(CWN 27/07) Đức Thánh Cha gặp các Hồng Y trong việc điều tra vụ Vatileaks
Ngày 26/07, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gặp uỷ ban gồm 3 hồng y được đặt ra để điều tra vụ bê bối tai tiếng Vatileaks. Các vị hồng y trình bày đúc kết của các Ngài lên Đức Thánh Cha. Nội dung của các kết luận nầy không được tiết lộ. Một tuyên bố ngắn của Vatican, đưa ra sau buổi họp, cho biết rằng Đức Thánh Cha cám ơn các vị hồng y về công việc của các Ngài và khuyến khích các vị viên chức Vatican “mau lẹ tiếp tục” việc điều tra tội phạm. Hai viên chức Vatican tham gia buổi họp nầy, gồm Domenico Giani, giám đốc cảnh sát Vatican và Gregory Burke, cố vấn về quan hệ công thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh vừa được bổ nhiệm. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã yêu cầu ủy ban – do ĐHY Julian Herranz làm chủ tịch và gồm cả các Hồng Y Jozef Tomko và Salvatore De Giorgi – điều tra các nguồn những vụ rò rỉ tài liệu mật Vatican. Tới nay Vatican không đưa ra một thông tin công khai nào về việc điều tra nầy và văn phòng báo chí Vatican đã làm nản lòng những suy đoán về các giới chức Vatican – nếu có – có thể bị tình nghi.
+ (CWN 27/07) Nước Mỹ bên bờ vực đối đầu về tự do tôn giáo
Trong diễn văn ngày 26/07 với Viện Napa ở California, Đức TGM Charles Chaput giáo phận Philadelphia đã đưa ra một lời kêu gọi khẩn cấp cho các tín hưu Công giáo nhằm hành động bảo vệ truyền thống tự do tôn giáo Mỹ. Vị TGM nầy đặt câu hỏi liệu nước Mỹ đã “vượt qua giới hạn” về các vấn đề tự do tôn giáo, đạt tới một điểm mà sự đối đầu chính trị là không tránh nỗi chưa. Không trực tiếp trả lời câu hỏi nầy, Ngài thách thức các thính giả tự trả lời lấy. Các tín hữu Công giáo luôn tỏ cho thấy một tình yêu sâu sắc với đất nước Hoa Kỳ và hàng giáo phẩm đã hoàn toàn ủng hộ đất nước, Đức TGM Chaput nói: “Vì vậy nếu như các GM Hoa Kỳ thấy mình chống đối, theo một cách căn bản, với tinh thần của đất nước chúng ta, thì lỗi sẽ không do phía các GM chúng ta. Nó sẽ nằm ở phía các nhà lãnh đạo chính trị và văn hoá đã biến đất nước chúng ta thành một cái gì đó mà nó chưa bao giờ từng muốn là như thế.” Về cuối bài diễn văn, Vị TGM tóm tắt các quan ngại của Ngài bằng cách nói rằng “nước Mỹ trong trí nhớ người Công giáo không phải là nước Mỹ của thời hiện tại hoặc của tương lai đang hiện ra.” Ngài nói tiếp: “Sớm muộn gì một quốc gia dựa trên một khái niệm tự do đã thoái hoá, trên giấy tờ hơn là tự do thực sự – nói cách khác, một quốc gia của nạo phá thai, của tình dục bừa bãi, của thói tham lam tiêu thụ và sự hờ hững lạnh lùng với dân nhập cư và với người nghèo khổ, – sẽ không xứng đáng với những lý tưởng khai sáng. Và trong ngày đó, nó sẽ không được đòi hỏi bồi thường trên những tâm hồn đạo đức.” Đức TGM Chaput nói rằng tất cả các Kitô hữu phải bác bỏ lập luận duy trần tục cho rằng tự do tôn giáo chỉ quy đinh tự do thờ phượng. Kitô giáo thực hiện những yêu cầu lớn lao hơn trên các tín hữu. Ngài nói: “Đức Tin Kitô giáo đòi việc rao giảng, giảng dạy, chứng từ công khai và phục vụ tha nhân – bởi mỗi người trong chúng tôi đơn độc và hành động trong sự hợp tác với cùng tín ngưỡng. Kết quả là, tự do tôn giáo không bao giờ chỉ là tự do khỏi áp bức, mà còn là – và quan trọng hơn – tự do được sống và hành động như một môn đệ tích cực.”
+ (CWN 27/07) Các Giám Mục Malta nói thẳng chống lại Thụ tinh ống nghiệm (nhân tạo)
Các Giám Mục ở Malta đã đưa ra một thư mục vụ về thụ tinh ống nghiệm. Thư đề ngày 26/07 viết: “Sự thụ thai một con người phải là kết quả của tình yêu tự hiến cho nhau của cặp vợ chồng kết hôn. Quà tặng nầy được thực hiện qua việc giao hợp tình dục, một hành động qua đó người nam và người nữ trở nên ‘một thân thể’. Do đó, mang trong tâm trí giá trị nầy, việc thụ thai một sự sống mới không thể được giải quyết một mình như là một hành vi sinh học. Cũng không thể là một quy trình kỹ thuật tạo nên những phôi thai như thể chúng là những đồ vật. Quà tặng sự sống con người phải được chấp nhận một cách thiết tha trong hôn nhân, vốn là tình huống lý tưởng và tự nhiên nhất cho việc thụ thai diễn ra, qua các hành vi cá nhân vốn chỉ dành độc quyền và đặc trưng cho những người nam và nữ đã kêt hôn.” Các Giám Mục cũng cảnh báo chống lại việc đẻ thế (mang thai thế) và sự bảo quản lạnh [tinh trùng, trứng, phôi nhi. ND] và than phiền sự huỷ diệt các phôi thai khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm.
Các Giám Mục nhận định: “Nhiều lần, một con số phôi thai đáng kể bị hy sinh để cho ra đời một em bé như ý. Những thực hành thụ tinh ống nghiệm như thế cấu thành việc huỷ diệt sự sống con người vô tội một cách trực tiếp và có tính toán…Do đó những thực hành nêu trên không thể được biện minh bất cứ cách nào và ở bất cứ hoàn cảnh nào xét về mặt đạo đức luân lý. Không bao giờ có thể cho phép hay chấp nhận về mặt đạo đức luân lý một hành động xấu xa ( trong trường hợp nầy là sự huỷ diệt một số các phôi thai) để biện minh cho một mục đích tốt (ở đây là việc thụ thai và cho ra đời một em bé như ý). Đây là một nguyên tắc đạo đức luân lý rõ ràng và nhiều người biết, rằng mục đích không biện minh cho phương tiện.”
(*) Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ gồm bảy hòn đảo giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của Ý 93 km về phía nam, cách Tunisia 288 km về phía bắc, vịnh Gibralta 1826km về phía đông và Alexandria 1510km về phía tây. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Malta và tiếng Anh. Chỉ rộng 300km2, Malta là một trong những quốc gia nhỏ và có mật độ dân số cao bậc nhất thế giới. Thủ đô: Valletta.Công giáo Rôma là quốc giáo ở Malta bởi quốc đảo này theo truyền thuyết đã có một lịch sử lâu dài 2000 năm gắn bó với Kitô giáo, kể từ vụ đắm tầu của Tông đồ Phaolô vào khoảng năm 60 Công Nguyên. Theo Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Tòa Thánh Vatican cuối năm 2008, Malta chỉ có 443, 000 dân, trong đó có 418, 000 (tức 94.4%) là tín hữu Công giáo Rôma chiếm 97% dân số. Malta có hai giáo phận và 85 giáo xứ với 9 giám mục, 853 linh mục, 1.143 tu sĩ, 1.231 giáo lý viên, 269 tiểu chủng sinh và 91 đại chủng sinh. Có 17.786 học sinh tham dự ở 80 trung tâm giáo dục Công giáo, từ mẫu giáo tới đại học. Các hoạt động bác ái xã hội do Công giáo điều hành bao gồm 24 nhà chăm sóc cho người tàn tật và già yếu, 26 viện mồ côi và nhà trẻ, 9 trung tâm tham vấn về gia đình và phò sự sống, 24 trung tâm giáo dục và phục hồi, và 4 tổ chức các loại khác.Ngoài ra, Malta còn 1% Kitô hữu ngoài Công giáo bao gồm Chính Thống giáo và Tin Lành; 1% theo Hồi giáo và 1% không theo đạo nào.
+ (AsiaNews 28/07) Hội thảo về Giáo dục Giới Trẻ trong Công Lý và Hoà Bình.
Uỷ Ban Giới Trẻ Giáo phận Faisalabad, Pakistan, đã tổ chức một cuộc hội thảo huấn luyện về “Giáo dục Giới Trẻ trong Công Lý và Hoà Bình”, xen kẽ những hội nghị chuyên đề và buổi học tập về sứ vụ xã hội và sự đóng góp của các tín hữu Công giáo cho sự phát triển của đất nước. Diễn ra tại Trung Tâm Thanh Thiều Niên Quốc Gia ở Ayubia, một ốc đảo thanh bình chìm trong thiên nhiên gần Muree (Rawalpindi, Bang Punjab). sự kiện kèo dài 6 ngày nầy (8-14/07) được mỗi giáo xứ thuộc giáo phận Faisalabad cử một trai và một gái đến tham dự dưới sự coi sóc của các linh mục, nhà giáo dục và các chuyên gia về công lý và những vấn đề xã hội. Ở Ayubia, các tham dự viên học hỏi các khái niệm như là quyết định những vấn đề quan trọng, tự nhận thức, các phương tiện truyền thông và giáo dục, cũng như hoà bình và công lý trong Kinh Thánh. Hội thảo cũng giới thiệu những cách đối phó với những môi trường và con người khác biệt. Là giới trẻ từ Faisalabad, các tham dự viên đồng ý với một bản kiến nghị qua đó họ sẽ “chiến đấu vì sự thay đổi tích cực trong xã hội”, thúc đẩy nhân quyền, công lý và hoà bìng trong giáo phận. Để được như vậy, họ chấp nhận đóng một vai trò chủ chốt và xây dựng trong việc giúp những người bị bỏ rơi và bị áp bức, mguyện giữ cho các giáo xứ không có ma tuý và loan truyền Lời Chúa. Nói chung, cuộc gặp 6 ngày cung cấp một cơ hội “để đem giới trẻ gần lại hơn với Thiên Chúa và Kinh Thánh”, nâng cao lòng tự tin của họ cũng như dạy cho họ về những giá trị đạo đức luân lý của hoà bình và nhân quyền”
+ (CathNews 29/07) Đức Thánh Cha tôn phong Vị Thánh Người Mỹ bản xứ đầu tiên
Theo tin tờ The Times được đăng trong tờ The Australian: tại Một phụ nữ khiếm thị bỏ làng và một cuộc hôn nhân được dàn xếp để đến sống trong một tu viện Dòng Tên trong cái nay là Canada, được quyết định trở thành vị thánh người bản địa đầu tiên của nước Mỹ. Trong vòng 3 tháng tới đây, KATERI TEKAKWITHA, còn được gọi là “Bông Huệ của người Mohawk”, sẽ được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tôn phong hiển thánh trong một ngày hãnh diện cho 600.000 tín hữu người Mỹ bản địa. Người ta cũng hy vọng việc công nhận Chân phước Kateri, Đấng đã làm nhiều phép lạ chữa lành bệnh tật, có thể chữa lành những vết thẹo nỗi đau lịch sử. […]. Những tín hữu Công giáo cuối cùng từ Mohawk Valley được tôn phong hiển thánh là ba tu sĩ Dòng Tên đã đến đó trong thé kỷ 17 và bị người Mohawk mà các Ngài tìm cách cải đạo, tra tấn đến chết. Những người Châu Âu đã mang bệnh đậu mùa cho thung lũng nầy – một trận dịch đã giết chế cha mẹ của Kateri vào năm 1660 và bỏ lại gương mặt bị rỗ và thị lực bị hư của đứa con 4 tuổi của họ. Cô bé được đặt tên là Tekakwitha “Cô đụng vào các đồ vật”
+ ( CathNews 29/07) TGM Slovenia đã có hai đứa con
Vatican Insider đưa tin: Vatican đã ra lệnh cho GM Aloiz Uran, nguyên TGM giáo phận Ljubljana, phải rời Slovenia về những lời đồn rằng ngài đã phá những lời hứa độc thân và đã có hai con, nay đã trưởng thành, không ai trong họ được Ngài thừa nhận là con. Andrej Saje, phát ngôn nhân các GM Slovenia, phát biểu trên truyền hình công Ljubiana: “Đây là một biện pháp tạm thời để làm an lòng công luận cho tới khi vấn đề được giải quyết.” TGM Uran sẽ chuyển tới thành phố Trieste phía bắc nước Ý.” Cha Saje nói thêm: “Vấn nạn là việc ngài được cho là làm cha mà vị nguyên TGM nầy luôn bác bỏ, nhưng tôi nghĩ là đã có một số hiểu lầm giữa ngài và Toà Thánh. một khi những hiểu lẩm nầy được làm sáng tỏ, Uran sẽ có thể quay về quê hương.”
Những lời bình luận của Cha mâu thuẫn với những suy đoán truyền đi từ lâu về những biện pháp chế tài được Thánh Bộ Các GM quyết định, liên quan đến vụ bê bối tài chính dẫn giáo phận Maribor tới bờ vực phá sản cách nay 2 năm. Uran từ chức bất ngờ vào năm 2009, sau 5 năm phụ trách, vì lý do sức khoẻ sau cuộc giải phẩu tim, nhưng các lời đồn mau chóng lan ra về việc ngải có 2 đứa con, trên thực tế ngài đã giữ kìn với các bề trên của ngài ở Vatican.
+ Bổ nhiệm mới:
- (VIS 30/07) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐHY Santos Abril y Castello làm đặc phái viên của Người tại lễ kỷ niệm 950 năm Giáo phận Sapé, Albania (ngày 29/09)
- (VIS 30/07) Đức Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm làm thành viên Tháng Bộ Các Giám Mục: ĐGM Pier Luihi Celata, phó thị thần giáo chủ (Chamberlain) và ĐGM Zyhmunt Zimowaki, chủ tịch uỷ ban giáo hoàng về mục vụ y tế.
+ (UcaNews 30/07) Có nên xác định là Kitô hữu hay tín hữu Công giáo?
Phong trào đại kết đã tiến bộ nhanh trong những năm vừa qua, nhưng tín hữu Công giáo có nên quyết định không chỉ xác định họ là Kitô hữu? Nếu bạn là một Kitô hữu ưa sa lầy với những định nghĩa được tìm tháy trong Kinh Thánh khi giải thích đức tin vủa bạn với những người khác, thì hãy thử làm điều nầy một lúc nào đó. Hãy hỏi vị linh hướng ở giáo xứ của bạn “có tốt không nếu tôi không bao giờ dùng danh hiệu giáo phái [Công giáo] của chúng ta, mà thay vì thế chỉ tự xưng là một “kitô hữu” khi nói chuyện với những người khác về đức tin của tôi?” Câu trả lời cho bạn sẽ nói cho bạn biết nhiều về thực chầt tự do tinh thần trong cộng đoàn của bạn. “Ở đâu có Thần Khí Đức Chúa, ở đó có tự do” (2 Cor 3, 17). Trong Kinh Thánh, những ai tái sinh nhờ đức tin trong Chúa Kitô đều được định nghĩa là “tún hữu”, “Kitô hữu”, “môn đệ”, “thánh nhân”, “các anh em”, “các chị em”, và “giáo hội.” Đây là một số trong những tước hiệu Thiên Chúa đã chọn để dùng trong Lời của Chúa khi định nghĩa bạn như là người theo Chúa Kitô. Còn rất nhiều ký hiệu được càc Kitô hữu dùng, do người ta tạo ra chứ không được liệt kê trong Kinh Thánh.
Chẳng phải tội lỗi gì khi dùng một số từ do con người tạo ra để định nghĩa mình và những niềm tin cũng như thực hành thiêng liêng. Bạn có tự do dùng những từ ngư vậy đếu bạn muốn. Có nhiều người tái sinh rất thoải mái nói những điều như “tôi là một người phái Bắp-tít”, hoặc “tôi là một tín hữu Công giáo”, hoặc “tôi là một tín đồ phái Thánh Linh” hoặc “tôi là một ngươi theo phái Can-vanh.” Chắc chắn có thể làm như thế trong một cách không gây nên xúc phạm hay quá chia rẽ bên trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Nhưng có tự do để dùng những định nghĩa như thế là một điều rất khác với cảm thấy bị áp lực phải dùng chúng. Bạn co ở trong một giáo xứ mà không bằng lòng về sự lựa chọn của bạn luôn dùng [từ] “Kitô hữu” hoặc “tín hữu” hơn là biệt danh giáo phái của bạn? Bạn có quan tâm rằng một tước hiệu giáo phái thường có được trong cách Tin Mừng được trình bày mà không gây hỗn loạn không cần thiết chăng? Nếu như vậy, bạn là một trong hàng triệu tín hữu trên khắp thế giới cảm thấy cùng cách bạn làm về vấn đề nầy.
+ ( CathNews 30/07) Liên Hoan Giới Trẻ Công Giáo Úc lần đầu.
ACBC thông báo trong một thông cáo báo chí: HĐGM Công Giáo Úc sẽ d0ăng cai tổ chức Liên Hoan Giới Trẻ Công Giáo Úc lần đầu tiên vào tháng 12/2013. Liên Hoan nầy sẽ diễn ra trong giáo phận Melbourne từ 05/12 đến 07/12 và quy tụ khoảng 4.000 thanh thiếu niên Công giáo từ học sinh lớp 9 đến 25 tuổi và sẽ là cuộc họp mặt toàn quốc guới trẻ Công giáo lớn nhất kể từ Đại Hội Giới trẻ thế giới 2008 WYD 2008), được tổ chức 5 năm sau ngày Đưc Thánh Cha Biển Đức XVI thăm Úc nhân WYD Sydney nầy. ĐGM Anthony Fisher, các GM đại biểu cho Giới Trẻ, nói rằng khái niệm về một sự kiện Giới trẻ toàn quốc đã được thảo luận từ nhiều năm qua: “Uỷ Ban Các GM về Đời Sống Mục Vụ và Hội Đồng Thanh Thiếu Niên Công Giáo Úc đã đầu tư khá nhiều thời gian suy tư về mục đích và cấu trúc của một sự kiện giới trẻ toàn quốc. Đó sẽ là một cuộc tụ họp giới trẻ hứng thú và sôi nổi tràn ngập âm nhạc, đàm luận, cầu nguyện và triển lãm. Liên Hoan sẽ cung cấp cho giới trẻ cơ hội gặp gỡ Chúa Kitô qua GH Công giáo ở Úc và cho các GM cũng như các nhà lãnh đạo giới trẻ một cơ hội lắng nghe và dấn thân với giới trẻ về các vấn đề và những quan tâm trong cuộc sống của họ.” Đức TGM Hart, chủ tịch HĐGM Công giáo Úc và là Vị đăng cai tổ chức Liên Hoan nầy, rất hào hứng khi Giới trẻ Công giáo Úc hành hương tới Melbourne cho lần khai trương sự kiện giới trẻ toàn quốc nầy. “Tôi chào mừng tất cả các bạn trẻ sẽ đến Melbourne dự Liên Hoan. Tôi hy vọng họ có thể làm một cuộc hành hương đến Nhà thờ chính toà Thánh Patrick tuyệt vời nầy và thăm viếng nơi sinh của Thánh Nữ Mary Thánh Giá MacKillop gần đó. Tôi hân hoan chờ được gặp gỡ và nói chuyện với họ.”
+ (CWN 30/07) Tân TT Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin: Thuyết tương đối dẫn tới “không chấp nhận Thiên Chúa”
Nhà xuất bản Vatican đã phát hành một cuốn sách do tân Tổng trưởng Thánh bộ Tín lý Đức tin, được dành riêng cho bài diễn văn Regensburg 2006 gây tranh cãi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về Đức Tin – Lý Trí và Đại học. Đức TGM Gerhard Ludwig Muller là GM giáo phận Regensburg lúc bấy giờ. Ngài viết trong tờ Ampliare l’orizzonte della ragione:”Trong bài học ở Regensburg, Đức Biển Đức XVI một lần nữa nêu bật những tổng hợp về đức tin và lý trí và về tự do và tình yêu – bốn khái niệm mà thế giới bị tục hoá ngày nay đòi cho chính nó, trong khi cùng lúc lại từ chối công nhận quyền của Giáo Hội được giới thiệu mình như là một nguồn sự sống đầy ý nghĩa. Những kẻ không tin vào Chúa Kitô như là Đấng trung gian cứu độ duy nhất, hãnh diện về điều ấy và cáo giác Giáo Hội là ép buộc lương tâm và là đế quốc chủ nghĩa về mặt tinh thần. Tuy nhiên bất cứ khi nào các Kitô hữu và sự lựa chọn đức tin của họ có liên quan, thì lại thiếu sự chấp nhận nầy, được đưa lên tới thực tại tuyệt đối trong một cái nhìn đa nguyên.”
Đức TGM Muller nói thêm: “Thuyết tương đối đem áp dụng vào các chân lý không những là lập luận không theo triết học, mà còn quả nhiên không thể tránh được dẫn tới sự không chấp nhận Thiên Chúa. Những công bố chính thức chủ chốt về Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội bị coi tối đa như một thứ văn hoá [cấp dưới] của một nhóm được thúc đẩy về mặt tôn giáo. Thiên Chúa trở thành một “lý tưởng”, được dùng trong việc xây dựng và giáo dục nhân loại. Chúa Giêsu Kitô trở thành một “trường hợp” đặc biệt thích hợp để làm mẫu mực cho đức hạnh của xã hội và Giáo Hội là một liên kêt tự nguyện của những người tụ họp nhau lại (giống như một hiệp hội) với những ý kiến chủ quan riêng về tôn giáo.
+ (CWN 30/07) Sử gia nói những vụ bê bối huỷ hoại chứng từ Công giáo ở Hoa Kỳ.
Sử gia Philip Jenkins gợi ý rằng Giáo Hội Công Giáo đã có thể mở thêm những giáo xứ mới trên khắp nước Mỹ ngày nay, nếu như không vì ảnh hưởng tàn phá tài chính của những vụ bê bối lạm dụng tình dục. Jenkins lập luận một cách thuyết phục rằng các giáo phẩm Công giáo đã bị ngăn trở trong vai trò công khai của họ làm thầy dạy về một số vấn đề chủ yều – đặc biệt về hôn nhân đồng tính – vì những vụ tai tiếng này khiến cho điều đó rất không thoải mái cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi nói thẳng những vấn đề có dính líu tới tình dục con người ( và hết sức dễ dàng cho các người chỉ trích họ đặt câu hỏi về lập trường của các GM với tư cách là người phân xử về đạo đức luân lý). Nhưng sử gia tiếp tục gợi ý rằng những năm đầu thế kỷ 21 nầy đã có thể thấy nột sự bành trướng mới về ảnh hưởng Công Giáo, nếu như không có những vụ kiện huỷ hoại sức mạnh của nhiều giáo phận đến vậy. “Một kết quả duy nhất của cuộc khủng hoảng, đó là sự làm suy yếu thảm hại của khối tôn giáo phong phú nhất nước.”
+ (Vatican Insider 30/07) Đề nghị một viện trưởng lâm thời cho đại học “nổi loạn” Pêru
Giải pháp nầy được giáo sư Mario Castillo Freyre gợi ý. Trong khi đó viện trưởng đương nhiệm Marcial Rubio chỉ trích ĐHY Bertone và gọi một LM là một “tay khủng bố.” Ông còn tuyên bố: “Vatican muốn có một trường đại học tôi tớ.” Chín ngày gần đây nhất đã thay đổi lịch sử của trường đại học Công Giáo Giáo Hoàng Pêru, kể từ thời khăc (Thứ sáu 20/07) khi Vatican quyết định rút các danh hiệu của cơ sở nầy. Trong khi cộng đồng đại học tỏ ra hết sức ngạc nhiên, thì các lãnh đạo của trường nhận lệnh từ Roma trở nên nổi lên chống đối theo nghĩa đen. Thông báo rằng trường đại học nổi loạn nầy dự tính sẽ giữ lập trường chống đối Toà Thánh đến trước hết từ viện trưởng và sau đó từ Hội đồng trường. Họ không đồng ý sửa đổi các quy chế để phù hợp với những chỉ thị hướng dẫn vạch ra trong Tông Thư “Ex Corde Ecclesiae” mà Đức Gian-Phaolô II đã viết hơn 20 năm rồi. Họ cũng không có vẻ muốn cho phép Tổng giáo phận Lima, người điều hành hợp pháp, nắm giữ việc quản lý cơ sở nầy. Chỉ mong rằng việc rút các danh hiệu “thuộc Giáo Hoàng” và “Công giáo” sẽ không được đại học hoan nghênh nhiệt liệt. Các lãnh đạo trường thấy đây như một lời tuyên chiến thẳng thừng. Chính Marcial Rubio xác nhận điều nầy trong một hội nghị (25/07) với sự có mặt của hơn 3.000 giáo sư và sinh viên tại trung tâm thể thao của trường, trong đó ông viện trưởng tấn công ban lãnh đạo GH Công Giáo, thường xuyên nhắc tới các hồng y Tarcidio Bertone, Quốc vụ Khanh Toà Thánh và Juan Luis Cipriani Thome, TGM giáo phận Lima, như là những trở ngại chính cho “hoà bình.” Ông cũng tuyên bố rằng đại học nầy đặt nền tảng trên dân chủ, chứ không phải “chủ nghĩa độc đoán.” Ông chỉ ngón tay về Cipriani như là nguyên nhân độc nhất của xung đột, nói rằng HY Ciprinai “không bao giờ muốn có hoà bình.” Ông tố cáo HY Bertone – người đã ký sắc lệnh rút các danh hiệu và viết lá thư giải thích quyết định nầy [ x. Tu Es Petrus số 13] – là đã ủng hộ sự dối trá và muốn có “một trường đại học tôi tớ.” Ông quả quyết sắc lệnh nầy thiếu tính nghiêm túc. Ông kết luận với việc gọi Cha Luis Gaspar, một thành viên toà án giáo hội giáo phận Lima là một “tay khủng bố” vì đã công khai ủng hộ ý tưởng về một đại học không còn được phép thưởng các học vị. Theo ông, những từ nấy nhắm lan truyền sợ hãi trong 22 ngàn sinh viên đại học, 3.000 giáo sư và 1.500 nhân viên. “Đây là Chủ nghĩa khủng bố” – ông nhấn mạnh với nụ cười nửa miệng và cử toạ đáp lại bằng tràng vỗ tay. Song không phải mọi thành viên đều ủng hô xung đột công khai như một giải pháp. Giáo sư Mario Castillo Freyre nhận định rằng nhiều giáo sư và sinh viên không vui mừng với chiến lược mâu thuẫn do Rubio đề ra. Ông giải thích: “Tôi là một thành viên của GH Công giáo và một thánh viên của đại học nầy. Tôi không muốn có xung đột mâu thuẫn. Tôi muốn mở lại đối thoại. Sắc lệnh của Vatican đưa ra khả năng gìn xếp vụ việc nầy. Và đó là lý do vì sao ông đã đề xuất ý tưởng một viện trưởng tạm thời, một người có thể thực sự đại diện quyền lợi của một đại học Công giáo.”
+ (UcaNews 31/07) Việt-Nam sẽ là quốc gia Châu Á đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính?
Việt-Nam đang xem xét việc soạn thảo một luật có thể sẽ hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính, khiến cho nó trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên rời bỏ định nghĩa truyền thống về hôn nhân. Bộ tư pháp đề xuất những sửa đổi bổ sung vào luật hôn nhân hiện hành bằng việc bao gồm cả các cặp đồng tính vào trong định nghĩa nầy. Một luật mới cũng sẽ làm sáng tỏ những tranh luận giữa các cặp đồng tính sống chung và đề cập đến những vấn đề như là sở hữu của cải, thừa kế tài sản và nhận con nuôi. Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường nói thuần rồi: “Tôi cho rằng, đến chừng mức mà nhân quyền liên quan, đây là lúc để chúng ta nhìn vào thực tế. Con số người đồng tính đã lên tới hàng trăm ngàn. Đây không phải là một con số nhỏ.Họ sồng chung mà không đăng ký hôn nhân. Họ có thể sở hữu tài sản. Tất nhiên chúng ta phải giải quyết những vần đề nẩy theo luật pháp.” Trong khi còn chưa rõbao lâu thì một đề xuất như thế thành hiện thực, các nhà hoạt động đồng tính nam ca ngợi khái niệm nầy như một bước tiến quan trọng và tin chắc một ngày không xa sẽ thấy Việt Nam trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên đi theo hôn nhân đồng tính. Vien Tanjung, một nhà hoạt động quyền đồng tính nam người Nam-Dương nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đều ngạc nhiên. Cho dù không thành công, thì đây cũng đã làm nên lịch sử. Với cá nhân tôi, tôi cho rằng nó sẽ được thông qua.” Mặc cho những người hoạt động đồng tính nam chào mừng tin nầy, chính phủ cộng sản Việt Nam thường bị chỉ tríchvì bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến hô hào dân chủ và tự do tôn giáo. Chính đồng tính đã từng bị quy cho là một “việc xấu xã hội” ngang với nghiện ma tuý và mại dâm.
Trên thế giới hiện chỉ có 11 quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính. Ngay Trung quốc cũng chỉ chấp nhận các quan hệ đồng tính, nhưng không hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính. Các quốc gia Hồi giáo tuyệt đối cấm. Á châu có những nước đa số theo đạo Hồi, hoặc đạo Hồi là quốc giáo, như Nam-Dương, Mã Lai Á, Pakistan (Hôi quốc), Afghanistan, và nhiều quốc gia Vùng Vịnh và Trung Đông.
+ (CathNews 31/07) Caritas giúp dân Sri Lanka bị chuyển đi quay về nhà sau 6 năm.
Caritas đã thương lượng với nhà cầm quyền Sri Lanka để cho phép các dân làng quyay về nhà sau 6 năm bị buộc chuyển đi. Cho tới naay làng Palukathurei thành nhà ở cho nhân sự hải quân hơn là những dân cư đã sống và làm nghề chài lưới ở đó hàng thập niên. Ngôi nhà thờ bị phá huỷ một nửa là công trình xây dựng duy nhất còn đuợc để lại, sau khi kết thúc cuộc nội chiến dai dẳng giữa các lực lượng vũ trang quốc gia và những con hổ Tamil. Girigoris Dunson Dias, 48 tuổi và có 3 con nói:”Những boong-ke hải quân đã được xây vào chỗ những cây dừa. Ngôi làng giờ trông như một nghĩa địa bị bỏ quên.” Đã sáu năm qua, 150 gia đình ngư dân bị tái định cư ờ Kalpitya Islands. Hải quân ép buộc họ tới đó khi làng của họ bị tuyên bố là một khu vực cấm vào năm 2006. “Việc chuyển tới nơi ở mới nầy có một ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của họ. Từ Palukathurei, chỉ tốn 5 USD chi phí xăng dầu cho mỗi chiếc thuyền ra khơi, nay từ nơi ở mới phải chi đến 22 USD.”
+ (Zenit 31/07) Một phim tài liệu về cuộc đời ĐHY Lustiger
“Aron Jean-Marie Lustiger”: đó là tựa đề một bộ phim tài liệu dài 52 phút về cuộc đời ĐHY Lustiger (1926 – 2007), được Jean-Yves Fishbach thực hiện và KTO và AnaFilms đồng sản xuất. Một Thánh Lễ ghi dấu kỷ niệm 5 năm nây tại Nhà Thờ Đức Bà Paris vào Chúa Nhật 05/08 do ĐGM Jean Yves Nahmias, GM phụ tá gíao phận Paris chủ tế. Phim tài liệu nầy sẽ được phát trên kênh Công giáo Pháp KTO ngày 05/08/2012 lúc 20:40 nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày mất của nguyên TGM Paris và được phát lại vào các ngày kế tiếp, có thể xem trên trang mạng Internet của kênh nầy. Phim sẽ trình bày những bài thuyết trình và chứng từ của Jean-Marie Lustiger, Olivier de Berrsnger, Michael Coloni, Maurice Druon, Jean Duchesne, Jean Dujardin, Jean-Marie Duthulleul, Michel Fourcade, Jean-Miguel Garrigues, Serge Klarsfeld, Jean-Luc Marion, Serge Mosti, Richard Prasquier, Matthieu Rougé, Rene-Samuel Sirat, Henri Tincq, Arlette Vasselle. Bài viết wikipedia dành riêng cho Ngài nhắc lại rằng vào khoảng năm 10 hoặc 12 tuổi, Ngài khám phá một cuốn Kinh Thánh Tin Lành. Ở trung học, tại Paris, ngài khám phá ra chủ nghĩa bài Do Thái. Ngài củng trải nghiệm điều đó qua văn chương và nhân dịp một cuọc du ngoạn trong nước Đức quốc xã, trong một gia đình Tin lành trong đó ngài khám phá ra cùng lúc với chủ nghĩa quốc xã là những Kitô hữu trưởng thành chống quốc xã đầu tiên. Chiến tranh đã buộc song thân gửi Ngài và Chị ngài Arlette tới Orleans vào cuối tháng 8.1939 và được Suzanne Combes, giáo sư cổ ngữ còn trẻ ở trường Bourdon-Blanc và là hiệu trưởng tương lai của cơ sở giáo dục Công giáo nầy đón nhận nuôi nấng. Khi đã là học sinh trường công Pothier, Aron năng lui tới số 14 đường Thánh Anna, trụ sở Các Hội giáo phận, do ĐGM Henri Feuillâtre, “Cha Lửa”, cũng là tuyên uý trường trung học, điều hành. Trong Tuần Thánh 1940, tại nhà thờ chính toà Orleans, Aron cảm thấy ước ao trở thành Kitô hữu. Suốt đờu, Ngài sẽ giải thích rằng sự lựa chọn của ngài không bao giờ có nghĩa là chối bỏ lý lịch Do Thái của mình. Tronh lễ tang của Ngài ngày 10/08/2007, thể hiện rõ việc thuộc về cả hai – Kitô giáo và Do Thái giáo – theo ước nguyện của ngài, qua lời cầu nguyện của đạo Do Thái cho những người chết, -Kaddish – được đọc trên sân trước của nhà thờ Đức Bà Paris, trước khi cử hành Thánh Lễ [Công Giáo]. Khẩu hiệu Giám mục của Ngài: “Với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể.” (Mt 19, 26)
+( UcaNews 31/07) Bách hại tôn giáo bắt đầu. Đích nhắm là các sinh viên cao đẳng.
Tổ chức Hồng Y Newman, một tổ chức cấp quốc gia nhằm giúp canh tân và củng cố căn tính Công giáo trong giáo dục Công giáo bậc cao, đã đưa ra nhận định sau đây:
Ngày 01/08/2012 đánh dấu sự khởi đâu chính thức cuộc bách hại các trường cao đẳng và đại học Công giáo ước ao trung thành với giáo huấn Giáo Hội Công Giáo. Ngày nầy, chính quyền Obama ép buộc các trường cao đẳng Công giáo giúp các sinh viên và nhân viên có được những việc đình triệt sản, những thuốc gây phá thai và các thuốc phòng tránh thai miễn phí và đồng thời xúc tiến các thực hành nầy. Ai là những nạn nhân đầu tiên của cuôc Cách Mạng Tình Dục mới của chính quyền Obama? Thưa đó là các trường cao đẳng Công giáo và phụ huynh các sinh viên những trường nầy! Cách nay một năm, khi chính quyền Obama gây sốc cả nước với những quy định “tạm thời đúc kết” cho sắc lệnh HHS, nó thừa nhận công khai rằng nó đã vội vã thông qua các luật nhằm bảo đảm rằng sinh viên cao đẳng sẽ có “các dịch vụ ngừa tránh thai” vào năm học 2012 – 2013. Nhiều kế hoạch bảo hiểm sinh viên đổi lại vào tháng 08. Nói cách khác, ước muốn của chính quyền Obama nhằm ủng hộ dinh hoạt tình dục của sinh viên mà không cần có thời gian trì hoãn một năm là chính xác vì sao?
Họ hối hả làm cho mọi người thấy một sự miễn thuế tôn giáo được xây dựng một cách nghèo nàn họ từ chối chấp nhận những bình luận về những quy định tạm thờicho tớisau khi chúng được ban hành.
Nhiều tin tức được phổ biến đã đưa tin một cách lừa phỉnh rằng sắc lệnh HHS đã bị hoãn lại một năm nữa cho các cơ sở tôn giáo, mà không giải thích rằng nhiều trường cao đẳng tôn giáo và người sử dụng lao động không thể đáp ứng các tiêu chí tuỳ tiện của chính quyền Obama cho sự trì hoãn nầy. Các trường cao đẳng Công Giáo nào đã thực hiện “các dịch vụ Ngừa tránh thai” từ 10/02/2012 thì không đủ tiêu chuẩn để trì hoãn. Nhưng sự bội tín không phải là lý do duy nhất vì sao các trường cao đẳng Công giáo có thể bị ảnh hưởng:
Chúng có thể đã tuân theo những luật nhà nước vốn vi phạm tự do tôn giáo
Chúng có thể đã không ý thức về những điều khoản bao gồm trong các chương trình y tế của họ do các công ty bảo hiểm hoặc do nhân sự của trường ở các năm trước đây.
Chúng có thể hoạt động trong các lãnh vực loại trừ ngừa tránh thai.
Ngoài ra, sự bất trung quá khứ của một trường cao đẳng Công giáo không có lời bào chữa để chính phủ liên bang vi phạm quyền Tu chính thứ nhất của trường đó duy trì những giáo huấn Công giáo. Hơn nữa, chính quyền Obama đang vi phạm quyền của các bậc phụ huynh Công giáo gửicon tới các trường Công giáo, mong rằng con cái họ giữ vững được đức tin. Không có tự do tôn giáo khi chính phủ liên bang cản trở các gia đình Công giáo tự do lựa chọn nền giáo dục Công giáo đích thực.
+ (CathNews 01/08) Giáo sư Công giáo thúc giục các khách sạn xoá sách báo phim ảnh khiêu dâm
Giáo sư luật người Công giáo Robert George đại hoc Princeton ngăn chận việc dùng sách báo phim ảnh khiêu dâm (SBPAKD =Pornography)trong các phòng khách sạn bằng việc kêu gọi CEO khách sạn xem xét nguy hại nó gây nên. Ông nói với hãng tin CAN tháng qua: “SBPAKD là một phần của một hiện tượng rộng lớn hơn đã ăn rễ sâu trong sự hiểu lầm về tình dục.” Ông vừa hợp sức với nhà trí thức theo đạo Hồi Shaykh Hamza Yusuf trong việc viết những bức thư tới các CEO của 5 dãy khách sạn lớn nhất đang phục vụ SAPAKD trong các phòng khách sạn của họ. Ông giải thích rằng động thái nầy là một nỗ lực “nêu ra lại cái xấu của SBPAKD,” được giới thiệu với công chúng như là “trong trường hợp xấu nhất, một loại tính thô tục vô hại” không có ảnh hưởng lâu dải tới con người và xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng SBPAKD “gây tổn hại cho mọi người liên quan”, gồm cả những người dính líu vào việc sản xuất và xem nó, cũng như các hôn nhân và gia đình mà nó len lỏi vào được. Gs. George nói rằng hơn là việc đe doạ một cuộc tẩy chay hoặc phản đối, thư nầy chỉ trình bày một lời kêu gọi đạo đức với lương tâm các doanh nghiệp, yêu cầu họ một cách trân trọng coi các phụ nữ dính líu vào SBPAKD như vợ và con gái yêu quý của họ. Nó nhắc “những người làm ăn đáng kính” rằng có một số điều – như SBPAKD chẳng hạn – đang làm cho con người nên giảm giá trị và mất tính người và do vậy là sai lầm, cả khi chúng hợp pháp và đem lại nhiều lợi nhuận.
+ (CWN 01/08) Các giáo sĩ Úc làm giảm nhiệt tình chương trình đem các linh mục từ nước ngoài
Tờ The Tablet đưa tin: Một báo cáo cho giáo phận Úc Maitland-Newcastle đã kết luận rằng một chương trình nhằm đem các linh mục từ hải ngoại đã làm cho các giáo sĩ thường trú “mất tinh thần” và “đôi khi bực bội.” Báo cáo nội bộ nấy nói rằng các linh mục từ giáo phận Maitland-Newcastle không vui với dòng linh mục đến từ nước ngoài và coi chương trình nầy mhư một “giải pháp băng cá nhân tạm” cho sự thiếu hụt ơn gọi linh mục lâu dài. Một phần tư trong 21 triệu dân Úc xưng mình là Công Giáo, nhưng chỉ 7% trong độ tuổi 20 là đi lễ đều đặn. Các chủng viện đã đóng cửa do thiếu chủng sinh và chỉ một phần ba số chủng sinh tiếp tục đến cùng và trở thành linh mục. Đạo Công giáo ở Úc có lẽ là lùi mau hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
+ (CWN 02/08) Đức Thánh Cha Biển Đức XVU đã hoàn thành tập 3 “Chúa Giêsu Thành Nazaret”
Đây là tập cuối tác phẩm nầy của Người. Cuốn sách gần đây nhất của Đức Thánh Cha, vốn tập chú vào những truyện Phúc Âm về tuổi thơ của Chúa Kitô, dường như đã được hoàn thành trong thời gian Ngưởi nghỉ tại dinh thự mùa hè ở CastelGandolfo. Đức Biển Đức thường xuyên dùng thời gian nghỉ hè để viết càc dự án và có những đồn đoán rằng Người hiện đang thảo tông thư giới thiệu Năm Thánh Đức Tin sẽ khởi đầu vào tháng Mười. Tập 3 bộ Chúa Giêsu Thành Nazaret nay đang được dịch từ tiếng Đức của nguyên bản sang nhiều thứ tiếng khác. Ngày phát hành sẽ được thông báo một khi các bản dịch đấu tiên hoàn tất. Tập I nói về giai đoạn cuộc đời Chúa Kitô từ khi chịu phép rửa đến Biến Hình, đã ra mắt năm 2007. Tập II, có phụ đề Tuần Thánh, nói về các sự kiện từ khi vào thành Giêrusalem đến ngày Sống Lại, được phát hành đầu năm 2011. Bộ ba về cuộc đời Chúa Giêsu là dự án sách duy nhất Người viết khi làm Giáo Hoàng.
+ Khảo cổ liên quan đến Kinh Thánh
- (CWN 02/08) Hai học giả người Israel đã phát hiện bằng chừng khảo cổ học có niên đại từ thế kỷ XI trước CN, có thể ủng hộ truyện kể về Samson trong Cựu Ước. Một con dấu mô tả một người nam với bộ tóc dài đang chiến đấu vời một con sư tử, được tìm thấy tại khu khai quật nằm gần vùng Samson sinh sống.
- (CWN 02/08) Có phải các nhà khảo cổ đã tìm thấy hòm chôn cất thượng tế Cai-pha? Một đội các nhà nghiên cứu người Israel đã thông báo khám phá của cái mà họ tin là hòm chôn cất Thượng tế Cai-pha, người đã xét xử Chúa Giêsu. Bình đựng hài cốt nầy, được giành lại từ tay bọn cướp, mang nhiều chữ khắc, gồm cả tên của thượng tế vào thời vụ án xử Chúa Kitô.
(Nguồn: Xuân Bích Việt Nam)