Đức Phanxicô đến Philadelphia sau những sự kiện đông kín người và những tràng pháo tay nhất loạt đứng dậy tung hô ngài ở New York. An ninh được thắt chặt và nhiều con đường trong thành phố bị chặn, Khi Đức Phanxicô bước ra khỏi máy bay, ngài được chào đón với nền nhạc bài ‘Rocky.’
Sự kiện giáo hoàng đầu tiên ở thành phố Philadelphia này, là thánh lễ ở vương cung thánh đường Phêrô và Phaolô. Đức Giáo hoàng cử hành thánh lễ với các giám mục, linh mục và tu sỹ nam nữ của Pennsylvania. Ngài nói với các giáo sỹ và tu sỹ về giáo dân. Ngài nhắc lại với những người hiện diện về câu hỏi mà Đức Leo XIII đã nói với một trong những vị thánh lớn của giáo hội Hoa Kỳ, Katherine Drexel, khi cô xin ngài cho thêm các nhà truyền giáo, ‘Còn con thì sao? Tại sao không phải là con, làm một nhà truyền giáo?’
Sự kiện giáo hoàng đầu tiên ở thành phố Philadelphia này, là thánh lễ ở vương cung thánh đường Phêrô và Phaolô. Đức Giáo hoàng cử hành thánh lễ với các giám mục, linh mục và tu sỹ nam nữ của Pennsylvania. Ngài nói với các giáo sỹ và tu sỹ về giáo dân. Ngài nhắc lại với những người hiện diện về câu hỏi mà Đức Leo XIII đã nói với một trong những vị thánh lớn của giáo hội Hoa Kỳ, Katherine Drexel, khi cô xin ngài cho thêm các nhà truyền giáo, ‘Còn con thì sao? Tại sao không phải là con, làm một nhà truyền giáo?’
‘Những lời này đã thay đổi cuộc sống của Katherine, bởi nhắc cho cô nhớ rằng, đến cuối cùng, mỗi một Kitô hữu, nam hay nữ, nhờ bí tích rửa tội, đã nhận lãnh một sứ mạng.
Có hai khía cạnh của những lời này, trong bối cảnh sứ mạng đặc biệt của chúng ta, là lan truyền niềm vui của Tin mừng và xây dựng Giáo hội, dù là linh mục, phó tế, hay thành viên các hội dòng và đời sống tông đồ. Trước hết, là những lời ‘Còn con thì sao?’ được nói với một người trẻ, một phụ nữ với những lý tưởng cao đẹp, và đã thay đổi cuộc đời cô. Những lời này làm cho cô nghĩ về công việc vô tận cần phải làm, và nhận ra rằng mình được kêu gọi hãy làm phần của mình trong đó.
Biết bao nhiêu người trẻ trong các giáo xứ và trường học, cũng có cùng những lý cao đẹp, tinh thần quảng đại, và tình yêu với Chúa Kitô và Giáo hội. Chúng ta có cho các em những thách thức không? Chúng ta có cho các em không gian hoạt động và giúc các em làm phần của mình hay không? Chúng ta có tìm những cách để các em chia sẻ nhiệt tình và tài năng của mình với cộng đoàn, và trên tất cả, là làm việc vì lòng thương và bận tâm cho người khác hay không? Chúng ta có chia sẻ niềm vui và nhiệt tâm của mình khi phụng sự Chúa hay không?
Một trong các thách thức lớn mà Giáo hội thế hệ này phải đối mặt chính là bồi đắp trong các tín hữu một ý thức về trách nhiệm riêng của mình với sứ mạng của Giáo hội, và đồng thời giúp cho họ chu toàn trách nhiệm môn đệ truyền giáo đó, như là men muối cho Tin mừng trong thế giới chúng ta. Điều này cần có sự sáng tạo để thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi, đưa di sản quá khứ tiến tới, không phải chủ yếu bằng các cơ cấu và thể chế vốn đã hoạt động tốt, nhưng trên hết là bằng việc mở ra với các khả thể mà Thần Khí đã khai mở cho chúng ta và thông truyền niềm vui Tin mừng, mỗi ngày và mọi thời kỳ sống.
Tương lai của Giáo hội trong một xã hội mau thay đổi, sẽ kêu gọi, và kêu gọi ngay lúc này, một sự dấn thân tích cực hơn nữa của người giáo dân. Điều này không có nghĩa là bỏ đi thẩm quyền thiêng liêng mà chúng ta được trao phó, nhưng, có nghĩa là nhân thức và dung nạp cách khôn ngoan vô vàn tài năng mà Thần Khí đổ tràn trên Giáo hội. Cách đặc biệt, nghĩa là đánh giá cao đóng góp vô biên mà những phụ nữ, giáo dân hay tu sỹ, đã làm và tiếp tục làm cho đời cộng đoàn chúng ta.’
Thánh Katherine Drexel |
Andrea Tornielli (Vatican Insider 26/9/2015) / J.B. Thái Hòa chuyển dịch
(Nguồn: phanxico.vn)