MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Đức Phanxicô và Thượng phụ Kirill, yêu thương hay lợi ích?

“Rốt cùng, bây giờ chúng ta là anh em!” Chưa bao giờ lời thốt lên bộc phát không bình thường này lại được xem xét và phong phú ý nghĩa như vậy. Câu nói được phát biểu ở đất Cuba, bằng tiếng Ý và bằng tiếng Pháp trong văn bản, lời phát biểu này vẫn còn âm vang của một sự kiện mang tầm vóc lịch sử. Sự tìm kiếm một đơn vị hiệp nhất là dấu hiệu của lòng trung thành của chúng ta. Mọi cuộc giải hòa đều mang tính ngôn sứ, nhất là khi người ta chờ từ hàng thế kỷ – có thể nói từ khi thành lập Tòa Thượng Phụ Matxcơva năm 1589. Vòng ôm giữa nhà lãnh đạo Giáo hội la-tinh và Giáo hội Nga mở ra các viễn cảnh nồng ấm. Nhưng các viễn cảnh nào? Tất cả hay không có viễn cảnh nào. Trong khi nhiệt huyết của Giáo hoàng Argentina thấy rõ trong cái hôn trìu mến của một bước khổng lồ đã được vượt qua, thì Thượng phụ Maxtcơva đáp lại, với nụ cười cũng nồng nhiệt, nhưng cho thấy vẫn còn “nhiều khó khăn”. Như thế nghệ thuật nhìn vấn đề ở mặt tiêu cực hoặc tích cực chỉ cho thấy một khía cạnh của vấn đề. Nó không chống lại sự ngây thơ bằng sáng suốt, cũng không chống chủ nghĩa lý tưởng bằng chủ nghĩa hiện thực. Nó phản ảnh một phần của tính toán.

Cây đã được Đức Phaolô VI trồng, giáo hoàng hiện nay chỉ hái quả. Sự từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI cách đây ba năm đã cho thấy các nét viền của một triều giáo hoàng khiêm tốn hơn, ít chuyên chế hơn, nổi tiếng thích ứng với khái niệm của chính thống giáo hơn. Nhưng trên thực tế, toàn kiếm cớ này đến kiếm cớ kia, chỉ có thiếu thiện ý về phía Nga. Đức Phanxicô chỉ đẩy cái nút nghẽn mà không đặt một điều kiện nào. Với ngài, điều thiết yếu đã được hoàn tựu và việc quản lý giáo hội sẽ đi theo sau. Cuộc gặp ở La Havana đã rã băng, mà thì giờ lâu dài và công việc của Thần Khí đã biến đổi thành mùa xuân đại kết một cách tự nhiên.

Về phần mình, Thượng phụ Kirill có thể cho rằng mình đã làm một công việc thật đẹp cũng như một hành động thật đẹp. Rốt cùng, Đức Phanxicô đã nhường tất cả – nơi chốn (không ở một nước công giáo nhưng ở một nước cựu-xô viết), hình thức (không có cầu nguyện chung), sứ điệp (rất chính trị). Như vậy có thể nghĩ rằng cuộc mặc cả vẫn còn tiếp tục, với điều kiện là đừng tỏ ra quá vui, quá đòi hỏi. Trong nội bộ Giáo hội của mình, cũng như trong thế giới chính thống, quyền uy của vị thượng phụ này rất mạnh. Ở Istanbul, Thượng phụ đại kết Báctôlômêô của Constantinople vẫn còn kính cẩn giữ vinh quang một thời huy hoàng tông đồ đã qua và, một cách bất lực, chứng kiến hồi chót thảm kịch của các kitô hữu Đông phương. Trong khi ở Matxcơva, Thượng phụ Kirill mặc phẩm phục đỏ chói của tân nước Nga, giáo dân, ơn gọi, thành công ngoại giao sắp hàng nối tiếp nhau.


Nhưng thượng phụ cũng sắp hàng theo quyền lực của điện Cẩm Linh, với quân đội, tiền bạc, lịch Ukraina, bản đồ Syria của điện.

Quyền uy của Thượng phụ Kirill chính nó chỉ có thể là que rảy nước thánh mà Putin đặt bên cạnh quân đội của mình. Trên các bức tường cũng như trên địa chính trị, bản tuyên bố ở La Havana giả định rằng các quan điểm của Vatican trùng với quan điểm của điện Cẩm Linh. Người ta nhận thấy sự cay đắng của các người công giáo-hy lạp ở Ukraina, các người tử đạo dưới chế độ cộng sản, bị một giáo hội chính thống theo lệnh Stalin bách hại và bây giờ xin được giữ kín không cho ai biết. Nhưng chúng ta đừng đi nhanh quá! Có thể Đức Phanxicô sẽ không thuận để các tài liệu mang mùi KGB hơn là mùi chiên có một tầm quan trọng quá mức. Và xét toàn bộ, thì tốt hơn vẫn để hai Giáo hội cố gắng tương thuận với nhau hơn là chạm trán nhau. Ukraina, Syria… Rôma và Matxcơva bảo vệ các lợi ích tế nhị trong hai cuộc xung đột, trong phạm vi ngoại vi của chúng ta, tác động đến tương lai cả đến nền văn minh Âu Châu. Cho đến bây giờ, kiểu nói bài-Putin và bài-Assad, chủ nghĩa phân biệt thiện ác, chủ nghĩa duy luân lý thường được thông tin không đúng, đã dẫn Phương Tây đến ảo tưởng và tín hữu kitô ở Đông phương đến diệt vong. Vì không phục tùng Washington cũng như Bruxelle và cũng không dính vào bẫy các thành kiến văn hóa của chúng ta, Đức Giáo hoàng sẽ có thể sáng suốt hơn…

Jean-Pierre Denis, chủ bút báo La Vie (lavie.fr) | Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)