‘Giáo hội được kêu gọi để huấn luyện
chứ không phải thay thế lương tâm.’
chứ không phải thay thế lương tâm.’
Đây là bộ khung mới cho giáo huấn của Giáo hội về gia đình, từ sau tông huấn Amoris Laetitia – Niềm vui Yêu thương
Giáo hội được kêu gọi để ‘huấn luyện lương tâm, chứ không phải thay thế lương tâm.’ (37) Đây là câu then chốt để hiểu Tông huấn hậu Hội đồng về Gia đình. Nhiều lời trong tông huấn thấy phiền lòng về cách tiếp cận thủ thế cho đến nay về vấn đề này.
Trước hết, cần phải nói rằng, bản văn tông huấn nói về nhiều điểm, rõ ràng và cấu trúc tốt. Văn kiện này không phải để xướng lên vài câu hay tóm gọn bừa bãi. Đức Giáo hoàng biết rõ điều đó. Ngài biết rằng Tông huấn đương đầu với ‘nhiều câu hỏi đa dạng’ theo ‘những cách khác nhau’ và khuyên không nên đọc một cách gấp gáp, nhưng cần đọc từng phần, một cách kiên nhẫn và cẩn thận.
Tông huấn bắt đầu như sau: ‘Niềm vui của Yêu thương trong gia đình, cũng là niềm vui của Giáo hội. Như các nghị phụ đã nhận thấy, dù cho có nhiều dấu chỉ khủng hoảng trong cơ chế hôn nhân, nhưng khát khao kết hôn và lập gia đình vẫn đầy mãnh liệt, đặc biệt là nơi những người trẻ, và đây là cảm hứngcho Giáo hội.’ Đáp lại khát khao đó, tuyên xưng Kitô giáo về gia đình thực sự là một tin mừng.’ Trong lời giới thiệu, Đức Phanxicô giải thích rằng ‘sự phức tạp của các vấn đề, cho thấy nhu cầu cần không ngừng thảo luận mở về một số vấn đề giáo lý, luân lý, linh đạo và mục vụ.’ Trên truyền thông và giữa các thừa tác viên trong Giáo hội, đã có thảo luận dữ dội, ‘từ một khao khát quá đáng muốn thay đổi hoàn toàn mà không suy tư cho đủ về căn cứ, cho đến một thái độ muốn giải quyết mọi sự bằng cách áp dụng các luật chung nhất.’
Không phải mọi sự đều phải giải quyết theo các điều của huấn quyền. Dù cho ‘chắc chắn cần có sự hiệp nhất của giáo huấn và thực hành,’ nhưng Đức Phanxicô nhận định, ‘điều này không ngăn cản nhiều cách thức diễn giải khác nhau về một vài khía cạnh của giáo huấn, hay rút ra những hệ quả nhất định từ đó,’ và ‘mọi nguyên tắc… cần được theo văn hóa.’
Đáng chú ý là hơn một lần, Đức Giáo hoàng chỉ ra rằng ‘thật vô nghĩa khi đơn thuần lên án các sự dữ ngày nay’ điều chúng ta cần là một nỗ lực ‘đưa ra các nguyên do và động lực’ để mọi người chọn lấy hôn nhân và gia đình, ‘nhận thức rằng có nhiều lúc cách chúng ta thể hiện niềm tin Kitô giáo của mình cũng như cách đối xử với người khác, là đang góp thêm vào tình trạng mơ hồ thời nay. Chúng ta cần một liều tự phê phán lành mạnh.’
‘Rồi thì, chúng ta thường thể hiện hôn nhân theo cách làm bao trùm lên ý nghĩa hợp nhất, lời kêu gọi lớn lên trong yêu thương, và các lý tưởng tương hỗ của hôn nhân, bằng một sự khăng khăng tuyệt đối về trách nhiệm sinh sản. Đức Phanxicô viết, ‘Chúng ta không phải lúc nào cũng đem lại cho các cặp vợ chồng trẻ một hướng dẫn vững vàng, cũng như không hiểu hết thời gian dùng bữa, cách suy nghĩ và các bận tâm luôn mãi của họ. Có những lúc, chúng ta cũng đưa ra một lý tưởng thần học về hôn nhân quá mơ hồ và gần như nhân tạo, xa cách với các tình trạng cụ thể và các khả thể thực tế của những gia đình thực sự. Đặc biệt là khi chúng ta không thể khơi lên sự tin tưởng nơi ơn Chúa trong mọi người, thì sự lý tưởng hóa quá đáng này, không giúp cho mọi người thấy hôn nhân là lôi cuốn và đáng khao khát, nhưng là ngược lại.
Một thời gian dài, để nâng đỡ các gia đình, tăng cường mối dây hôn nhân và đem lại ý nghĩ cho đời sống hôn nhân, chúng ta đã nghĩ rằng, chỉ cần đơn giản là nhấn mạnh các vấn đề luân lý, giáo lý, sinh luân thường học, mà lại không cần khuyến khích sự mở ra với ơn Chúa. Chúng ta thấy thật khó để thể hiện hôn nhân như một con đường phát triển và vẹn toàn nhân sinh chứ không phải là một gánh nặng suốt đời. Chúng ta cũng thấy thật khó để dành chỗ cho lương tâm của các tín hữu.
‘Nhưng, chúng ta thường thủ thế …không vươn đến những con đường có thể để tìm hạnh phúc đích thực.’ Do đó, ‘nhiều người cảm thấy thông điệp của Giáo hội về hôn nhân và gia đình, không phản ánh rõ ràng lời dạy và thái độ của Chúa Giêsu, Đấng không bao giờ thiếu lòng cảm thương và gần gũi với sự yếu đuối của những người như bà ở Samari, hay người phụ nữ bị bắt gặp ngoại tình.’ Đức Phanxicô nhận định, ‘Chúng ta đặt quá nhiều điều kiện cho lòng thương xót, như thế chúng ta làm mất hết ý nghĩa thiết thực và tầm trọng đại đích thực của lòng thương xót. Và đó là cách làm hạ giá Tin mừng nhất. ‘Để bảo vệ Tình yêu Hôn nhân, trên hết không phải là bằng cách xem bất khả phân ly là bổn phận, hay cứ lặp đi lặp lại giáo lý, nhưng là bằng cách giúp cho hôn nhân lớn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhờ ơn Chúa.’
Andrea Tornielli (Vatican Insider) | J.B. Thái Hòa chuyển dịch
(Nguồn: phanxico.vn)