Tại nhà thờ chính tòa Florence, nhân dịp Hội nghị V của Giáo hội Công giáo Ý, Đức Giáo hoàng Phanxicô ngỏ lời với toàn thể Giáo hội Ý
‘Gương mặt Chúa Giêsu giống với khuôn mặt của nhiều anh chị em chúng ta, những người bị sỉ nhục, bị biến thành nô lệ, bị biến thành con số không. Chính Thiên Chúa mang lấy gương mặt của họ.
Nhân văn Kitô giáo luôn luôn tiến tới… Khi lòng chúng ta giàu có và tự mãn, thì không còn chỗ cho Thiên Chúa. Trách nhiệm của chúng ta là làm việc để cho thế giới này nên một nơi tốt đẹp hơn, chúng ta phải chiến đấu. Đức tin của chúng ta là một cuộc cách mạng
Chúa Giêsu là ai? Chúa Giêsu là sự khiêm nhượng. Còn kiêu ngạo, tự tôn, quyền lực, không có chỗ trong đời sống của chúng ta, các mục tử. Chúng ta thấy được các mối phúc thật nơi những người ‘biết sự phong phú của tình tương thân tương ái, của việc chia sẻ dù là một chút ít mình có.’
Khiêm nhượng, quên mình, các mối phúc thật. Đây là con đường mà Giáo hội phải theo. Hãy thôi ám ảnh về quyền lực, dù cho có muốn quyền lưc để làm được việc.
Tôi muốn một Giáo hội Cộng giáo biết nhận ra hành động của Thiên Chúa trong thế giới, trong văn hóa, trong đời sống thường nhật của mọi người.’
Đức Phanxicô cảnh báo giáo hội Ý hãy tránh xa hai mối cám dỗ:
‘Thứ nhất là thuyết tự cứu độ [Pelagianism], tin rằng con người có thể làm được mọi sự mà không cần Thiên Chúa. Thuyết tự cứu độ khiến giáo hội theo đuổi một phong cách kiểm soát, nghiêm khắc và tầm thường.
Trước các vấn đề của giáo hội, không thể tìm giải pháp nơi chủ nghĩa bảo thủ hay chủ nghĩa chính thống cực đoan được.
Thứ hai, Giáo lý Công giáo không phải là một hệ thống khép kín, không thể nảy sinh các chất vấn, hoài nghi. Nhưng giáo lý là một sự sống động. Giáo lý không mang khuôn mặt khắc nghiệt, nhưng là một thân thể vận động và lớn lên, là một thân thể, mang tên Chúa Giêsu Kitô.
Giáo hội là semper reformanda [luôn luôn cải cách]. Thuyết ngộ đạo khiến chúng ta tin tưởng vào một lý luận logic và rõ ràng, do đó đánh mất sự mềm dịu của thân thể. Thuyết ngộ đạo như là xây lâu đài trên cát, trên các khái niệm thuần túy.
Hãy tưởng tượng Chúa Giêsu sẽ nói gì với Giáo hội Ý ngày nay, ‘Khi Ta khát, các con có cho Ta nước?’
Mong sao các mối phúc thật … giúp chúng ta sống đời sống Kitô hữu, đến mức lành thánh. Các mối phúc thật là những lời đơn sơ, nhưng thực tiễn. Chính Chúa Giêsu đã ăn uống với các tội nhân, gặp những cô gái điếm … Ngài làm gương cho giáo hội Ý.
Và các giám mục, tôi xin các cha hãy là các mục tử. Hãy thấy đây là vinh quang của mình. Vinh quang của các cha là dân chúng. Mong các cha đừng trở thành những người dạy giáo lý phức tạp, nhưng hãy là những người tuyên xưng Chúa Kitô, đã chết và phục sinh vì chúng ta. Một mục tử là gì? Như lái xe trên đường đông đúc vây, không có chỗ nào để dừng lại xả hơi. Nhưng với lời cầu nguyện, với đàn chiên sát cánh bên mình, các cha sẽ được nâng đỡ.
Chúa Giêsu đổ máu ra không phải cho một vài người, cho một vài hay nhiều người, nhưng là cho hêt tất cả. Chúng ta phải biết đối thoại. Và phải là đối thoại chứ không phải thương lượng, phải tìm sự tốt đẹp cho tất cả mọi người. Giáo hội là gì? Là như người mẹ đi tìm những đứa con đã phải từ bỏ trong những điểm khó khăn. Giáo hội tìm thấy con cái mình trong những người nghèo, người lạc lối.
Với người trẻ Ý, Đức Phanxicô nhắn nhủ:
‘Hãy vượt qua sự lãnh đạm thờ ơ. Cha mong các con hãy là những người xây dựng một nước Ý tốt đẹp hơn. Các con có thể nói, ngày nay, chúng ta không sống trong một thời đại thay đổi, nhưng là trong sự thay đổi của thời đại. Phải đối thoại. Có những xung đột, nhưng trao đổi và phê phán, là những điều giữ cho thần học không bị biến thành hệ tư tưởng.
Cha muốn một giáo hội Ý, không đứng yên, một giáo hội luôn luôn gần gũi hơn nữa với những người bị bỏ rơi, bị quên lãng, những người bất toàn.’
J.B. Thái Hòa tổng hợp
(Nguồn: phanxico.vn)