MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Đức Phanxicô và những người tị nạn: đàng sau khiêu khích là một tư thế ngôn sứ


Nhân chuyến đi một ngày đến đảo Lesbos, Đức Phanxicô đem về Vatican 12 người tị nạn. Đối với ông Jean-François Colosimo, sự khiêu khích của Đức Giáo hoàng không phải là sự nhượng bộ của thời buổi này.

Jean-François Colosimo, văn sĩ và người viết khảo luận. Chủ tịch Trung tâm Quốc gia Sách từ 2010 đến 2013, hiện nay ông điều khiển Nhà xuất bản Cerf. Quyển sách mới nhất của ông, Những người quá dư, sự nguyền rủa của các kitô hữu Trung Đông, (Les Hommes en trop, la malédiction des chrétiens d’Orient) xuất bản tháng 9 năm 2014, nhà xuất bản Fayard.

Đi theo bài giảng của mình, Đức Phanxicô đi đôi với hành động và với con người. Ngài đến Lesbos giữa các người tị nạn, ngài đem về 12 người trong số họ, những người “hồi giáo” từ khi sinh, từ môi trường, từ tôn giáo của họ. Tai tiếng! Tại sao không có một kitô hữu nào? Câu hỏi này chứng tỏ cho thấy sự không thấu hiểu giáo huấn triều giáo hoàng của ngài, mà, cũng như cơn khủng hoảng hiện nay, trước hết là ở thứ trật thiêng liêng.

Bản tuyên bố chung cuối cùng mang tính đại kết cùng đồng ký với Đức Thượng Phụ Báctôlômêô I của Giáo hội Chính thống Constantinople, giám hộ các tín hữu Trung Đông, Đức Thượng Phụ Hieronymos của Giáo hội Chính thống Athènes, đứng đầu một giáo hội đang đau khổ, phủ nhận mọi tư tưởng thoát tục êm ái, mọi khoan hòa bậy bạ. Sự bất lực của những người có quyền lực áp đặt lên hòa bình bởi vũ khí của lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng, để dựa vào đó mà trấn áp các hình thức nô lệ mới, các người khủng bố cực đoan, những người buôn vũ khí, hoặc cả hai, để làm cho nghĩa trang Địa Trung Hải êm ả, tất cả rõ ràng đã bị lên án. Cùng với tinh thần của bài diễn văn trước Nghị viện Âu Châu ở Strasbourg tháng 11 năm 2014, Đức Phanxicô cực lực lên án sự đổi chác mậu dịch giữa Liên hiệp Merkel-Hollande (nước Đức-nước Pháp) và Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Erdogan: một số tiền chuộc hàng tỷ đôla để khóa làn sóng người tị nạn, không những cho thấy sự lừa dối chính trị mà cũng cho thấy lỗi lầm của lịch sử. Còn nặng hơn, một sự buông bỏ như thế càng nhấn mạnh thêm cho “văn hóa loại bỏ” của Châu lục Xưa cổ Âu Châu mà Âu Châu luôn cho mình là “cái nôi của nhân quyền”.

Đó là một trị liệu sốc chống lại cơn sốc của các nền văn minh, mà sự từ chối này tượng trưng ít nhất là cho chủ nghĩa đặc thù ở thời buổi của tất cả các chế độ bộ lạc.

Đâu đâu, cũng cùng một lỗi lầm này nổi trội, nó thống trị các biên giới không phải chỉ là những bức tường, bởi vì các biên giới cũng là nơi thiết lập trung gian hòa giải, mà trung gian hòa giải là điều kiện cho một tương quan sinh động giữa căn tính riêng và tính phổ quát chung. Khi muốn đưa Giáo hội của mình “vào trọng tâm của các vùng ngoại vi”, Đức Phanxicô đã không ngừng cất đi các bức tường hão, các bức tường đóng lại giữa “mình với nhau”, các bức tường lúc nào cũng chỉ là cái mẹo của sự toàn cầu hóa mù quáng, phơi mình cho trò chơi của thống trị, của tiền bạc, của nỗi sợ, của một quyền lực hủy hoại cho một nhân loại cần được chia sẻ. Điều này có giá trị ở Lampedusa, Bêlem, Istanbul, Damas, Cuba, Mexico, Kiev, Lesbos nhưng cũng có giá trị ở à Bruxelles, Berlin và Paris.

Đó là một trị liệu sốc chống lại cơn sốc của các nền văn minh, mà sự từ chối này tượng trưng ít nhất cho chủ nghĩa đặc thù ở thời buổi của tất cả các chế độ bộ lạc. Chúng ta làm gì để mạnh mẽ chống đối những người chủ trương hư vô của Nhà nước Hồi giáo Tự xưng, những người sẵn sàng giết và chết cho lý tưởng điên cuồng của họ, nhân danh Allah và nhân danh hận thù của họ? Và mặt khác, chúng ta là ai? Với sự dữ tối đa của một cuộc nội chiến hoàn vũ, chúng ta có ở tầm cao cho câu trả lời duy nhất của mặt bên kia của chủ nghĩa hư vô, là vương quốc phi lý của những điều lành không? Hay dấu ấn không cưỡng lại được của Sự Thiện mà bản chất là siêu việt thì đi ngược với các tính toán của con người?


Như thế bắt đầu với người hồi giáo là một lựa chọn đúng cho hồi giáo, hơn là ưu tiên chọn tín hữu kitô giáo và loại trừ những người khác

Như thế bắt đầu với người hồi giáo là một lựa chọn đúng cho hồi giáo, hơn là ưu tiên chọn tín hữu kitô giáo và loại trừ những người khác. Bởi vì người ta sẽ thấy ngay, một tham vọng cứu như vậy sẽ dẫn đến việc đào sâu thêm hố thẳm. Đó sẽ là sự dàn xếp thế tục, theo thời, theo kiểu Liên Hiệp Quốc thay vì theo lối hòa hợp khôn ngoan của các sắc dân thiểu số. Bởi vì nếu muốn làm vui lòng người này, người kia theo kiểu thống kê thì sẽ không tránh khỏi dẫn đến sự dửng dưng của tất cả mọi người. Đó là để người hồi giáo bị kẹt làm con tin của sự hãi hùng, thay vì mang lại cho họ một dấu hiệu ngoại thường, để tái thiết lập họ vào trong mẫu mực chung của nhân loại.

Và dấu hiệu ngoại thường là đây, vì giấy tờ hợp lệ của hai gia đình kitô giáo bị chậm nên chính Tòa Thánh cũng không thể nào can thiệp được. Sức mạnh của Đức Phanxicô là không lùi bước trước thời cục (kaïros) đang xảy ra trước mặt mình. Kaïros là chữ Hy Lạp chính xác trong Tân Ước mô tả sự can thiệp của Đấng Vĩnh Cửu trong lịch sử. Nó có nghĩa, trong giây phút duy nhất, trong thời cơ không thể quay trở lại, khi đứng trước sự cứu rỗi hay sự hư mất. Rất đặc biệt trong lãnh vực này, các tu sĩ Dòng Tên là những người tiêu biểu của nghệ thuật nhận định. Và nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo hoàng: “Tôi ưu tiên cho tất cả con cái của Chúa”.

Còn đối với các tín hữu kitô giáo ở Trung Đông, Đức Phanxicô, các Đức Thượng Phụ Báctôlômêô I, Hieronymos đều theo dõi tình trạng sống còn thật sự của họ, để chẳng cần phải nhận bài học của những người công cụ hóa cuộc sống hiện sinh và tử đạo của họ, để nuôi dưỡng cho sự lo lắng hay ảo tưởng của họ. Đức Giáo hoàng đi Lesbos cũng là cùng Đức Giáo hoàng mà tháng 8 năm 2014 đã tuyên bố, trong chừng mực của một cuộc chiến tranh chính đáng, thì cũng cần huy động quân đội để chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng. Khi đó gần như là tất nhiên, cũng như bây giờ nó có thể gây ngộ nhận. Thuận theo một thực tế thần nghiệm và cũng là một thực tế của ngài đòi hỏi từ bỏ một loại điếc đặc, và đúng vậy.


Sự khiêu khích của Đức Phanxicô không phải là sự nhượng bộ của thời buổi này

Sự ngây thơ có vẻ như giả của giáo hoàng, người còn thấy xa hơn cả các lời sấm của thời suy tàn! Trong các cuộc xâm lược man rợ của thế kỷ thứ V, các chính trị gia La Mã biến mất, họ bị dìm ngập với thế giới cũ mà họ than khóc, trong khi các giám mục kitô giáo đưa ra một phong trào rao giảng phúc âm rộng lớn đã nảy sinh vào thời Trung Cổ, kỷ nguyên của một trào lưu triết học không đồng đều giữa các thần học gọi là đối kháng.

Sự khiêu khích của Đức Phanxicô không phải là sự nhượng bộ của thời buổi này. Như mọi tư thế mang tính ngôn sứ, sự khiêu khích này là lời nhắc lại nguồn gốc, một nguồn gốc vượt mọi bọt biển của các sự kiện. Dù lời nhắc lại này sẽ đụng chạm đến các tín hữu kitô bị cám dỗ bởi sự co cụm, họ nhường đường cho sự nhẫm lẫn bằng cách chấp nhận lý tưởng hóa đức tin, cũng là chuyện bình thường. Sự đánh cược của Đức Giáo hoàng còn nhắm đến sự trở lại của họ với Tin Mừng, một Tin Mừng trái ngược với thế giới và lịch sử, một Tin Mừng đã làm thay đổi hoàn toàn trong hai ngàn năm và trên năm châu lục. Gởi đến người nghe và xin chào!

Jean-François Colosimo (lefigaro.fr) | Marta An Nguyễn chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)