nhận chứ không phải bị cấm. Và không phải chỉ cho tín hữu kitô ở Trung Đông.
Ngược lại, di dân hàng loạt không phải là một hiện tượng tự nhiên: đôi khi là một vũ khí địa chính trị và thường là một hiện tượng được tổ chức có lợi của một thiểu số các lợi ích kinh tế. Đây là một hiện tượng có tổ chức nhưng không có lợi ích chung.
Ngày nay việc di dân hàng loạt dùng để cạnh tranh trên thị trường việc làm của những sắc dân thiều số sống bấp bênh và những người vô sản được nhập vào để đánh ván bài hạ thấp lương bổng. Đó là vì bà Angela Merkel trước tiên đã hài lòng khi nghe giới chủ nhân Đức – cần nhiều nhân công giá rẻ – nên trong thời gian đầu bà tuyên bố mở cửa biên giới của mình.
Sự nhập hàng loạt những người vô sản bị bứng gốc làm thiệt cho những sắc dân thiểu số có hoàn cảnh bấp bênh thì không dính gì đến tình yêu cho người anh em. Đó là một hình thức hiện đại của con người khai thác con người. Nó chỉ có lợi cho những người tổ chức việc buôn người vô nhân đạo này (các công ty lớn, các tổ chức mafia, các hiệp hội chống-kỳ thị được nhà nước trả lương) nhưng không có lợi cho ai khác, và chắc chắn không phải các nước gốc của những người di dân.
Sự ưu đãi siêu quốc gia chịu trách nhiệm một phần lớn trong sự xuống dốc của họ, vì người ta lấy cắp nguồn thực phẩm dồi dào của họ dưới cặp mắt hài lòng của các nhà cầm quyền của họ. Sự hài lòng của những người cầm quyền được bảo đảm, vì nó được định giá, định suất. Các ngân quỹ đổ vào nhân danh sự hợp tác và phát triển, rồi cuối cùng, một cách bất di bất dịch nạp vào túi các nhà độc tài “những người bạn của nước Pháp” hay “những người ủng hộ Phương Tây” và khách hàng của họ.
Hệ thống này là hệ thống người nghèo của nước giàu trả cho người giàu của nước nghèo là cái vòng thối nát cho việc di dân hàng loạt sẽ không bao giờ dứt. Vì đây chính là một hệ thống thối nát, hay, để dùng lại chữ của Đức Gioan-Phaolô II, là “cơ cấu của tội lỗi”. Quả vậy, làm sao một nước có thể hy vọng phát triển khi mỗi năm họ không còn những người trẻ nhất của mình, những người can đảm nhất và đôi khi là những người có học nhất, những người này tìm vận may ở nước Pháp, nghĩ rằng có thể tìm được cõi thần tiên chỉ có trong giấc mơ của họ?
Đó chính là điều mà Đức Phanxicô tố cáo khi ngài tố cáo chủ trương ích kỷ của những nước giàu, có nghĩa các chọn lựa địa-kinh tế vẫn tiếp tục được các nhà cầm quyền ưu tú của họ điều khiển. Tất cả các ông các bà chính trị gia, những người, mà qua xác quyết hoặc qua sự từ nhiệm của họ, đã phê chuẩn hay áp dụng các thỏa hiệp của Schengen, từ nay cấm Quốc gia Pháp quyết định ai có quyền đến ở trên đất của mình và ai phải đi, họ phải chịu trách nhiệm cho làn sóng không kiểm soát được của người di dân, tị nạn hay tị nạn kinh tế, vì chính họ đã lát đường đi và đã kết nối các bàn tay của các quốc gia.
Sự lên án này, ngài có lý để làm: ngài bảo vệ lợi ích chung ở tầm mức hoàn vũ.
Còn chúng ta thì phải nhất quán và bảo vệ lợi ích chung ở tầm mức quốc gia, bằng cách bầu cho một đảng quyết tâm bảo vệ quyền tối thượng quốc gia, sẽ cho phép, để cuối cùng, đề cập được đến vấn đề lợi ích chung trong khuôn khổ các biên giới của chúng ta.
Nhưng không được trách Đức Phanxicô là ngài không làm giùm cho chúng ta…
Louis Charles (aleteia.org) | Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
(Nguồn: phanxico.vn)