MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Chống khủng bố theo tinh thần Kitô giáo: Đức Phanxicô, bạo lực và tôn giáo


Xem lại các lời tuyên bố gây tranh cãi về nạn khủng bố, Hồi giáo và bạo lực tôn giáo. Các lời tuyên bố trong đường thẳng của tư tưởng và ngoại giao Công giáo gần đây nhất từ Đức Piô XII và Đức Bênêđictô XVI.

Đây không phải lần đầu tiên một giáo hoàng bị phản đối trên máy bay. Khi nói về bạo lực Công giáo với bạo lực Hồi giáo. Đức Phanxicô không nhẹ lời. Đức Bênêđictô XVI trên đường từ Phi Châu về cũng không kém, khi ngài nghi ngờ về các phản ứng tích cực của bao ngừa thai. Toàn thế giới đã la ó. Điều mới đối với Đức Phanxicô là có nhiều tín hữu Kitô giáo cũng hùa theo la ó.

Suy nghĩ ở trong tư thế của Đức Giáo hoàng

Trong bối cảnh chiến tranh – chính Đức Giáo hoàng nói – sau một loạt tấn công khủng bố và vụ ám sát bỉ ổi linh mục Hamel khi cha đang làm lễ trên bàn thờ, thì thần kinh bị căng thẳng, vì vậy khó mà có một khoảng cách để suy nghĩ vấn đề.

Người ta có thể trách các lời nói cụt ngủn của Đức Giáo hoàng, cho đó là gây “hoang mang” và có tác động tiêu cực. Nhưng nếu người Công giáo không cố gắng để hiểu và tiếp tay trong chiều hướng sâu đậm của ngài thì ai sẽ là người làm?

Đức Giáo hoàng này có phương pháp, có dấu ấn của mình và ngài gây phiền hà. Điều ông Rémi Brague nói về Hồi giáo – đừng nghĩ tôn giáo theo mô thức Công giáo – có thể áp dụng với Đức Phanxicô: đừng nghĩ về ngài theo khuôn mẫu của các giáo hoàng khác. Các vị tiền nhiệm của ngài là những người ở trong môi trường đại học, không phải ngài. Ngài là giáo hoàng, người lãnh đạo Giáo hội Công giáo được các hồng y bầu lên để mình vẫn là mình, chứ không phải bản sao của một người khác. Để hiểu ngài, người ta phải suy nghĩ, phải hiểu theo tinh thần Công giáo, có nghĩa là dưới ánh sáng của truyền thống và của giáo huấn của các vị tiền nhiệm của ngài. Ví dụ Đức Gioan-Phaolô II ở Casablanca (1985), Đức Bênêđictô XVI ở Ratisbonne (2006). Đây là vấn đề tuyền tri thức và thiêng liêng. Sau đó phải đón nhận các lời của ngài trong cương vị giáo hoàng, với ơn chức phận giáo hoàng, chứ không phải như một nhà lãnh đạo chính trị hay lãnh đạo quân đội. Và nếu có một sự nghi ngờ, phải nắm vững lời của ngài trong toàn bộ bối cảnh của nó, thì nên im lặng thay vì chỉ trích công khai và luôn tự vấn về cái gì là thích đáng trong phản ứng của mình đối với Giáo hội, đối với thế giới.

Đức Phanxicô đã muốn nói gì?

Được hỏi về các vụ tấn công nhân danh Hồi giáo, Đức Phanxicô đã đưa ra hai câu trả lời gây sốc: 1/ không thể nói Hồi giáo là khủng bố; 2/ bạo lực khắp nơi, ngay cả nơi người Công giáo. Người ta hiểu: người rể Công giáo giết mẹ vợ thì cũng bỉ ổi như tên sát nhân giết linh mục Hamel nhân danh Hồi giáo. Nói cách khác, bạo lực Hồi giáo là tương đối. Sự dữ của tín hữu Kitô giáo phản bội Phúc Âm thì cũng cùng bản chất với sự dữ của tội ác giết người nhân danh tôn giáo.

Đức Giáo hoàng không nói như vậy. Giáo sư đại học Jean-Marie Salamito lưu ý, người ta đã dịch sai lời của Đức Phanxicô: violenza islamica trong tiếng Ý không có nghĩa là bạo lực Hồi giáo, nhưng là bạo lực của những người Hồi giáo. Như thế, Đức Giáo hoàng không đối chiếu giữa một bạo lực xuất xứ từ một tôn giáo này với bạo lực xuất xứ từ một tôn giáo khác; ngài chỉ đơn giản nói đến bạo lực giữa con người, một số người viện đến lý do của một tôn giáo, người khác thì không, nhưng để nêu lên, bạo lực trước hết ở trong tâm hồn của tất cả mọi người. Thông điệp chính của ngài không đổi: đây không phải là tôn giáo giết. Nêu ra một tôn giáo nào là nguyên do của bạo lực sẽ góp phần duy trì sự dữ, và nó quay ngược lại chống tất cả mọi người (kể cả tín hữu Kitô giáo), và nhất là còn kích động các căng thẳng, đáng kể nơi những người cần làm dịu xuống.

Gốc rễ của sự dữ

Như thế cần phải có hai cách đọc lời của Đức Giáo hoàng.

1/ Đọc theo nghĩa thần nghiệm của sự dữ trong thế giới. Sự dữ ở khắp nơi, trước hết là nơi tôi và trong tôi. Từ đó mới có những chữ rất nghiêm khắc: “Nạn khủng bố là tiền bạc.” Nguyên do chính của bạo lực và chiến tranh trên thế giới là ở sự hám tiền bạc của con người bị thương tổn bởi tội.

2/ Đọc theo nghĩa thực tiễn: chúng ta đang có chiến tranh chống sự dữ về mặt đạo đức trước hết, kể cả chống nạn khủng bố. Đức Giáo hoàng nói đến việc tỉnh ngộ lương tâm, không phải theo chiến lược quân đội, nhưng khi làm như vậy, ngài tấn công sự dữ tận gốc rễ. Nạn khủng bố được định nghĩa như một sự biểu lộ của một hình thức tuyệt vọng. Vì cái gì mà xã hội chúng ta tạo nên một sự tuyệt vọng như thế? Đó là câu hỏi phải đặt ra. Cũng như phá thai là trở ngại chính của hòa bình (theo Mẹ Têrêxa), cũng như tiền bạc – tương tự với tất cả dục vọng khác: quyền lực, thú vui ích kỷ – là nguyên do chính của bạo lực và chiến tranh. Tại đất nước chúng ta, các tên lưu manh bị những người trong tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng lèo lái, thì họ cũng là nạn nhân của một nước Pháp theo chủ nghĩa vật chất, đã không biết yêu thương mình.

Tiếp đó, cho kẻ thù căn tính là khủng bố thì khép họ vĩnh viễn trong một quy trình mà bằng mọi giá phải kéo họ ra. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng không phải là Hồi giáo. Nếu muốn làm cho tất cả các người Hồi giáo thành những người khủng bố, thì chúng ta nói Hồi giáo là khủng bố. Như thế là đi quá xa.

“Đó là sai khi chống lại Phương Tây và Hồi giáo” (Đức Bênêđictô XVI)

Tôi đọc thấy tiếp cận này là tự sát: không muốn có chiến tranh vì hại đến sự thật, thì vừa có chiến tranh vừa mất danh dự. Nhưng Đức Giáo hoàng không bao giờ nói các Quốc gia không được bảo vệ, cũng không được chỉ rõ ra kẻ thù. Chính xác ngài còn nói ngược lại, cách chính xác hơn các vị tiền nhiệm của ngài. Là nhà lãnh đạo tôn giáo, ngài muốn bình an trong các tâm hồn. Là nhà lãnh đạo Giáo hội, ngài biết luật thánh, một tín hữu Kitô giáo làm sự dữ thì tổn hại đến hòa bình nhiều hơn là một người Hồi giáo điên vì giận dữ. Ngài biết huyền bí của sự dữ chạm đến toàn nhân loại. Chủ nghĩa phát xít và cộng sản được sinh ra trong các xã hội Kitô giáo: tại sao? Điều này không có nghĩa Giáo hội chịu trách nhiệm, Giáo hội là một trong những nạn nhân chính. Các vụ thảm sát ở Rwanda đập vào một trong các nước có nhiều tín hữu Kitô giáo nhất Phi Châu: vì sao?

Điều này có nghĩa là ngài không nói sự thật về Hồi giáo? Không, chắc chắn không. Giáo hội và các giáo hoàng nói rất nhiều về đề tài này. Bài diễn văn Ratisbonne nói lên rất nhiều, và đặc biệt rất tinh tế. Nhưng những gì Đức Bênêđictô XVI nói trước các trường đại học Đức thì ít mang tính cách chỉ trích Hồi giáo hơn là một lời tự phê mang lý do Tây phương nói chung, và Kitô giáo nói riêng. Điều kiện đối thoại giữa các văn hóa và tôn giáo, đó là trở về với lý trí. Không có cảm xúc, không đơn giản quá mức, huống là thỏa thuê dễ dàng chống con dê tế thần nhân danh sự thiện chống sự ác.

Trong một bài diễn văn trước, nhân dịp kỷ niệm sáu mươi năm quân Đồng minh đổ bộ xuống Normandie, Đức Joseph Ratzinger đã trình bày các điều kiện để có hòa bình trong một thế giới bị vẫn đục bởi sự thông đồng giữa Phương Tây và Hồi giáo: “Người này người kia là những thế giới đa hình (…) tương tác qua về với nhau. Trong chừng mực này, đó là sai khi chống toàn bộ Phương Tây và Hồi giáo.” Người ta không trả lời bệnh lý của tôn giáo bằng bệnh lý của lý trí, cả hai đều phải chia sẻ với nhau.

Chính xác, đó là những gì Đức Phanxicô nói: bạo lực Hồi giáo – hay bạo lực của những người Hồi giáo – thì không phải là chủ đề, mà bạo lực như bệnh lý của một tôn giáo đã quên đi lý trí, và bạo lực như bệnh lý của một lý trí đã quên đi tôn giáo, như thế xã hội Kitô giáo sẽ không vô sự.

Chống khủng bố theo tinh thần Kitô giáo là tấn công vào nguyên do của sự dữ. Để cho Quốc gia đảm nhận các trách nhiệm của mình. Các tên vô lại phải bị khống chế và lên án. Bị lùng tìm, bị đưa tên. Nhưng lý trí đòi hỏi phải chăm sóc sự dữ ở gốc rễ và tránh không cho nó tái phát. Vinh dự của người Công giáo là mang lại hòn đá của mình cho công việc này, đó là sứ mệnh đặc biệt của họ, kể cả sứ mệnh chính trị: giúp các Quốc gia đi xa hơn là chỉ đơn giản giải quyết các xung đột, mà phải chạm trán với nguồn cội đạo đức và văn hóa của nó.

Hành động cẩn thận

Một lập luận cuối cùng cần phải giữ lại: đó là cơ hội. Đức Giáo hoàng biết mình phải nói gì, làm gì. Chắc chắn ngài cũng ngạc nhiên khi Giáo hội đã không có bài diễn văn tổng hợp về Hồi giáo và thực tế của nó, cả về mặt tôn giáo, xã hội và chính trị. Nhưng các tình huống biện hộ để có một cách thích ứng cho bối cảnh chiến tranh riêng của chúng ta, với một sự kháng cự sát cạnh. Nói một cách khác, làm nhiều việc cùng một lúc.

Một vài ví dụ gần đây nhắc lại, chẳng hạn qua linh mục Christian Vénard hay qua nhà sử học Christophe Dickès. Người ta trách Đức Piô XII im lặng trong thời chiến tranh, một im lặng do ngài muốn và vì cẩn thận: điều này không có nghĩa Giáo hội không nói gì về chế độ phát xít hay khuyến khích chống lại phát xít. Ngài có cả một thông điệp. Chúng ta biết, có những tín hữu Kitô giáo công khai chống Hitler và không bao giờ bị Rôma lên án. Cũng vậy, chúng ta cũng không bao giờ nghe Đức ông von Galen, Đức hồng y Saliège hay xơ Têrêxa-Bênêđictô Thánh giá (Édith Stein) chỉ trích Đức giáo hoàng Piô XII.

Với vụ Ostpolitik cũng vậy: bộ máy giáo điều dùng để lên án của cộng sản cũng không thể hoàn chỉnh hơn, Giáo Hội cũng chống cự lại. Tuy nhiên, ngoại giao Vatican của Đức Hồng Y Casaroli rõ ràng đã làm mọi chuyện để làm dịu xuống, dù rõ ràng phải chịu thiệt hại cho lợi ích của sự thật. Đây này không phải muốn nói là không có các lời giải thích thường xuyên trầm trọng giữa Rôma và Giáo Hội địa phương, nhưng nó được làm một cách kín đáo. Chúng ta đã nghe Đức Hồng Y Wojtyla nổ chống Đức Phaolô VI? Có, rất nhiều người Công giáo Đông Âu thường cảm thấy mình bị bỏ rơi, có, chúng tôi đã có thể làm tốt hơn. Đó là toàn nhân loại của Giáo Hội trong tình trạng căng thẳng của mình đã nói lên, và sẽ không bao giờ thoát khỏi giới hạn của nó trên trái đất.

Chấp nhận các yếu kém này, nhưng cũng chấp nhận sức mạnh của Giáo hội, không bao giờ một mình và mọi người đều có phần trách nhiệm của mình, theo ơn gọi của mình: trong đơn vị của hy vọng, không bao giờ lầm, nhưng không vội vã, người phải im lặng dựa trên người nói sự thật; người nói được không quên những người không thể nói được. Ai hiểu được thì hiểu: Giáo Hội không phải là một nền dân chủ cũng không phải là một lực lượng quân sự, cũng không phải một tổ chức phi chính phủ. Nhưng Giáo hội đã thắng thế gian.

Philippe de Saint-Germain (conscientia.fr) | Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

(Nguồn: phanxico.vn)