MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Chính trị bất bạo động là trọng tâm của Ngày Thế giới Hòa bình


Công bố hôm thứ sáu, chủ đề Đức Giáo hoàng Phanxicô chọn cho Ngày Thế giới Hòa bình năm 2017 tập trung vào bất bạo động như một giải pháp chính trị cho những gì ngài thường gọi là “thế chiến thứ ba từng mảnh”đang được tiến hành trên toàn thế giới.

Thông cáo ngày 26 tháng 8 từ Hội đồng Công lý và Hòa bình của Tòa Thánh viết: “Bạo lực và Hòa Bình là nguồn gốc của hai phương cách đối lập nhau để xây dựng xã hội”.

“Sự gia tăng các hang ổ bạo lực tạo ra những hậu quả xã hội tiêu cực nghiêm trọng nhất … Trái lại, hòa bình thúc đẩy những hiệu quả xã hội tích cực và cho phép đạt được các tiến bộ thực sự.”

Do đó, thông điệp gắn liền với chủ đề nói: “Chúng ta nên hành động trong phạm vi những gì có thể, và thương thảo những phương cách hòa bình, ngay cả khi những phương cách đó có vẻ quanh co và không thực tế.”

Bằng cách làm như vậy, bất bạo động có thể mang đến “một ý nghĩa đầy đủ và mới mẻ hơn” không chỉ bao gồm sự mong muốn đơn giản hay là sự từ chối chủ trương bạo lực, các rào cản và thôi thúc phá hoại, mà còn bao gồm một “phương pháp chính trị thực tiễn làm phát triển hy vọng.”

Với tiêu đề “Bất-Bạo động: Một Phong Cách Chính trị vì Hòa bình”, chủ đề cho Ngày Thế giới của Hòa Bình năm 2017 đánh dấu lễ mừng kỷ niệm lần thứ 50, và lần thứ tư của triều Giáo Hoàng Phanxicô.

Được lập ra bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào năm 1968, Ngày Hòa Bình Thế Giới được tổ chức mỗi năm vào ngày đầu năm dương lịch. Đức Giáo Hoàng đưa ra một thông điệp đặc biệt cho dịp này, được gửi đến tất cả các Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh trên toàn thế giới, và đó cũng xác định đường lối ngoại giao của Tòa Thánh trong năm tới.

Cho đến nay các thông điệp Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tập trung vào các chủ đề gần gũi với trái tim của ngài, chẳng hạn như tình hunh đệ, chấm dứt chế độ nô lệ, bao gồm cả lao động cưỡng bức và buôn người, cũng như khắc phục sự dửng dưng trên bình diện cá nhân và chính trị.

Thông điệp của ngài cho sự kiện này bao gồm tư vấn mục vụ và chính trị cho các nhà lãnh đạo cả giáo hội lẫn quốc tế, thúc đẩy việc bãi bỏ án tử hình và ân xá các tù nhân chính trị.

Thông cáo giới thiệu chủ đề của năm 2017 nhấn mạnh đến bất bạo động như là một chiến lược chính trị “dựa trên tính ưu việt của pháp luật.”

Nếu các quyền bình đẳng và phẩm giá của mỗi cá nhân được tôn trọng mà không bị phân biệt đối xử thì “bất bạo động được hiểu như một phương pháp chính trị, có thể tạo thành một phương cách thực tế để khắc phục các vụ xung đột vũ trang.”

Mục đích của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong việc lựa chọn chủ đề này, bản tuyên bố viết, là để cho thấy “con đường hy vọng” tương ứng với bối cảnh toàn cầu ngày nay.

“Bằng cách này, việc giải quyết tranh chấp có thể đạt được thông qua thương thuyết để các tranh chấp không biến thành các vụ xung đột vũ trang.” Với tinh thần quan điểm này, bản sắc văn hoá của các dân tộc khác nhau sẽ được tôn trọng, và ý tưởng một vài dân tộc “đạo đức hơn” dân tộc khác sẽ được khắc phục.

Bản tuyên bố cũng cảnh báo rằng bất bạo động không phải là thờ ơ với những thảm kịch, mà hàm ý công nhận “tính ưu việt của ngoại giao hơn là tiếng ồn ào khua động của vũ khí.”

“Buôn bán vũ khí rất phổ biến đến nỗi nó thường bị đánh giá thấp”, bản tuyên bố viết thêm, buôn bán vũ khí bất hợp pháp hỗ trợ “không phải một vài xung đột trên thế giới”, và bất bạo động như một phong cách chính trị “có thể và phải làm nhiều hơn để ngăn chặn tai họa này.”

Elise Harris (catholicnewsagency.com) | Trương Ngọc Thạch chuyển ngữ

(Nguồn: phanxico.vn)