MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

TU ES PETRUS 13 (23.07 – 29.07.2012) Tuần tin Giáo hội Công Giáo

+ (Osservatore Romano 21/07) Đừng đụng tới Thánh Giá

Giáo Hội Chính Thống Nga không thể khoanh tay ngồi nhìn trong khi ở Châu Âu Kitô giáo bị dày xéo dưới chân: đó là điều Igoumene Philip, đại diện toà thượng phị Moscou nói tại Hội Đồng Châu Âu trong một tuyên bố với “Tiếng nói của nước Nga”. Ngài nhắc đến hai công dân người Anh bị phạt chỉ vì đã từ chối cất thập giá Kitô giá mà họ mang ở nơi họ làm việc: trường hợp của nhân viên soát vé hãng British Airways ở phi cảng Heathrow, Nadia Eweida và trường hợp của nữ y tá Shirley Chaplin sẽ sớm được toà án Châu Âu về nhân quyền xem xét và các đại diện chính thống với những luật gia người Nga bảo đảm sự ủng hộ vô điều kiện của họ. Một tình huống mà theo Philip, là chưa từng có. Hai phụ nữ nầy đã yêu cầu Toà Án thừa nhận rằng tự do tôn giáo đã bị vi phạm và họ đã bị phân biệt đối xử chính vì việc họ thuộc về tôn giáo. Nhà làm luật người Anh – người ta đọc thấy trên “Tiếng Nói nước Nga” – tuy vậy đã không chờ cho vụ việc được trình bày trước các quan toà Strasbourg [trụ sở toà án Châu Âu.ND] và đã đề nghị một luật cho phép người sử dụng lao động phạt các công nhân nào từ chối che dấu việc họ thuộc về đạo Kitô. Igoirmene Philip nói: “Lời tuyên án của Toà Án nhân quyền Châu Âu sẽ được áp dụng trong tất cả mọi quốc gia thành viên Họi đồng Châu Âu, trong đó có Nga, Ucraina, Belarus, Moldavia, nghĩa là tất cả các tín hữu Giáo Hội Chính Thống Nga”. Truyền thống chính thống buộc đeo Thánh Giá và vị Đại diện Toà Thượng phụ Moscow nầy cảnh báo “nếu các quan toà Strasbourg bác bỏ lời yêu cầu của hai nữ Kitô hữu nầy và cho những người sử dụng lao động cấm họ mang thánh giá được thắng kiện, thì trường hợp nầy sẽ có thể có những hậu quả tiêu cực cho các tín hữu Chính Thống cư ngụ trong các quốc gia Châu Âu. Đối với chúng tôi – Ngài kết luận – điều nầy tuyệt đối không thể chấp nhận được, vì các tín hữu buộc phải mang các biểu tượng Kitô giáo trong tất cả mọi tình huống”.

+ (CWN 20/0) Bộ trưởng ngoại giao Ý : chấm dứt ngay bạo lực bài Kitô giáo phải là ưu tiên quốc tế

Bộ trưởng ngoại giao Ý Giulio Terzi đã nói rằng một cuộc vận động nhằm chấm dứt những hành động tàn bạo bài Kitô giáo phải là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo thế giới. Kể ra việc sát hại 800 Kitô hữu ở Nigeria do nhóm khủng bố Boko Haram từ đầu năm nay, Terzi nói rằng bạo lực chống lại các Kitô hữu đặc biệt thường xuyên ở Châu Phi. Ông nói tại một hội nghị do Đài quan sát tự do tôn giáo vừa mới được thành lập ở Roma, tài trợ: Chấm dứt ngay những hành động tàn bạo nầy phải là ưu tiên của cộng đồng quốc tế”. Đài quan sát nầy, một công trình chung của bộ ngoại giao và Roma được thành lập nhằm giám sát và chống lại những vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới, đặc biệt trong các vùng “có nguy cơ cao” nơi mà các thiểu số đang bị bách hại. Tãi sự kiện ngày 19/07,Terzi phác thảo những sáng kiến chính sách ngoại giao của Ý nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo và bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo trên khắp thế giới, một ưu tiên của chính sách đối ngoại của Ý và chiều kích đạo đức của nó. Nét tính cách chủ đạo nầy trong các hoạt động quốc tế của Ý vừa giành được một hình dung còn cao hơn tiếp sau những giai đoạn bạo lưc kinh hoàng chống lại các cộng đồng Kitô giáo ở lục địa Châu Phi.

+ (CWN 20/07) Nhà thần học nhìn thấy cách giảng dạy không hợp lý trong một số giáo viên giáo dục tôn giáo Công Giáo.

Viết cho tờ The Catholic Thing, Francis Beckwith đặt ra một từ mới, “egopapism” (thuyết tự cho mình là giáo hoàng), để mô tả thái độ của các nhà giáo dục tôn giáo thuộc giáo phận Arlington, từ chối tuyên thệ trung thành. Khi họ lập luận rằng các Kitô hữu phải được chính lương tâm của mình hướng dẫn, không thừa nhận nhu cầu đến hướng dẫn chuyên môn và phán đoán có thẩm quyền, các giáo viên nầy giữ một lập trường chống trí tuệ và không hợp lý về cơ bản”. Bất hạnh thay, – Beckwith phản ảnh – cách giảng dạy không nghiêm chỉnh về giáo dục tôn giáo nầy lại quá thường xuyên trong Giáo Hội. Beckwith – người đã trở thành một trong những nhà thần học Tin Lành phái Phúc Âm hàng đầu trước khi quay vè Đức tin Công giáo, kể lại: Như tôi đã ghi trong tập hồi ký năm 2009, Về lại Roma (Return to Rome), sự thiếu tính nghiêm chỉnh về thần học bắt nguồn từ những việc cần phải làm nầy là những gì đẩy tôi và nhiều người khác vào tay Phái Tin Lành Phúc Âm.

+ (Radio Vatican 21/07) Đại học Pêru không còn là [ĐH] Công giáo và thuộc Giáo hoàng nữa.

Bởi vì nó từ chối tuân theo giáo luật, Đại học Lima bị Toà Thánh rút bỏ hai tước hiệu [Công giáo và Giáo Hoàng]. Từ nay đại học nầy sẽ không còn được dùng các tính từ “thuộc Giáo Hoàng và Công giáo” để xác định đặc điểm của mình nữa. ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone đã ký một sắc lệnh theo chiều hướng nầy. Từ năm 1967,đại học được thành lập năm 1917 nầy và được xây dựng về mặt giáo luật bởi sắc lệnh năm 1942,đã sửa đổi các quy chế của mình gây nên “những thành kiến nghiêm trọng cho lợi ích của Giáo Hội”. Trong một thông cáo, Toà Thánh xác định đã nhiều lần từ năm 1990 khẩn nài bất thành các viện trưởng của Đại học, để họ làm cho cơ sở nầy tuân theo tông hiến của Đức Gioan-Phaolô II,Ex Corde Ecclesiae (15/08/1990). Năm 2011, một cuộc kinh lý theo giáo luật đã thực hiện vào tháng hai, trước khi Wuô1c Vụ Khanh Toà Thánh đích thân đến Lima để đưa ra lại đối thoại. Thế nhưng, vị viện trưởng hiện tại đã khẳng định trong hai bức thư vừa gửi cho ĐHY Bertone, rằng không thể thực hiện những gì Toà Thánh đòi hỏi, đề ra như là điều kiện sửa đổi các quy chế của cơ sở nầy, việc TGP Lima từ bỏ quyền kiểm soát sự quản lý các tài sản của đại học, một quyền kiểm soát tuy vậy đã nhiều lần được các toà án dân sự Pêru xác nhận. Trước thái độ nầy của đại học, Toà Thánh buộc phải đưa ra sắc lệnh nầy, cấm trường đại học dùng các từ Công giáo và thuộc giáo hoàng để xưng mình, tái khẳng định bổn phận của trường đại học nầy phải tuân thủ theo giáo luật. Nhưng làm như vậy rồi, Vatican vẫn không đóng cửa lại. Trong thông cáo phổ biến ngày 21/07, cho biết Toà Thánh vẫn tiếp tục theo dõi quá trình tiến triển của đại học, với ước mong rằng trong một tương lai gần, các thẩm quyền sẽ xem xét lại lập trường của họ để cho Vatican thu hồi biện pháp đưa ra hôm nay.

+ (APIC 21/07) Biểu trưng (Logo) chính thức chuyến tông du Liban của Đức Biển-Đức XVI.

Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ tông du Liban từ 14 đến 21/09. Nhưng chuyến đi có thể bị hủy vào giờ phút cuối do những vụ đương đầu ở Syria. Trong khi chờ đợi, các nhà tổ chức đã phổ biến hôm 19/07 biểu trưng chính thức cuộc tông du nầy của Đức Thánh Cha, viết bằng nhiều thứ tiếng. Họ đưa ra mô tả như sau :” Tưởng nhớ cuộc viếng thăm lịch sử của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới Liban, trung tâm của Phương Đông, biểu trưng nầy thu hút bạn nhờ sự hài hoà của các yếu tố và làm bạn vui thích vì các màu sắc của nó kể lại một ngàn lẻ một chuyện. Đức Thánh Cha, kế vị Thánh Phêrô, Sứ Giả Hoà Bình trên Trấn Thế, được tượng trưng bằng một con chim bồ câu mang một cành lá nơi mỏ. Con chim bồ câu nầy hướng tới quốc gia được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II mô tả trong chuyến tông du năm 1997 của Người như là “còn hơn cả một quốc gia,đây là một thông điệp”. Các màu đỏ và xanh lá cây và cây trắc bá vừa khiêm nhu vừa hãnh diện,vươn cao ở trung tâm trên nền trắng sáng phản ảnh hoà bình nội tâm và sự tinh khiết, nhắc nhở lá cờ của Liban. Điểm nhấn cuói cùng của bức hoạ nầy là một thánh giá: thánh giá cứu độ và cứu chuộc. Đức tin,cầu nguyện và hoà bình toát ra qua biểu trưng nầy diễn tả ý tưởng rằng Tánh giá của Đấng Cứu Tinh là con dường duy nhất tiến tới sự tự do của chúng ta”.

+ ( APIC 21/07) Swaziland (*): Phụ nữ đầu tiên được bầu làm Giám mục Anh giáo ở Châu Phi

Theo hãng tin đại kết ENI, Giáo Hội Anh Giáo Nam Phi đã sống một biến cố lịch sử ngày 18/07. Nữ mục sư Ellunah Ntombi Wamukoya, 61 tuổi, đã được bầu làm Giám mục cho Swaziland. Đây là phụ nữ đầu tiên đến được chức giám mục ở một trong 12 tỉnh của Giáo Hội Anh giáo ở Châu Phi.

(*) Swaziland là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ (17.636 km2) và không giáp biển. Nước này giáp với Nam Phi về ba phía bắc, tây, nam và giáp với Mozambique về phía đông. Tên gọi của đất nước này được đặt theo cái tên “Swazi”, một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Bantu ở miền nam châu Phi. Swaziland giành được độc lập từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào ngày 6 tháng 9 năm 1968. Hiện nay nước này là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế. Kinh tế Swaziland phát triển không ổn định và nước này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là đói nghèo và đại dịch HIV/AIDS. Dân số: 1.113.066 người, đa số theo Thiên Chúa Giáo (hơn 80% dân số). Tỷ lệ tăng ÂM (- 0,337%) do tử vong quá cao. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Swarzi và tiếng Anh. (Wikipedia)

+ (Fides 23/07) Hơn 10.000 thanh niên tụ họp để tỏ rõ sự dấn thân truyền giáo

Hơn 10 ngàn thanh niên ghi tên tham dự đại hội trưyền giáo diễn ra từ 19 đến 22 tại thành phố Coatzavoalcos, Mễ Tây Cơ, chủ yếu để “đánh thức và đào tạo ý thức truyền giáo của giới trẻ”. Đó là CONAJUM XI – đại hội toàn quốc tuổi trẻ truyền giáo lần thứ 11. Đại hội dự trù có 5 chuyên gia về đào tạo giới trẻ như là “các môn đệ truyền giáo trong thế giới hiện tại” thuyết trình. Trong các chủ đề được chọn lựa, có: Sự cấp bách của một sứ mệnh rao giảng Phúc Âm”, “Sống niềm vui trong khi rao giảng Phúc Âm”; “Loan báo Phúc Âm cho mọi người”, “Thời của Tái triyền giáo” và “Nên nhân chứng của Chúa Kitô truyền giáo”. Cũng sẽ giới thiệu những chứng từ thừa sai để biết được thực tại mà mỗi nhà truyền giáo phải đương đầu như một thách thức. Sáng kiến nầy sẽ kết thúc bằng việc gửi một số nhà truyền giáo trẻ đến những vùng khác nhau trên thế giới. Nét mới mẻ của đại hội ở chỗ hội chợ được các cơ sở đào tao truyền giáo khác nhau chuẩn bị để giới thiệu đặc sủng của họ cho giới trẻ đến tham dự. Sẽ có các việc làm theo nhóm với mục đích dẫn tới những cam kết cụ thể trong khuôn khổ mỗi giáo phận. Hôm nay có Tuần Hành Truyền Giáo, với mục đích để cho toàn thành phố Coatzacoslcos cùng tham dự sự kiện nầy.

+ (APIC 23/07) Nhóm họp quốc tế lần thứ 11 “Các Nhóm Đức Bà” tại Brasilia

Khoảng 7.600 thành viên “Các Nhóm Đức Bà”, với 500 linh mục đi theo, đến từ 59 nước tụ họp nhau từ ngày 21/07/2012 tại Brasilia để Nhóm Họp Quốc Tế lần thứ XI của phong trào nầy. Trong 7.000 người tham dự, có 550 “Nhóm viên” đến từ Pháp, Luxembourg và Thuỵ Sĩ, với 64 linh mục đi theo. 6 cặp và một goá phụ di chuyển từ Thuỵ Sĩ. Trong sáu ngày gặp gỡ, các cặp vợ chồng Công giáo sẽ đào sâu đức tin và suy tư của họ về Bí tích Hôn Phối với việc chia sẻ những iềm vui và những đau buồn. Trong các thuyết trình viên có Cha Timothy Radcliffe, nguyên bề trên cả Dòng Đa Minh với câu hỏi “Làm sao để trung thành với đặc sủng ban đầu của chúng ta về hôn nhân trong xã hội tục hoá, duy vật và đôi lhi bạo lực của chúng ta?”. Với ngài, tình yêu và tình dục trước tiên là một cuộc chuyện trò” cho phép khám phá nhau và để cho Chúa mặc khải Người”.

(*) Các Nhóm Đức Bà” (Equipes Notre Dame) là phong trào do Cha Henri Caffarel sáng lập. Năm 1938, bốn cặp vợ chồng trẻ tụ họp quanh Ngài để suy tư về bí tích hôn phối và đời sống vợ chồng. Ngay sau chiền tranh,các nhó tăng lên,phong trào phát triển và lan rộng khắp nước Pháp,Bỉ và Thuỵ Sĩ trước khi vượt qua biên giới ngôn ngữ và châu lục. Theo vết chân của CĐ Vatican II, phong trào nầy tổ chức lần họp mặt đầu tiên tại Roma vào năm 1970 và được công nhận là “Hiệp hội Công giáo quốc tế” năm 1975. Năm 2002, Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân công nhận “Equipes Notre Dame” là “hội tư quốc tế các giáo dân, nhân dịp nầy nhấn mạnh ảnh hưởng tông đồ của phong trào nầy. Năm 2011, phong trào nầy quy tụ 550.000 cặp vợ chồng với 8.000 linh mục kèm theo trong 70 quốc gia.

+ Bổ nhiệm mới

- (VIS 23/07) Đức Thánh Cha bổ nhiệm TGM Pier Luigi Celata, 73 tuổi, thư ký nghỉ hưu của HĐGH về đối thoại liên tôn, làm phó Giáo chủ Thị Thần của Hội Thánh La Mã kế nhiệm ĐHY Paolo Sardi,nghỉ hưu ở tuổi 77. Giáo chủ Thị Thấn hiện nay là Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone.


Giáo Chủ Thị Thần (Camerlingue, Chamberlain) của Hội Thánh Công giáo La Mã là một hồng y được đặt đứng đầu phụ trách tài sản vật chất của Toà Thánh trong nững khi Đức Giáo Hoàng vắng mặt hoặc ngôi giáo hoàng bị trống, chiếu theo những bố trí ghi trong “Universi dominici gregis” của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II về vấn đề trống ngôi và bầu cử Giáo Hoàng La Mã.

- (ZENIT 23/07) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bổ nhiệm ĐGM Boryd Gudziak làm Đại diện Tông Toà (exarque aspodtolique) cho các tín hữu Ucraina thuộc nghi lễ Byzantin ở Pháp,ngày 21/07/2012, thay thế ĐGM Michel Hrynchyshyn, 83 tuổi, xin từ chức. ĐGM Gudziak, 52 tuổi, cho tới nay là viện trưởng đại học Công giáo Ucraina ở Lviv. Sinh ở Hoa Kỷ, học chủ yếu ở Rona và Ucraina. Thành lập Viện Giáo Sử và chủ tịch Uỷ Ban về Canh tân hàn lâm viện thần học ở Lviv vừa là viện trưởng. Tác giả xủa hơn 50 côngg trình nghiên cứu về Giáo sử, về đào tạo thần học và các chủ đề thời sự xã hội

- (VIS 24/07) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Cha Tadeusz Wojda,SAC(*), làm phó thư ký Thánh Bộ Phúc Âm hoà các dân tộc,vị trí được coi là “số ba” của Thánh Bộ rất quan trọng nầy (trước đây gọi là “Truyền Bá Đức Tin” –Proganda Fide). Cha Wojda là thừa sai Pallottin. Từ 12/12/2007,ngài là chủ nhiệm văn phòng tại Thánh Bộ nầy, mà Tổng Trưởng là ĐHY Fernando Filoni. Thụ phong LM năm 1983, có bẳng tiến sĩ về Truyền giáo học tại đại học giáo hoàng Grêgôriô.

(*) SAC – Societé de l’ Apostolat Catholique – là một cộng đoàn quốc tế gồm LM và trợ sĩ do LM Thánh Vinh Sơn Pallotti (1795–1850) sáng lập năm 1835 tại Roma và các tu sĩ lầy tên gọi “Palllottin”. Hiện có hơn 2.300 thành viên trên khắp thế giới, trong hơn 300 cộng đoàn địa phương ở 40 quốc gia (đứng thứ 17 về Dòng Nam). Trong Dòng nầy sử dụng 7 ngôn ngữ để giao tiếp: tiếng Ý, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và tiếng Pháp. Khẩu hiệu của Dòng là câu của Thánh Phaolô: Caritas Christi urget nos” (Tình thương Đức Kitô thúc bách chúng ta). Bổn mạng của Dòng là Đức Maria, Nữ Vương các Thánh Tông Đồ.

- (VIS 25/07) Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng giáo hoàng về Tái Truyền Giáo: ĐGM Paul Youssef Matar, TGM Maronit Giáo phận Beyrouth (Liban) và ĐGM Ignatius Ayau Kaigama, TGM giáo phận Jos (Nigeria)

- (VIS 26/07) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Paul Pallath làm Chánh Sở Toà Án Tối Cao Roma

+ (CNS 23/07) Lãnh đạo LCWR bị chỉ trích nặng nề về lẫn tránh trả lời trong cuộc phỏng vấn

Nhiều nhà bình luận Công giáo đã chỉ trích gay gắt cuộc phỏng vấn trên đài phàt thanh vừa rồi của nữ tu Pat Farrell. Bài viết nầy nói lên phản ứng của họ:

NT Farrell nói với là tổ chức ban lãnh đạo hiện đang thu thập những quan điểm của càc thành viên để chuẩn bị cho hội nghị toàn quốc vào tháng 8. Bà nói: Chúng tôi hy vọng vượt qua hội nghị nầy với một đường hướng rõ ràng hơn về [quyết định của Vatican] và điều đó khi ban điều hành và chủ tịch đoàn có thể bắt đầu”. Giữa các lựa chọn được đưa ra để thảo luận, bà nói: hoàn toàn tuân theo lệnh, không tuân theo hoặc xem Vatican có muốn thương lượng với họ chăng. Theo ý tôi, [tôi muốn] xem liệu chúng tôi có thể bằng cách nào đó, trong một việc vạch kế hoạch linh hoạt, bất bạo động, tìm kiếm một con đường thứ ba chối từ xác định lệnh và các vần đề nầy bằng những câu từ rõ ràng như thế. Nói cách khác, chúng ta hãy ngồi lại và đàm luận về việc có đối thoại tương lai vốn sẽ chỉ cho chúng tôi phương hướng những cuộc nòi chuyện thêm vào, sẽ đến lượt chúng mở ra những triển vọng mới những con đường mập mờ và không dứ khoát báo hiệu một vòng thảo luận bổ ích hơn, vv…vv…. Thành thật mà nói, đó là điều giống như thỉnh thoảng giải quyết với đưa con 7 tuổi của tôi, rất khéo miệng, thỉnh thoảng còn quỷ quyệt, rất thành thạo trong việc làm trệch hướng và rất hay từ chối rút ý kiến khi bị bắt đang vi phạm các quy tắc, nói dối. Một “con đường thứ ba” ư? Đó đơn thuần là đồn đoán về “một cơ hội nữa” mà thôi.

+ (CathNews 24/07) SSPX phải chấp nhận Công Đồng Vatican II

Mặc dù Tân Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin lạc quan về sự hoà giải với SSPX, Ngài nói rằng các giáo huấn Giáo Hội – gồm cả nội dung tín lý của CĐ Vatican II – sẽ không bao giờ được đem ra xem xét tái thương thuyết. Đức TGM Gerhard Ludwig Muller nói: Mục đích của đối thoại là vượt lên mọi khó khăn trong việc diễn giải CĐ Vatican II, nhưng chúng tôi không thể đàm phán về đức tin đã được mạc khải. Điều đó hoàn toàn không thể. Một công đồng đại kết, theo đức tin Công giáo, luôn là thẩm quyền giáo huấn tối thượng của Giáo Hội”. Với tư cách là Tổng trưởng Thánh Bộ nầy, Ngài cũng là chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng “Ecclesia Dei”, chịu trách nhiệm về đối thoại với SSPX.

+ (Zenit 24/07) Quỹ “Populorum Progressio” : 103 dự án được xem xét.

Quỹ PP của Vatican – do Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II lập ra ngay trong lòng Hội đồng giáo hoàng Cor Unum, nhân kỷ niệm 500 năm Truyền bá Phúc Âm của Mỹ Châu – tài trợ cho các dự án được trình bày giúp cho các dân tộc bản xứ, Isi và Mỹ gốc Phi ở Nam Mỹ và vùng Caribê. Hội nghị thường niên của hội đồng quản trị Quỹ PP diễn ra ở Bogota, Columbia từ 24 đến 27/07. Hội đồng quản trị phải xem xét tính chất bền lâu vế tài chính của 203 dự án ở trong 19 quốc gia được trình bày. Hội nghị nầy cũng là dịp “đối thoại” với HĐGM Columbia và HĐGM Nam Mỹ (CELAM). Hội Đồng quản trị cũng phải bầu các phụ trách mới ở chóp bu Quỹ.

+ (CathNews 24/07) Vatican đang cân nhắc việc rút khỏi [khu vực] đồng Euro.

Đã hai năm qua, Tổng thư ký Phủ thủ hiến Vatican bấy giờ và hiện là Sứ Thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ,TGM Carlo Maria Vigano, đề nghị tháo Toà Thánh khỏi đồng Euro để phòng ngừa không bị lệ thuộc vào các luật lệ và những kiểm tra của Châu Âu. Việc tiết lộ do vị cao niên của các nhà báo Vatican, Benny Lai, trong cuốn sách ông viết, Tài chính Vatican, Từ Đức Piô XI đến Đức Biển Đức XVI (đã có bán trong các hiệu sách). Là một nhà quan sát Vatican có uy tín và là nhà phân tích cũng như tác giả một số sách, Lai thường xử lý đề tài quản lý tài chính kinh tế tài sản của Toà Thánh. Trong chương cuồi cuốn sách nầy, về triều đại Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI, và chiến dịch minh bạch được tung ra những năm vừa qua,Benny Lai mô tả các sự kiện và tranh luận nội bộ dẫn Toà Thánh tới việc phải trải qua sự định giá tài chính của Moneyval. Bản báo cáo đúc kết của Moneyval – công bố ngày 18/07/2012 – cho Toà Thánh được thông qua, công nhận những bước tiến đáng kể được thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn,nhưng cũng nhấn mạnh một số lãnh vực cần cải thiện. Trong cuốn sách nầy, Benny Lai gợi lại sự thúc đẩy chấp nhận những luật chống rửa tiền cùng với các tiêu chuẩn quốc tế được Hội đồng Liên Minh Châu Âu đưa ra, quyết định thương lượng lại Thoả Thuận Tiền Tệ với Công quốc Monaco, Cộng Hoà San Marino và Quốc gia Thành phố Vatican liên quan đến việc phục hồi những tiền thu được từ các hoạt động tội ác và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

+ (CWN 25/07) Báo cáo ủng hộ đòi hỏi Uỷ quyền đối với các giáo sư thần học Công giáo.

Trong một báo cáo mới về việc giảng day tai các đại học Mỹ, Hội ĐHY Newman (CNS – Cardinal Newman Society) biện luận rằng các giáo sự Thần học phải được đòi hỏi có uỷ quyền (mandatum), sự bảo đảm của giám mụ sở tại rằng các vị giáo sư nầy sẽ trình bày chính xác những giáo huấn cỉa đức tin Công giáo. Theo báo cáo của CNS, tựa đề Một uỷ quyền cho Sự Trung Thành (A Mandate for Fidelity), lưu ý rằng nhiều đại học Công giáo Hoa Kỳ không đòi buộc các giáo sư phải có giấy ủy quyền, bất chấp đòi hỏi của Giáo luật. Patrik Reilly, chủ tịch CNS, nói rằng việc chấp nhận đòi buộc phải vó uỷ quyền sẽ củng cố “công việc của các trường cao đẳng và đại học đổi mới căn tình Công giáo của mình”. Bản báo cáo CNS ghi nhận: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI rất quan tâm tới vấn đề giấy uỷ quyền nầy. Trong một diễn từ ngày 05/05 với các Giám mục Hoa Kỳ viềng Ad Limina, Đức Thánh Cha đã nói về những thay đổi cân có trong các đại học Công giáo “nhất là trong các lãnh vực làm đúng theo sự uỷ quyền được xác nhận trong Giáo Luật số 812 với những người giảng dạy các môn thần học”. ĐHY Raymond Burke, đứng đầu Tò Ân Giải Toà Thánh, nói với CNS rằng việc Đức Thánh Cha nêu lên về giấy uỷ quyền cho thấy một sự quan tâm đặc biệt trong vấn đề nầy. Trong khi một số gíao sư thần học kháng cự lời kêu gọi về giấy uỷ quyền, cho rằng nó sẽ đặt ra những gò bó lên quyền tự do giảng dạy và trao đổi kiến thức của họ, thì giám đốc điều hành uỷ ban tín lý thuộc HĐGM Hoa Kỳ,Cha Thomas Weinandy, lập luận rằng đòi buộc nầy không nên bị coi là phiền hà, vì khi công nhận người nào đó thật sự là một nhà thần học Công giáo, thì cần gì che giấu.

+ (VIS 26/07) Bảo tàng Vatican

Kể từ tháng 8,sẽ có hai linh mục phụ trách khách tham quan các Việ bảo tàng Vatican. Trong tờ Osservatore Romano, ĐGM Giiseppe Sciacca, tổng thư ký phủ thủ hiến quốc gia thành phố Vatican,giải thích rằng 2 vị linh mục nầy sẽ giúp đỡ về mặt tinh thần, sẵn sàng đối thoại hoặc đưa ra những lời khuyên. Từ một sáng kiến không chính thức, các linh mục sẽ ở những điểm chiến lược các cuộc tham quan, chỉ trang bị đơn giản một cái bàn và hai chiếc ghế [không ngồi ở một văn phòng cố định.ND]. Các viện bảo tàng này là một thể thống nhất (unicum) trong lòng các cơ sở văn hoá của Vatican, một loại gương phản chiếu sự quan tâm của các đời Giáo Hoàng đối với hình thức diễn tả cao nhất của nghệ thuật các thời kỳ khác nhau và cần thiết phải nhấn mạnh rằng chúng còn có thể là một dụng cụ truyền bá Tin Mừng. Trong một cơ chế đón tiếp mọi người, bất kể tôn giáo hay nguồn gốc của các khách tham quan, cái quan trọng với mỗi người thường nằm trong một tác phẩm nghệ thuật cho thấy điều chúng ta được kêu gọi tới. Sự hiện diện của các linh mục trong bối cảnh nầy chỉ làm cho cách tiếp cận nầy thêm phong phú.

+ (UcaNews 26/07) Chính quyền phạt các linh mục Hắc Long Giang

Chính quyền đang trả thù 7 LM ở tỉnh Hắc Long Giang đã kháng cự lễ truyền chức GM bất hợp lệ cho Cha Joseph Yue Fusheng ở Harbin đầu tháng nầy. Các nguồn tin địa phương cho biết các vị LM nầy bị ép buộc rời bỏ giáo xứ của các Ngài để “sám hối về việc làm sai trái của các Ngài”. Nay các vị hoặc đang ở lại với giáo dân, đã trở về với thành phố quê cũ hoặc trốn sang các tỉnh khác. Trước lễ phong chức 06/07, một số giới chức tôn giáo đã cảnh báo rằng các LM bất tuân sẽ phải đối mặt vời những hậu quả thảm khốc. Trong các tuần vừa qua, họ ra lệnh các LM có những “biểu hiện không làm hài lòng” phải dành ba tháng nghỉ phép để tự vấn. Bảy vị LM nầy hoặc đã vắng mặt trong ngày lễ hoặc công khai bày tỏ sự chống đối Cha Yue, người không nhận được sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha và bị xem như quá gần gũi với chính quyền. Giáo Hội “chính thức” ở tỉnh Hắc Long Giang có 37 linh mục. Kể từ lễ truyền chức ấy, một số LM tránh né đồng tế với “GM” Yue,trong khi người đi lễ tại Nhà Thờ Thánh Tâm ở Harbin sụt giảm đáng kể. Một số trong họ quay về các nhà thờ do cộng đoàn Giáo Hội “không đăng ký” quản lý. Bảy LM bất tuân sẽ phải trình thư sám hối cho Cha Yue và đồng tế với vị nầy trong vòng 3 tháng, hoặc sẽ bị chính quyền trục xuất khỏi giáo phận. Nhiều người thất vọng về ừng xử của cha Yue.

+ (UcaNews 26/07) Tân Tổng trưởng nói những đấu đá trong Giáo Hội phải chấm dứt ngay

Tân tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý đức Tin, TGM Gerhard Muller, nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Osservatore Romano: Các gọi – cái gọi là duy truyền thống và cấp tiến – cũng là một vấn nạn đang choán rất nhiều thời giờ và tâm trí của chúng ta. Ở đây có một mối nguy là chúng ta xao nhãng công việc chính yếu của chúng ta là loan báo Tin Mừng và truyền đạt giáo lý của Giáo Hội theo một cách cụ thể. Chúng ta chắc chắn rằng không có sự lựa chọn cho mặc khải của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô. Mạc Khải đáp ứng cho những vấn đề lớn lao mà loài người luôn có qua các thời đại...” Trả lời câu hỏi về sự việc biến đổi Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, theo ý của Đức Phaolô VI, Tân Tổng Trưởng bình luận: Giáo Hội ở trên mọi cộng đoàn đức tin và do vậy cho thấy đức tin là vốn quý quan trọng nhất. Chúng ta bởi vậy phải nắm vững điều nầy, phải loan báo và chăm sóc nó. Chúa Giêsu đã uỷ thác cho Phêrô và các người kế vị Ngài huấn quyền phổ quát và Thánh Bộ nầy phải làm việc phục vụ cho huấn quyền đó… Tôi nghĩ khía cạnh quan trọng nhất trong việc biến đổi Thánh Bộ nầy là phải làm với hướng chính công việc của Thánh Bộ. Đức Phaolô VI muốn khía cạnh tích cực được đề cao: Thánh Bộ nầy phải trên hết thúc đẩy đức tin và làm co đức tin nên có thề hiểu được. Đó là điều chủ chốt. Một điểm quan trọng khác ấy là đức tin phải được bảo vệ khỏi những sai lầm và hư nát. Lúc nầy chúng ta cần hy vọng và lực đẩy để tiến về phía trước. Nếu chúng ta nhìn vào thế giới, đặc biệt nhìn vào các quốc gia Châu Âu, vốn dĩ là những quốc gia mà tôi thân thiết, chúng ta thầy nhiều chính trị gia và kinh tế gia hoàn thành những điều phi thường;nhưng họ không phải là những người đầu tiên chúng ta phải nhìn vào khi nói đến việc truyền đức tin và hy vọng”.

+ (CathNews 26/07) Không có “trung điểm” có thể với LCWR về các vấn đề chủ chốt

Vị Giám Mục chỉ đạo việc đánh giá LCWR về mặt tín lý, nói trong một cuộc phỏng vấn trên Radio công cộng Mỹ: Không thể có “trung điểm” về các vấn đề đức tin và luân lý. ĐGM Leonard Blair,giáo phận Toledo,Ohio,một trong hai GM Hoa Kỳ trợ giúp Đức TGM Peter Sartain giáo phận Seatle trong việc cung cấp “sự xem xét lại, sự hướng dẫn và tán thành,khi cần thiết, cho công việc nầy” của LCWR, trả lời lời kêu gọi đối thoại do Nữ tu Dòng Phan Sinh Pat Farrell, chủ tịch LCWR, trên cùng chương trình một tuần trước đó. Ngài nói: Nếu bằng đối thoại mà họ muốn nói rằng các giáo lý của Giáo Hội có thể thương lượng được và các GM tượng trưng cho một lập trường và LCWR trình bày một lập trường khác, và bằng cách nầy hay cách khác chúng ta tìm ra một trung điểm về giáo huấn căn bản của Giáo Hội về đức tin và luân lý, thì không. Tôi không nghĩ rằng đó là loại đối thoại mà Toà Thánh muốn hình dung”. “Song – Ngài nói thêm - nếu đó là đối thoại về việc làm sao để LCR thật sự huấn luyện và giúp các nữ tu đánh giá cao và chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội và thực hiện nó trong các cuộc thảo luận và cố gắng nghe một số các vấn đề của họ hoặc những quan tâm của họ về các vấn đề nầy, thì đó mới là đối thoại”. Nhưng Vị GM nòi rằng “cho tới nay đã có nhiều cự tuyệt” do LCWR về những vấn đề quan tâm do Vstican đưa ra.

(*) ĐGM Blair được bổ nhiệm vào tháng 4/2008 để thực hiện một cuộc đánh giá về tín lý đối với LCWR. Ngài đã đệ trình Vstican một bản báo cáo 8 trang vào tháng 7/2010. Tháng 4/2012, Vatican thông báo một cải tổ quan trọng LCWR, nêu lên “những vấn nạn nghiêm trọng về tín lý vó thể ảnh hưởng nhiều đến đời sống tận hiến”.

+ (Zenit 26/07) Ba tôn giáo [bắt nguồn từ] Abraham bênh vực việc tạo dựng.

Ba tôn giáo lớn độc thần bảo vệ việc tạo dựng trong một công trình chung kín múc trong các lời giảng dạy sinh thái của niềm tin mỗi tôn giáo. Tác phẩm được Osservatore Romano giới thiệu bằng tiếng Ý ngày 26/07/20012 có tựa đề “Chia sẻ Địa Đàng” (Partager l’Eden – Sharing Eden) và được phát hành bằng tiếng Anh tại nhà xuất bản Kube. Ba tác giả là giáo sĩ Do Thái Natan Levy,thành viên cộng đồng Do Thái nước Anh “Shenley United Jewish Community”, Nữ chuyên gia Harfiyah Haleem,thành viên Quỹ Hồi giáo về sinh thái học và các khoa học về môi trường” (Ifees) của Birmingham và David Shreeve, giám đốc hội Anh giáo “Quỹ Bảo Tồn” (the Conservation Foundation). Theo Lindsay Swan, phụ trách nhà xuất bản nầy, cuốn sách mới nầy là “một thí dụ đáng kể về cộng tác liên tôn vì một mục đích chung: một tương lai bến vững cho mọi người”. Các tác giả làm sáng tỏ những vấn đề họ đưa ra bằng những bản văn linh thánh và trưng bày “những lời khuyên rõ ràng” và dễ làm theo” để bảo vệ trái đất”. Tác phẩm trình bày các bản văn giảng dạy của ba tôn giáo để giải quyết một số các chủ đề quan trọng nhất ngày nay,như là “việc loại bỏ và tái sử dụng các chất thải; những hậu quả của thay đổi khí hậu đặc biệt bất lợi cho những người sống trong các vùng nghèo khổ nhất hành tinh nầy; những khả năng hiện nay có thể bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và bảo toàn đa dạng siinh học”.

+ (UcaNews 27/07) Đức Bà tiên báo nhiều điều trong các tai ương của Giáo Hội vào thập niên 1600s

Trong các lần hiện ra với một nữ tu viện trưởng Dòng Vô Nhiễm Thai ở Quito, Mẹ Mariana,Đức Bà đã tiên báo tình trạng bất ổn của Giáo Hội và của xã hội với độ chính xác phi thường,nhưng Mẹ cũng hứa sự phục hồi. Sáng sớm ngày 21/01/1610, các Tổng lãnh thiên thấn Micael,Gabriel và Raphael hiện ra với Mẹ Mariana. Sau đó Đức Bà Maria hiện ra với Mẹ và tiên báo nhiều điều về chính thời đại của chúng ta: “Ta nói điều nầy để các con biết rằng từ cuối thế kỷ XIX và ít lâu sau giữa thế kỷ XX… những đam mê [dục tình] sẽ bùng nổ và sẽ có sự đồi truỵ về luân lý,phong tục... Chúng sẽ chủ yếu nhắm vào các trẻ em nhằm kéo dài sự hư đốn chung nầy. Khốn khổ cho các trẻ em của những thời đại nầy! Sẽ khó để nhận Bí Tích Thánh Tẩy và cũng như thế với Bí Tích Thêm Sức…Về phần Bí Tích Hôn Nhân, sẽ bị tấn công và bị làm cho ra ô uế một cách sâu xa….Tin thần Công giáo sẽ mau chóng suy sụp; ánh sáng quý báu của đức tin sẽ dần dà bị lấn lướt lu mờ…Thêm vào đó sẽ có những ảnh hưởng của giáo dục thế tục, là một lý do làm cho ơn gọi linh mục và tu sĩ nên khan hiếm. Bí Tích Truyền chức thánh sẽ bị diễu cợt, bị áp bức và bị khinh miệt… Quỷ dữ sẽ cố gắng bách hại các thừa tác viên của Chúa bằng mọi cách có thể. Y sẽ dốc sức với sự ma mãnh độc ác và xảo quyệt để làm cho họ chệch hướng khỏi tinh thần ơn gọi của họ và sẽ làm cho nhiều người trong họ bị hư đốn. Những linh mục sa đoạ nầy, vốn sẽ làm cho người Kitô hữu bị bẻ mặt tai tiếng, sẽ làm thù ghét những tín hữu Công giáo xấu và những kẻ thù của Giáo Hội La Mã Công Giáo và Tông Truyền tấn công tất cả các linh mục…Hơn nữa, trong những thời bất hạnh nầy, sẽ có sự xa hoa buông thả, vốn sẽ gài bẫy những người còn lại phạm tội và chinh phục vô số các linh hồn nhẹ dạ. Sự ngây thơ vô tội sẽ hầu như không còn tìm thấy ở trẻ em nữa, cả sự nhu mì nơi nữ giới cũng thế. Trong thời khắc cấp b1ch nầy của Giáo Hội, người nên nói sẽ im tiếng”. Trong một lần hiện ra sau đó, Đức Bà nói với Mẹ Mariana rằng những cuộc hiện ra nầy không được để cho hầu hết mọi người biết cho đến thế kỷ hai mươi.