Khi được bầu làm Giám mục Rôma, Hồng y Jorge Mario Bergoglio đã chọn tên của một chứng nhân chính yếu cho đức tin: Phanxicô Assisi, người, mà khi còn trẻ đã không để những người có quyền thế ảnh hưởng trên mình, người, cảm thấy mình không thể cự được tiếng gọi của Chúa Kitô và của người nghèo.
Ngay lập tức, các cơ quan truyền thông bắt đầu suy luận về tên đặc biệt này, một vài người còn diễn giải, theo gương của người gây cảm hứng nổi tiếng của thế kỷ 13 này, Đức Phanxicô sẽ có thể có “đối thoại với hồi giáo”. Sứ mệnh hai chiều ở trong lòng một Âu châu đang bị hồi giáo hóa thật là hàm súc trong đầu nhiều người (ít nhiều bị lèo lái bởi suy nghĩ duy nhất) nên cũng đáng để chúng ta nhìn kỹ vấn đề này!
Chắc chắn, về mặt lịch sử, vào năm 1219 Thánh Phanxicô Assisi có đến gặp Hoàng đế Al Malik al Kamil đang khi có cuộc chiến tranh giữa người Kitô giáo và người Sarrazin. Ngài đã thật can đảm và có đức tin rất mạnh, nhưng đương nhiên ngài làm theo cách của thời ngài, chứ không theo tiêu chuẩn của thời hậu hiện đại và thế tục. Nhìn các thảm họa của nạn hồi giáo thống trị các người thiểu số trong nước họ, chắc chắn Thánh Phanxicô Assisi không ngây thơ mến mộ hồi giáo như nhiều người muốn, bằng mọi giá, làm cho chúng ta tin rằng sẽ có một đối thoại liên tôn giáo cung kính với hồi giáo.
Có một điều chắc chắn, đó là sự quyết tâm của Thánh Phanxicô Assisi, ngài muốn thuyết phục Hoàng đế bỏ đi việc nhà nước hồi giáo chiếm các nơi thánh và chấm dứt sự hung dữ bắt người dân khốn khổ trong vùng phải chịu, các kitô hữu người thiểu số hoặc các người Phương Tây đến tăng viện. Bởi vì, nơi nào có những vụ xâm lấn hồi giáo đều có những vụ thảm sát, hôi của, hủy hoại, những vụ xâm lấn này gây ra những thiệt hại đáng kể. Về mặt thiêng liêng, Thánh Phanxicô Assisi lo cho những người đang bị đau khổ, vì thế ngài cố liều làm trong tinh thần hòa bình để ngăn những chuyện khủng khiếp của cuộc xung đột hồi giáo-phương tây. Thật ra, chúng ta đừng quên, khởi đầu các cuộc thập tự chinh cũng chỉ là các cuộc chiến tranh thuộc địa. Sau các vụ hồi giáo chiếm đóng đất đai của tín hữu kitô, chiếm các nơi thờ phượng, các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc, như vậy việc tự vệ là một nhu cầu hoàn toàn hợp pháp, dù biết rõ ràng trong khi bai bên giao tranh sẽ có đẫm máu, nhất là những người gây chiến và những người bị truất sẽ sẵn sàng làm tất cả.
Khi có sáng kiến này, Thánh Phanxicô Assisi biết rõ mộ của Chúa Kitô ở Giêrusalem đã bị Hoàng đế Al Hakim biến thành tro bụi vào năm 1009, các nhà thờ, các nguyện đường dần dần bị người hồi giáo ở Đất Thánh phá hủy. Như thế khi đi gặp hoàng đế Al Malik al Kamil, Thánh Phanxicô Assisi biết rằng ngài đi không phải đến để khen ngợi, để ngồi nói chuyện bên chén trà bạc hà thơm tho. Chi tiết duy nhất mà chúng ta có được về thời này là do Thánh Bonaventure kể lại: nhất là ở thời vinh quang của Thánh Phanxicô Assisi, có nhiều chuyện mang tính huyền thoại, đương nhiên là có những chuyện làm đẹp biện minh cho tôn giáo. Chẳng hạn, vào cuối câu chuyện ngài kể, hoàng đế muốn trở thành người kitô hữu, chuyện quá đẹp để có thể tin là thật và hoàn toàn không đúng chút nào!
Nhưng với những thực tế có thật nào phù hợp với chuyến phiêu lưu của Thánh Phanxicô Assisi đến gặp Hoàng đế? Tại sao người ta thường khéo léo đưa ra ví dụ “đối thoại hồi giáo-kitô giáo”, theo nghĩa bây giờ… Trước hết, nếu theo lời kể của Thánh Bonaventure, thì không đúng như vậy, vì Thánh Phanxicô Assisi và người bạn đồng hành của ngài biết rõ mình là “con cừu giữa bầy sói”. Như vậy không có chuyện thảo luận triết lý hay đơn giản trao đổi các hiểu biết về siêu hình.
Nhưng khi họ đến, hai người bị “những người Sarrazin giận dữ, thù hận, chửi bới, đánh đập ngay”. Trên thực tế, Thánh Phanxicô Assisi đến để loan báo cho lãnh tụ chính trị-tôn giáo biết, con đường cứu rỗi thật sự là con đường của Chúa Kitô, vì thái độ hòa bình và tôn trọng mà Ngài đòi hỏi nơi các môn đệ của mình. Thánh Phanxicô cũng đến nói với họ, chỉ có Thiên Chúa là Chúa duy nhất và là Chúa Ba Ngôi, có nghĩa Chúa Kitô là biểu tượng thần thánh của tình yêu nhập thể trên quả đất này. Thánh Bonaventure nhấn mạnh trong câu chuyện kể của mình: Thánh Phanxicô Assisi mời Hoàng đế trở lại theo nhãn quan nhân bản này, ông và dân của ông, vì Chúa Giêsu và sự giảng dạy của Ngài có thể cứu khỏi vực thẳm của điều bất chính và bất hạnh.
Câu chuyện của Thánh Bonaventure còn kể thêm một đoạn, Thánh Phanxicô Assisi đề nghị với Hoàng đế làm chứng bằng lửa trước mặt ngài để chứng tỏ lòng chân thành của ông, nhưng đây chỉ là một đoạn nói thêm lấy cảm hứng từ Thánh Kinh, trong giai đoạn Antiochus Epiphane bách hại ở Israel, khi những người tin vào Chúa thật đã thắng chế độ độc tài của lương dân. Bản văn cũng viết, cuối cùng khi để cho Thánh Phanxicô Assisi ra đi, Hoàng đế đề nghị ngài tặng quà cho người nghèo, nhưng ngài từ chối, “vì ngài thấy nơi ông không có gốc rễ xác thực của một đức tin đích thực”.
Kết luận: Trong kịch bản này, đâu là dấu vết nhỏ bé cho cái mà bây giờ chúng ta gọi là “đối thoại hồi giáo-kitô giáo”? Thánh Phanxicô Assisi có đặt một vấn đề nào về hồi giáo và những điều tuyệt vời của họ không? Không. Ngài có tỏ ra có một chút trân trọng nào với tôn giáo này không? Không.
Đúng lý với lòng tin vào nhân bản, chắc chắn ngài tỏ lòng kính trọng trước hoàng đế, nhưng không có lúc nào ngài cho thấy mình cảm kích trước đức tin của người hồi giáo này. Ngài tin chắc, đây là chỉ là ngõ cụt của một loại thờ phượng khát máu, nên ngài mới đề nghị con đường hòa bình theo Phúc Âm!
Ngược lại với những lời ca ngợi giả tạo “đối thoại”, Thánh Phanxicô Assisi không chờ gì ở hồi giáo, ngài biết rõ ngọn nguồn đâu là các thực tế của đạo này. Ngài chỉ cần họ tôn trọng con người, ngài không có một ảo tưởng nào để tin kinh coran có thể đem đến một cái gì mới hay sáng tạo cho những người đã có trong tay quyển Thánh Kinh truyền thống và các kinh nghiệm nhân bản phong phú của nó. Kinh coran không mang đến một đặc nét thiêng liêng nào cho tín hữu kitô. Người đồng thời với Thánh Phanxicô, Giáo hoàng Innocentê III tuyên bố: “Tình yêu cho người lân cận buộc các tín hữu kitô phải giải thoát cho hàng ngàn anh chị em mình đang ở trong tay những người Sarrazin, họ bị đè bẹp, bị ở dưới gông kìm nặng nề nhất của chế độ nô lệ!”
Cũng trong tinh thần này, vượt lên các nghi thức xã giao, Đức Phanxicô, ngài cũng sẽ có một ngôn ngữ của sự thật, và với sứ mệnh của mình, ngài sẽ nhấn mạnh đến hòa bình, đến sự tôn trọng hỗ tương, đến nhân quyền. Chính vì vậy, ngài sẽ gọi cho các nhà chức trách hồi giáo, những người bức bách các tín hữu của giao ước ở trong những vùng mà họ đã đặt luật bạo lực hủy hoại cho việc hồi giáo hóa. Dù vậy, cũng không ngăn người kitô, giống như Thánh Phanxicô Assisi, tự nguyện đề nghị con đường của các giá trị do thái-kitô cho các tín đồ của kinh coran.
Linh mục Alain Arbez (Dreuz.info) | Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
(Nguồn: phanxico.vn)