MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Bài suy niệm thứ 7: Chúa Giêsu thực sự chết

ARICCIA – Sáng ngày 09/03, cha Michelini đã trình bày bài suy niệm thứ 7 trong tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và giáo triều Roma với đề tài sự chết của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu thật sự chết

Trong bài suy niệm, cha Michelini mời gọi chiêm ngắm với lòng yêu mến sâu xa Chúa Kitô chịu đóng đinh. Cha nhấn mạnh đến cái chết của Đấng Mêsia theo Tin mừng thánh Mátthêu. Cha nói rõ ngay lập tức rằng đó là cái chết thật chứ không phải “giống như chết”: vì “không chỉ các môn đệ cố gắng để tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại và điều này là thật, nhưng việc Chúa sống lại là có thể vì Chúa đã thực sự chết.”

Các chi tiết miêu tả cái chết của Chúa Giêsu gây nên sự không thoải mái, nó quá tàn bạo, làm cho chúng ta nói rằng những điều khủng khiếp này là không thực. Nhưng mà những điều này đã được viết bởi vì chúng cho thấy nó đã xảy ra.

Cảm giác bị bỏ rơi và bị hiểu lầm

Cha Michelini phân tích cảm giác bị bỏ rơi mà Chúa Giêsu trải nghiệm trên thập giá - khi Ngài kêu lên: “Lạy Thiên Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con”. Cảm giác này thêm sâu sắc bởi sự không hiểu của những người đang chứng kiến cảnh tượng tàn nhẫn của cuộc Thương khó của Chúa Kitô.

Khi Chúa Giêsu kêu “Êli, Êli, lêmaxabácthani”, có người tin là Ngài kêu ngôn sứ Êlia. Nhưng ngôn sứ Êlia thì có thể làm gì để cứu Ngài? Đây là một sự hiểu lầm. Chúa Giêsu đang kêu cầu Chúa Cha. Nhưng Chúa Cha im lặng. Việc Chúa Cha không can thiệp là một yếu tố khác làm cả trình thuật về cái chết của Chúa Giêsu trở nên lúng túng. Cảm giác mà Chúa Giêsu đang sống, cảm giác bị Chúa Cha bỏ rơi là một sự thật và gây sốc, đến độ khó mà tưởng tượng được. Chúa Giêsu than van không phải vì cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi hay vì đau đớn, nhưng bởi vì sức lực thể lý của Ngài đang cạn dần. Cực hình cuối cùng đối với Chúa Giêsu là không được hiểu ngay cả từ Thánh giá, bị hiểu lầm. Khi có thể, Chúa Giêsu suy tư, hành động để giải thích và giải thích. Nhưng từ Thánh giá, Ngài không thể giải thích điều gì.

“Cách tự nhiên, chúng ta biết là Thánh giá giải thích tất cả. Nhưng Chúa Giêsu cũng không thể nói tại sao Ngài kêu cầu Chúa Cha mà không kêu cứu Êlia. Ngài chỉ có thể làm một điều, là phó thác vào Chúa Thánh Thần, bởi vì chính Chúa Thánh Thần giải thích điều mà Ngài không thể hiểu.

Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn: cử chỉ yêu thương, tha thứ tội lỗi

Cha Michelini nhắc đến tên lính lấy lưỡi đòng đâm cạnh sườn Chúa Giêsu. Khi ở Caphácnaum, một đại đội trưởng đã xin Chúa cứu chữa cho người con trai hay tên đầy tớ bị bệnh và Chúa đã không từ chối một cử chỉ của tình yêu. Lúc này, Chúa Giêsu bị chết vì một nhát đâm của tên lính. Nếu như Chúa Giêsu đã đáp lời cầu xin của viên đại đội trưởng ở Caphácnaum, giờ đây trên thập giá, Ngài chỉ có thể đưa cạnh sườn cho tên lính đâm và từ đó máu và nước chảy ra, để tha tội lỗi.

Các phụ nữ hiện diện ở chân Thánh giá

Theo thánh Mátthêu, có nhiều phụ nữ, trong số họ có Maria “mẹ của Giacôbê và Giôxép”. Nhiều người cho rằng bà Maria này là Mẹ Chúa Giêsu, đứng dưới chân Thập giá, như Tin mừng theo thánh Gioan.

Có thể là ở đây, thánh Mátthêu được cảm hứng từ thánh Gioan, muốn nói rằng người nữ đó, không được gọi là “Mẹ của Chúa”, nhưng là “Maria, mẹ của Giacôbê và Giôxép”. Vì Maria, Mẹ Chúa Giêsu, không còn đơn giản là Mẹ, và Chúa Giêsu không còn đơn giản là Con của Mẹ Maria. Như Mẹ Maria trong Tin mừng thánh Gioan, không chỉ còn đơn giản là Mẹ Chúa Giêsu, nhưng là mẹ của người môn đệ yêu dấu, và theo đó, là Mẹ của Giáo hội. Maria trong cuộc Thương khó theo thánh Mátthêu cũng thế, là mẹ của Giacôbê và Giôxép, nghĩa là mẹ của các anh em Chúa Giêsu, và theo đó, đối với chúng ta, đối với Tin mừng này, là Mẹ của Giáo hội.

Xét mình

Cha Michelini mời tự vấn, chúng ta có vì sự khép kín hay kiêu ngạo, mà không hiểu người khác, không phải vì những điều họ nói không rõ ràng, nhưng đơn giản vì chúng ta không muốn hiểu.

Cha mời gọi xét xem chúng ta có khiếm khuyết trong việc giao tiếp với người khác không và cha mời gọi sửa đổi tốt hơn, gia tăng sự khiêm nhường, xét xem chúng ta có thành công trong việc đón nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong sự bình thường hàng ngày hay trong cái nhìn của người khác. (RV 09/03/2017)

Hồng Thủy

(Nguồn: Radio Vatican)