+ (CathNews 03/08) Vị hồng y với một bí mật
ĐHY Eugenio de Araujo Sales sinh ngày 08/11/1920 trong một gia đình thượng lưu Ba-Tây. Thụ phong linh mục năm 1943 và được Đức Thánh Cha Phaolô VI nâng lên hàng Hồng y năm 1969. Năm 1971 Ngài trở thành TGM giáo phận Rio de Janeiro, chức vụ mà Ngài giữ cho đến ngày nghỉ hưu năm 2001. Ngài không hâm mộ “thần học giải phóng.” Ngài bài trừ những cái gọi là cộng đoàn căn bản ( do giáo dân lãnh đạo, dân nông thôn, đa phần gần như theo chủ nghĩa Marx, những nhóm Giáo Hội xuất hiện ở Nam Mỹ vào các thập niên 1970s và 1980s). Ngài từ chối cho phép Phe Tả điều khiển càc vấn đề xã hội, giải thích trong một cuộc phỏng vấn ngay ban đầu: “Các Kitô hữu cũng là những nhà cách mạng và họ có một lựa chọn tốt hơn nhiều cho tiến bộ xã hội. Với việc áp dụng đúng đắn Phúc Âm, chúng ta sẽ dẫn tới một thay đổi sâu xa trong xã hội mà không cần một cuộc cách mạng theo nghĩa cộng sản, không cần đặt giai cấp chống lại giai cấp, không có hận thù và không có đổ máu.”
Những năm đầu thập niên 1960s, với tư cách là Giám mục và Giám quản Tông Toà giáo phận Natak, một thành phố trong vùng nông thôn đông bắc nghèo nàn, Ngài sáng lập Dịch Vụ Hỗ Trợ Nông Thôn do hàng giáo sĩ và giáo dân tình nguyện điều hành, lập ra càc trường học vô tuyến nhằm giải quyết nạn mù chữ và các trung tâm sản phụ khoa để giảm thiểu tử suất bà mẹ và trẻ em. Với các công nhân, có những hợp tác xã, những hội tín dụng, những liên đoàn lao động.Về sau, khi làm TGM giáo phận Rio de Janeiro, Ngài lập ra những tác vụ cho các bạn [chung] tù, cho giới trẻ và những cư dân của những tỉnh lụp xụp tồi tàn chung quanh thành phố nầy. Không lâu trước khi nghỉ hưu, ĐHY Sales tiết lộ rằng, giữa các năm 1976 – 1982, khi các hội đồng quân nhân cai trị Á-Căn-Đình, Ba Tây, Chí Lợi và Uruguay cộng tác trong việc trừ tiệt các đối thủ chính trị, thì Ngài dùng các tài sản của Tổng giào phận để giúp đỡ khoảng 5.000 người bất đồng chính kiến, cho họ ở trong các căn hộ được thuê hoặc bảo vệ an toàn cho họ ra nước ngoài. ĐHY Sales giải thích rằng do Ngài có liên hệ tốt với quân đội Ba Tây, cho nên chế độ nầy đã làm ngơ cho các hoạt động của Ngài: “họ làm như không biết sự gì. Tôi muốn cho họ biết mọi sự. Tôi dùng điện thoại đỏ và nói “Xin chào Tướng quân Silbio Frota, nếu có ai đó nói với ngài rằng tôi đang che chở cho những đảng viên cộng sản, ngài hãy biết điều đó là thật và tôi chịu trách nhiệm”
+ (CWN 03/08) Đám cưới theo chủ nghĩa nhân văn nay nhiều hơn đám cưới Công giáo ở Scotland
Theo những con số thống kê của chính phủ vừa được đưa ra, thì các đám cưới ở Tô Cách Lan được Hội Nhân Văn hướng dẫn thực hiện nay nhiều hơn là do Giáo Hội Công giáo. Trong 29.135 cuộc hôn phối diễn ra năm 2011, có đến 15.093 đám cưới dân sự, 5.557 đám cưới Giáo Hội Tô Cách Lan, 2.486 đám cưới theo chủ nghĩa nhân văn, 1.729 đám cưới Công giáo, 865 đám cưới Phúc Âm phái và 694 đám cưới Anh-giáo. Ngoài ra, có 554 kết hợp đồng tính dân sự đăng ký năm 2011. Tô Cách Lan bắt đầu công nhận các nghi lễ đám cưới theo chủ nghĩa nhân văn năm 2005.
+ (CWN 03/08) Thông điệp của Đức Thánh Cha ủng hộ cuộc hội họp liên tôn ở Nhật Bản
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi lời chào của Người tới một cuộc hội họp liên tôn cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới đang diễn ra tại Nhật. Đức Giáo Tông ghi nhận rằng cuộc gặp mặt nầy – một sự kiện hằng năm diễn ra trên Mount Hiel – gợi lên “tinh thần của cuộc gặp mặt lịch sử ở Atxidi năm 1986” do Chân Phước Gioan-Phaolô II triệu tập. Đức Thánh Cha bày tỏ tin tưởng rằng cuộc họp mặt Mount Hiel – cuộc tụ họp hằng năm lần thứ 35 tại địa điểm nầy của Nhật – sẽ sản sinh những kết quả tích cực cho tình hữu nghị liên tôn. Người cũng nói lên hy vọng của Người rằng cuộc tụ họp nầy sẽ mang tiến bộ về chủ đề được thảo luận tại cuộc quy tụ năm nay: câu trả lời của những nhóm tôn giáo cho các thảm hoạ thiên nhiên. Người viết: “Theo cái nhìn Kitô giáo, tình yêu dành cho những ai đang chịu đau khổ, là một sự phản ảnh lòng yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Một của Người là Chúa Giêsu Kitô.” Trong ánh sáng nầy – ngài nói – nỗ lực được phối hợp tốt để giúp đỡ các nạn nhân vụ động đất ở Nhật năm ngoái là một minh chứng nâng cao cho thấy “những con người thuộc các niềm tin khác nhau có thể hợp tác với nhau vì thiện ích của con người ra sao.”
+ (CWN 03/08) Giáo phận Ý hành động chống lại vị giáo phẩm ly giáo
Vatican Observer đưa tin: Giáo phận Fiesole, nước Ý, đã trở nên chiến trường cho một cuộc xung đột bất thường bên trong Giáo Hội. ĐGM Mario Meini đã đưa ra biện pháp kỷ luật chính thức chống lại cộng đoàn tu viện hình thành một liên minh với một vị giáo phẩm ly giáo. GM David Bell, một giáo sĩ người Anh nhập Hội Công giáo Roma Giáo Hoàng Leo XIII. Là một ví dụ hàng đầu về những khó khăn gây hoang mang bối rối do episcopi vagantes [các GM đã được tấn phong hiệu lực nhưng bất hợp lệ và không hiệp thông với Toà Thánh] tạo ra.
(*) Tự Điển Oxford của Giáo Hội Kitô giáo đề cập đến như là những dòng kế nhiệm chính bắt nguồn từ episcopi vagantes trong thế kỷ XX những dòng do Arnold Mathew, Joseph Rene Vilatte và Leon Checchemian sáng lập. Những dòng khác có thể thêm vào là những dòng phát xuất từ Aftimios Ofiesh, Carlos Duarte Costa và Pierre Martin Ngô Đình Thục [Sau khi được giải vạ vào năm 1984, Giám mục Ngô Đình Thục được chủ tọa Đại hội Thánh Mẫu ở Carthage vào tháng 8 cùng năm. Khi đó, ngài phát biểu những lời này, được cho là những lời cuối đời của ngài trước công chúng: “Từ 20 năm, tôi chưa hề thấy người Việt đông như thế này. Nay Mẹ đưa tôi về đây gặp anh chị em lần sau hết. Xin phú thác anh chị em và cũng là đại diện cho dân Việt Nam trong Thánh Tâm Mẹ. Xin mọi người cầu nguyện cho tôi được chết lành.”]
+ (News.Va 04/08) Đức Biển-Đức tố cáo những đe doạ chưa từng có đối với tự do của Giáo Hội
Đức Biển-Đức XVI đã gửi một thông điệp đến các Hiệp Sĩ Columbus. Tổ chức từ thiện Mỹ nầy họp hội nghị thường niên từ 07-09/08 ở California. Trong thư, Đức Thánh Cha tố cáo những hành động có dự tính nhắm tái định nghĩa và hạn chế quyền tự do tôn giáo. Trong bản văn nầy, Người nồng nhiệt ca ngợi các Hiệp sĩ Columbus: họ đã không ngừng hành động để giúp cộng đồng Công giáo ý thức và phản ứng trước những đe doạ nghiêm trọng chưa từng có đang đè nặng tên tự do của Giáo Hội và trên chứng từ đạo đức luân lý. Các Hiệp Sĩ đã đứng ra bảo vệ các quyền của mọi tín hữu, với danh nghĩa cá nhân hoặc giữa lòng các cơ sở, đóng góp một cách có trách nhiệm vào việc kiến tạo một xã hội dân chủ, dựa trên đức tin, các giá trị và các khát vọng của họ.
+ (Radio Vatican 04/08) Vatican công bố lịch [Năm Thánh Đức Tin] chính thức
Còn cách hơn hai tháng đến ngày khai mạc Năm Thánh Đức Tin, Thứa Năm 11/10, Vatican công bố lịch các sự kiện chính sẽ đánh dấu biến cố lớn nầy của Giáo Hội cho tới 24/11/2013. Những cử hành phụng vụ, hẳn nhiên rồi, song còn có những cuộc gặp gỡ và những hội nghị về những khía cạnh tôn giáo và văn hoá của chủ đề vốn rất quen thuộc với Đức Biển Đức XVI.
Ngày 06/10, một cuộc trao đổi giữa những người tin với những người không tin sẽ diễn ra ở Atxidi, trong khuôn khổ các sáng kiến của Parvis des Gentils (Sân Chư Dân). Ngày 12/10, vẫn theo sáng kiến của Hội đồng giáo hoàng về văn hoá, Giáo Hội La Mã của Chúa Giêsu sẽ tiếp đón một dạ hội văn hoá và nghệ thuật về đức tin của Dante, thi sĩ người Ý nổi tiếng của Divine Comedie (Hài kịch tôn giáo). Việc tuyên xưng đức tin của ông chứa đựng trong bài ca Thiên Đàng thứ 24. Về phần mình, Hội đồng giáo hoàng về mục vụ y tế sẽ dành hội nghị quốc tế thứ 27, từ 15-17/11, cho sứ mệnh nhân bản và thiêng liêng của các bệnh viện với tư cách là môi trường truyền bá Phúc Âm. Danh sách các sáng kiến thì dài, nhưng thời gian đầu của Năm đặc biệt này tất nhiên sẽ là Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 13 về tái truyền giáo từ 07 đến 28/10 ở Vatican. Các Nghị phụ và các chủ tịch những HĐHM sẽ đồng tế với Đức Thánh Cha Thánh Lễ Khai Mạc trong buổi sáng 11/10 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Vào buổi tối, một cuộc rước kiệu bằng đuốc sẽ đánh dấu 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vatican II, từ lâu đài Thánh Thiên Thần tới Quảng trường Thánh Phêrô, theo sáng kiến của Công Giáo Tiến Hành Ý. Trong khi một buổi canh thức truyền giáo sẽ được tổ chức ngày 20/10 trên đồi Janicule La Mã do Thánh Bộ Rao Giảng PHúc Âm các Dân. Cuộc phong thánh 6 vị tử vì đạo ngày 21/10 cũng sẽ có mặt trong các sự kiện đầu tiên của Năm Thánh nầy. Trong các vị thánh tương lai này, một tu sĩ Dòng Tên tử vì đạo ở Maagascar vào cuối thế kỷ 19, Jacques Barthieu và một phụ nữ ngưởi Da Đỏ Bắc Mỹ trở lại đạo năm 1680, Catherine Trkakwitha. Lễ mừng khác: 01/12, Đức Biển Đức XVI sẽ chủ toạ Giờ Kinh Chiều đầu tiên Mùa Vọng cho các đại học thuộc giáo hoàng, các chủng viện và đại học La Mã. Và Roma sẽ tiếp đón năm nay cuộc họp mặt giới trẻ Châu Âu do Công đoàn Taizé tổ chức từ 28/1/2012 đến 02/01/2013. Lịch năm 2013 cũng sẽ đầy ắp sự kiện như thế.
+ (AsiaNews 04/08) Học thuyết xã hội của Giáo Hội đối với sự phát triển của cộng đồng Asean
Trong một xã hội “tôi mọi” cho chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa duy vật, việc điên rồ tìm kiếm tiền bạc và thành đạt, các giá trị của Giáo Hội và một sự tập chú vào nhân sinh là cần thiết cho sự phát triển thật sự của quốc gia. Những yếu tố nầy quan trọng và cấp bách, nhất là khi xét tới con đường mà Thái Lan đi bên trong Asean, và khi tổ chức nầy hy vọng vào năm 2015 sẽ đạt tới tự do thương mại và di chuyển giữa các quốc gia thành viên. Sự cộng tác gần gũi giữa các HĐGM và các giáo phận riêng lẽ là cần thiết cho sự thành công của mục tiêu nầy, đặc biệt trong các lãnh vực giáo dục, thúc đẩy ý thức của Công đồng Asean và sự nâng đỡ đối với các giá trị không thể chuyển nhượng: phẩm giá sự sống con người, các quyền và các trách nhiệm trong xã hợi. […] Trong một thị trường tiêu thụ và khó khăn ngày càng tăng, trong đó hố phân rẽ giàu nghèo ngày càng sâu, học thuyết xã hội của Giáo Hội trở thành một điểm tham chiếu cho sự nâng cao tiến bộ cá thể và toàn bộ. Sự bất đồng đều và bóc lột ngày càng tiêu biểu các xã hội Châu Á trong thời hiện đại, giữa các quốc gia có những chênh lệch về kinh tế khổng lồ và vấn nạn các lao động di cư nổi lên một cách mạnh mẽ. Tình trạng nầy là do nạn buôn người và buôn lậu ma tuý, các loại tội phạm, các vi phạm quyền của cá nhân. Trong lãnh vực nông nghiệp, ngày càng nhiều đất đai bị tước khỏi tay nông dân, để xúc tiến thâm canh theo mô hình tư bản chủ nghĩa, với những hậu quả tàn khốc cho môi trường và sản xuất lương thưc. Thêm vào những thảm hoạ kinh tế nầy còn có những rạn nứt con người và xã hội dẫn tới gia tăng về các vụ nạo phá thai, trẻ vị thành niên có thai, bạo lực và lạm dụng trong gia đình. Vì lẽ nầy mà các tín hữu Công giáo phải đem thi hành lại những nguyên lý của học thuyềt xã hội Giáo Hội, cho một sự phát triển lưu tâm tới tiến bộ kinh tế, song cũng để tâm tới giá trị và phẩm giá của mọi người. Là một Giáo Hội hiện diện giữa người nghèo và người bị bỏ rơi, các tín hữu với sự ủng hộ của các mục tử sẽ khuyến khích sự ý thức của cộng đồng Asean và góp phần vào sự phát triển của nó.
+ (EWTN News 04/08) Vận động viên người Tây Ban Nha sẽ vào chủng viện sau Olympics 2012
Carlos Ballve – hậu vệ của đội hockey Tây Ban Nha đang thi đấu ở Thế vận hội mùa hè London 2012 Olympic, nhưng khi kết thúc thi đấu, sẽ gia nhập chủng viên Belgium để bắt đầu quá trình trở thành linh mục. Theo tờ nhật báo Tây Ban Nha El Pais, cho dù luôn tự coi mình là một tín hữu, nhưng chỉ mới vào năm 2005 anh ý thức tầm quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc đời anh. Mùa hè năm đó, mọi thứ bắt đầu thay đổi trong khi anh thi đấu giải Vô địch thế giới U-21.Anh nói: “Chúng tôi bắt đầu cuộc tranh tài một cách khủng khiếp. Nó tệ đến nỗi vào một Chúa nhật nọ tôi đi lễ và giao kèo với Thiên Chúa: rằng nếu Người sắp xếp giải vô địch nầy, thì tôi sẽ đi [viếng] Mễ Du với cha tôi. Chúng tôi đã làm nên lịch sử. Chưa bao giờ trước đó có một đội U-21 đạt huy chương nào và chúng tôi đã về vị trí thứ ba.” Ballve giữ lời hứa và đi viếng Mễ-Du. Tuy nhiên anh nói cuộc đời anh vẫn không thay đổi và anh vẫn tiếp tục “đi dạ hội với các cô gái, tiêu tiền lung tung khắp nơi và rất ít hoặc không có ý định cầu nguyện. Nhưng có một điều gì đó trong tôi nói với tôi: Litus [nickname bạn bè gọi anh], mầy tự do và mầy có thể làm gì tuỳ thích, song ngay lúc nầy mầy chẳng hạnh phúc gì.” Dù đang dẫn đầu đội, anh quyết định giũ bỏ hết để đi tìm Thiên Chúa: “Tôi nói với Người: con không hiểu có gì sai trái. Những điều kỳ lạ đang xảy ra. Con muốn đến thật tình thú nhận với Người, do vậy nầy con đây, xin Người làm cho con như ý Người.” Cuộc đời anh bắt đầu thay đổi và anh chỉ cầu xin Chúa cho anh hoán tất giấc mơ được chơi trong Thế Vận Hội nầy. Ballve gọi thời gian tại những cuộc thi đấu nầy là “một trải nghiệm quý giá và không thể tin được.” Anh nói anh hy vọng “không chỉ thắng giải, mà còn lớn lên trong đời sống đức tin, chia sẻ với những người đến từ rất nhiều nơi trên thế giới.”
+ (La Croix 05/08) Đảng Cánh Tả phản ứng về lời cầu nguyện cho nước Pháp
Hôm 03/08, Đảng cánh tả cực đoan (PRG) đã chỉ trích Giáo Hội Công giáo là “xen vào tranh luận chính trị ở Pháp”, sau khi thông báo một kinh cầu nguyện cho nước Pháp nhân dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời. Trong một thông cáo, Pascal-Eric Lalmy, thư ký toàn quốc PRG phụ trách khối thế tục, khẳng định hiểu sáng kiến của Giáo Hội như “một lời cầu nguyện toàn quốc nhằm huy động những người chống lại việc đưa ra luật về hôn nhân đồng tính” và bày tỏ sự “quan ngại” của ông ta. Ông nói thêm: “Một lần nữa, người ta chỉ có thể nhận định rằng các tôn giáo không bao giờ từ bỏ muốn áp đặt các tín điều và những tín ngưỡng của họ lên xã hội dân sự nói chung và trên quyền hành chính trị nói riêng . Giáo Hội không có bất cứ tính hợp pháp dân chủ nào để xen vào tranh luận chính trị ở Pháp.” PRG phản ứng lại đề nghị cầu nguyện gửi đến tất cả các Giám mục vào hôm 25/07 do ĐHY Vingt-Trois, chủ tịch HĐGM Pháp. Bản văn không nêu cụ thể hôn nhân đồng tính, nhưng bày tỏ sự lo âu của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến những tiến triển có thể của việc làm luật về gia đình và mời gọi các tín hữu cầu nguyện “cho những ai vừa được bầu để làm luật và cai trị.”
(*) Ở Pháp, văn bản luật về hôn nhân đồng tính sẽ được bỏ phiếu trong sáu tháng đầu năm 2013. Đây là 1 trong 60 lời cam kết của Francois Hollande. Không có trưng cầu dân ý. Nước Pháp sẽ trở thành nước Châu Âu thứ 9 – và là nước thứ 12 trên thế giới - thông qua luật nầy.
+ (Cathnews 06/08) Vị TGM nói tờ báo đem Đạo Công Giáo ra làm trò cười
Đức TGM Denis Hart TGP Melbiurne, Úc, nói trong một tuyên bố rằng báo The Age đem Đạo Công Giáo ra làm trò cười trong một bài viết đăng ngày 05/08, có tựa đề “Mọi đoàn chiên đều cần có một người chăn chiên”, đưa tin rằng tại một Thánh Lễ do một nhóm gọi là Inclusive Catholics (Công giáo vì Canh Tân. Tạm dịch từ Catholic for Renewal) thực hiện, “Thánh Thể” được trao cho một con chó. Đức TGM Hart nói: “Ai đem Mình Thánh cho chó ăn là một vật kinh tởm.” Trong một bức thư gửi tổng biên tập tờ The Age, Đức TGM nói: “Bài báo của ông có ý xấu. Đó là niềm tin căn bản và minh định nhất của các tín hữu Công giáo rằng cái mà ông gọi là “bánh rượu được truyền phép” là mình và máu Chúa Giêsu Kitô, rằng ông phải chọn đưa tin vấn đề nầy theo cách mà ông đã làm, chỉ có thể được hiểu như một mưu toan đem Đạo Công Giáo ra làm trò cười. Sự liêm chính của ông trong vấn đề nầy có thể được phán đoán bằng cách hỏi liệu, nếu như một cái gì đó linh thiêng đối với đạo Do Thái hay đạo Hồi đã bị báng bổ tương tự, ông có xử sự vấn đề một cách hỗn láo như thế chăng ?”
+ (CathNews 06/08) ĐGM giáo phận Aleppo lo sợ cuộc di cư Kitô giáo
Vị GM Công giáo Can-đê của thành phố Aleppo, Syria, đã cảnh báo rằng bạo lực leo thang ở đó có thể dẫn tới một cuộc si cư ồ ạt của các Kitô hữu, như đã làm ở tỉnh Homs đầu năm nay. Kitô hữu ở Aleppo chiếm hơn 25% trong số 2, 1 triệu dân. Ngài nói:”điều chúng tôi lo sợ là trong tình trạng hỗn loạn nầy, những người có vũ trang sẽ đến trong các vùng Kitô giáo như họ đã từng làm ở Homs.” Các cơ quan Caritas ở Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Liban đang cứu trợ những người tỵ nạn tới tấp ùa đến đất nước họ. Cha Nawras Sammour thuộc Đội Cứu Trợ Dân Tỵ Nạn thuộc Dòng Tên, người điều phối 3 trung tâm tỵ nạn, nói rằng đa số người Syria đã bị lôi kéo vào việc ủng hộ hoặc bên nầy hoặc bên kia. Tất cả dân Syria đang đau khổ, không có bất cứ phân biệt nào.”
+ (CWN 06/08) Hội nghị LCWR bắt đầu. Đại diện Vatican được nói sự tham dự “sẽ không có ích”
Đức TGM J.Peter Sartain giáo phận Seatle, người được Vatican giao phụ trách với nhiệm vụ giám sát một cuộc cải tổ LCWR, đã được các lãnh đạo Nhóm nầy [LCWR] nói rằng sự hiện diện của Ngài “sẽ chẳng có ích” tại hội nghị thường niên của LCWR tuần nầy. Trong khi LCWR chuẩn bị cho cuộc họp hằng năm nầy, ở đó các thành viên sẽ thảo luận yêu cầu cải tổ của Vatican, chủ tịch Nhóm nầy, nữ tu Patricia Farrell, nói với các ký giả rằng Nhóm sẽ tiếp tục chất vấn các giáo huấn của Giáo Hội. Bà bày tỏ quan ngại rằng trong mắt Vatican, “việc chất vấn nầy bị coi như thách thức, công khai kháng cự.” Vị chủ tịch LCWR nói:” Tôi cũng sẽ nói rằng có rất ít giáo lý trong Giáo Hội không thể đưa ra thảo luận, tuyệt đối bất khả ngộ.” Bà nói lên xác tín của mình rằng các nữ tu thuộc LCWR sẽ “tiếp tục nêu ra và trả lởi các câu hỏi, theo những quan điểm đạo đức của riêng chúng tôi và theo những điều biết được và những vấn đề nổi lên trong thòi chúng ta.” LCWR sẽ thảo luận lời kêu gọi cải tổ của Vatican và những kết quả của một cuộc kinh lý toà thánh vạch ra những vấn nãn nghiêm trọng với nhóm bảo trợ, vốn đại diên cho phần lớn các dòng nữ tu ở Hoa Kỳ.Nữ tu Farrell nói rằng bà không đoán trước được một cuộc bầu phiếu về cách LCWR nên trả lời ra sao, tuy nhiên “quá trình nhận thức của chúng tôi là không tổ chức một cuộc bỏ phiếu một cách đặc trưng.” Mặc dù sự chỉ trích của Vatican đối với LCWR sẽ hiện rõ trong tâm trí các thành viên, nữ tu Farrell nhắc cho các ký giả rằng “chúng tôi có nhiều điều quan trọng khác phải bàn” trong hội nghị thường niên.
+ (CWN 06/08) Nếu hôn nhân đồng tinh được hợp pháp hoá, tại sao [không hợp pháp hoá luôn] đa thê, loạn luân?
Khi chính phủ Tô-Cách-Lan tiến tới hợp pháp hoá hôn nhân đồmg tính, ĐGM Hugh Gilbert giáo phận Aberdeen hỏi tại sao đa thê và loạn luân không được hợp pháp hoá luôn một thể. Ngài nói: “Các vị không thể ăn một bữa ăn mà không có thực phẩm và các vị không có hôn nhân mà không có một người đàn ông và một người đàn bà. Đó rõ ràng không phải là tục lệ xã hội. Đó không phải là một cái gì mà bất cứ chính phủ nào cũng có thể thay đổi. Đó là một sự thật cuộc đời.” Ngài nói thêm: “Sự thật là một chính phủ có thể thông qua bất cứ luật nào nó thích, nó có thể xây dựng luật để nói rằng mọi sự có bốn chân là một cái bàn, kể cả khi đó là một con chó và không phải một con ngựa, nhưng điều đó sẽ không làm nó thành được như vậy. Tại sao chấp nhận được việc một người nam kết hôn với một người nam khác, mà không chấp nhận cho anh ta kết hôn với hai người nữ chứ? Nếu quả chúng ta thật sự muốn có sự bình đẳng, thì tại sao sự bình đẳng nầy không mở rộng ra vho những cô cháu gái khi chúng thật sự yêu các chú, bác của chúng một cách chân thật? Và nếu các vị nói rằng những điều như thế không xảy ra, rằng chúng chỉ là những quái vật, những ví dụ cực đoan tưởng tượng ra để lý luận, thì tôi xin nói là các vị cần trải thêm nhiều thời giờ hơn ở trong giáo xứ nầy. Với tư cách là GM giáo phận Aberdeen, tôi biết có những người đồng tính nam trong công đoàn Giáo Hội. Tôi xin hứa sẽ luôn tôn trọng và yêu thương họ và nâng đỡ họ trong tương quan của họ với Thiên Chúa, Đấng yêu thương họ. Nhưng tôi sẽ không làm lễ cưới cho họ. Hôn sự nầy không thể được thực hiện.
+ (CWN 06/08) Úc: Chó rước lễ tại Lễ của Inclusive Catholics (Tín hữu Công giáo vì sự canh tân)
Rước lễ được phân phát CHO MỘT CON CHÓ tại buổi phụng vụ ngày 05/08 của “Các tín hữu Công giáo vì canh tân”, một phong trào ở Melbourne do vị LM bị treo chén Greg Reynolds tung ra. Sau khi kêu gọi việc truyền chức cho nữ giới trong một bài giảng lễ năm 2010, LM Reynolds bị Đức TGM Denis Hart treo chén và từ bỏ công tác mục vụ. Ông hiện tổ chức các buổi lễ cho một nhóm gồm nhiều loại khác nhau các tín hữu Công giáo bất mãn. Một phụ nữ hướng dẫn buổi lễ nầy, trong khi LM Reynolds “giữ vai trò nhỏ nhất có thể.” Do vậy lễ nầy không thể là một Thánh Lễ có hiệu lực được, hoặc bánh nầy không thể được truyền phép. Tuy nhiên tờ The Age đưa tin rằng cộng đoàn nầy đã há hốc kinh ngạc khi một người tham dự đã trao rước lễ cho một con chó. Đức TGM Hart đã đưa ra một tuyên bố nói rằng ““Ai đem Mình Thánh cho chó ăn là một điều kinh tởm” [xin xem tin liên quan ở trên đây]. Hơn 40 người tham dự các nghi lễ của LM Rynolds, được tổ chức trong các nhà thờ Tin Lành. Một trong những người tham dự là Michael Kelly thuộc phong trào Cầu Vồng Sash. Ca ngợi LM Reynolds là đã vượt qua được sự hăm doạ và đàn áp của một cơ chế rất khiếp đảm.” Kelly nói rằng “có một cảm giác hy vọng và thất vọng khi bạn nhìn vào hàng giáo phẩm… Thông minh, có giáo dục, những tín hữu Công giáo trưởng thành đã quá đủ rồi.”
+ (CathNews 07/08) Gia đình Công giáo ở Pakistan bị đe doạ giết chết
Một gia đình Công giáo Pakistan nay sống trong lo sợ bị sát hại, sau khi tiến hành một cuộc vận động công khai nhằm ngăn chận không cho phá huỷ một tài sản của Giáo Hội. Augustine George, một giáo viên huấn luyện sống tại bất động sản nầy ở Lahore, vốn do Caritas quản lý và gồm có một nhà nguyện nhỏ. Ông và gia đình cũng giúp duy trì nó. Những cố gắng của họ nhằm cứu tài sản nầy khỏi bị phá huỷ không có kết quả và do bị đuổi ra khỏi cơ sở truyền giáo Gosha e Aman vào tháng Giêng, họ ở lại trong khu công chức phía sau trường cao đẳng Thánh Antôn. Nay anh cho biết gia đình anh đã bị tấn công về mặt thân thể và nhận được ít nhất 10 lá thư đe doạ, yêu cầu anh và gia đình anh trở lại đạo Hồi hoặc sẽ bị giết. Đa số các bức thư được viết bằng mực đỏ và đều nặc danh.Tuy nhiên, một bức thư anh nhận được tuần vừa qua được ký tên “Ashqian e Rasool” – những ngưởi yêu mền Vị Tiên Tri [Mahomet.ND].
+ (CWN 07/08) PBS đưa tin về Giáo Xứ Giáo Hạt Tòng Nhân Anh Giáo ở Maryland
Hệ Thống Phát Thanh Công (PBS) đưa tin về Giáo Xứ Thánh Luca ở Bradensburg, Maryland: một cộng đồng Anh giáo đã hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo qua tân giáo hạt tòng nhân Hoa Kỳ. Cha Ian Markham, khoa trưởng Chủng viện Thần học Virginia, nói rằng các tín đồ Anh giáo ngày nay nhìn thấy Giáo Hội Công giáo là một đe doạ “vì chúng tôi đã mất ý thức về sự hiểu biết thần học và căn tính của chúng tôi.” Một số tín đồ Anh giáo phẫn nộ về sự với xa hơn của Công giáo dưới những điều khoản trong Anglicanorum Coetibus, kết tội rằng Vatican khuyến khích “việc ăn trộm chiên cừu.” Anne Marie Whittker, một thành viên Giáo xứ Thánh Luca đã có một câu trả lời mạnh mẽ: “Hãy để tôi nói với các bạn về một điều gì đó về việc ăn trộm chiên cừu. Các bạn không thể ăn trộm chiên cửu nếu như người chăn chiên làm phận sự của mình và đó là điểm mấu chốt. Nếu người chăn chiên làm công việc của mình, thì đoàn chiên sẽ ở lại.”
+(APIC 08/08) Vatican từ chối đại sứ Bulgary, tác giả những bài viết có nội dung đồi truỵ
Những màn đồng tính đã khiến cho nhà văn nhà ngoại giao nầy không đủ tư cách. Vatican vẫn chưa trả lời yêu cầu của Bulgary chính thức hoá Kiril Maritchov, luật sư và nhà văn 39 tuổi, làm tân đại sứ đất nước vùng Balkan nầy bên cạnh Toà Thánh. Theo tin nhật báo “The Telegraph”: Lý do có lẽ là do một cuốn tiểu thuyết thành công của Kiril Maritchov viết về những màn đồng tính và mại dâm.
+ (CWN 08/08) “Chỉ số Tín Ngưỡng Toàn Cầu”: Ghana có tín ngưỡng nhất; Trung Quốc vô thần nhất.
Một cuộc điều tra do Viện Gallup Quôc Tế tiến hành đã xếp hạng công dân 57 quốc gia về [mức độ] tín ngưỡng.” Nói chung, 59% những người được điều tra mô tả mình là có đạo;23% nói họ không theo tôn giáo nào và 13% nói họ là những người vô thần. Các quốc gia có các tỷ lệ cao nhất về những người tự xưng có đạo là Ghana, Nigeria, Armenia, Fiji, Macedonia, Romania, Iraq, Kenya, Peru và Brasil. Những quốc gia có tỷ lệ cao nhất những người chắc chắn vô thần gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Séc, Pháp, Hàn quốc, Đức, Hoà Lan, Áo, Úc và Ái Nhĩ Lan
+ (CWN 09/08) Tín hữu “hầm trú” Trung Quốc tổ chức trại hè giáo dục đạo
Tờ The Wall Street Journal đưa tin về một trại hè do các tín hữu Công giáo “chui” thuộc giáo phận Quang-Du điều hành, nhằm đem lại cho giới trẻ một kiến thức căn bản xuyên suốt trong đức tin Công giáo. Tham dự trại hè đồng nghĩa với sự hy sinh chi cả các em lẫn gia đình các em, nhưng những tín hữu Công giáo trung thành tự nguyện làm hy sinh nầy. Các nay chưa lâu, loại giáo dục đạo “bất hợp pháp” nầy bị các quan chức chính phủ ngăn cấm. Nay nó được khoan dung hơn, mặc dù người đứng đầu hội đồng giáo xứ cho biết ông luôn bị canh chừng.
(*) Năm 2009, GP Quang-Du co120.000 tín hữu Công giáo (trên dân số 11, 65 triệu = 1, 03%). GP có 163 giáo xứ và điểm truyền giáo.Giáo phận có 44 linh mục triều, 84 nữ tu và 13 chủng sinh. Đức GM hiện tại: Vincent Zhu Weifang: sinh 1927;thụ phong LM 1954;bị bắt cải tạo lao động 1955 – 1971;bị bắt lại năm 1982. Được Đức Biển-Đức XVI bổ nhiệm năm 2007 và bí mật tấn phong 01/2009. Được nhà nước chính thức công nhận 23/12/2010. Đức GM phó Peter Shao Zhumin: sinh 1963;thụ phong LM “chui” 1989. Bị bắt năm 1999 và 2005. Sau hành hương Châu Âu năm 2006, bị bắt giam 9 tháng. Được Đức Biển-Đức XVI bổ nhiệm GM phó năm 2007.
+ ( CBN News 09/08) Thủ lĩnh Hồi giáo Anh: Hồi giáo sẽ thống trị Mỹ
Họ được gọi là “những chiến binh thánh chiến lớn giọng”, những tín đồ hồi giáo cực đoan xuống đường trong các thành phố Tây phương đòi hỏi luật sharia Hồi giáo. Đó là một phong trào đang lên ở Châu Âu và cũng cho thấy những dấu hiêu phát triển ở Mỹ. Anjem Choudary được gọi là bộ mặt của Hồi giáo cực đoan ở Anh. Ông thường xuyên tổ chức những cuộc tụ họp đông người kêu gọi luật sharia phải được áp đặt lên Liên Hiệp Anh. Trong chuyến thăm Luân Đôn vừa qua, chúng tôi thấy lệnh cấm Choudary phổ biến thông điệp của ông rằng Hồi giáo sẽ sớm thống trị nước Anh và thế giới, đã thất bại. CBN News hỏi Choudary: “Như vậy ông tin rằng Mỹ, Anh, toàn thể Châu Âu, sẽ là những quốc gia Hồi giáo sống dưới luật sharia?.” Ông ta đáp: “Tôi tin chắc như thế. Tôi chắc 100% rằng luật sharia sẽ được thi hàng ở Mỹ và ở nước Anh một ngày nào đó. Câu hỏi là “khi nào?” và làm sao nó thành công.” Ông ta không biện giải về một xã hội được luật sharia cai trị thì sẽ như thế nào. Choudary nói: “Nếu sợ tay bị chặt, thì đừng ăn trộm. Nếu bạn không muốn bị ném đá đến chết, thì đừng phạm tội ngoại tình. Tôi thấy dường như người ta muốn đủ thứ thói xấu vô đạo và họ lại cũng muốn thoát khỏi. Nhưng đâu thể như vậy được.” Ông tiên đoán: “Rốt cuộc những người Mỹ sắp bị đánh bại. Họ sắp bị thất bại ngay trên sân nhà và sẽ bị đánh bại về mặt quân sự. Và họ sẽ đi từ suy thoái và đình đốn đến – nếu bạn muốn – một sự suy sụp hoàn toàn.
+ (AsiaNews 10/08) Đức TGM Bangkok làm tân điều tiết viên các GM trong phong trào Focolari
Đức TGM Xavier Kriengsak Kovithavanij, TGP Bangkok, đã trở thành điều-tiết-viên của các giám mục gắn bó với linh đạo của phong trào Focolari. Vị tân điều tiết viên đã nhận nhiệm vụ từ Maria Voce, đương kim chủ tịch phong trào nầy, tiếp sau cái chết của vị sáng lập là Chiara Lubich (1920 – 2008). Ngài thay thế ĐHY Miloslaw Vlk, TGM nghỉ hưu Praha, người đã giữ chức vụ nầy 18 năm qua.
Có khoảng 60 giám mục và hồng y gắn bó với linh đạo Focolari. Các Ngài kiếm tìm một sự phát triển thiêng liêng lớn hơn là ở mức độ cá nhân và sự hiệp thông lớn hơn với Giáo Hội. Vì lý do nầy, họ gặp nhau đều đặn tại các hội nghị. Năm nay các Vị sẽ họp nhau tại Forno di Voazze (Turin, Ý) với đề tài chính “Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong anh em mình.” Với Bà Maria Voce, Đức TGM Bangkok được chọn “như một dấu chỉ sự mở ra và chú tâm của phong trào đối với các châu lục và những đối thoại đang nỗi lên.” ĐHY Vlk biết ơn vì việc bổ nhiệm một GM từ Á đông, “nơi linh đạo của phong trào Focolari đang lan toả mau lẹ, ngay cả trong càc giám mục.” Trong những lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến người kề nhiệm, ĐHY Vlk nói ĐGM Bangkok được chuẩn bị tốt và thích hợp cho nhiệm vụ nầy, ”Ước mong Đức Cha có sức mạnh và tinh thần sáng tạo cần đến để dẫn dắt sự hiệp thông giữa các GM thân hữu của phong trào Focolari.”Nhiệm kỳ của Vị tân điều tiết viên sẽ bắt đầu vào tháng 10, trong đại hội quốc tế các thủ lĩnh của phong trào. Ngày 06/08 vừa qua, Vị TGM nầy đã đi hành hương đến Sassello, nơi sinh của Chiara Luce Badano (1971 – 1990), một thành viên trẻ của phong trào qua đời ở tuổi 18 do bệnh ung thư xương và được tôn phong chân phước rất sớm và là một gương mặt rất được giới trẻ yêu mến.
(Nguồn: Xuân Bích Việt Nam)