MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Putin ở đàng sau cuộc gặp của Đức Giáo hoàng và Đức Thượng Phụ Moskva không?

Có cần phải thấy đàng sau cuộc gặp lịch sử của Đức Giáo hoàng và Đức Thượng Phụ Moskva tuần sau ở Cuba là bàn tay của Putin không? Không nghi ngờ gì, các cân nhắc địa chính trị đã thúc đẩy Giáo hội Chính thống Nga – mà sự gắn bó về mặt quốc gia là rất quan trọng – phải chấp nhận đưa tay ra với Rôma, điều mà họ từ chối từ bao nhiêu năm nay. Bản thông cáo của họ nhấn mạnh đến tình trạng của các tín hữu kitô ở Đông phương, sự kiện này rõ ràng cho thấy đó là động lực đầu tiên của sự xích lại gần nhau này.

Và cũng không phải là chuyện tình cờ mà nước Nga, qua các cuộc dội bom liên tiếp, cố gắng đưa ra một lối thoát cho cuộc xung đột ở Syria và tự cho mình là nhân vật chính trong vùng này. Cuộc gặp gỡ này sẽ diễn ra ở Cuba, đây cũng là một dấu hiệu khác cho thấy điểm hội tụ giữa Quốc gia và Giáo hội ở Nga: chọn lựa vùng đất dưới ảnh hưởng của Nga từ thế kỷ cộng sản, xa Phương Tây đã thế tục hóa và như một cách trêu trêu làm giảm tầm giá trị của việc mở ra gần đây giữa Cuba và Mỹ.

Giáo hội Nga đã không chờ Putin

Dù vậy, nếu chỉ thấy Đức Thượng Phụ Kirill là con rối trong tay Putin là một cách nói ngắn gọn nguy hiểm của Phương Tây, họ không để ý đến sự kiện thực tế của Giáo hội Chính thống Nga, và đó cũng là một hình thức khinh thường đối với Giáo hội có 150 triệu tín hữu, hơn nữa, đó là Giáo hội có số lượng quan trọng nhất trong thế giới chính thống giáo.

Giáo hội Nga không chờ Putin để lo cho các tín hữu kitô ở Đông phương. Đó là truyền thống đa-thế tục: chẳng hạn Nga là nước cho phép phục chế chức Thượng phụ Antioche vào đầu thế kỷ 20. Quan tâm đến tín hữu Đông phương là điều nằm trong huyết thống của Nga, dù nó có tính cách tôn giáo hay dân sự, và khó để nói trên thực chất, ai ảnh hưởng ai.

Chắc chắn nhân cách của Thượng phụ Kirill cũng đóng một vai trò trong sự xích lại gần nhau này. Là chủ tịch phân bộ các quan hệ đối ngoại của Giáo hội Chính thống dưới cựu thượng phụ Alexis, từ lâu thượng phụ đã nối liên lạc với các nhà chức trách công giáo. Nhất là Thượng phụ đã bắt đầu “sự nghiệp” giáo sĩ của mình với chức vụ thư ký cho Trưởng giáo chủ Nicôđêmô, Lêningrad. Trưởng giáo chủ Nicôđêmô là quan sát viên duy nhất của Chính thống giáo Nga ở Công đồng Vatican II, và mong ước thiết thân nhất của ngài là sự xích lại gần nhau của hai Giáo hội: cái chết đột ngột của ngài, trong tay Đức Gioan-Phaolô I đã không cho ngài có thì giờ thực hiện việc này.

Một sự tái xây dựng chậm chạp của Giáo hội chính thống Nga

Sau khi được bầu chọn, Đức Thượng Phụ Kirill đã phải chờ sáu năm để thực hiện ước nguyện của người mà ngài gọi là “thầy thiêng liêng” của mình. Ngài cần phải phong các giám mục thích ứng nhất, để chống với sự thù nghịch trong nội bộ chính thống Nga đối với người công giáo. Ngài cũng đã phải chạm trán, chỉ mới 25 năm gần đây, với một Giáo hội rã rời sau bảy mươi năm dưới chế độ cộng sản. Cũng chính Thượng phụ Kirill đã đồng ý mở Đại Công Đồng Chính thống ở Crète vào tháng sáu sắp tới, Công đồng sẽ đi về cùng hướng: Giáo hội Nga đã tái phục hồi di sản của mình và các chủng viện đã có nhiều người đi tu. Giáo hội cũng nghĩ đến việc làm một nền thần học. Giáo hội cũng đã kết thúc giai đoạn tái xây dựng, và có thể mở ra và lan tỏa đường hướng thiêng liêng của mình ra thế giới. Không phải đưa Giáo hội chính thống về lại với Putin, nhưng ngược lại, Cuba có thể theo cách của mình tạo khoảng cách với một hình thức khép kín “thân slavơ”.

Isabelle de Gaulmyn (la-croix.com) | Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)