“Hiện nay đức tin, đức cậy đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” (1Cor 13:13). Ba NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN TIN – CẬY – MẾN là xuất phát điểm và điểm quy hướng mọi cuộc sống Kitô hữu. Với BỘ TAM TÔNG THƯ của Người, – DEUS CARITAS EST (12.2005); SPE SALVE (11.2007) và CARITAS IN VERITATE (7.2009), nhất là Tông Thư gần đây nhất nầy, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã vạch ra những gì con người thiếu và cần, cũng chính là những nguyên nhân khiến con người bị tha hoá và xã hội đầy tràn bất công, bạo lực, sa đoạ. BẢY NGUYÊN TẮC của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo luôn bắt nguồn, triển khai, phân tích, xoay quanh trục ba nhân đức đồi thần và quy về ba nhân đức ấy.
Chúa Giêsu đã cứu người phụ nữ ngoại tình khỏi bị ném đá, đã ngồi ăn uống với những người thu thuế và gái điếm, đã nói chưyện với người đàn bà Samaria tại giếng nước và đã chữa lành những người bệnh tật và những kẻ tội lỗi.Người hứa ra hình phạt nghiêm khắc nhất cho những ai ơ hờ với số phận của người nghèo.
“Hãy xéo khỏi Ta, các ngươi, những kẻ bị chúc dữ, mà vào lửa đời đời đã dọn sẵn cho ma qủy và những kẻ theo chúng, vì xưa Ta đói, các người đã không cho Ta ăn;Ta khát, các ngươi đã không cho Ta uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp đón Ta; Ta mình trần, các ngươi không cho Ta mặc; Ta đau ốm và bị tù đày, các ngươi không hề chăm nom viếng thăm”. Bấy giờ họ sẽ thưa lại và nói: "Lạy Chúa, có khi nào chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ, trần truồng hoặc ốm đau, tù đày, mà chúng con lại không chăm sóc chu đáo chứ?”. Người sẽ trả lời với chúng: "Quả thật, ta bảo các ngươi, những gì các ngươi đã không làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất, tức là các ngươi đã không làm cho Ta”. Và những kẻ nầy sẽ chịu hình phạt đời đời, còn những người công chính ngay lành sẽ được hưởng sự sống đời đời. (Mt 25, 41 – 45)
Kitô hữu qua các thời kỳ đã cố gắng noi gương và làm theo Lời Chúa Giêsu, để tâm suy nghĩ và thực hành những lời đó trong những môi trường xã hội khác hẳn với Palestine ngày xưa. Học thuyết xã hội Công giáo là một con đẻ của nỗ lực đó. Một số những giáo huấn của Giáo Hội Công giáo rất rõ ràng và tương đối dễ diễn tả vận dụng. Chúng ta tin vào Thiên Chúa.Chúng ta tin vào Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là người thật. Chúng ta tin vào bảy Bí tích và sự bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng. Đàng khác, giáo huấn xã hội Công giáo rất khó tóm tắt được gọn gàng như thế.
Những tín hữu Công giáo thiện chí sẽ không đồng ý về ý nghĩa của giáo huấn xã hội Công giáo và nhất là về cách thức áp dụng nó trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Hơn nữa, có một sự triển khai học thuyết về những vấn đề xã hội, như người ta nhìn thấy trong các tông thư của nhiều vị Giáo Tông khác nhau, từ Đức Giáo Hoàng Lêô XIII với hiến chương tư duy xã hội Công giáo, RERUM NOVARUM (Tân Sự), qua Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII với tông thư PACEM IN TERRIS (Hoà Bình nơi Trần Thế) và Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II với tông thư CENTESIMUS ANNUS (Năm Thứ Một Trăm), cho đến phần thứ hai của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI với DEUS CARITAS EST (Thiên Chúa là tình yêu). Giáo huấn xã hội Công giáo thì phức tạp, được nối liền với sự tiến hoá của các điều kiện xã hội và đà sâu sự hiểu biết cả về côngt rình của thiên Chúa trong lịch sử lẫn những nguyên tắc đạo đức học. Tuy vậy, sự phức tạp nầy có thể tóm tắt lại trong bảy nguyên tắc chủ chốt của giáo huấn xã hội Công giáo.[bài nầy viết 19.01.2009, chưa có TT Caritas in Veritate]
I. TÔN TRỌNG CON NGƯỜI
Nền tảng tư duy xã hội Công giáo là sự hiểu biết thích đáng về giá trị của con người. Theo từ ngữ của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, nền tảng học thuyết xã hội Công giáo “là một cái nhìn đúng đắn về con người và về giá trị độc nhất của con người, bởi vì là ‘con người….là tạo vật duy nhất trên trần gian mà Thiên Chúa muốn vì chính nó’.Thiên Chúa đã in hình ảnh Người và sự giống như Người lên con người ( x. St 1, 26), ban cho con người một phẩm già vô song” (C.Annus, 11). Trong một ý nghĩa nào đó, tất cả những giáo huấn xã hội Công giáo làm cho những hàm ý đạo đức của một sự hiểu biết thích đáng về phẩm giá con người ăn khớp với nhau.
Khái niệm “nhân quyền” đã được các Giáo Hoàng chọn để truyền đạt rằng mỗi người và mọi người, với tư cách là con cái Chúa, có những sự miễn nhiễm khỏi sự dữ do tha nhân gây ra và đáng hưởng những loại đối xử nhất định. Đặc biệt, Giáo Hội đã mạnh mẽ trong việc bênh vực quyền được sống của mọi sinh linh vô tội, từ khi được thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. Sự chống lại nạo phá thai và an tử hình thành nền tảng cần thiết cho sự tôn trọng phẩm giá con người trong các lãnh vực khác như là giáo dục, đói nghèo và di dân.
Căn cứ trên quyền căn bản được sống nầy, các sinh linh cũng được hưởng những quyền khác. Trong việc ấy, Giáo Hội hoà cùng những tiếng khác trong việc công bố phẩm giá con người và những quyền căn bản của con người. Tuy nhiên, sự đồng thuận bên ngoài nầy lại che dấu những bất đồng rất nghiêm trọng về bản chất và tầm mức những quyến nầy. Một trong những khía cạnh bị tranh cãi nhất trong những lãnh vực nầy trong nền văn hoá hiện tại, đó là sự hiểu biết về gia đình.
II. CỔ VŨ GIA ĐÌNH
Con người không chỉ đơn thuần là một cá thể, mà còn là một thành viên của một cộng đoàn. Không thừa nhận khía cạnh cộng đoàn nầy sẽ dẫn tới một chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Một sự hiểu biết đầy đủ về con người phải xem xét đến những khía cạnh xã hội cá nhân nầy. Cái cần xem xét đầu tiên về vấn đề xã hội, theo thứ tự và tầm quan trọng, là Gia Đình. Đó là đơn vị căn bản của xã hội. Nó có trước và trong một ý nghĩa nào đó, vượt trên tất cả mọi đoàn hội khác trong lòng một cộng đồng. Học thuyết xã hội Công giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của Gia Đình, nhất là tầm quan trọng trong việc cổ vũ những hôn nhân bền vững, nơi con cái được đón nhận và dạy dỗ.
Mạng lưới xã hội rộng lớn hơn nầy đóng một vai trò quan trọng trong việc cổ vũ gia đình. Đặc biệt, Giáo Hội đã nói về một “tiền công gia đình” qua đó người gánh vác gia đình có thể chu cáp thoả đáng người phối ngẫu và con cái mình. Những điều kiện xã hội hoặc góp phần vào ổn định hoặc làm cho gia đình bất ổn. Những điều kiện gây bất ổn gồm những giờ làm việc bắt buộc kéo dài một cách bất hợp lý, một “nền văn hoá xã hội” độc hại bôi nhọ sự chung thủy, việc hủy bỏ theo luật pháp định nghĩa của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và một hệ thống thuế quá đáng.
III. BẢO VỆ QUYỀN TƯ HỮU
Giáo huấn xã hội Công giáo từ RERUM NOVARUM (1891) của Đức Lệô XIII, qua đến CENTESIMUS ANNUS (1991) của Đức Gioan-Phaolô II đã bênh vực quyền tư hữu chống lại khẳng định theo đó nhà nước nên sở hữu tất cả mọi sự. Trước đó rất lâu, Thánh Tôma Akinô – mà những gì Ngài viết đều có tầm quan trọng lớn lao trong việc hiểu biết các nền tảng của học thuyết xã hội Công giáo, - đã đưa ra ba lý do vì sao tài sản tư hữu lại cần thiết cho sự triển nở của con người: một là, vì mọi người thường thận trọng hơn trong việc cung cấp cho mình những gì để cho riêng mình, hơn là những gì chung cho nhiều người hoặc chung cho hết mọi người, bởi vì ai cũng muốn tránh né công việc nặng nhọc và để cho người khác những gì liên quan đến cộng đồng, như xảy ra ở nơi có đông các người giúp việc. Hai là, bởi vì những công việc của con người sẽ được quản lý một cách trật tự hơn, nếu mỗi người được giao phụ trách một điều nào đó đặc biệt, trong khi sẽ lộn xộn nếu mọi người cùng lo một việc không được xác định rõ ràng. Ba là, bởi vì sẽ bảo đảm tình trạng hài hoà hơn cho con người, nếu như mỗi người hài lòng với công việc của riêng mình. Vì thế phải để ý là những tranh cãi thường xảy ra hơn ở nơi nào không có sự phân chia những điều có được (Summa Theologiae, II – II, 66, 2)
Thêm vào các lý do nầy, tài sản tư hữu cũng góp phần vào việc bảo đảm tự do của con người. Khả năng hành động tự do của một con người bị đe doạ lớn lao, nếu người đó không được phép sở hữu một điều gì. Quả thật, không được sở hữu bất cứ loại nào, thì một con người có thể bị biến thành một loại chế độ nô lệ, trong đó lao động không được thưởng công và nói chống lại việc nhà nước thực thi quyền bính sẽ chịu nguy hiểm lớn lao.
Tuy vậy, quyền tư hữu không phải là không có điều kiện. Một người nào đó lại có thể lấy đi một cách hợp pháp những gì là tài sản người khác dùng để tồn tại sao? Câu hỏi nầy đã được đặt ra một cách xúc động trong [cuốn tiểu thuyết] Những Kẻ Khốn Cùng [của Victor hugo.BTGH]. Có phải Jean Valjean, người đã ăn trộm bánh mì để nuôi sống gia đình đang chết đói của ông, đáng bị trừng phạt chăng? Câu trả lời của Thánh Tôma là không. Trong trường hợp không có cách nào khác để bảo đảm những nhu cầu chính yếu cho sự tồn tại của con người, thì việc lấy những thứ đó từ những người đang có dồi dào sẽ không có lỗi, bởi vì những nhu cầu căn bản ấy thuộc về họ với tư cách là những con người, một cách hợp pháp.
Để cho chắc hắn, Thánh Tôma nói về trường hợp “nhu cầu thiết yếu” – không phải trường hợp ‘muốn”. Vấn đề ở đây là những tình huống có nạn đói hoặc thảm hoạ, lúc mà sự sống con người gặp hiểm nguy, nếu thiếu những nhu cầu căn bản như lương thực, nhà ở, y phục. Những nhu cầu cấp thiết nầy không bao gồm các DVD, CD hoặc TV, bất kể lòng tham muốn lớn đến đâu. Ngoài ra, không ai được lấy những nhu cầu thiết yếu nếu chúng có thể được cung cấp qua chính công việc lao động của chính mình hoặc qua sự trợ giúp tự nguyện của những người khác, dù đó là các cơ quan từ thiện của chính phủ hoặc của tư nhân.
Học thuyết xã hội Công giáo cũng lưu ý rằng tài sản tư hữu có thể trở thành một thứ thần tượng, dẫn con người đến chỗ đánh giá mục đích và ý nghĩa cuộc sống con người đơn thuần bằng tiền bạc vất chất. Quyền tư hữu cũng mang theo nó những trách nhiệm, nhất là trách nhiệm chăm nom và cổ vũ công ích.
IV. LAO ĐỘNG VÌ CÔNG ÍCH
Đức giáo hoàng Gioan XXIII đã định nghĩa công ích như là “tổng thể những điều kiện xã hội cho phép cả những nhóm lẫn các cá thể, đạt tới sự thành toàn trọn vẹn hơn và dễ dàng hơn” (Pacem in Terris, 55). Thiện ích nầy là chung bởi vì với tư cách là cộng đồng, chứ không đơn thuần như là những cá thể biệt lập, mà người ta có thể được hưởng, thực hiện và phổ biến rộng ra thiện ích nầy. Tất cả mọi người đều buộc phải làm việc để làm cho công ích nầy ngày càng trở nên một thực tế lớn hơn và lớn hơn mãi.
Thỉnh thoảng công ích bị hiểu sai là chỉ muốn nói về những ước ao hoặc những lợi ich của đám đông. Nhưng công ích, như Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II lưu ý, ”không chỉ đơn thuần là tổng số những ích lợi riêng biệt, nhưng đúng ra nó bao hàm một sự đánh giá và mở rộng những lợi ích nầy trên cở sở một hệ thống cấp bậc quân bình các giá trị; cuối cùng, nó đòi hỏi một sự hiểu biết thấu đáo nhân phẩm và nhân quyền” (Centesimus Annus, 47). Công ích, nói cách khác, không đơn thuần là những gì người ta muốn xảy ra, nhưng là những gì sẽ có thể thật sự tốt đẹp cho con người, những điều kiện xã hội giúp cho con người được phát triển.
Sự phát triển của con người muôn hình vạn trạng, vì sinh linh tự nó có rất nhiều chiều kích. Sự thành toàn con người gồm có chiều kích thể lý về hạnh phúc sức khoẻ và tâm lý. Nếu một quốc gia không có đủ nước uống tinh khiết, lương thực bổ dưỡng và một môi trường tương đối không ô nhiễm, thì con người không thể thực hiện đầy đủ khả năng tiềm ẩn trọn vẹn của họ. Ngoài ra, sự phát triển của con người còn có một chiều kích trí tuệ có thể được trợ giúp nếu có được nhiều cơ hội về giáo dục, nhưng sẽ bị ngăn trở nếu như thiếu cái đó. Cuối cùng, mỗi người trong chúng ta mang trong mình một chiều kích đạo đức hoặc luân lý vốn sẽ bị mất tác dụng nếu không tránh thói xấu và rèn luyện nhân đức. Công ích bao gồm tất cả những yếu tố nầy. Đánh mất bất cứ yếu tố nào trong số các yếu tố nầy, sẽ cản trở việc chúng ta tìm cách để thành toàn bản thân.
Tuy nhiên, công ích dù quan trọng đến mấy, cũng không phải là thiện ích lớn nhất. Sự thành toàn tối hậu của mọi người chỉ có thể tìm thấy nơi Thiên Chúa, nhưng công ích giúp những nhóm người và những cá thể đạt đến được thiện ích tối hậu nầy. Do đó, nếu các điều kiện xã hội đến mức làm cho con người bị ngăn cấm hoặc bị cản trở khả năng yêu mến Thiên Chúa và người lân cận, thì công ích đã không được thực hiện.
Tham dự và liên đới là hai nguyên tắc căn bản khác của tư duy xã hội Công giáo. Sự tham gia được Bản Trích Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội định nghĩa như khi một [hoặc các] công dân hoặc với danh nghĩa cá nhân hoặc liên hệ với những người khác, trực tiếp hoặc được đại diện, góp phần vào đời sống văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội của cộng đồng dân sự mà người đó thuộc về. Sự tham dự là một bổn phận mà mọi người phải chu toàn một cách ý thức, với tinh thần trách nhiệm và với cái nhìn hướng về công ích (189).
Liên đới, một chủ đề thường gặp nhất là trong các tác phẩm của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, không chỉ là một cảm giác về lòng trắc ẩn mơ hồ hoặc là nỗi đau buồn hời hợt về những điều bất hạnh của biết bao người, ở gần cũng như ở xa. Trái lại, đó là một sự xác định chắc chắn và kiên trì cam kết hành động vì công ích, nghĩa là vì thiện ích của tất cả moị người cũng như của mỗi cá thể, bởi vì tất cả chúng ta thật sự có trách nhiệm với hết mọi người (Sollicitudo Rei Socialis, 38) [Thông điệp “Quan Tâm Vấn Đề Xã Hội”, Đức Gioan-Phaolô II]
V. TUÂN GIỮ NGUYÊN LÝ BỔ TRỢ
Một số nhà tư tưởng Kitô giáo hình dung nhà nước hoặc chính phủ như là được lập nên chỉ để trấn áp những mơ ước xầu và những kẻ xấu. Trong tư duy Công giáo, chính quyền cũng có một vai trò tích cực hơn, cụ thể là để giúp bảo đảm công ích. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II diễn đạt điểm nầy như sau:
Nhiệm vụ của nhà nước là chuẩn bị mọi thứ để bảo vệ và duy trì những công ích như là những môi trường tự nhiên và con người, vốn không thể được bảo vệ đơn thuần bằng những sức mạnh thị trường. Hoàn toàn như thời kỳ chủ nghĩa tư bản sơ khai, nhà nước có bổn phận phải bênh vực những quyền căn bản của các người lao động, trong khi ngày nay, với chủ nghĩa tư bản mới, nhà nước và tổng thể của xã hội có bổn phận phải bảo vệ những công ích, – giữa những điều khác, – cấu thành cái khung chính cho việc theo đuổi những mục tiêu cá nhân của họ từ phía mỗi cá thể (Centesimus Annus 40).
Chính quyền có nhiều chức năng cần thiết và không thể thiếu để giữ, những vai trò vốn không thể hoàn tất được bởi những cá thể hành động một mình hoặc ngay cả hành động với những nhóm nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, các quốc gia và các chính phủ thường vượt quá vai trò hợp pháp của họ và xâm phạm đến những cá thể và các nhóm trong xã hội, nhằm thống trị hơn là để phục vụ. Đề chống lại xu hướng nầy, tư duy xã hội Công giáo nhấn mạnh đến nguyên tắc bổ trợ. Những người ngoài Công giáo cũng đã khám phá ra nguyên tắc nầy. Abraham Lincoln đã viết:” Mục tiêu hợp pháp của chính phủ là làm cho một cộng đồng dân chúng bất cứ những gì họ đã phải làm, nhưng không thể làm hoặc không thể làm tốt như thế, cho chính họ – và theo những khả năng riêng từng cá thể của họ”. Chính phủ phải nhỏ nhất có thể, nhưng cũng phải lớn nhất khi cần để hoàn thành bất cứ những gì cần được hoàn thành mà không còn cách nào khác để có thể hoàn tất. Phòng thủ quốc gia, hợp tác liên quốc gia và những hiệp ước với các quốc gia khác là những ví dụ hiển nhiên về những vấn đề được chính phủ liên bang thực hiện một cách thích đáng. Việc quản lý hệ thống luật hình sự là một ví dụ khác về một vấn đề gắn liền với chính phủ một cách thích hợp.
Mặt khác, chính phủ không được can thiệp nhằm cố gắng giảm nhẹ tất cả mọi vấn đề. Một nhà nước quá chăm nom hoặc ‘như vú em”, bảo đảm an toàn từ lúc chào đời cho đến chết và cố cung cấp mọi nhu cầu con người, sẽ bành trướng nhà nước nầy vượt qua tầm với riêng của nó và vi phạm nguyên tắc bỗ trợ nầy. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II giải thích như sau:
Những trục trặc và khiếm khuyết trong nhà nước trợ giúp xã hội nầy, là kết quả của một sự hiểu sai về những trách nhiệm riêng của nhà nước. Ở đây nữa, nguyên tắc bỗ trợ nầy phải được tôn trọng: một cộng động cấp cao hơn không được can thiệp vào đời sống bên trong của một cộng đồng cấp thấp hơn, với việc lấy đi của cộng đồng nầy những chức năng của họ, nhưng đúng ra là phải nâng đỡ họ trong trường hợp cần và góp phần vào việc phối hợp hoạt động của nó với những hoạt động của phần xã hội còn lại, luôn vì công ích (Centesimus Annus, 48).
Sự với quá xa nầy của nhà nước dẫn tới những tình hình vừa không có hiệu quả, lại vừa bất lợi cho hạnh phúc con người. Bằng việc can thiệp trực tiếp và lấy đi của xã hội trách nhiệm của nó, quốc gia trợ giúp xã hội (hay ‘kiểu vú em) dẫn tới một sự mất mát năng lượng con người và một sự gia tăng bất thường các cơ quan công bị chi phối bởi những kiểu mẫu tư duy quan liêu hơn là vì sự quan tâm phuỵc vụ các khách hàng của họ và kèm theo đó là tăng thêm những khoản chi tiêu khổng lồ.
Trên thực tế, dường như các nhu cầu được hiểu và được thoả mãn tốt nhất bởi những người gần gũi họ hơn và hành động với tư cách là những người lân cận với những ai đang thiếu thốn (Centesimus Annus, 48)
Khi nào thì nhà nước nên can thiệp và khi nào thì quyền lực chính phủ nên được kìm chế? Những câu hỏi như thế rất khó để trả lời bên ngoài tình huống cụ thể, vì chúng tùy thuộc những phán đoán thận trọng về những tình hình đặc biệt. Những người thiện chí, bao gồm cả các tín hữu Công giáo đang cố gắng đưa vào áp dụng Học thuyết xã hội Công giáo, có thể không đồng ý một cách hợp pháp để biết một văn bản luật hoặc sư can thiệp của chính phủ có cần thiết có bảo đảm sẽ làm nhẹ một vấn nạn xã hội hay không.
Nhiều vấn đề xã hội, như là “Có nên trao cho người dân phúc lợi nầy trong tình hình đặc biệt nầy chăng?”, không thừa nhận một giải đáp có thể sẽ trói buộc người Công giáo. Tuy nhiên, tất cả những người Công giáo buộc phải làm việc để tìm ra những giải pháp cho các vấn nạn xã hội đương thời dưới ánh sáng Phúc Âm và sự khôn ngoan thực tiễn tốt nhất của họ.
VI. TÔN TRỌNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Theo sách Sáng Thế, Thiên Chúa không chỉ tạo dựng con người, mà còn đặt con người vào công việc đặt tên cho các con vật và coi sóc khu vườn. Rõ ràng là nhiệm vụ nầy không được trao cho Adam, bởi vì Thiên Chúa đã quá mệt nhọc để hoàn tất công việc nầy. Đúng hơn, lao động của con người tham dự vào cũng như phản ảnh sự chăm nom vũ trụ đầy tính sáng tạo và quan phòng của Thiên Chúa. Ngay cả trước khi sa ngã, con người được tạo nên để canh tác và giữ Vườn Địa Đàng nầy, để bắt chước công việc của Thiên Chúa trong việc sáng tạo qua lao động của con người. Sau khi con người sa ngã, lao động vừa trở thành một nhiệm vụ nặng nhọc, nhưng vẫn vừa tiếp tục là thành phần ơn gọi con người từ Thiên Chúa. Mọi lao động lương thiện đều có thể được thánh hoá, được dâng cho Thiên Chúa và đưộc nên thánh qua những ý chỉ của người lao động và sự xuất sắc của công việc được hoàn tất.
Ngoài ra, người lao động không chỉ là những con ong mật, những phương tiện cho sản xuất tư bản của các ông chủ, nhưng phải được tôn trọng và đồng ý tạo cơ hội thành lập những công đoàn để bảo đảm một sự đền bù đúng đắn theo tập thể. Trong tư duy Công giáo, quyền lập đoàn hội là một quyền tự nhiên của con người, do vậy quyền nầy đi trước sự hội nhập của con người vào xã hội chính trị. Quả thật, việc thành lập các công đoàn “không thể bị nhà nước ngăn cấm”, bởi vì – như Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II lưu ý: “Nhà nước có bổn phận phải bảo vệ các quyền tự nhiên, chứ không được hủy diệt chúng, và nếu nhà nước cấm công dân mình thành lập các đoàn hội, nó mâu thuẫn chính nguyên lý tồn tại của riêng nó” (Centesimus Annus, 7). Giáo Hội là phương tiện để giúp các thợ thuyến thành lập những công đoàn nhằm đấu tranh chống lại những sự quá đáng của công nghiệp hoá.
VII. THEO ĐUỔI HOÀ BÌNH VÀ CHĂM NOM NGƯỜI NGHÈO
Hòa bình không chỉ là vắng bóng xung đột bạo lực. Hoà Bình theo lời của Thánh Augustin, là sự ‘yên tĩnh của trật tự’. Chiến tranh giữa các quốc gia có những lúc cần đến – nhưng chỉ trong mục đích duy nhất là để vãn hồi hoà bình. Giáo Hội Công gitự học, ít nhất là từ thời Thánh Augustinô, đã tán thành” lý thuyết chiến tranh chính đáng”. Chủ nghĩa hoà bình bác bỏ thẳng thừng chiến tranh như là sự dữ xét về mặt đạo đức luân lý vì những lý do khác nhau, có những lý do có tính chất trần tục (bạo lực sinh ra bạo lực), có những lý do mang tính tôn giáo (Chúa Giêsu đã hành động bất bạo lực). Chủ nghĩa hiện thực, trong bối cảnh đạo đức học của chiến tranh, cho rằng chiến tranh không có bất cứ luật lệ nào, ngoài sự sống sót của người mạnh nhất. Thuyết chiến tranh chính nghĩa là một cái nằm giữa hai cực đoan là chủ nghĩa hoà bình và chủ nghĩa hiện thực, một tính chất nằm giữa được đa số các chính phủ đương thời theo và yêu cầu. Như được xướng lên trong cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, những tiêu chí cho một cuộc chiến chính nghĩa bao gồm:
Những thiệt hại do kẻ gây hấn gây nên cho đất nước hoặc cộng đồng các quốc gia phải kéo dài, nghiêm trọng và chắc chắn; tất cả những phương tiện khác để kết thúc thiệt hại đó phải được chứng tỏ là không thực tế và không hiệu quả. Phải có những viễn cảnh nghiêm túc về thành công; việc sử dụng vũ khí phải không được sản sinh những điều xấu và hỗn loạn lớn hơn là sự dữ phải bị loại bỏ. Sức mạnh của các phương tiện hủy diệt hiện đại đè rất nặng lên sự đánh giá điều kiện nầy. Đó là những yếu tố truyền thống được kể ra trong cái gọi là học thuyết ‘chiến tranh chính nghĩa’. Dự đánh giá những điều kiện về tính chất hợp pháp đạo đức luân lý thuộc về sự phán xét khôn ngoan của những kẻ có trách nhiệm đối với công ích” (GL.HT.CG 2309)
Những thảo luận gần đây đề cập đến vấn đề để biết liệu một cuộc chiến “tay trên, đi trước”, một cuộc chiến tung ra nhằm ngăn ngừa bị tấn công, có thể được biện minh theo giáo huấn chiến tranh chính nghĩa truyền thống chăng? Những thảo luận khác muốn đặt vấn đề, liệu với công nghệ ngày nay, có thể có một cuộc chiến chính nghĩa chăng?
Những vấn đề nầy vẫn còn đó, sự kiện vẫn là hoà bình bao hàm một sự tạo trật tự xã hội đúng đắn. Trật tự xã hội đúng đắn nầy cũng bao gồm sự quan tâm đối với người nghèo. Không phải chỉ những tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hành động cá thể, mà cà những chính sách xã hội khôn ngoan cũng cần thiết cho một sự tạo trật tự xã hội đúng đắn, những chính sách xã hội vốn phải tính đến hiệu quả có thể trên người nghèo.
Như đã chỉ ra, học thuyết xã hội Công giáo không nói chính xác điều nầy phải được thực hiện thế nào trong mỗi xã hội. Có thể là hành động xã hội năng nổ qua sự can thiệp của chính sách chính phủ là cần thiết. Có thể là những sáng kiến riêng tư và tự nguyện của những tổ chức dòng tu (chẳng hạn Dòng Vinh Sơn Phaolô) và những tổ chức thế tục (như là Con Đường Thống Nhất) nên diễn ra. Có thể là việc kinh doanh phải bị luật pháp khuất phục hoộc tư nguyện theo các chính sách trợ giúp người nghèo. Có thể là các gia đình và các cá nhân phải đảm nhận trách nhiệm nầy. Rất có thể một sự phối hợp các sáng kiến của chính quyền, của xã hội và tôn giáo và của các cá nhân lại được cần đến. Cái gì chính xác sẽ giúp đỡ người nghèo (và xã hội nói chung) không phải khi nào cũng rõ ràng trong mọi tình huống, nhưng mỗi tín hữu Cơng giáo có bổn phận phải suy nghĩ nghiêm túc và hành động có mục đích để giúp đỡ những ai đang đau khổ quanh họ và trên thế giới.
Bảy nguyên lý nầy – tóm lược một số trong những điều chính yếu của học thuyết xã hội Công giáo từ Đức Lêô XIII qua Đức Biển-Đức XVI. Tuy vậy, ở trung tâm học thuyết xã hội Công giáo là một cái gì đó vừa đơn giản lại vừa cao cả: một nỗ lực để thực hiện những hành vi và lời dạy của Chúa Giêsu luôn đúng thực ngaỳ nay, để biến đổi và cải thiện đời sống xã hội cho mọi dân tộc dưới ánh sáng của Tin Mừng.
Nguồn: Christopher Kaczor, Ph.D., CatholicCulture.org
Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ và giới thiệu.
Chúa Giêsu đã cứu người phụ nữ ngoại tình khỏi bị ném đá, đã ngồi ăn uống với những người thu thuế và gái điếm, đã nói chưyện với người đàn bà Samaria tại giếng nước và đã chữa lành những người bệnh tật và những kẻ tội lỗi.Người hứa ra hình phạt nghiêm khắc nhất cho những ai ơ hờ với số phận của người nghèo.
“Hãy xéo khỏi Ta, các ngươi, những kẻ bị chúc dữ, mà vào lửa đời đời đã dọn sẵn cho ma qủy và những kẻ theo chúng, vì xưa Ta đói, các người đã không cho Ta ăn;Ta khát, các ngươi đã không cho Ta uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp đón Ta; Ta mình trần, các ngươi không cho Ta mặc; Ta đau ốm và bị tù đày, các ngươi không hề chăm nom viếng thăm”. Bấy giờ họ sẽ thưa lại và nói: "Lạy Chúa, có khi nào chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ, trần truồng hoặc ốm đau, tù đày, mà chúng con lại không chăm sóc chu đáo chứ?”. Người sẽ trả lời với chúng: "Quả thật, ta bảo các ngươi, những gì các ngươi đã không làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất, tức là các ngươi đã không làm cho Ta”. Và những kẻ nầy sẽ chịu hình phạt đời đời, còn những người công chính ngay lành sẽ được hưởng sự sống đời đời. (Mt 25, 41 – 45)
Kitô hữu qua các thời kỳ đã cố gắng noi gương và làm theo Lời Chúa Giêsu, để tâm suy nghĩ và thực hành những lời đó trong những môi trường xã hội khác hẳn với Palestine ngày xưa. Học thuyết xã hội Công giáo là một con đẻ của nỗ lực đó. Một số những giáo huấn của Giáo Hội Công giáo rất rõ ràng và tương đối dễ diễn tả vận dụng. Chúng ta tin vào Thiên Chúa.Chúng ta tin vào Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là người thật. Chúng ta tin vào bảy Bí tích và sự bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng. Đàng khác, giáo huấn xã hội Công giáo rất khó tóm tắt được gọn gàng như thế.
Những tín hữu Công giáo thiện chí sẽ không đồng ý về ý nghĩa của giáo huấn xã hội Công giáo và nhất là về cách thức áp dụng nó trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Hơn nữa, có một sự triển khai học thuyết về những vấn đề xã hội, như người ta nhìn thấy trong các tông thư của nhiều vị Giáo Tông khác nhau, từ Đức Giáo Hoàng Lêô XIII với hiến chương tư duy xã hội Công giáo, RERUM NOVARUM (Tân Sự), qua Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII với tông thư PACEM IN TERRIS (Hoà Bình nơi Trần Thế) và Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II với tông thư CENTESIMUS ANNUS (Năm Thứ Một Trăm), cho đến phần thứ hai của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI với DEUS CARITAS EST (Thiên Chúa là tình yêu). Giáo huấn xã hội Công giáo thì phức tạp, được nối liền với sự tiến hoá của các điều kiện xã hội và đà sâu sự hiểu biết cả về côngt rình của thiên Chúa trong lịch sử lẫn những nguyên tắc đạo đức học. Tuy vậy, sự phức tạp nầy có thể tóm tắt lại trong bảy nguyên tắc chủ chốt của giáo huấn xã hội Công giáo.[bài nầy viết 19.01.2009, chưa có TT Caritas in Veritate]
I. TÔN TRỌNG CON NGƯỜI
Nền tảng tư duy xã hội Công giáo là sự hiểu biết thích đáng về giá trị của con người. Theo từ ngữ của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, nền tảng học thuyết xã hội Công giáo “là một cái nhìn đúng đắn về con người và về giá trị độc nhất của con người, bởi vì là ‘con người….là tạo vật duy nhất trên trần gian mà Thiên Chúa muốn vì chính nó’.Thiên Chúa đã in hình ảnh Người và sự giống như Người lên con người ( x. St 1, 26), ban cho con người một phẩm già vô song” (C.Annus, 11). Trong một ý nghĩa nào đó, tất cả những giáo huấn xã hội Công giáo làm cho những hàm ý đạo đức của một sự hiểu biết thích đáng về phẩm giá con người ăn khớp với nhau.
Khái niệm “nhân quyền” đã được các Giáo Hoàng chọn để truyền đạt rằng mỗi người và mọi người, với tư cách là con cái Chúa, có những sự miễn nhiễm khỏi sự dữ do tha nhân gây ra và đáng hưởng những loại đối xử nhất định. Đặc biệt, Giáo Hội đã mạnh mẽ trong việc bênh vực quyền được sống của mọi sinh linh vô tội, từ khi được thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. Sự chống lại nạo phá thai và an tử hình thành nền tảng cần thiết cho sự tôn trọng phẩm giá con người trong các lãnh vực khác như là giáo dục, đói nghèo và di dân.
Căn cứ trên quyền căn bản được sống nầy, các sinh linh cũng được hưởng những quyền khác. Trong việc ấy, Giáo Hội hoà cùng những tiếng khác trong việc công bố phẩm giá con người và những quyền căn bản của con người. Tuy nhiên, sự đồng thuận bên ngoài nầy lại che dấu những bất đồng rất nghiêm trọng về bản chất và tầm mức những quyến nầy. Một trong những khía cạnh bị tranh cãi nhất trong những lãnh vực nầy trong nền văn hoá hiện tại, đó là sự hiểu biết về gia đình.
II. CỔ VŨ GIA ĐÌNH
Con người không chỉ đơn thuần là một cá thể, mà còn là một thành viên của một cộng đoàn. Không thừa nhận khía cạnh cộng đoàn nầy sẽ dẫn tới một chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Một sự hiểu biết đầy đủ về con người phải xem xét đến những khía cạnh xã hội cá nhân nầy. Cái cần xem xét đầu tiên về vấn đề xã hội, theo thứ tự và tầm quan trọng, là Gia Đình. Đó là đơn vị căn bản của xã hội. Nó có trước và trong một ý nghĩa nào đó, vượt trên tất cả mọi đoàn hội khác trong lòng một cộng đồng. Học thuyết xã hội Công giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của Gia Đình, nhất là tầm quan trọng trong việc cổ vũ những hôn nhân bền vững, nơi con cái được đón nhận và dạy dỗ.
Mạng lưới xã hội rộng lớn hơn nầy đóng một vai trò quan trọng trong việc cổ vũ gia đình. Đặc biệt, Giáo Hội đã nói về một “tiền công gia đình” qua đó người gánh vác gia đình có thể chu cáp thoả đáng người phối ngẫu và con cái mình. Những điều kiện xã hội hoặc góp phần vào ổn định hoặc làm cho gia đình bất ổn. Những điều kiện gây bất ổn gồm những giờ làm việc bắt buộc kéo dài một cách bất hợp lý, một “nền văn hoá xã hội” độc hại bôi nhọ sự chung thủy, việc hủy bỏ theo luật pháp định nghĩa của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và một hệ thống thuế quá đáng.
III. BẢO VỆ QUYỀN TƯ HỮU
Giáo huấn xã hội Công giáo từ RERUM NOVARUM (1891) của Đức Lệô XIII, qua đến CENTESIMUS ANNUS (1991) của Đức Gioan-Phaolô II đã bênh vực quyền tư hữu chống lại khẳng định theo đó nhà nước nên sở hữu tất cả mọi sự. Trước đó rất lâu, Thánh Tôma Akinô – mà những gì Ngài viết đều có tầm quan trọng lớn lao trong việc hiểu biết các nền tảng của học thuyết xã hội Công giáo, - đã đưa ra ba lý do vì sao tài sản tư hữu lại cần thiết cho sự triển nở của con người: một là, vì mọi người thường thận trọng hơn trong việc cung cấp cho mình những gì để cho riêng mình, hơn là những gì chung cho nhiều người hoặc chung cho hết mọi người, bởi vì ai cũng muốn tránh né công việc nặng nhọc và để cho người khác những gì liên quan đến cộng đồng, như xảy ra ở nơi có đông các người giúp việc. Hai là, bởi vì những công việc của con người sẽ được quản lý một cách trật tự hơn, nếu mỗi người được giao phụ trách một điều nào đó đặc biệt, trong khi sẽ lộn xộn nếu mọi người cùng lo một việc không được xác định rõ ràng. Ba là, bởi vì sẽ bảo đảm tình trạng hài hoà hơn cho con người, nếu như mỗi người hài lòng với công việc của riêng mình. Vì thế phải để ý là những tranh cãi thường xảy ra hơn ở nơi nào không có sự phân chia những điều có được (Summa Theologiae, II – II, 66, 2)
Thêm vào các lý do nầy, tài sản tư hữu cũng góp phần vào việc bảo đảm tự do của con người. Khả năng hành động tự do của một con người bị đe doạ lớn lao, nếu người đó không được phép sở hữu một điều gì. Quả thật, không được sở hữu bất cứ loại nào, thì một con người có thể bị biến thành một loại chế độ nô lệ, trong đó lao động không được thưởng công và nói chống lại việc nhà nước thực thi quyền bính sẽ chịu nguy hiểm lớn lao.
Tuy vậy, quyền tư hữu không phải là không có điều kiện. Một người nào đó lại có thể lấy đi một cách hợp pháp những gì là tài sản người khác dùng để tồn tại sao? Câu hỏi nầy đã được đặt ra một cách xúc động trong [cuốn tiểu thuyết] Những Kẻ Khốn Cùng [của Victor hugo.BTGH]. Có phải Jean Valjean, người đã ăn trộm bánh mì để nuôi sống gia đình đang chết đói của ông, đáng bị trừng phạt chăng? Câu trả lời của Thánh Tôma là không. Trong trường hợp không có cách nào khác để bảo đảm những nhu cầu chính yếu cho sự tồn tại của con người, thì việc lấy những thứ đó từ những người đang có dồi dào sẽ không có lỗi, bởi vì những nhu cầu căn bản ấy thuộc về họ với tư cách là những con người, một cách hợp pháp.
Để cho chắc hắn, Thánh Tôma nói về trường hợp “nhu cầu thiết yếu” – không phải trường hợp ‘muốn”. Vấn đề ở đây là những tình huống có nạn đói hoặc thảm hoạ, lúc mà sự sống con người gặp hiểm nguy, nếu thiếu những nhu cầu căn bản như lương thực, nhà ở, y phục. Những nhu cầu cấp thiết nầy không bao gồm các DVD, CD hoặc TV, bất kể lòng tham muốn lớn đến đâu. Ngoài ra, không ai được lấy những nhu cầu thiết yếu nếu chúng có thể được cung cấp qua chính công việc lao động của chính mình hoặc qua sự trợ giúp tự nguyện của những người khác, dù đó là các cơ quan từ thiện của chính phủ hoặc của tư nhân.
Học thuyết xã hội Công giáo cũng lưu ý rằng tài sản tư hữu có thể trở thành một thứ thần tượng, dẫn con người đến chỗ đánh giá mục đích và ý nghĩa cuộc sống con người đơn thuần bằng tiền bạc vất chất. Quyền tư hữu cũng mang theo nó những trách nhiệm, nhất là trách nhiệm chăm nom và cổ vũ công ích.
IV. LAO ĐỘNG VÌ CÔNG ÍCH
Đức giáo hoàng Gioan XXIII đã định nghĩa công ích như là “tổng thể những điều kiện xã hội cho phép cả những nhóm lẫn các cá thể, đạt tới sự thành toàn trọn vẹn hơn và dễ dàng hơn” (Pacem in Terris, 55). Thiện ích nầy là chung bởi vì với tư cách là cộng đồng, chứ không đơn thuần như là những cá thể biệt lập, mà người ta có thể được hưởng, thực hiện và phổ biến rộng ra thiện ích nầy. Tất cả mọi người đều buộc phải làm việc để làm cho công ích nầy ngày càng trở nên một thực tế lớn hơn và lớn hơn mãi.
Thỉnh thoảng công ích bị hiểu sai là chỉ muốn nói về những ước ao hoặc những lợi ich của đám đông. Nhưng công ích, như Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II lưu ý, ”không chỉ đơn thuần là tổng số những ích lợi riêng biệt, nhưng đúng ra nó bao hàm một sự đánh giá và mở rộng những lợi ích nầy trên cở sở một hệ thống cấp bậc quân bình các giá trị; cuối cùng, nó đòi hỏi một sự hiểu biết thấu đáo nhân phẩm và nhân quyền” (Centesimus Annus, 47). Công ích, nói cách khác, không đơn thuần là những gì người ta muốn xảy ra, nhưng là những gì sẽ có thể thật sự tốt đẹp cho con người, những điều kiện xã hội giúp cho con người được phát triển.
Sự phát triển của con người muôn hình vạn trạng, vì sinh linh tự nó có rất nhiều chiều kích. Sự thành toàn con người gồm có chiều kích thể lý về hạnh phúc sức khoẻ và tâm lý. Nếu một quốc gia không có đủ nước uống tinh khiết, lương thực bổ dưỡng và một môi trường tương đối không ô nhiễm, thì con người không thể thực hiện đầy đủ khả năng tiềm ẩn trọn vẹn của họ. Ngoài ra, sự phát triển của con người còn có một chiều kích trí tuệ có thể được trợ giúp nếu có được nhiều cơ hội về giáo dục, nhưng sẽ bị ngăn trở nếu như thiếu cái đó. Cuối cùng, mỗi người trong chúng ta mang trong mình một chiều kích đạo đức hoặc luân lý vốn sẽ bị mất tác dụng nếu không tránh thói xấu và rèn luyện nhân đức. Công ích bao gồm tất cả những yếu tố nầy. Đánh mất bất cứ yếu tố nào trong số các yếu tố nầy, sẽ cản trở việc chúng ta tìm cách để thành toàn bản thân.
Tuy nhiên, công ích dù quan trọng đến mấy, cũng không phải là thiện ích lớn nhất. Sự thành toàn tối hậu của mọi người chỉ có thể tìm thấy nơi Thiên Chúa, nhưng công ích giúp những nhóm người và những cá thể đạt đến được thiện ích tối hậu nầy. Do đó, nếu các điều kiện xã hội đến mức làm cho con người bị ngăn cấm hoặc bị cản trở khả năng yêu mến Thiên Chúa và người lân cận, thì công ích đã không được thực hiện.
Tham dự và liên đới là hai nguyên tắc căn bản khác của tư duy xã hội Công giáo. Sự tham gia được Bản Trích Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội định nghĩa như khi một [hoặc các] công dân hoặc với danh nghĩa cá nhân hoặc liên hệ với những người khác, trực tiếp hoặc được đại diện, góp phần vào đời sống văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội của cộng đồng dân sự mà người đó thuộc về. Sự tham dự là một bổn phận mà mọi người phải chu toàn một cách ý thức, với tinh thần trách nhiệm và với cái nhìn hướng về công ích (189).
Liên đới, một chủ đề thường gặp nhất là trong các tác phẩm của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, không chỉ là một cảm giác về lòng trắc ẩn mơ hồ hoặc là nỗi đau buồn hời hợt về những điều bất hạnh của biết bao người, ở gần cũng như ở xa. Trái lại, đó là một sự xác định chắc chắn và kiên trì cam kết hành động vì công ích, nghĩa là vì thiện ích của tất cả moị người cũng như của mỗi cá thể, bởi vì tất cả chúng ta thật sự có trách nhiệm với hết mọi người (Sollicitudo Rei Socialis, 38) [Thông điệp “Quan Tâm Vấn Đề Xã Hội”, Đức Gioan-Phaolô II]
V. TUÂN GIỮ NGUYÊN LÝ BỔ TRỢ
Một số nhà tư tưởng Kitô giáo hình dung nhà nước hoặc chính phủ như là được lập nên chỉ để trấn áp những mơ ước xầu và những kẻ xấu. Trong tư duy Công giáo, chính quyền cũng có một vai trò tích cực hơn, cụ thể là để giúp bảo đảm công ích. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II diễn đạt điểm nầy như sau:
Nhiệm vụ của nhà nước là chuẩn bị mọi thứ để bảo vệ và duy trì những công ích như là những môi trường tự nhiên và con người, vốn không thể được bảo vệ đơn thuần bằng những sức mạnh thị trường. Hoàn toàn như thời kỳ chủ nghĩa tư bản sơ khai, nhà nước có bổn phận phải bênh vực những quyền căn bản của các người lao động, trong khi ngày nay, với chủ nghĩa tư bản mới, nhà nước và tổng thể của xã hội có bổn phận phải bảo vệ những công ích, – giữa những điều khác, – cấu thành cái khung chính cho việc theo đuổi những mục tiêu cá nhân của họ từ phía mỗi cá thể (Centesimus Annus 40).
Chính quyền có nhiều chức năng cần thiết và không thể thiếu để giữ, những vai trò vốn không thể hoàn tất được bởi những cá thể hành động một mình hoặc ngay cả hành động với những nhóm nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, các quốc gia và các chính phủ thường vượt quá vai trò hợp pháp của họ và xâm phạm đến những cá thể và các nhóm trong xã hội, nhằm thống trị hơn là để phục vụ. Đề chống lại xu hướng nầy, tư duy xã hội Công giáo nhấn mạnh đến nguyên tắc bổ trợ. Những người ngoài Công giáo cũng đã khám phá ra nguyên tắc nầy. Abraham Lincoln đã viết:” Mục tiêu hợp pháp của chính phủ là làm cho một cộng đồng dân chúng bất cứ những gì họ đã phải làm, nhưng không thể làm hoặc không thể làm tốt như thế, cho chính họ – và theo những khả năng riêng từng cá thể của họ”. Chính phủ phải nhỏ nhất có thể, nhưng cũng phải lớn nhất khi cần để hoàn thành bất cứ những gì cần được hoàn thành mà không còn cách nào khác để có thể hoàn tất. Phòng thủ quốc gia, hợp tác liên quốc gia và những hiệp ước với các quốc gia khác là những ví dụ hiển nhiên về những vấn đề được chính phủ liên bang thực hiện một cách thích đáng. Việc quản lý hệ thống luật hình sự là một ví dụ khác về một vấn đề gắn liền với chính phủ một cách thích hợp.
Mặt khác, chính phủ không được can thiệp nhằm cố gắng giảm nhẹ tất cả mọi vấn đề. Một nhà nước quá chăm nom hoặc ‘như vú em”, bảo đảm an toàn từ lúc chào đời cho đến chết và cố cung cấp mọi nhu cầu con người, sẽ bành trướng nhà nước nầy vượt qua tầm với riêng của nó và vi phạm nguyên tắc bỗ trợ nầy. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II giải thích như sau:
Những trục trặc và khiếm khuyết trong nhà nước trợ giúp xã hội nầy, là kết quả của một sự hiểu sai về những trách nhiệm riêng của nhà nước. Ở đây nữa, nguyên tắc bỗ trợ nầy phải được tôn trọng: một cộng động cấp cao hơn không được can thiệp vào đời sống bên trong của một cộng đồng cấp thấp hơn, với việc lấy đi của cộng đồng nầy những chức năng của họ, nhưng đúng ra là phải nâng đỡ họ trong trường hợp cần và góp phần vào việc phối hợp hoạt động của nó với những hoạt động của phần xã hội còn lại, luôn vì công ích (Centesimus Annus, 48).
Sự với quá xa nầy của nhà nước dẫn tới những tình hình vừa không có hiệu quả, lại vừa bất lợi cho hạnh phúc con người. Bằng việc can thiệp trực tiếp và lấy đi của xã hội trách nhiệm của nó, quốc gia trợ giúp xã hội (hay ‘kiểu vú em) dẫn tới một sự mất mát năng lượng con người và một sự gia tăng bất thường các cơ quan công bị chi phối bởi những kiểu mẫu tư duy quan liêu hơn là vì sự quan tâm phuỵc vụ các khách hàng của họ và kèm theo đó là tăng thêm những khoản chi tiêu khổng lồ.
Trên thực tế, dường như các nhu cầu được hiểu và được thoả mãn tốt nhất bởi những người gần gũi họ hơn và hành động với tư cách là những người lân cận với những ai đang thiếu thốn (Centesimus Annus, 48)
Khi nào thì nhà nước nên can thiệp và khi nào thì quyền lực chính phủ nên được kìm chế? Những câu hỏi như thế rất khó để trả lời bên ngoài tình huống cụ thể, vì chúng tùy thuộc những phán đoán thận trọng về những tình hình đặc biệt. Những người thiện chí, bao gồm cả các tín hữu Công giáo đang cố gắng đưa vào áp dụng Học thuyết xã hội Công giáo, có thể không đồng ý một cách hợp pháp để biết một văn bản luật hoặc sư can thiệp của chính phủ có cần thiết có bảo đảm sẽ làm nhẹ một vấn nạn xã hội hay không.
Nhiều vấn đề xã hội, như là “Có nên trao cho người dân phúc lợi nầy trong tình hình đặc biệt nầy chăng?”, không thừa nhận một giải đáp có thể sẽ trói buộc người Công giáo. Tuy nhiên, tất cả những người Công giáo buộc phải làm việc để tìm ra những giải pháp cho các vấn nạn xã hội đương thời dưới ánh sáng Phúc Âm và sự khôn ngoan thực tiễn tốt nhất của họ.
VI. TÔN TRỌNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Theo sách Sáng Thế, Thiên Chúa không chỉ tạo dựng con người, mà còn đặt con người vào công việc đặt tên cho các con vật và coi sóc khu vườn. Rõ ràng là nhiệm vụ nầy không được trao cho Adam, bởi vì Thiên Chúa đã quá mệt nhọc để hoàn tất công việc nầy. Đúng hơn, lao động của con người tham dự vào cũng như phản ảnh sự chăm nom vũ trụ đầy tính sáng tạo và quan phòng của Thiên Chúa. Ngay cả trước khi sa ngã, con người được tạo nên để canh tác và giữ Vườn Địa Đàng nầy, để bắt chước công việc của Thiên Chúa trong việc sáng tạo qua lao động của con người. Sau khi con người sa ngã, lao động vừa trở thành một nhiệm vụ nặng nhọc, nhưng vẫn vừa tiếp tục là thành phần ơn gọi con người từ Thiên Chúa. Mọi lao động lương thiện đều có thể được thánh hoá, được dâng cho Thiên Chúa và đưộc nên thánh qua những ý chỉ của người lao động và sự xuất sắc của công việc được hoàn tất.
Ngoài ra, người lao động không chỉ là những con ong mật, những phương tiện cho sản xuất tư bản của các ông chủ, nhưng phải được tôn trọng và đồng ý tạo cơ hội thành lập những công đoàn để bảo đảm một sự đền bù đúng đắn theo tập thể. Trong tư duy Công giáo, quyền lập đoàn hội là một quyền tự nhiên của con người, do vậy quyền nầy đi trước sự hội nhập của con người vào xã hội chính trị. Quả thật, việc thành lập các công đoàn “không thể bị nhà nước ngăn cấm”, bởi vì – như Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II lưu ý: “Nhà nước có bổn phận phải bảo vệ các quyền tự nhiên, chứ không được hủy diệt chúng, và nếu nhà nước cấm công dân mình thành lập các đoàn hội, nó mâu thuẫn chính nguyên lý tồn tại của riêng nó” (Centesimus Annus, 7). Giáo Hội là phương tiện để giúp các thợ thuyến thành lập những công đoàn nhằm đấu tranh chống lại những sự quá đáng của công nghiệp hoá.
VII. THEO ĐUỔI HOÀ BÌNH VÀ CHĂM NOM NGƯỜI NGHÈO
Hòa bình không chỉ là vắng bóng xung đột bạo lực. Hoà Bình theo lời của Thánh Augustin, là sự ‘yên tĩnh của trật tự’. Chiến tranh giữa các quốc gia có những lúc cần đến – nhưng chỉ trong mục đích duy nhất là để vãn hồi hoà bình. Giáo Hội Công gitự học, ít nhất là từ thời Thánh Augustinô, đã tán thành” lý thuyết chiến tranh chính đáng”. Chủ nghĩa hoà bình bác bỏ thẳng thừng chiến tranh như là sự dữ xét về mặt đạo đức luân lý vì những lý do khác nhau, có những lý do có tính chất trần tục (bạo lực sinh ra bạo lực), có những lý do mang tính tôn giáo (Chúa Giêsu đã hành động bất bạo lực). Chủ nghĩa hiện thực, trong bối cảnh đạo đức học của chiến tranh, cho rằng chiến tranh không có bất cứ luật lệ nào, ngoài sự sống sót của người mạnh nhất. Thuyết chiến tranh chính nghĩa là một cái nằm giữa hai cực đoan là chủ nghĩa hoà bình và chủ nghĩa hiện thực, một tính chất nằm giữa được đa số các chính phủ đương thời theo và yêu cầu. Như được xướng lên trong cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, những tiêu chí cho một cuộc chiến chính nghĩa bao gồm:
Những thiệt hại do kẻ gây hấn gây nên cho đất nước hoặc cộng đồng các quốc gia phải kéo dài, nghiêm trọng và chắc chắn; tất cả những phương tiện khác để kết thúc thiệt hại đó phải được chứng tỏ là không thực tế và không hiệu quả. Phải có những viễn cảnh nghiêm túc về thành công; việc sử dụng vũ khí phải không được sản sinh những điều xấu và hỗn loạn lớn hơn là sự dữ phải bị loại bỏ. Sức mạnh của các phương tiện hủy diệt hiện đại đè rất nặng lên sự đánh giá điều kiện nầy. Đó là những yếu tố truyền thống được kể ra trong cái gọi là học thuyết ‘chiến tranh chính nghĩa’. Dự đánh giá những điều kiện về tính chất hợp pháp đạo đức luân lý thuộc về sự phán xét khôn ngoan của những kẻ có trách nhiệm đối với công ích” (GL.HT.CG 2309)
Những thảo luận gần đây đề cập đến vấn đề để biết liệu một cuộc chiến “tay trên, đi trước”, một cuộc chiến tung ra nhằm ngăn ngừa bị tấn công, có thể được biện minh theo giáo huấn chiến tranh chính nghĩa truyền thống chăng? Những thảo luận khác muốn đặt vấn đề, liệu với công nghệ ngày nay, có thể có một cuộc chiến chính nghĩa chăng?
Những vấn đề nầy vẫn còn đó, sự kiện vẫn là hoà bình bao hàm một sự tạo trật tự xã hội đúng đắn. Trật tự xã hội đúng đắn nầy cũng bao gồm sự quan tâm đối với người nghèo. Không phải chỉ những tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hành động cá thể, mà cà những chính sách xã hội khôn ngoan cũng cần thiết cho một sự tạo trật tự xã hội đúng đắn, những chính sách xã hội vốn phải tính đến hiệu quả có thể trên người nghèo.
Như đã chỉ ra, học thuyết xã hội Công giáo không nói chính xác điều nầy phải được thực hiện thế nào trong mỗi xã hội. Có thể là hành động xã hội năng nổ qua sự can thiệp của chính sách chính phủ là cần thiết. Có thể là những sáng kiến riêng tư và tự nguyện của những tổ chức dòng tu (chẳng hạn Dòng Vinh Sơn Phaolô) và những tổ chức thế tục (như là Con Đường Thống Nhất) nên diễn ra. Có thể là việc kinh doanh phải bị luật pháp khuất phục hoộc tư nguyện theo các chính sách trợ giúp người nghèo. Có thể là các gia đình và các cá nhân phải đảm nhận trách nhiệm nầy. Rất có thể một sự phối hợp các sáng kiến của chính quyền, của xã hội và tôn giáo và của các cá nhân lại được cần đến. Cái gì chính xác sẽ giúp đỡ người nghèo (và xã hội nói chung) không phải khi nào cũng rõ ràng trong mọi tình huống, nhưng mỗi tín hữu Cơng giáo có bổn phận phải suy nghĩ nghiêm túc và hành động có mục đích để giúp đỡ những ai đang đau khổ quanh họ và trên thế giới.
Bảy nguyên lý nầy – tóm lược một số trong những điều chính yếu của học thuyết xã hội Công giáo từ Đức Lêô XIII qua Đức Biển-Đức XVI. Tuy vậy, ở trung tâm học thuyết xã hội Công giáo là một cái gì đó vừa đơn giản lại vừa cao cả: một nỗ lực để thực hiện những hành vi và lời dạy của Chúa Giêsu luôn đúng thực ngaỳ nay, để biến đổi và cải thiện đời sống xã hội cho mọi dân tộc dưới ánh sáng của Tin Mừng.
Nguồn: Christopher Kaczor, Ph.D., CatholicCulture.org
Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ và giới thiệu.