MỘT NGÀY LÀ CHỦNG SINH GIOAN - MÃI MÃI THUỘC GIA ĐÌNH GIOAN

Giáo dân châu Á nhóm họp tại Bangkok

Nhà thờ Chánh tòa Bangkok 
Giáo dân đến từ khắp châu Á nhóm họp vào cuối tuần qua tại Bangkok, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II.

Cuộc họp toàn châu Á đầu tiên của Diễn đàn Hành động Công giáo Quốc tế (IFAC), quy tụ các tổ chức giáo dân Công giáo tham gia truyền bá đức tin thông qua công tác xã hội, được tổ chức từ ngày 22-25/3.

Khoảng 30 đại diện đến từ Ấn Độ, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Trung Quốc trình bày kinh nghiệm của chính họ và thảo luận cách đẩy mạnh vai trò của giáo dân trong sứ mạng của Giáo hội và trong đất nước của họ.

Cuộc họp được khai mạc qua hai bài diễn văn chính.

Ông Sandro Calvani, giám đốc Trung tâm ASEAN chuyên về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc tại Viện Công nghệ Á châu, xem xét các giá trị, lựa chọn và lĩnh vực thu hút sự chú ý của Kitô hữu, trong khi Tổng Giám mục Felix Machado của Vasai, Ấn Độ, giúp suy nghĩ về “Truyền giáo tại Á châu trong thiên niên kỷ thứ ba: thách thức và đề xuất cho châu lục và cho thế giới.”

Trong thông điệp dành cho các tham dự viên, Đức Tổng giám mục Savio Hon Tai-Fai, thư ký Thánh bộ Truyền giáo, viết Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh về Sứ vụ tông đồ giáo dân, xem “ý thức đoàn kết ngày càng cao không thể cưỡng lại được của tất cả các dân tộc” là một trong những “dấu chỉ thời đại chúng ta.”

“Chuyên cần nâng cao nhận thức này và biến nó thành tình yêu thương anh em chân thật là một chức năng của sứ vụ tông đồ giáo dân” – ngài nói.

Ngài thúc giục người Công giáo châu Á động viên người trẻ “mở lòng thể hiện tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân, và sống tình yêu đó bằng tấm lòng trong trắng.”

Đức cha Roland J Tria Tirona của Infanta và là chủ tịch Văn phòng Gia đình và giáo dân của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, nhận xét cuộc họp này là dấu chỉ công nhận “sức mạnh đang nổi lên của các lãnh đạo giáo dân châu Á và khả năng của giáo dân châu Á trong công cuộc tân phúc âm hóa.”

Dựa trên tính đa dạng về văn hóa, tình trạng kinh tế, niềm tin tôn giáo và định hướng tương lai, châu Á vẫn còn có những sáng kiến giúp thúc đẩy và tạo điều kiện đối thoại và hành động cụ thể có thể tạo ra cầu nối hiểu biết, tham gia và hợp tác, các tham dự viên cho biết.

Alessandro Speciale

(Nguồn: ucanews)