MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Bức hình có làm thay đổi tất cả không?

Em bé Gulip, người Syria, bị chết đuối trên một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi cùng cha mẹ lên thuyền đi đến đảo Kos, Hy Lạp
Bức hình thi thể em bé chết trên một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ đã làm chấn động thế giới. Giải mã.

Đây là bức hình đã đi vào lịch sử. Bức hình do nữ phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ Nilüfer Demir chụp thi thể em Aylan, 3 tuổi, chết đuối trên bãi biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, có thể bức hình đang thay đổi cách mà người Âu Châu nhìn về cơn khủng hoảng di dân hiện nay. Các tháng vừa qua đã hằn sâu với những con số người chết: tháng 4 có 1000 người bị chết khi họ cố gắng vượt Địa Trung Hải. Ngày 27 tháng 8 vừa qua có 71 xác người di dân được tìm thấy trong một chiếc xe tải ở nước Áo. Nhưng chưa ai nhìn ra đây thật sự là thảm cảnh của người di dân đang ở trước cửa nhà mình, cho đến hôm nay. Dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên loại hình như thế này được đăng trên báo chí. Vậy thì tại sao bức hình này lại làm cho chúng ta xúc động đến thế?

“Nó chất vấn con mắt chúng ta, ý thức công dân chúng ta, nhiếp ảnh viên ký giả Alain Mingam, người được huy chương của World Press và chủ tịch Giải Photo AFD trả lời trên báo liberation.fr. “Bức hình khủng khiếp hơn khi chụp dưới ánh nắng kỳ nghỉ hè, trên bãi biển. Nó làm nổi bật sự tương phản giữa thiên đàng và hỏa ngục trong tình trạng này. Nó tự nhiên, không tô màu thêm, không chêm thêm cảm xúc. ‘Hãy nhìn xem sự khủng khiếp trở nên thường như thế này’, hình ảnh này nói lên như vậy”.

Ngược với những tấm hình đám đông cố nhảy tàu lửa đi từ bến ga ở Budapest, em bé Aylan một mình trên bãi biển: “Trong tấm hình này không có hiệu ứng của nhóm, nhiếp ảnh gia tiếp tục phân tích. Em bé nằm một mình, trơ trọi trong cái chết đau thương của mình, là cha, là mẹ, là anh, là chị, tất cả chúng ta đều xúc động. Chúng ta đi từ nạn nhân ẩn danh trong đám đông qua một con người thật, thêm nữa lại là một em bé. Nó chỉ khơi lên sự hèn nhát của chúng ta. Sự bối rối ở tầm mức của điều kinh hoàng tạo ra.”

Tiến trình nhận diện có một tác động lớn: em bé trai có làn da sáng, em nằm sấp, mặc áo quần đàng hoàng, chân đi giày trong tư thế như một em bé nằm ngủ. “Giống như phải có nhiều buổi phân tích tâm lý cho người bị chứng loạn thần kinh, không phải để họ “biết” nhưng để họ “ý thức” về tầm quan trọng căn bệnh đang gặm nhắm họ ,thì vô thức tập thể phải bị sốc khi làm một cuộc nhận diện để chấm dứt hình thức vô cảm kiểu thống kê hay giận cho số phận,” nhà phê bình điện ảnh Didier Péron phân tích trên báo Libération ngày thứ sau 4 tháng 9.

Nhiếp ảnh gia Olivier Jobard từ nhiều năm nay làm việc lâu dài về các người di dân cảm thấy bối rối khi đứng trước sự xúc động lớn lao do hình ảnh này gây ra: “Đảo Kos (hòn đảo ở Hy Lạp mà gia đình em Aylan muốn đến) đã là nơi mà rất nhiều nhiếp ảnh gia đến trong mùa hè này nhưng không ai phản ứng… có thể chủ đề đã chín, đơn giản như thế”, ông giải thích trong một bài viết ở báo monde.fr.
Bức hình xuất hiện đúng lúc, đứng trước tầm lớn lao của hiện tượng, các chính trị gia cố gắng vận động ý kiến quần chúng về việc đón người di dân và tị nạn. Theo thống kê của Elabe cho BFMTV công bố vào ngày thứ tư 2 tháng 9, đa số ý kiến của quần chúng Pháp vẫn chống (56%). Nhưng đó là con số có trước khi có bức hình của em bé Aylan. Tổng thống François Hollande đã cùng với Thủ tướng Ai Len mở cuộc họp báo ở điện Elysée ngày thứ ba 3 tháng 9, ông nhắc đến cái chết của em bé: “Một thảm kịch nhưng cũng là lời kêu gọi lương tâm của người Âu Châu về số phận của những người tị nạn,” Tổng thống Pháp tuyên bố. Ông cũng loan báo đã “đề nghị” Liên hiệp Âu Châu và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel một “cơ chế thường xuyên và bắt buộc” tiếp đón người tị nạn.

Dấu hiệu cho thấy có thể đang có một sự thay đổi, một cuộc tập họp các công dân trong tinh thần “tương trợ với người di dân” được dự trù tổ chức vào ngày 5 tháng 9 lúc 17 giờ ở quảng trường Cộng Hòa, Paris. Sự kiện mang tên “Không nhân danh chúng tôi” nhằm “tỏ tình tương trợ và biểu lộ sự phẫn nộ” đứng trước các thảm kịch di dân này. Chiều thứ sáu, trên trang Facebook của sự kiện cho biết đã có 18 000 người ghi tên tham dự.

Đăng bức hình hay không đăng bức hình?

Nhiều báo tự hỏi có nên hay không nên đăng bức hình. Câu hỏi đưa ra là chính đáng, trước hết phải tôn trọng nhân phẩm và nỗi buồn của thân nhân để không đăng. Tuy nhiên vào thời buổi truyền thông, bức hình đã lan ra khắp thế giới, và trong chừng mực mà bức hình là đề tài phân tích và suy tư dưới nhiều góc cạnh, kể cả bài viết này, thì chúng tôi nghĩ sẽ phi lý nếu xem như mình có thể quay đi để không nhìn thấy. Vì thế chúng tôi quyết định cho đăng bức hình, tin chắc là khi suy ngẫm về bức hình, khi vượt lên được sự tê cứng, chúng ta được mời gọi để từ nay có thể mặc niệm được. J.A

Anne Guion (lavie.fr 2015-09-04) / Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)