Sau cuộc phỏng vấn của Đức Giáo hoàng về Trung Quốc, nhà cầm quyền phản ứng ngay trên nhật báo “Asia Times” phát hành ngày 2 tháng 2-2016. Các nhà chức trách “đánh giá” cuộc phỏng vấn này là “quan trọng”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tuyên bố ngay ngày hôm sau của cuộc phỏng vấn này.
Cuộc phỏng vấn được truyền lại trên các kênh thông tin chính thức của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, như báo “Nhân Dân”, hoặc trang mạng của CCTV, truyền hình Quốc gia.
Muốn “đối thoại xây dựng với Vatican”
“Trung Quốc luôn chân thành muốn cải thiện các quan hệ giữa mình và Vatican, Trung Quốc đã có nhiều cố gắng về mặt này,” phát ngôn viên của nhà nước nói tiếp. Các nhà chức trách Trung Quốc duy trì thiện ý có một “cuộc đối thoại xây dựng với Vatican và chờ Tòa Thánh có một ứng xử uyển chuyển và thực tế để tạo các điều kiện thuận lợi cho các quan hệ”, ông nói tiếp.
Trang mạng “Vatican Insider” của Ý cho biết, trong vòng 24 giờ sau khi công bố cuộc phỏng vấn, đã có hơn một trăm bài báo và bài bình luận được đăng trên hệ thống truyền thông Trung Quốc. Trong bài xã luận, giám đốc báo “Global Times”, nhật báo ấn bản tiếng Anh được xem như nhật báo bán chính thức của đảng cộng sản, cho rằng “các thiện chí của Đức Giáo hoàng góp phần làm dịu các quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican”.
Tờ báo “Nhân Dân” khen ngợi sự khuyến khích đối thoại và kiến tạo hòa bình của Đức Phanxicô, tờ báo nhắc lại sự góp phần của Tòa Thánh trong các quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Mỹ. Tờ báo cũng khẳng định sự “xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Vatican là điều mà nhiều người dân Trung Quốc mong muốn”, nhưng cũng chận lại các “người chống đối sợ rằng Vatican hy sinh quyền lực của họ”.
Một vài người công giáo Trung Quốc luôn ngập ngừng
Một vài người công giáo Trung Quốc sợ kết quả của sự xích lại gần nhau về mặt ngoại giao của Tòa Thánh và Bắc Kinh là quá sớm, với cái giá phải trả là hy sinh một số việc. Bắt đầu là việc tự do tổ chức Giáo hội Trung Quốc.
Trên trang blog của mình, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun) giám mục danh dự của Hong-Kong, cảnh báo chống lại hiểm nguy “bị mất quyền chỉ định các giám mục” và bắt tín hữu chịu một “tổn thương nặng trong lòng”. Đức Hồng y Trần Nhật Quân, không còn quyền được kể đến trong các truyền thông của Vatican, đã có những lời đặc biệt nặng nề đối với Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, cáo buộc ngài là “đối thoại với Hêrôđê”. (cath.ch)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
(Nguồn: phanxico.vn)