MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Mật nghị Hồng y, 7 thế kỷ của lịch sử và tình yêu

EMTY (Rome, AsiaNews) - Vào ngày 12-3, các hồng y có quyền bầu Giáo hoàng sẽ phải đóng khung "bằng một chìa khoá", cum clave, cho đến khi các vị chọn được người kế vị Thánh Phêrô. Các quy tắc đã được đặt ra gần hơn 7 thế kỷ trước đây bời Mật nghị Hồng y Viterbo vào năm 1271. 20 hồng y lúc đầu tham dự (2 vị đã qua đời trong các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng) đã không thể đồng ý, phân chia giữa hai phe ủng hộ Pháp và Đức. Sau 3 năm (1.006 ngày) mà không có kết quả, người dân Viterbo buộc các ngài phải quyết định, trước tiên là nhốt các ngài trong cung điện của giáo hoàng, sau đó giảm việc tiếp tế thực phẩm, và cuối cùng buộc các vị phải chịu màn trời bằng cách gỡ bỏ mái nhà nơi các ngài đang cư ngụ. Tedaldo Visconti, tuy không phải là một linh mục, đã được bầu làm Giáo hoàng và lấy tên là Gregory X.

Đó là "cuộc họp kín bầu Giáo hoàng" (conclave) đầu tiên được tổ chức đằng sau những cánh cửa đóng kín, nhưng bắt đầu từ năm 1059, chính các hồng y - giám mục đã bắt đầu bầu giáo hoàng, loại bỏ các quy định cũ là Giám mục Rome, tức Giáo hoàng, phải được lựa chọn bởi các giáo sĩ và người dân thành phố.

Mặc dù thay đổi, việc kết nối với Hàng Giáo sĩ Rôma vẫn tồn tại. Mỗi hồng y được chỉ định một nhà thờ hiệu toà ở thành phố hoặc một trong các giáo phận ở ngoại ô. Các hồng y có tước hiệu của 1 trong 7 giáo phận xung quanh Roma (Ostia, Palestrina, Albano, Frascati, Porto Santa Rufina, Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni) thuộc đẳng giám mục. Các hồng y đứng đầu các giáo phận khác trên thế giới thuộc đẳng linh mục. Các hồng y đứng đầu một cơ quan của Toà Thánh thuộc đẳng phó tế. Các nghị phụ đại diện cho Giáo hội Công giáo Đông phương là ngoại lệ và do đó không phải là một phần của Hàng Giáo sĩ Rôma.

Thuộc một hoặc đẳng khác có hệ quả thực tế trong điều khoản ưu tiên trong các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng. Ví dụ, nếu vị niên trưởng hồng y 80 tuổi hoặc hơn, như trường hợp vị niên trưởng Hồng y đoàn hiện nay, Đức Hồng y "là người đầu tiên theo phẩm trật và thâm niên sẽ có bài huấn dụ ngắn cho những vị có mặt, khuyến khích các ngài thực hiện cuộc bầu cử theo cách thức quy định và đúng với ý định, trước mắt các ngài chỉ vì lợi ích của Giáo Hội hoàn vũ".

Tất cả các quy tắc Mật nghị Hồng y được chấp nhận theo thời gian trở thành sản phẩm của lịch sử. Mật nghị Hồng y năm 1492, lần đầu tiên được tổ chức tại Nhà nguyện Sistine mới được hoàn thành, các hồng y bán phiếu bầu sẽ bị vạ tuyệt thông. Một vị người Tây Ban Nha, Rodrigo Borgia, được bầu năm đó là Alexander VI. Ngay sau đó, những câu chuyện nổi lên rằng cuộc bầu cử của ngài đã được mua với sự giúp đỡ của một hồng y giàu có là Ascanio Sforza, anh trai của Ludovico il Moro, công tước của Milan. Julius II, người kế vị Alexander VI, ban hành Tự sắc Divino tam Cum vào năm 1505, một Giáo hoàng cương quyết đã tuyên bố vô hiệu những cuộc bầu cử dựa trên việc bán phiếu (Simony) và vạ tuyệt thông được áp dụng (như thế cũng loại trừ vị đó khỏi các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng) cho bất kỳ hồng y nào nhận tiền hoặc các hình thức ưu đãi để được sự hỗ trợ của họ.

Với Tông hiến Sede Vacante Apostolica ngày 25-12-1904, Đức Giáo hoàng Piô X đã dỡ bỏ lệnh cấm các hồng y bị buộc tội Simony, loại bỏ "sự vô hiệu hoá cuộc bầu cử bị mua chuộc đặt ra bởi Julius II hoặc bởi bất kỳ Nghị định Giáo hoàng nào khác, nhằm hợp thức hoá cuộc bầu cử Giáo hoàng có thể bị thử thách vì lý do này". Trong Tông hiến Universi Dominici Gregis vào năm 1996 (số 35), Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã xác nhận việc huỷ bỏ này.

Quy tắc Mật viện đã được thay đổi một lần nữa trong trường hợp đặc biệt vào năm 1800, sau cái chết lưu vong của Đức Giáo hoàng Piô VI, người đã bị Napoleon trục xuất đến Valence (Pháp). Người kế nhiệm ngài, Đức Giáo hoàng Piô VII, đã được bầu ở Venice, trên đảo san Giorgio Maggiore, phía bên kia kênh (canal) Giudecca.

Những yếu tố bên ngoài cũng đóng một vai trò trong việc thay đổi các quy tắc Mật nghị Hồng y vào năm 1903. Sau khi Đức Leo XIII qua đời, Quốc vụ khanh, Đức Hồng y Rampolla del Tindaro, được mời như là người kế nhiệm, nhưng Hoàng đế Áo áp dụng quyền lực cổ xưa, đã phủ quyết tên của ngài. Các hồng y cuối cùng đã bầu Đức Hồng y Giuseppe Sarto, tức Đức Giáo hoàng Piô X, là người chỉ vài tháng sau đó đã cấm tất cả các quyền phủ quyết trong các cuộc bầu Giáo hoàng.

Vì vậy, không ai có thể "chấp nhận dưới bất cứ văn bản nào, từ bất cứ quyền dân sự nào, nhiệm vụ đề xuất quyền phủ quyết hoặc exclusiva (độc quyền) - ngay cả trong hình thức ý muốn đơn giản, hoặc để lộ cho toàn thể ban bầu cử hoặc từng cá nhân cử tri - bằng văn bản hoặc bằng lời nói, trực tiếp cá nhân hoặc gián tiếp thông qua những người khác, cả trước và trong khi Mật viện. Chúng tôi dự định lệnh cấm này bao gồm tất cả mọi can thiệp có thể xảy ra, sự đối lập và mong muốn nơi các cơ quan có thẩm quyền thế tục của bất kỳ tổ chức hoặc mức độ nào hoặc bất chứ nhóm hay cá nhân nào muốn can thiệp vào cuộc bầu cử của Giáo hoàng".

Năm 1970, trong Tự sắc Proprio Ingravescentem Aetatem, Đức Phaolô VI thiết lập giới hạn 120 hồng y cử tri cho một Mật nghị bầu Giáo hoàng, không bao gồm các hồng y từ 80 tuổi trở lên. Đức Gioan Phaolô II sửa đổi các quy tắc để việc giới hạn ở tuổi 80 sẽ được áp dụng vào ngày cuối cùng của triều đại giáo hoàng, một vấn đề chỉ khác biệt một số ít ngày.

Đức Gioan Phaolô II cũng đã thiết lập quy tắc rằng, trong Mật nghị bầu Giáo hoàng, các hồng y sẽ được cư ngụ tại Nhà trọ Thánh Marta (Domus Sanctae Marthae) và không ngăn từng phòng bên cạnh Nhà nguyện Sistine. Mục đích là để ngăn chặn những tình huống như đã xảy ra vào năm 1978 khi Đức Hồng y Landazuri, mang áo choàng tắm (bathrobe), hỏi Đức Hồng y Suenens rằng có thể cho ngài sử dụng phòng tắm không, "phòng" của ngài không có phòng tắm.

Mặc dù các ngài cư ngụ ngoài Mật viện, không ai có thể được tiếp cận các hồng y, ví dụ như khi các ngài được đưa bằng xe buýt tới Nhà nguyện Sistine, hoặc khi các ngài đi dạo. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã thực hiện thay đổi này trong Tự sắc Proprio Normas Nonnullas, công bố ngày 22-2-2013, để cập nhật các quy tắc của Đức Gioan Phaolô II trong trường hợp Giáo hoàng từ nhiệm.

Ngoài các hồng y cử tri, những trưởng nghi lễ, các vị giải tội, 2 bác sĩ và các y tá được phép ở trong 'Nhà trọ Thánh Martha' và Nhà nguyện Sistine cũng như "những cá nhân đáng tin cậy khác về khả năng kỹ thuật, nhằm đảm bảo rằng không có thiết bị nghe nhìn nào đã được bí mật cài đặt trong các khu vực này để ghi âm và truyền ra bên ngoài".

Về phần các hồng y cử tri, phải tránh bất kỳ thông tin liên lạc nào với thế giới bên ngoài. Không được phép dùng điện thoại, điện thoại di động hay iPad.

Mật nghị Hồng y thực tế thường bắt đầu vào buổi chiều vì buổi sáng thường được dành riêng cho Thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu Giáo hoàng (Missa pro eligendo Papa). Vào buổi chiều, các hồng y đi rước từ Nhà nguyện Pauline đến Nhà nguyện Sistine nơi các ngài sẽ tuyên thệ, lời công bố 'extra omnes' (những ai không là hồng y cử tri phải ra ngoài) và các cánh cửa được đóng lại. Cuộc bỏ phiếu sau đó có thể bắt đầu.

Một đa số 2/3 phiếu của những người "có mặt và bỏ phiếu" cần thiết để đắc cử Giáo hoàng. Vì mục đích đó, những tấm thẻ sẽ được sử dụng, mỗi tấm hình chữ nhật, "ngay giữa nửa trên, nếu có thể in, những từ 'Eligo in Summum Pontificem'; nửa dưới để trống để viết tên của người được chọn".

Sau khi vị cử tri thực hiện sự lựa chọn của mình, vị đó mang phiếu, "giơ lên cao cho mọi người nhìn thấy và mang đến bàn thờ, nơi có các vị kiểm phiếu đang đứng, ở đó có đặt một dụng cụ nhận phiếu được phủ lên bằng một chiếc khăn".

"Khi tiến đến đến bàn thờ, vị hồng y cử tri quỳ gối, cầu nguyện trong ít giây và sau đó đứng dậy và nói lớn lới tuyên thệ sau đây: "Tôi được gọi để làm chứng Chúa Kitô, Người sẽ là thẩm phán của tôi, phiếu bầu của tôi được bầu cho một vị mà trước mặt Chúa tôi xem là xứng để được bầu". Sau đó đặt phiếu vào dĩa, rồi rót phiếu bầu vào dụng cụ chứa phiếu. Sau khi làm điều này, cử tri cúi đầu trước Bàn thờ và trở lại vị trí của mình".

Khi những tấm phiều được đọc, chúng được xâu chỉ với nhau bằng một cây kim. Sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, phiếu sẽ được đốt cháy cùng với bất kỳ "ghi chú" nào của bất cứ hồng y nào "có thể đã ghi chép liên quan đến kết quả của mỗi cuộc bầu phiếu. Đốt phiếu và các ghi chú sẽ tạo ra khói. Trong quá khứ, rơm khô hoặc ẩm ướt đã được thêm vào để đốt. Hiện nay, một số hoá chất được sử dụng.

Vào cuối cuộc họp kín bầu Giáo hoàng, Đức Hồng y Thị thần (Camerlengo Cardinal) nộp một báo cáo được "đặt trong một phong bì dán kín", mà chỉ có Giáo hoàng mới có thể mở.

Nếu sau 3 ngày mà việc bầu chưa có kết quả, cuộc bỏ phiếu sẽ ngừng 1 ngày "để tĩnh lặng cầu nguyện, các cuộc thảo luận tự do giữa các cử tri và một lời khuyên tinh thần ngắn gọn". Việc tương tự sẽ xảy ra sau 7 phiên bầu, và 7 phiên tiếp theo. Nếu điều này xảy ra, cuộc bầu cử tiếp theo sẽ được tổ chức giữa 2 vị với số phiếu cao nhất. 2/3 đa số vẫn cần thiết, nhưng 2 vị có triển vọng không được phép bỏ phiếu.

Một khi vị nào được bầu, vị đó sẽ được hỏi: "Ngài có chấp nhận cuộc bầu cử theo giáo luật để đảm nhiệm cương vị giáo hoàng không?" Nếu câu trả lời là có, câu hỏi tiếp theo sẽ là: "Ngài muốn được gọi tên là gì?" Một khi tên được đưa ra, vị trưởng nghi lễ giáo hoàng sẽ thể hiện vai trò chứng viên (notary), cùng với 2 vị phụ tá trưởng nghi lễ là các nhân chứng, sẽ lập một bản ghi tài liệu chấp nhận bởi vị tân Giáo hoàng cũng như tên mới được vị đó chọn.

Sau việc chấp nhận tân Giáo hoàng của các hồng y, người được chọn sẽ đi vào một căn phòng nơi ngài sẽ mang phẩm phục màu trắng. Đối với vị tân Giáo hoàng, đây sẽ là một thời điểm của sự cô độc trong căn phòng được gọi là 'phòng nước mắt' bởi vì ngài sẽ khóc vì gánh nặng vĩ đại sẽ đặt lên vai phía trước ngài.

Cuối cùng, một thông báo sẽ được công bố cho công chúng: "Nuntio Vobis Gaudium magnum: habemus papam" (Tôi thông báo đến mọi người một niềm vui lớn: Chúng ta đã có Giáo hoàng).

Hùng Nguyễn (Theo AsiaNews)

(Nguồn: emty.org)