MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Bên trong cuộc gặp gỡ lịch sử

Cuộc gặp gỡ sắp đến của Đức Phanxicô với Đức Thượng Phụ Kirill đã được giữ kín đáo tuyệt đối giữa Rôma và Moskva, đã được thương thuyết lâu dài về nội dung bản tuyên bố chung sẽ được ký ở La Havana ngày 12 tháng 2 sắp tới.

“Cuba là quần đảo có tầm quan trọng phi thường, là chiếc chìa khóa giữa bắc và nam, giữa đông và tây, để nhìn về tất cả các con đường. Thiên chức tự nhiên của nó là điểm hẹn gặp gỡ cho tất cả các dân tộc kết hiệp với nhau trong tình bằng hữu”. Ngày 19 tháng 9-2015, Đức Giáo hoàng tuyên bố những lời này khi ngài đến phi trường La Havana, thì rất hiếm người biết ngài ám chỉ đến cuộc dự trù gặp gỡ vừa mới hé: cuộc gặp gỡ giữa giáo hoàng và thượng phụ chính thống Moskva ở Cuba. Cuộc gặp gỡ lịch sử sẽ diễn ra thứ sáu tuần này.

Trưa thứ sáu 5 tháng 2, tin tức được thông báo ở Rôma và ở Nga. Như bản thông báo chung nêu ra, việc đi đến một dự án như thế này đã “được chuẩn bị từ lâu”. Trên thực tế là đã hai năm, linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh cho biết. Đó là sự kiện ngay từ mùa thu 2013, khi Đức giáo phụ Hilarion, chủ tịch các quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Chính Thống giáo Moskva cho biết mong muốn của Đức Thượng Phụ Kirill là cụ thể hóa việc gặp Đức Giáo hoàng, một ý tưởng thiết thân của ngài nhưng cứ bị đẩy lui hoài. Ngày 12 tháng 11-2013, đích thân Giáo phụ Hilarion đến gặp Đức Giáo hoàng. Một tháng sau, Đức Hồng y Kurt Koch, Chủ tịch hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Hiệp nhất kitô hữu, người đơn thân một mình trong bí mật của dự trù này, đã có chuyến đi năm ngày ở Nga. “Đối với tôi, tinh thần đại kết là ưu tiên”, Đức Phanxicô tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với báo La Stampa, đáng kể là ngài đã nói thêm, “có thể thời gian để ‘hợp nhất thành một đơn vị’ chưa đến”.

Khái niệm một đơn vị là khái niệm cực kỳ nhạy cảm trong từ vựng chính thống Nga, họ thích dùng từ “đồng minh” để “cùng nhau làm chứng” cho các “giá trị kitô”. “Người ta có thể nghi các khả năng thực sự của Giáo hội chính thống Nga, như người bảo vệ lớn lao các giá trị do thái giáo như họ thường tự nhận”, đại sứ Ba Lan tại Tòa Thánh Piotr Nowina-Konopka mỉa mai nói bây giờ. Nhưng Tòa Thánh thích ứng theo và tiến hành các cuộc thương thuyết. “Đơn vị hiệp nhất” phải có trong bản tuyên bố chung sẽ được Đức Giáo hoàng và Đức Thượng Phụ ký vào ngày thứ sáu này.

Từ hai năm nay, Đức Hồng y Koch và Đức giáo phụ Hilarion cùng soạn thảo bản tuyên bố chung này. Từng chữ được cân nhắc, xóa đi, thay thế cho đến khi có được thỏa thuận. Ngay cả cho đến hàng cuối bản soạn thảo thông báo chung với báo chí.

Chỉ một mình Đức Hồng y Thụy Sĩ báo cáo với Đức Giáo hoàng. Không một ai từ Phủ Quốc Vụ Khanh, các sứ thần, các đại sứ, các giám mục các nước liên hệ được thông báo về các thương thuyết được giữ tuyệt đối bí mật trong việc thương thuyết ở hàng giáo hội-ngoại giao này. Phía Nga từ chối trao đổi qua Internet, họ không tin vào tính bảo mật của hệ thống này. Đi lấy một chìa khóa USB cũng chính đích thân Đức Hồng y Koch đi đi về về Rôma-Nga một mình.

Nhưng xét cho cùng, là một ý chí cùng đi đến đàng trước. Các quan hệ này bị căng thẳng dưới thời Đức Gioan-Phaolô II, và được hâm nóng dưới thời Đức Bênêđictô XVI, người mà Chính thống Nga kính trọng sự ngay thẳng về mặt đạo đức và sự đòi hỏi về mặt phụng vụ của ngài. Một cuộc gặp gỡ đã có thể xảy ra, nếu không có vụ từ nhiệm ngày 11 tháng 2-2013 đã làm đảo lộn tất cả.

Với người kế nhiệm của mình là Đức Phanxicô, thì Đức Thượng Phụ Kirill thấy đây là người có tầm vóc mục tử như mình. Hơn nữa, việc tân giáo hoàng ngay lập tức tự cho mình là Giám mục địa phận Rôma và đưa Giáo hội Công giáo đi trên tinh thần cùng làm việc chung – một khái niệm quen thuộc với chính thống giáo, đã làm cho cuộc đối thoại được dễ dàng.

Tuy nhiên có hai yếu tố bên ngoài làm chậm đi việc thương thuyết của hai bên. Một mặt, theo truyền thống bắt buộc, tân giáo hoàng trước tiên phải gặp Thượng phụ Đại kết của Constantinople. Người Nga biết họ phải cho thông qua thủ tục này. Trong năm 2014, Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Báctôlômêô gặp nhau ở Giêrusalem, ở Rôma rồi ở Istanbul. Họ kết tình bạn với nhau. Nhưng Đức Giáo hoàng đã cẩn thận, trên chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ về, ngài công khai nhắc ý muốn gặp Đức Thượng Phụ Kirill của mình: “Tôi nói với ngài: ‘Tôi đến bất cứ đâu ngài muốn. Ngài chỉ gọi tôi và tôi đến’”. Sự kiện giám mục Rôma không đặt một điều kiện nào cho cuộc gặp gỡ như vậy đã làm cho mọi chuyện có thể thực hiện được.

Mặt kia, dự trù cho cuộc gặp gỡ này bị đụng với một yếu tố bên ngoài khác: chiến tranh ở Ukraina, các người theo Tòa Thượng Phụ Chính Thống giáo Nga và Tòa Thượng Phụ Chính Thống giáo Hy Lạp-công giáo chống việc họp ở Rôma. Tuy nhiên nền ngoại giao Vatican luôn cân nhắc trong cuộc xung đột này. Vatican duy trì đối thoại với Tổng thống Putin, trong thời gian này, ông đến Rôma hai lần. Đối với điện Cẩm Linh, một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo hoàng và Đức Thượng phụ Nga có thể làm cho chế độ Nga ít bị cô lập hơn.

Tuy nhiên trở ngại lớn của cuộc gặp gỡ này trước hết ở chính các người chính thống Nga. Kirill và Hilarion sợ sẽ tạo chấn động trong nội bộ của họ. Cho đến phút cuối: ngay sáng công bố 5 tháng 2, họ vẫn còn cân nhắc bất trắc và có thể buông bỏ hết vì lý do này. Dù vậy, nỗi sợ một chấn động cũng không thể cất đi hoàn toàn sau bản công bố chung ở La Havana.

Sự chọn lựa một nơi xa Âu Châu là nhắm để cho những người chính thống cứng lòng nhất thấy, dưới mắt họ, là tình trạng xuống cấp của đức tin kitô ở một Phương Tây đã thế tục hóa. “Phải luôn tìm một nơi trung lập cho cuộc gặp gỡ này”, linh mục Lombardi nhắc lại, cha kể đến các dự trù trước đây sẽ gặp ở Vienna hay ở Hung. Nhưng giáo hội chính thống Nga thấy ở Châu Mỹ La Tinh là nơi tốt hơn, vì họ có tinh thần đạo tốt hơn ở Âu Châu. Thêm nữa Cuba là cựu thành viên của Liên Xô nên thân thuộc với họ hơn.

Chuyến đi của Đức Thượng Phụ Kirill ở Cuba, Ba Tây, Paraguay và chuyến đi của Đức Phanxicô ở Mêhicô không được dự trù để tổ chức cho phù nhau. Bắt đầu từ mùa hè vừa qua, qua sự trùng hợp lịch làm việc của hai bên trong vùng, đã là điềm tốt để hai bên suy nghĩ cho một diễn kiến của cuộc gặp nhau ở thủ đô Cuba. Chủ tịch Raul Castro là chủ đón tiếp. Cuộc gặp sẽ diễn ra ở phi trường La Havana. Chào đón, hai giờ gặp nhau với các thông dịch viên, ký tuyên bố chung và trao đổi quà.

Bí mật hoàn toàn, kể cả tên đảo cho cuộc chuẩn bị các dữ kiện. Ngay cả việc phải bỏ áo dòng để mặc áo dân sự để không ai biết. Một sự tiết lộ trước ngày thông báo, ngày 5 tháng 2 sẽ tạo nguy cơ làm cho phía chính thống co lại, họ vẫn còn thù địch. Nhà vatican học người Ý Sandro Magister, trên trang blog của mình đã hé lộ thông tin, buộc Vatican ngay lập tức trấn an Moskva bằng cách phủ nhận tin này.

Cho đến ngày 5 tháng 2, một sự hủy bỏ cuộc hẹn ở Cuba có thể xảy ra một cách bất ngờ. Chuyến đi Mêhicô của Đức Giáo hoàng dự trù cất cánh ở Rôma lúc 12h30, nhưng vì phải ghé Cuba, nên buộc phải cất cánh sớm hơn, lúc 7 h 45 sáng. Chuyến “đi sớm” vẫn giữ bí mật, xem như chuyến đi Mêhicô vẫn không thay đổi và có thể bỏ “việc đi sớm” bất cứ lúc nào. Đó là cuộc hẹn với lịch sử hoặc một cuộc khởi hành bình thường, như chẳng có chuyện gì xảy ra.

Sébastien Maillard (la-croix.com) | Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)