MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Cái gì một giáo hoàng có thể làm và không thể làm?


Đừng lẫn lộn tôn giáo và chính trị

Các giáo hoàng không phải như các tổng thống hoặc các nhà cầm quyền, cũng như tín lý công giáo không phải là chính trị.

Một trong các bạn thân của tôi một thường hay trích dẫn Wall Street Journal, xem đây là tờ báo “yêu chuộng của người công giáo” ở Mỹ. Đúng vậy tờ báo đã thường xuyên nêu ra các quan điểm của Giáo hội công giáo trên rất nhiều chủ đề. Nhưng đôi khi tờ báo “yêu chuộng” này cũng lạc lối. Đó là trường hợp cách đây ba năm, ngày 2 tháng 1 năm 2014, khi tờ báo đưa ra các lý do mà Đức Phanxicô là “một trong các nhân vật phải coi chừng cho năm 2014”.

“Sau khi gieo các mong chờ cho một tiếp cận mới về đồng tính, về ly dị, về môi trường, về các nghĩa vụ của xã hội đối với người nghèo, thì người ta cũng có thể mong chờ giáo hoàng sẽ đảm trách việc cải cách hệ thống quan liêu của Vatican và gia tăng vai trò của phụ nữ trong Giáo hội”.

Theo các suy nghĩ của tôi thì chỉ đoạn này thôi cũng đã có bốn điểm sai, nhất là về “vai trò” của giáo sĩ.

Đừng lẫn lộn giáo điều công giáo với chính trị

Dù rất khó cho ai quan sát đạo công giáo với cái nhìn chính trị hóa để họ hiểu, phải xem các giáo hoàng không giống như các tổng thống hay các nhà cầm quyền, cũng như giáo điều công giáo không phải là chính trị. Điều này có nghĩa, một thay đổi “chính quyền” không phải, và không thể, là một thay đổi các quan điểm công giáo. Giáo điều, như Giáo hội đã đặt ra, không phải là vấn đề quan điểm nhưng là các thỏa thuận xây dựng trên sự thật.

Các giáo hoàng không phải là các hạt tử tự do, cai trị theo ý thích của mình. Trước khi hoàn tất Hiến chế giáo điều của Công đồng Vatican II về Giáo hội, Đức Phaolô VI đã đề nghị thêm một câu vào tài liệu, khẳng định rằng giáo hoàng “chỉ có trách nhiệm duy nhất trước mặt Chúa”. Chắc chắn đó là do muốn bảo vệ quyền uy giáo hoàng nhưng cũng là để cho ngài có tự do hành động trước các can dự có thể có về mặt dân sự hoặc của hàng giáo sĩ.

Nhưng Ủy ban Thần học của Công đồng đã bác bỏ đề nghị này, họ lưu ý “giáo hoàng buộc phải tôn trọng sự mặc khải, cơ cấu nền tảng Giáo hội, các bí tích, các quy định của các Công đồng có từ trước và các nghĩa vụ khác”.

Các “nghĩa vụ” khác này bao gồm cả việc tôn trọng sự thật. Cách đây nhiều năm, trong một buổi hội thảo hàn lâm, một triết gia công giáo nổi tiếng đã tuyên bố: “Nếu giáo hoàng khẳng định 2+2=5, tôi sẽ tin”. Một triết gia công giáo còn cao siêu hơn sửa lại câu trả lời cho đúng và có tinh thần công giáo hơn: “Nếu Đức Thánh Cha nói 2+2=5, thì tôi sẽ công khai nói ‘Có thể tôi hiểu không đúng những gì Đức Thánh Cha muốn nói’”.

Giáo hoàng là người phục vụ chứ không phải là người chủ

Các giáo hoàng không phải là những nhân vật quyền uy, giảng dạy những gì họ muốn, những gì họ thích. Giáo hoàng là người canh giữ một truyền thống, truyền thống làm uy quyền, vì thế giáo hoàng là người phục vụ chứ không phải người chủ. Đức Phanxicô biết hơn ai hết, như chính ngài đã nhấn mạnh khi ngài lặp lại, ngài là “con của Giáo hội”, người tin và giảng dạy những gì Giáo hội tin và giảng dạy.

Vì thế, những ai nghĩ triều giáo hoàng này sẽ thay đổi giáo điều công giáo về, chẳng hạn, luân lý của những hành vi đồng tính, về vấn đề tái hôn của những cặp đã ly dị. Dù vậy, Giáo hội có thể và phải, phát triển tốt hơn khía cạnh mục vụ trên các vấn đề này.

George Weigel (fr.aleteia.org) | Marta An Nguyễn chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)